tau_tuat

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích thị trường chứng khoán: Định giá cổ phiếu – Mô hình chiết khấu dòng tiền





 
I/ TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 1
1. Khái niệm cơ bản 1
2. Tầm quan trọng của định giá cổ phiếu 1
3. Quy trình tiền hành định giá 1
4. Các mô hình định giá cổ phiếu 1
II/ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU DỰA CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TỤ DO DCF 2
1. Cơ sở lý thuyết 2
2. Phân loại định giá cổ phiếu dựa vào chiết khấu dòng tiền tự do 3
3. Ước lượng yếu tố đầu vào 4
III/ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU DỰA VÀO CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN THEO VỐN CHỦ SỞ HỮU FCFE 6
1. Nguyên tắc cơ bản 6
2. Ước lượng yếu tố đầu vào 7
3. Các biến thể của mô hình FCFE 7
3.1. Mô hình tăng trưởng ổn định ( Mô hình 1 giai đoạn ) 7
3.2. Mô hình tăng trưởng 2 giai đoạn 9
3.3. Mô hình tăng trưởng 3 giai đoạn (Mô hình E) 12
4. Ưu nhược điểm của mô hình FCFE 16
IV/ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU DỰA VÀO CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TỰ DO TOÀN DOANH NGHIỆP FCFF 16
1. Nguyên tắc cơ bản 16
2. Ước lượng yếu tố đầu vào 18
3. Các biến thể của mô hình 18
3.1. Mô hình tăng trưởng ổn định ( Mô hình 1 giai đoạn ) 19
3.2. Mô hình tăng trưởng 2 giai đoạn 21
4. Ưu nhược điểm của mô hình FCFF 26
IV/ KẾT LUẬN 26
1. Ưu – Nhược điểm của mô hình 26
2. Các vấn đề thường gặp với phương pháp chiết khấu dòng tiền 28
3. Các phương pháp thay thế: 29
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ị 1 cổ phiếu = VCSH / Số lượng CP đang lưu hành
Khi dùng mô hình này để định giá ta ngầm giả định rằng FCFE được chi trả cho các cổ đông. Việc làm này có hai hệ quả:
Sẽ không có tiền mặt tương lai tích lũy trong doanh nghiệp, vì lượng tiền mặt còn lại sau khi thanh toán nợ vay và đáp ứng nhu cầu tái đầu tư đã được chi trả hết cho các cổ đông mỗi kỳ.
Tăng trưởng kỳ vọng của FCFE sẽ bao gồm tăng trưởng thu nhập từ tài sản hoạt động và không bao gồm tăng trưởng thu nhập từ sự gia tăng chứng khoán ngắn hạn.
Mô hình này xem mọi cổ đông là tương đương với chủ sở hữu doanh nghiệp. Mà chủ doanh nghiệp thì có quyền đối với dòng tiền trong doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế, trả nợ và đáp ứng nhu cầu đầu tư. Ngay cả khi cổ đông không thể buộc giám đốc sử dụng hết dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu để chi trả cổ tức thì họ cũng gây áp lực để đảm bảo rằng lượng tiền không được chi trả vẫn không bị lãng phí.
Ước lượng yếu tố đầu vào
Dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu, cũng như cổ tức, là dòng tiền của chủ sở hữu và chúng ta có thể vận dụng cùng phương pháp đã sử dụng để ước lượng tốc độ tăng trưởng cơ bản của mỗi cổ tức trên mỗi cổ phần.
Do DIV = 0, nên ta sử dụng tỷ lệ tái đầu tư của cổ phần (Equity Reinvestmen Rate – ERR)
Tỷ lệ tái đầu tư của cổ phần = 1 – [(Thu nhập ròng + Thay đổi vốn lưu động –Nợ mới phát hành + Hoàn trả nợ) / Thu nhập ròng]
Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cũng phải được hiệu chỉnh. Trong mô hình FCFE, không có tiền mặt còn thừa để lại trong công ty và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu sẽ đo lường sinh lợi từ đầu tư ngoài tiền mặt. Ta có thể xây dựng một dạng hiệu chỉnh của sinh lợi trên vốn chủ sở hữu mà đo lường những lĩnh vực phi tiền mặt.
ROE phi tiền mặt = (Thu nhập ròng – Thu nhập sau thuế từ tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn) / (Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu – Tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn )
Kết luận:
Các biến thể của mô hình FCFE
Các biến thể của mô hình FCFE được hình thành xoay quanh các giả định về tăng trưởng tương lai và nhu cầu tái đầu tư.
3.1. Mô hình tăng trưởng ổn định ( Mô hình 1 giai đoạn )
Tăng trưởng ổn định
Mô hình này được xây dựng để áp dụng cho các công ty
Tăng trưởng với một tốc độ ổn định và vì thế đang ở trạng thái dừng.
Công ty không trả cổ tức hay trả với tỷ lệ rất thấp (Vì nếu dùng FCFE để chi trả cố tức thì giá trị thu được từ mô hình này sẽ giống như giá trị thu được từ mô hình Gordon).
Đòn bẩy tài chính của công ty ổn định.
Mô hình FCFE 1 giai đoạn
: FCFE dự tính trong năm kế tiếp
: Tỷ lệ tăng trưởng của FCFE (mãi mãi)
Mô hình này rất giống mô hình Gordon về các giả định cơ bản và chỉ có tác dụng trong một số ràng buộc như vậy. Tốc độ tăng trưởng sử dụng trong mô hình phải nhỏ hơn hay bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp đanh hoạt động.
Ví dụ 1 (Mô hình FCFE 1 giai đoạn) : Công ty Singapo Airline đang trong giai đoạn tăng trưởng ổn định
Cho số liệu của năm 2000 như sau: (ĐV: 1.000 SGD)
Net Income = 1.164
ROE = 10%
Net Chg WC = 500
Tỷ lệ nợ = 6%
, à r = 6 + 0,8*(12 – 6) = 10,8%
Cap EX = 2.214
Cap EX = 1.520
Der = 1.220
Số lượng CF lưu hành = 100.000
Bài làm :
FCFE = 1.164 – (1.520 – 1.220)*(1 – 0,06) – 500*(1-0,06) = 412
g = ERR*ROE= [(282+470)/1.164]*0,01 = 6,64%
P= FCFE(1+ g)/(r - g) = 412(1 + 0,0646)/(0,108 – 0,0646) = 10.105.341
Giá trị một cổ phiếu = 10.105.341/100.000 = 101.05 SGD
3.2. Mô hình tăng trưởng 2 giai đoạn
Tăng trưởng cao
Tăng trưởng ổn định
n
gst
ggh
Mô hình 2 giai đoạn được xây dựng để định giá một công ty mà trong giai đoạn đầu dự kiến tăng trưởng nhanh hơn so với một công ty đã trưởng thành, rồi sau mới bước vào giai đoạn ổn định.
Trong mô hình này:
Giá trị vốn chủ sở hữu = PV của FCFE + PV của giá trị kết thúc
=
Giá trị kết thúc của vốn chủ sở hữu nhìn chung được tính bằng mô hình tốc độ tăng trưởng ổn định:
Mô hình FCFE hai giai đoạn
Trong đó:
P: Giá trị của vốn chủ sở hữu
FCFE: Dòng tiền của vốn chủ sở hữu vào năm t
g: Tỷ lệ tăng trưởng ở giai đoạn cuối (Ổn định)
r, r: Giá trị cổ phần trong giai đoạn tăng trưởng cao và giai
đoạn ổn định
Những đoán áp dụng cho tốc độ tăng trưởng trong mô hình tăng trưởng ổn định mô tả trong phần trước cũng được áp dụng ở đây.
Mô hình FCFE hai giai đoạn có cùng giả định như mô hình cổ tức hai giai đoạn đó chính là tăng trưởng sẽ cao và không thay đổi trong giai đoạn đầu sau đó giải đột ngột xuống mức tăng trưởng ổn định. Khác biệt ở chỗ mô hình này chú trọng vào FCFE chứ không phải cổ tức nên cho ta kết quả tốt hơn trong mô hình chiết khấu cổ tức khi đánh giá những công ty có cổ tức không bền (do cổ tức cao hơn FCFE) hay chi trả cổ tức ít hơn so với khả năng có thể đạt được (nghĩa là cổ tức thấp hơn FCFE).
Ví dụ 2 (Mô hình FCFE hai giai đoạn)
Công ty Toyota của Nhật có báo cáo thu nhập ròng năm 2007 là 1171 tỷ yên, trong đó 29,68 tỷ yên là thu nhập lãi từ việc giữ tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn. Với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu đầu năm 2007 là 8625tỷ và tiền mặt 1730tỷ, ta có
ROE phi tiền mặt = (1711 - 29,68) / ( 8625 - 1730 ) = 0,1655 hay 16,55%
- Năm 2007, công ty có báo cáo chi đầu tư 1923 tỷ, khấu hao là 998 tỷ và giảm vốn lưu động phi tiền mặt 50 tỷ. Công ty tăng tổng nợ vay thêm 140 tỷ trong năm
- Tỷ lệ tái đầu tư VCSH là
(1923 – 998 – 50 + 140) / (1171 – 29,68) = 0,644 hay 64,4%
Với giả định rằng công ty có thể duy trì được suất sinh lợi phi tiền mặt hieenh hành trên vốn đầu tư và tỷ lệ tái đầu tư vốn chủ sở hữu trong 5 năm tới ta có :
Tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng kỳ vọng là :
0,1655 * 0,644 = 0,1066 hay 10,66%
- Hệ số beta của công ty là 1,10, mức bù rủi ra tổng hợp là 4,69 %, lãi suất phi rủi ro là 2%
Chi phí vốn chủ sở hữu của công ty là :
2% + 1,1 * 4,69% = 0,0716 hay 7,16%
Sau năm thứ 5, ta giả định rằng tốc độ tăng trưởng thu nhập kỳ vọng sẽ giảm xuống còn 2% và suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm xuống bằng chi phí vốn chủ sở hữu trong giai đoạn ổn định 7,16%
Tỷ lệ tái đầu tư vốn chủ sở hữu giai đoạn ổn định là :
2% / 7,16% = 0,2793 hay 27,93%
Với giả định tăng trưởng thu nhập là 10,66%, tỷ lệ tái đầu tư vốn chủ sở hữu là 64,4%, chi phí vốn chủ sở hữu là 7,16% ta có bảng ước lượng dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu cho 5 năm tới như sau :
1
2
3
4
5
Tốc độ tăng trưởng kỳ vọng
10,66%
10,66%
10,66%
10,66%
10,66%
Thu nhập ròng
1262,98
1397,62
1546,6
1711,47
1893,91
Tỷ lệ tái đầu tư
66,4%
66,4%
66,4%
66,4%
66,4%
FCFE
449,63
497,56
550,60
609,30
674,25
Giá trị hiện tại FCFE
419,58
433,28
447,43
462,04
477,12
Tổng các giá trị hiện tại của FCFE trong giai đoạn tăng trưởng cao là 2339,45 tỷ
- Thu nhập ròng kỳ vọng năm thứ 6 là
1893,91* (1+ 0,02) = 1931,79 tỷ
FCFE kỳ vọng năm thứ 6 là : 1931,79* (1-0,2793) = 1392,24 tỷ
Giá trị kết thúc của vốn chủ sở hữu :
1392,24 / (0,0716 - 0,02) = 26981 tỷ
Giá trị hiện tại của giá trị kết thúc của vốn chủ sở hữu :
...
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ khanguyen1202:
Mình cân tài liệu này. mod gữi giúp mình nhé. tks mod


Bạn download tại link này
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Phân Tích Việc Thực Hiện Chương Trình Marketing của Grab tại Thị Trường Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích ảnh hưởng của Nhóm tham khảo tới việc lựa chọn hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng trên thị trường Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lí bán hàng siêu thị Công nghệ thông tin 0
D Phân tích thiết kế hệ thống quản lý siêu thị điện máy Công nghệ thông tin 0
D Phân tích sản phẩm chăn ga gối đệm everon của công ty cổ phần everpia được định vị như thế nào trên thị trường Marketing 0
D Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Môn đại cương 0
A Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Tập đoàn bán lẻ Aeon Marketing 0
D PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top