michael_khoai

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Những chính sách xã hội đối với sinh viên hiện nay có những ưu điểm và phát huy tác dụng ra sao? Còn những hạn chế gì và phương hướng khắc phục





Đối với chính sách học bổng trợ cấp học tập(đây là loại học bổng dành cho dân tộc thiêu số vùng cao) thì ngoài những tác dụng như học bổng học tập còn có tác dụng hỗ trợ con em dân tộc thiểu số vùng cao theo học tiếp thu kiến thức về xây dựng quê hương.
Hạn chế của chính sách này là số lượng quá ít và mức thưởng còn nhỏ. Chính vì vậy mà nó chưa có tác động lớn đối với đời sống của sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngheò, con em dân tộc thiểu số.
Phương hướng khắc phục: Tăng các mức học bổng, xã hội hoá học bổng để cho nhiều cá nhân, tổ chức tham gia. Nếu có điều kiện thì nên mở rộng về đối tượng nhận học bổng
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Câu hỏi:Những chính sách xã hội đối với sinh viên hiện nay có những ưu điểm và phát huy tác dụng ra sao? Còn những hạn chế gì và phương hướng khắc phục.
Bài làm
Sinh viên là tầng lớp trí thức, là chất xám của xã hội. Chính sách xã hội dành cho sinh viên hiện nay đang được Đảng và chính phủ quan tâm đầu tư bao gồm nhiều dự án và hạng mục. Những hạng mục và dự án đó đã tác động không nhỏ đến quá trình học tập của sinh viên, đặc biệt là sinh viên cùng kiệt miền núi, vùng sâu, vùng xa… Ngoài những măt tích cực thì nó cũng có những mặt hạn chế. Để thấy rõ được điều đó thì ta sẽ xét một số chính sách sau đâ.
Thứ nhất:Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên bao gồm 15 điều quy định về đối tượng, trách nhiệm và quyền lợi của đối tượng vay vốn. Chính sách này đã tác động tích cực đến đời sống của sinh viên. Những mặt tích cực đó thể hiện qua các mặt sau đây:
Đời sống vật chất: Nguồn vốn của nhà nước thông qua chính sách vay vốn đến tay sinh viên đã góp phần trang trải đời sống, sinh hoạt.
Điều kiện học tập. Nguồn vốn của chính phủ đã làm cho điều kiện học tập của sinh viên thay đổi theo hướng tích cực. Nếu không có nguồn vốn đó thì việc mua sách tham khảo, công cụ hay các dịch vụ học tập của sinh viên sẽ rất hạn chế. Khi có nguồn vốn đó sinh viên có điều kiện mua sắm công cụ học tập, sử dụng đầy đủ các dịch vụ học tập như học thêm, đi thực tế…
Làm cho sinh viên có cái nhìn tích cực hơn về chế độ. Họ thấy rằng chế độ mà họ đang sống, học tập và rèn luyện là một chế độ trọng nhân tài. Họ cảm giác được coi trọng do vậy họ tích cực phấn đấu và bảo vệ chế độ.
Việc đầu tư của nhà nước đã làm cho đối tượng học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề được mở rộng, không hạn chế như những năm chưa có chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng của nhà nước đối với sinh viên được đánh giá là chính sách thực thi nhất trong thời gian vừa qua. Nhờ chính sách này mà những con em dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có điều kiện sống thiếu thốn, kinh tế còn nhiều khó khăn được theo học ở những nơi có chất lượng đào tạo cao. Lịch sử cho thấy những triều đại phong kiến nào biết trọng hiền tài, chiều hiền đãi sỹ thì vững bền và phát triển, còn những triều đại nào không coi trọng việc này thì cũng sớm đi vào suy vong. Chính vì vậy mà mới có câu nói “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” nguyên khí đó có thịnh thì nước mới thịnh, nguyên khí suy thì thế nước cũng theo đó mà suy. Kế thừa kinh nghiệm đó nhà nước ta đã đầu tư vào giáo dục. Việc đầu tư đó là việc làm gián tiếp tạo động lực cho tổ quốc phát triển.
Khi có vốn vay cua nhà nước, không phải chỉ có tác dụng giúp cho sinh viên có điều kiện học tập trước mắt tốt hơn mà nó còn có thể được dung vào việc đầu tư sản xuất tạo ra nguồn thu lâu dài để sinh viên có thể theo học. Ví dụ như có thể đầu tư vào chăn nuôi để tạo ra lợi nhuận…
Điều kiện vay vốn đơn giản do vậy nó mở rộng nhiều đối tượng. Đối với mỗi đối tượng thì áp dụng điều kiện vay vốn khác nhau. Điều kiện vay vốn có nhiều điểm rất linh hoạt. Ví dụ như: Đối tượng là sinh viên thì phải có người đứng vay là cha mẹ, và người này có trách nhiệm trả lãi và vốn gốc. Tuy nhiên khi đối tượng là sinh viên mà mồ côi cả cha lẫn mẹ thì được tự vay vốn ở ngân hàng chính sách xã hội nơi cơ quan học tập của sinh viên đó đóng.
Hồ sơ vay vốn đơn giản, rõ rang, dễ thực hiện, không phức tạp như những thủ tục vay vốn khác, lãi suất thấp, thời hạn trả nợ dài.
Ngoài những mặt tích cực đó thì chính sách tín dụng cho sinh viên cũng không ít những mặt hạn chế như:
Mức vốn cho vay thấp so với nhu cầu thực tế của sinh viên. Trên thực tế cho thấy, với số tiền là 800.000 đồng/ tháng mà lại học tập ở những trung tâm giáo dục đào tạo lớn như Hà Nội thì sinh viên cùng kiệt không thể đủ để trang trải cuộc sống.
Sự thay đổi mức vốn cho vay không có sự linh động theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường thay đổi theo chiều hướng đi lên nhưng nguồn vốn cho vay của nhà nước thì ít thay đổi.
Triển khai không có sự thống nhất giữa các cấp. Ví dụ mức vay vốn của nhà nước cho sinh viên năm 2009 là 860.000 đồng / tháng. Tuy nhiên triển khai trên thực tế lại không đúng. Những sinh viên làm hồ sơ trước khi có quyết định này thì mức vay vẫn là 800.000 đồng/ tháng. Đây là do việc tổ chức quản lý dự án không chặt chẽ.
Điều kiện cho vay không rõ ràng, cụ thể cho nên tạo điều kiện cho một số đối tượng không thuộc đối tượng cũng được vay vốn để đem số vốn đó đi thả lãi.
Phương hướng khắc phục: Chúng ta có thể khắc phục các mặt hạn chế đó bằng cách thiết lập một cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lí việc cho vay và thu nợ, điều tiết vốn kịp thời sao cho nguồn vốn đó phù hợp với biến động giá cả của thị trường. Có những quy định chặt chẽ hơn về đối tượng vay vốn tránh gây thất thoát tài sản của nhà nước.
Nói tóm lại, chính sách tín dụng cho sinh viên tuy có nhiều hạn chế nhưng tác động tích cực của nó là rất lớn, nó làm thay đổi đời sống, điều kiện học tập của sinh viên nghèo, vinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên dân tộc thiểu số... Ngoài ra nó còn nâng cao niềm tin của sinh viên vào chế độ, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ hai là chính sách học bổng cho sinh viên( cũng thuộc dạng chính sách khuyến học). Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang thực hiện một chính sách rất hữu ích dành cho sinh viên đó là chính sách học bổng. Trong chính sách này có học bổng trợ cấp học tập và học bổng học tập. Đối với chính sách học bổng học tập thì bao gồm những mặt tích cực sau đây:
Có tác dụng khuyến khích sinh viên phấn đấu học tập, tu dưỡng và rèn luyện để hoàn thiện mình.
Có tác dụng động viên kịp thời những sinh viên có thành tích cao trong học tập và rèn luyện, tạo ra sự hứng thú học tập.
Góp phần trang trải một phần nào đó cho cuộc sống sinh hoạt và học tập của sinh viên.
Đối với chính sách học bổng trợ cấp học tập(đây là loại học bổng dành cho dân tộc thiêu số vùng cao) thì ngoài những tác dụng như học bổng học tập còn có tác dụng hỗ trợ con em dân tộc thiểu số vùng cao theo học tiếp thu kiến thức về xây dựng quê hương.
Hạn chế của chính sách này là số lượng quá ít và mức thưởng còn nhỏ. Chính vì vậy mà nó chưa có tác động lớn đối với đời sống của sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngheò, con em dân tộc thiểu số.
Phương hướng khắc phục: Tăng các mức học bổng, xã hội hoá học bổng để cho nhiều cá nhân, tổ chức tham gia. Nếu có điều kiện thì nên mở rộng về đối tượng nhận học bổng.
Thứ ba là chính sách miễn giảm học phí. Chính sách miễn giảm học phí hầu hết được áp dụng cho các hệ thống trường đại học cả trong và ngoài công lập. Đối tượng là những sinh viên thuộc diện chính sách xã hội như con ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Những căn cứ để hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
Z Thực trạng và những giảI pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty giầy Thượng Đình Công nghệ thông tin 0
N Chính sách tỷ giá hối đoái và những điều kiện tự do hoá tỷ giá tại Việt nam Công nghệ thông tin 0
P Nội dung chính sách thương mại quốc tế của liên minh Châu Âu (EU) và những điểm cần lưu ý đối với do Luận văn Kinh tế 0
Y Những vấn đề xung quanh chính sách phát hành tiền mới Luận văn Kinh tế 0
P Những chính sách của Nhà nước đối với đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo – Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích công tác quản lý chi ngân sách cho những đối tượng chính sách xã hội và bảo trợ xã hội của Luận văn Kinh tế 0
T Những giải pháp chủ yếu để áp dụng chính sách thuế quan thích hợp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top