daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ (International Strategy) THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA LOUIS VUITTON

Đối với các công ty trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn
thế giới hiện nay, đặc biệt là công ty đa quốc gia thì việc toàn cầu không còn là một lựa
chọn nữa mà là một tất yếu. Mở rộng toàn cầu mang nhiều lợi ích to lớn cho công ty, giúp
công ty khai thác và phát triển lợi thế cạnh tranh của mình. Những lợi ích đó tập trung vào
các vấn đề cơ bản như : Thu khoảng lợi lớn hơn từ sự khác biệt về kỹ năng, chiến lược
kinh doanh hợp lý hay cạnh tranh đặc biệt, nhận ra kinh tế vùng bằng sự phân tán tạo giá
trị cho những địa phương mà công ty có thể thực hiện hiệu quả nhất,thu thập được những
kinh nghiệm để giảm chi phí của việc tạo giá trị.
Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới tinh thần phiêu lưu của các doanh nghiệp lại
sống động và vươn xa như hiện nay. Thương mại thế giới làm tăng doanh thu và lợi
nhuận, đẩy mạnh uy tín doanh nghiệp, tạo việc làm và giúp đặt ra mức biến động theo
mùa. Nhưng, khó khăn là ở chỗ các doanh nghiệp phải đưa ra những chiến lược kinh
doanh quốc tế phù hợp với những nhu cầu phong phú và đa dạng của khách hàng trên
toàn cầu cũng như sự thay đổi liên tục về phong cách sống, thị hiếu của họ,… Chiến lược
quyết định tương lai của doanh nghiệp hay là nó sẽ mất đi vị trí trên thị trường vào tay
các đối thủ cạnh tranh.
Để bắt kịp xu hướng kinh doanh toàn cầu, công ty Louis Vuitton đã có sự thay đổi
khôn ngoan về chiến lược kinh doanh quốc tế, từng bước tiếp cận các thị trường khác
nhau và dần dần trở thành một trong những công ty đa quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đối
với thị trường hàng tiêu dùng trên thế giới.
Tập đoàn Louis Vuitton xây dựng các chiến lược kinh doanh quốc tế dựa trên những
cơ sở khác nhau dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc tổ chức và các chức năng của công ty.
Trong quá trình thực hiện mỗi chiến lược, công ty đã nhận thấy ưu cũng như nhược điểm
của từng chiến lược thông qua những thành công đạt được và những thất bại vấp phải. Từ
đó, Louis Vuitton có sự chọn lựa và cải tiến chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp hơn.
Nhóm 9
2
Quản trị kinh doanh quốc tế
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
I.
CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1. Khái niệm:
Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational corporation) hoặc
MNE (Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp
dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia; có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế khi
chúng có những tác động kinh tế lớn đến một vài khu vực cùng với những nguồn lực tài
chính dồi dào, phục vụ cho quan hệ công chúng và vận động hành lang chính trị. Công ty
đa quốc gia hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau. (khác với Công ty quốc tế,
chỉ là tên gọi chung với những công ty nước ngoài tại 1 quốc gia nào đó).
Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa;
một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với quá trình toàn cầu hóa – đó là xí
nghiệp liên hợp toàn cầu.
2. Đặc điểm hoạt động của các công ty đa quốc gia:
Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đều
thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể
hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau.
Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có
tính toàn cầu. Tuy các công ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt
động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh.
3. Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia:
Thứ nhất, đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh
những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được
nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ.
Thứ hai, đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước
sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao.
Thứ ba, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất
ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất.
3
Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một
ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên
cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNC.
Hoạt động của các MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên
những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn,
thanh toán… có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp của các MNC rơi vào 2 nhóm
sau:
-
Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ
cung cầu, chính sách vĩ mô khác…
Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa
phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối,
thuế ,khủng hoảng nợ…
II.
Các chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia:
1. Chiến lược xuyên quốc gia ( The Transnational Strategy )
Là chiến lược mà MNC tìm cách đạt hiệu quả toàn cầu và đáp ứng địa phương, có
chia sẻ sứ mệnh chung của MNC nhưng có những hoạt động thay đổi theo yêu cầu của
địa phương ( chuẩn hóa nơi có thể , thích ứng nơi bắt buộc )
Chọn được một địa điểm tối ưu không thể đảm bảo chắc rằng chất lượng và chi phí
cho các yếu tố đầu vào ở đó cũng sẽ tối ưu. Chuyển giao kinh nghiệm có thể là một nguồn
lực cốt lõi của lợi thế cạnh tranh, nhưng kinh nghiệm không thể tự động được chuyển
giao.
Đặc trưng:
Lợi thế cạnh tranh có thể phát triển ở bất kì đơn vị hoạt động nào của MNC
Cố gắng đạt chi phí thấp dựa trên kinh tế vùng ,tính kinh tế của quy mô, học tập
hiệu quả cũng như tạo sản phẩm khác biệt cho khách hang ở những khu vực khác
nhau, khuyến khích mở cửa ở những nơi phát triển kĩ năng hoạt động trong hoạt
động toàn cầu
Dòng sản phẩm và kĩ năng có thể chuyển đưa giữa các đơn vị trong MNC, tập
trung thúc đẩy phát triển các kĩ năng tại các cơ sở học tập toàn cầu
Giá trị tạo ra bằng sự đổi mới củng cố và trao đổi ý tưởng ,sản phẩm và quy trình
4
Hạn chế : Thực hiện chiến lược này có nhiều khó khăn vì đáp ứng địa phương làm tăng
chi phí
Cần tránh 2 khuynh hướng: tập trung hoạt động của công ty quá lớn vào một vị trí
trung tâm, hay vì muốn tăng mức độ thích nghi theo địa phương mà phân tán hoạt động
của công ty trên quá nhiều địa điểm khác nhau
2. Chiến lược toàn cầu ( The Global Strategy)
MNC mở rộng thị trường nước ngoài dựa trên sự chuẩn hóa và chi phí có tính cạnh
tranh; giá trị được tạo ra dựa trên việc thiết kế sản phẩm cho thị trường toàn cầu và sản
xuất, marketing hiệu quả nhất.
Quy mô sản xuất, phân phối sản phẩm được nâng cao, thuận lợi cho việc đầu tư
phát triển và giảm chi phí rất tích cực; nhưng khó đáp ứng nhu cầu địa phương.
Liên kết SBU ở nhiều nước để chia sẻ nguồn tài nguyên giá rẻ, nhấn mạnh đến
vấn đề đảm bảo qui mô lợi suất kinh tế.
Chuẩn hóa sản phẩm toàn cầu để tối đa lợi nhuận vì khai thác tính quy mô, học tập
kinh tế vùng (vị trí chiến lược)
Không cố gắng đáp ứng địa phương
Thích hợp cho sản phẩm công nghiệp
Mục tiêu chiến lược là theo đuổi chiến lược chi phí thấp trên phạm vi toàn cầu để
hỗ trợ “ chiến lược giá công kích ” (aggressive pricing) trên thế giới
Phân tán vài hoạt động chủ yếu và hỗ trợ như sản xuất ,marketing ,R&D ở vài vị trí
thuận lợi nhất trên phạm vi toàn cầu (outsource)
Quyết định tập trung hóa tại trụ sở chính
Hạn chế: không phù hợp tại những thị trường cần sự thích ứng cao
3. Chiến lược đa nội địa (The multi-domestic Strategy)


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top