adminxen

Administrator
Staff member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA TẬP ĐOÀN BÁN LẺ AEON

Mở đầu............................................................................................................................................. 3
Chương 1: Tổng quan về tập đoàn Aeon......................................................................................... 5
I. Giới thiệu về tập đoàn Aeon và kế hoạch của Aeon tại Việt Nam........................................ 5
1. Giới thiệu về tập đoàn Aeon .............................................................................................. 5
2. Kế hoạch phát triển của Tập đoàn Aeon tại Việt Nam ...................................................... 8
II. Phân tích ma trận SWOT....................................................................................................... 9
1. Điểm mạnh ......................................................................................................................... 9
2. Điểm yếu .......................................................................................................................... 11
3. Cơ hội............................................................................................................................... 11
4. Nguy cơ ............................................................................................................................ 12
5. Ma trận SWOT................................................................................................................. 13
Chương 2: Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Tập đoàn bán lẻ Aeon...... 14
I. Ma trận sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam và sức mạnh cạnh tranh của Aeon............. 14
1. Đánh giá sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam............................................................... 14
2. Đánh giá sức cạnh tranh của công ty Aeon...................................................................... 16
3. Ma trận sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam và sức mạnh cạnh tranh của Aeon.......... 18
II. Chiến lược Marketing – Mix ............................................................................................... 18
1. Product (chiến lược sản phẩm)......................................................................................... 19
2. Price (chiến lược giá) ....................................................................................................... 21
3. Place (Địa điểm)............................................................................................................... 21
4. Promotion (Xúc tiến)........................................................................................................ 23
5. People (Con người) .......................................................................................................... 24
6. Process (Quy trình) .......................................................................................................... 25
7. Physical environment (Cơ sở vật chất) ............................................................................ 27
Kết luận.......................................................................................................................................... 29
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................................... 30
Mở đầu
Đặt vấn đề
Việt Nam là đất nước với dân số 90 triệu người, đứng hàng thứ 14 trên thế giới (World Bank,
2013). Ngoài ra, với độ tuổi trung bình của dân số là 28.7 và 60% dân số dưới 30 tuổi, Việt Nam
được đánh giá là một quốc gia có dân số trẻ (CIA). Trong vòng 10 năm tới, khoảng 17 triệu
người hiện đang ở độ tuổi 10 đến 19 sẽ trở thành nguồn lao động và tiêu dùng lớn của xã hội. Từ
những con số này, Việt Nam được đánh giá là đang bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”.
Hơn thế nữa, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có tốc độ tăng trưởng thuộc hàng
cao ở khu vực. Tiêu chuẩn đời sống và thu nhập tăng dẫn đến khả năng chi tiêu của người dân
cũng tăng. Dù vừa bước qua ngưỡng suy thoái kinh tế, nhưng Việt Nam vẫn được xem là một thị
trường đầy tiềm năng dành cho ngành bán lẻ. Doanh thu ngành bán lẻ và dịch vụ là 1.238 ngàn
tỷ, 1.614 ngàn tỷ, 1.998 ngàn tỷ và 2.324 ngàn tỷ tương ứng với các năm 2009, 2010, 2011 và
2012, cho thấy doanh thu ngành này vẫn tăng trưởng đều, năm sau cao hơn năm trước. Đây là lý
do vì sao rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài xem Việt Nam là điểm đến đầy hứa hẹn cho ngành bán
lẻ.
Và mới đây, Bộ Công thương đã phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm
thương mại và dự báo đến năm 2020, tỉ trọng bán lẻ qua mạng lưới siêu thị và trung tâm thương
mại sẽ chiếm 45% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội. Đây được xem là cơ hội vàng cho các nhà
đầu tư trong và ngoài nước. Dù chưa có những cái tên lớn như Wallmart, nhưng thị trường bán lẻ
Việt Nam đã chứng kiến sự vào cuộc của nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Casino (Pháp), Metro
Cash &Cary (Đức), Lotte (Hàn Quốc) và gần đây nhất là Aeon (Nhật Bản).
Dù gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam khá muộn, mãi đến đầu năm 2014 này Aeon mới khai
trương Trung tâm mua sắm đầu tiên tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng ngay khi
ra mắt, Aeon đã tạo được tiếng vang rất lớn. Tính đến tháng 6 năm 2014, chỉ cần gõ từ khóa
“Aeon Tân Phú” là hiện ra trên 600 ngàn kết quả tìm kiếm. Đây là một kết quả không tệ đối với
một công ty vừa gia nhập thị trường. Tuy nhiên, liệu hiệu ứng này có kéo dài được lâu hay
không? Hay chỉ đủ để thu hút giới trẻ Việt Nam thích “mới, lạ” trong thời gian đầu? Nếu không
có chiến lược thâm nhập và phát triển lâu dài, chắc chắn Aeon sẽ sớm bị người tiêu dùng quên
lãng.
Với tiền đề này, nhóm quyết định làm đề tài “Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của
Tập đoàn bán lẻ Aeon”, nhằm tìm hiểu và phân tích chiến lược thâm nhập thị trường của công ty,
đồng thời đưa ra những đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của công ty.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Tập đoàn bán lẻ
Aeon
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tình hình và hoạt động Marketing của công ty Aeon trong thời gian vừa qua
- Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của công ty Aeon
Câu hỏi nghiên cứu:
- Hoạt động Marketing của công ty Aeon trong thời gian qua thế nào?
- Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Công ty Aeon như thế nào?
Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Đối với đề tài này, nhóm chọn hướng nghiên cứu định tính: quan
sát để thu thập dữ liệu. Ngoài ra nhóm còn thu thập thêm từ nguồn thông tin thứ cấp như các số
liệu thống kê, các bài báo, các bài nghiên cứu cùng chủ đề…
Phạm vi nghiên cứu: Tính đến thời điểm làm đề tài này (tháng 8 năm 2014), Tập đoàn bán lẻ
Aeon chỉ mới khai trương 1 trung tâm thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, phạm vi
nghiên cứu sẽ được thu hẹp lại tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết cấu đề tài:
+ Chương 1: Tổng quan về tập đoàn Aeon
+ Chương 2: Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của công ty Aeon
Chương 1: Tổng quan về tập đoàn Aeon
I. Giới thiệu về tập đoàn Aeon và kế hoạch của Aeon tại Việt Nam
II. Phân tích SWOT
Chương 2: Phân tích chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Tập đoàn bán lẻ Aeon
I. Ma trận sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam và sức mạnh cạnh tranh của Aeon
II. Chiến lược Marketing – Mix của Aeon để thâm nhập thị trường Việt Nam
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Chương 1: Tổng quan về tập đoàn Aeon
I. Giới thiệu về tập đoàn Aeon và kế hoạch của Aeon tại Việt Nam
1. Giới thiệu về tập đoàn Aeon
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Năm 1758: Sozaemon Okada đời đầu tiên thành lập cửa hàng Shinoharaya tại Yokkaichi kinh
doanh mặt hàng vải may kimono và phụ kiện.
- Năm 1887: Soemon Okada đời thứ năm dời cửa hàng Shinoharaya đến thành phố Yokkaichitsuji và đổi tên thành Okadaya
- Năm 1926: Soemon Okada đời thứ sáu tái cấu trúc Okadaya thành công ty cổ phần. Cửa hàng
vải kimono Okadaya chính thức thành lập với vốn ban đầu 250.000 yên.
- Năm 1959: cửa hàng vải kimono Okadaya đổi tên thành Okadaya với số vốn lên đến 15 triệu
USD.
- Năm 1969: công ty Jusco ra đời dựa trên việc sáp nhập của ba công ty Okadaya, Futagi và
Shiro với 600 triệu yên vốn pháp định và 150 triệu yên vốn góp.
- Năm 1984: Jusco mở rộng ra ở Malaysia và Thái Lan.
- Năm 1989: Jusco Group đổi tên thành Aeon Group
- Năm 1996: khai trương Trung tâm mua sắm Jusco đầu tiên tại Quảng Đông, Trung Quốc
- Năm 2014: khai trương Aeon Mall Tan Phu Celadon, cửa hàng đầu tiên của Aeon tại Việt
Nam
Tính đến năm 2014, Aeon Group có khoảng 300 công ty con trực thuộc, kinh doanh trong 12
lĩnh vực.
Cơ cấu doanh thu của Tập đoàn Aeon trong năm 2013:
Những năm gần đây, độ tuổi bình quân của dân số Nhật Bản ngày một cao, thị trường có
khuynh hướng bão hòa, nên một trong các chiến lược mới của Aeon là đầu tư sang các nước đang
phát triển khác, đặc biệt là những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trong khu vực Asean. Việt
Nam là nước Đông Nam Á đầu tiên được Aeon chọn để đầu tư phát triển sau 30 năm phát triển ở
Malaysia và Thái Lan.
1.2. Triết lý kinh doanh
Theo đuổi hòa bình, trân trọng con người, đóng góp có ích cho cộng đồng và luôn đặt mình
vào vị trí khách hàng là những nguyên tắc cốt lõi của tập đoàn Aeon, cũng như của công ty Aeon
Việt Nam.
Từ “Aeon” trong tiếng La-tinh có nghĩa là “vĩnh cửu”.
Sự tin tưởng và mong muốn của khách hàng chính là cốt lõi trung tâm của công ty. Mục tiêu
của công ty chính là mang đến lợi ích cho khách hàng, do đó, mọi sự vận hành đều nhắm đến
việc phục vụ khách hàng ở mức độ cao nhất.
1.3. Những nguyên tắc cơ bản của công ty:
- Hòa bình (“Peace”): mọi sự vận hành trong tập đoàn Aeon đều nhắm đến mục tiêu theo
đuổi nền hòa bình trên mọi phương diện
- Con người (“People”): Aeon là tập đoàn luôn trân quý nhân phẩm và mối quan hệ giữa
người với người
- Cộng đồng (“Community”): Aeon là tập đoàn bắt nguồn từ cuộc sống của cộng đồng địa
phương và đóng góp cho sự phát triển không ngừng của cộng đồng.
Dựa trên những nguyên tắc cơ bản này, Aeon đã đề ra triết lý kinh doanh của mình “Khách
hàng là trên hết” với tinh thần sáng tạo không ngừng.
1.4. Bộ nguyên tắc ứng xử
1.4.1. Cam kết đối với khách hàng
- Đảm bảo khách hàng luôn được an toàn tại cửa hàng của mình.
- Đảm bảo mọi lời hứa với khách hàng sẽ được thực hiện đúng.
- Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt với giá cả hợp lý.
- Cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình trong sự chào đón ấm cúng và nụ cười thân thiện.
- Trân trọng những ý kiến đóng góp của khách hàng, và cố gắng để đáp ứng được mọi mong
muốn của khách hàng trong các lĩnh vực kinh doanh của mình.
1.4.2. Cam kết đối với cộng đồng địa phương
- Thúc đẩy các hoạt động quản lý, từng bước tiếp cận với cộng đồng địa phương
- Đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng địa phương, mang đến một môi trường thoải mái,
tiện nghi để mọi người có thể đến cùng nhau.
- Phối hợp với cộng đồng địa phương để thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Chủ động hỗ trợ các hoạt động tình nguyện cùng với cư dân địa phương.
- Trân trọng văn hóa và truyền thống của cộng đồng địa phương, sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc
mọi nơi.
1.4.3. Cam kết đối với các đối tác kinh doanh
- Hợp tác với các đối tác kinh doanh để cùng nhau phát triển, cải tiến mô hình kinh doanh,
mở ra cánh cửa bước vào kỷ nguyên mới.
- Ký kết thỏa thuận rõ ràng với đối tác, và nghiêm túc chấp hành những thỏa thuận đó.
- Trân trọng những đối tác đặt sự an toàn và đảm bảo của khách hàng lên hàng đầu.
- Yêu cầu đối tác tuân thủ đúng quy định và tinh thần của các tiêu chuẩn quốc tế và thực
hiện một cách đầy đủ.
- Không nhận quà, tiền hay bất kỳ ưu đãi nào từ đối tác
2. Kế hoạch phát triển của Tập đoàn Aeon tại Việt Nam
Đến thời điểm này, tập đoàn Aeon đã có mặt tại Việt Nam với các công ty con chuyên về
nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Công ty Ministop: kết hợp với Trung Nguyên G7, ra mắt chuỗi cửa hàng tiện lơi mang tên
Ministop. Từ năm 2011 đến nay, Ministop đã mở 17 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh với
hình thức nhượng quyền thương hiệu.
- Công ty Aeon Credit Service: cung cấp dịch vụ bán hàng trả góp
- Công ty Aeon Mall: phụ trách đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành Trung tâm mua sắm
- Công ty Aeon Việt Nam: chuyên ngành bán lẻ, phụ trách phát triển chuỗi cửa hàng bách
hóa tổng hợp (General Merchandise Store – GMS).
- Công ty Aeon Delight: chuyên cung cấp các dịch vụ Quản lý bất động sản và trang thiết bị
toàn diện cho các tòa nhà văn phòng, trung tâm mua sắm…
Về căn bản, Aeon Mall sẽ là chủ đầu tư xây dựng Trung tâm mua sắm và quản lý việc cho
thuê mặt bằng. Aeon Việt Nam sẽ thuê lại một phần của Trung tâm mua sắm để kinh doanh dịch
vụ bán lẻ của mình.
Tuy nhiên, Trung tâm mua sắm đầu tiên của Aeon tại Việt Nam – Aeon Tân Phú Celadon, lại
do Aeon Việt Nam làm chủ đầu tư, và Aeon Mall chỉ phụ trách quản lý cho thuê ở khu vực cho
thuê mặt bằng. Do đó, ở thời điểm này, đề tài này sẽ tập trung phân tích chiến lược thâm nhập thị
trường của công ty Aeon Việt Nam.
Về mục tiêu phát triển lâu dài, dự tính đến năm 2020, Aeon sẽ phát triển 20 Trung tâm mua
sắm trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Với mục tiêu cứ mỗi 1 triệu dân sẽ xây dựng 1 Trung tâm mua
sắm, theo đó, Aeon có kế hoạch phát triển 12 trung tâm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh –
Bình Dương – Đồng Nai và 8 trung tâm ở khu vực Hà Nội – Hải Phòng.
6.2.3. Chính sách đổi/ trả hàng dành cho khách hàng
Chính sách này của Aeon ưu đãi hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác. Trong vòng
14 ngày kể từ ngày mua hàng, khách hàng có quyền đến yêu cầu đổi hay trả hàng. Aeon sẵn
sàng nhận đổi hay trả hàng bất kể lý do gì, thậm chí cả lý do sau khi mua hàng khách đổi ý,
không muốn mua nữa nên trả lại, miễn là hàng hóa vẫn còn trong bao bì, không bị trầy xước.
Khách hàng có nhu cầu đổi, trả hàng có thể mang hàng hóa cùng hóa đơn thanh toán đến quầy
Dịch vụ khách hàng. Quầy sẽ thông tin cho ngành hàng để nhân viên ngành hàng đến kiểm tra
hàng hóa. Nếu không có vấn đề gì, quầy Dịch vụ khách hàng sẽ ghi nhận lên hệ thống để nhập số
lượng hàng bị đổi, trả. Nếu là trả hàng, quầy Dịch vụ khách hàng sẽ chi tiền trả lại khách hàng
ngay lập tức. Nếu là đổi hàng, khách hàng có thể theo nhân viên ngành hàng đến khu vực bán
hàng để lựa món hàng khác thay thế.
7. Physical environment (Cơ sở vật chất)
Không thể phủ nhận rằng Aeon mang đến cho khách hàng một cơ sở vật chất rất tiện nghi và
hiện đại, theo đúng mô hình đang áp dụng tại Nhật Bản.
Không chỉ đầu tư cơ sở hạ tầng, Aeon còn chú ý đến từng chi tiết rất nhỏ để đảm bảo cho
khách hàng có được một không gian vui chơi, mua sắm thoải mái nhất. Có thể đưa ra một vài ví
dụ như:
- Bố trí rất nhiều ghế ngồi và khu vực nghỉ chân cho khách ở mỗi tầng lầu, dọc lối đi,
để khách hàng thư giãn, nghỉ ngơi. Đây là một trong những điều rất cần thiết dành cho
khách hàng nhưng thường bị các nhà bán lẻ bỏ qua.
- Phòng chăm trẻ sơ sinh: nhằm phục vụ các bà mẹ có con nhỏ, cần thay tã hoặc
cho bé bú. Phòng được trang bị ghế sofa, bàn thay tã cho bé, vòi nước nóng lạnh để pha
sữa cho bé.
- Cây xanh: được đặt ở rất nhiều nơi trong cửa hàng, gần khu vực nghỉ chân của
khách, nhằm mang lại một không gian xanh và tươi mát hơn.
- Thùng rác: được bố trí gần các khu vực ăn uống. Đặc biệt, Aeon là nhà bán lẻ đầu
tiên hướng khách hàng đến việc phân loại rác thải bằng các loại thùng rác khác nhau. Đây
là một kiến thức rất phổ thông tại Nhật, nhưng vẫn chưa được chú trọng tại Việt Nam.
Kết luận
Sau khi phân tích chiến lược Marketing – Mix của Aeon để thâm nhập vào thị trường Việt Nam,
nhóm nhận ra Aeon vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển và tăng trưởng trong tương lai. Đến
thời điểm này có thể thấy Aeon thể hiện rất tốt phương châm xuyên suốt “Khách hàng là số một”,
cộng với chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn Nhật Bản và sự tinh tế, vững chắc của người Nhật.
Tuy nhiên, để phát triển vững chắc, bên cạnh việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ chất lượng
cao, Aeon cần thực hiện thêm các hoạt động Marketing, PR để khách hàng hiểu được những
triết lý kinh doanh của mình “Phát triển cùng cộng đồng địa phương”. Phải làm cho khách hàng
hiểu được lý do Aeon chọn phát triển ở những khu vực vùng ven của các thành phố lớn là vì
muốn phát triển cùng cộng đồng địa phương đó. Theo như mô hình phát triển của Aeon tại Nhật
hay Malaysia, Aeon đi đến đâu sẽ thu hút dân cư đến sinh sống nhiều hơn ở khu vực đó, bên
cạnh đó còn hỗ trợ địa phương phát triển cơ sở hạ tầng, hình thành các cụm dịch vụ vệ tinh như
trường học, bệnh viện, nhà thi đấu thể thao…
Bên cạnh những hoạt động hỗ trợ cộng đồng mà Aeon đã thực hiện trong thời gian vừa qua, nếu
Aeon có thể kêu gọi khách hàng cùng đóng góp cho Quỹ Aeon 1% như hiện đang tiến hành ở
Nhật để hỗ trợ người khó khăn, hay trao học bổng cho học sinh nghèo, hay đồng hành cùng
vượt qua thiên tai với người dân các địa phương khác trên cả nước, thì nhóm tin chắc rằng Aeon
sẽ tạo dựng được chỗ đứng vững chắc hơn trong lòng khách hàng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: luận văn về aeon mall, điểm mạnh của aeon mall vào thị trường việt nam, chiến lược thâm nhập thị trường của be group, nestle đã áp dụng chiến lược tham nhập thị trường như thế nào, chiến lược thâm nhập thị trường của samsung, phân tích chiến lược thâm nhập thị trường, công chúng mục tiêu của aeon mall, CHIẾN LƯỢC PHÒNG THỦ CỦA TRUNG NGUYÊN, phân tích chiến lược thị trường của kido, phân tích kiến trúc thiết kế của aeon mall tân phú, đối thủ cạnh tranh tiềm năng của aeon mall, chiến lược thâm nhập thị trường vào việt nam của samsung, áp dụng digital vào aeonmall, Mô hình swot Aeon, Swot Aeon tân phú, ma trận sức thu hút quốc gia và sức mạnh tranh công ty, đánh giá hoạt động quản lý của aeon mall Hà Đông, đánh giá và phân tích hiệu quả truyền thông ở digital marketing aeon mall, thị trường và khách hàng mục tiêu của aeon mall, chiến lược thâm nhập thị trường chi tiết, dánh giá thái lan thâm nhập thị trường việt nam, CHIẾN LƯỢC MARKETING XAM NHẬP THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM, swot aeon mall hà đông, chiế lược kinh doanh của aeon, kế hoạch marketing của aeonmall, swot of aeon mall, báo cáo thực tập chủ đề AEON mall, swot của aeon, chiến lược thâm nhập thị trường của vingroup, chiến lược thâm nhập thị trường của vingroup, aeon marketing, mục tiêu chiến lược của aeon mall

Các chủ đề có liên quan khác

Top