mymymyeva

New Member
Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đăy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay

MụC LụC
Trang
Lời mở đầu 3
Chương I: Lý thuyết về thương mại dịch vụ quốc tế và Hiệp định khung asean về dịch vụ. 5
1.1. Hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế. 5
1.1.1. Khái niệm, vai trò của thương mại dịch vụ quốc tế. 5
1.1.2. cách cung cấp dịch vụ trong hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế. 9
1.1.3. Xu hướng phát triển dịch vụ 10
a. Xu hướng quy mô lớn và đa phương hoá. 10
b. Xu hướng khu vực hoá và nhất thể hoá toàn cầu các hoạt động dịch vụ. 11
1.2. Hội nhập của Việt Nam vào ASEAN và hiệp định khung ASEAN về dịch vụ 11
1.2.1. Sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) 11
a. Những tiền đề chủ quan - khách quan 11
b. Sự ra đời của ASEAN 14
c. Các giai đoạn phát triển của ASEAN 15
1.2.2. Việt Nam ra nhập ASEAN 17
a. Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về tổ chức ASEAN và mức quan hệ của chúng ta với tổ chức này 17
b. Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN (28/ 7/ 1995) 20
1.2.3. Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ. 20
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước ASEAN. 23

Chương II: Thực trạng mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước asean trong giai đoạn hiện nay. 27
2.1. Những tư tưởng, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế quốc tế của Việt Nam 27
2.1.1. Những cư sở xuất phát của tư tưởng quan hệ quốc tế về kinh tế 27
2.1.2. Những tư tưởng quan điểm cơ bản của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế đối ngoại 30
2.2. Thực trạng mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay 31
2.2.1. Thực tiễn hợp tác của Việt Nam và ASEAN trong lĩnh vực dịch vụ 31
2.2.2. Thực trạng thương mại dịch vụ Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay 35
a. Thực trạng thương mại dịch vụ của Việt Nam 35
b. Thương mại dịch vụ của các nước ASEAN 41
c. Mối quan hệ thương mại dịch vụ của Việt Nam và các nước ASEAN 44
2.2.3. Đánh giá chung 46
a. Những thuận lợi 46
b. Những cản trở và nguyên nhân của nó 47

Chương III: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước asean trong giai đoạn hiện nay. 49
3.1. Định hướng phát triển của ngành dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 49
3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển một số ngành dịch vụ chủ yếu 49
3.1.2. Định hướng xuất khẩu dịch vụ và lao động 51
3.2. Những giải pháp 53
3.2.1. Về phía Nhà nước 53
3.2.2. Về phía Doanh nghiệp 56
3.3. Những kiến nghị 56
3.3.1. Đổi mới quan điểm phát triển thương mại dịch vụ bên cạnh phát triển đầu tư cho sản xuất hàng hoá 56
3.3.2. Phát triển môi trường cạnh tranh công bằng, tích cực và thừa nhận vai trò của các doanh nghiệp nước ngoài trong nền kinh tế 56
3.3.3. Hoàn thiện những chính sách đối với những ngành dịch vụ có xu hướng tự do hoá cao làm cơ sở để thúc đẩy thương mại dịch vụ với khu vực và thế giới. 59
Kết luận 61
Tài liệu tham khảo 62

Lời mở đầu

Trong suốt mấy thập kỷ tồn tại với tư cách là một hệ thống thương mại đa phương lớn nhất thế giới, GATT vẫn chỉ tập trung vào một chủ đề là cắt giảm thuế quan trong buôn bán, trao đổi hàng hoá (thương mại hàng hoá) giữa các nước. Chỉ với việc kết thúc vòng đàm phán Uruguay, một hiệp định riêng điều chỉnh thương mại trong lĩnh vực dịh vụ - GATS - mới ra đời. Điều này có một nguyên nhân quan trọng là chỉ trong hai thập kỷ gần đây, tỷ trọng thương mại dịch vụ với sự đóng góp của khoa học hiện đại. Sau khi GATS ra đời, các nước ASEAN cũng đề ra một hiệp định về dịch vụ của riêng mình có tên là Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ. Hiệp định này được ký trong dịp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ V (Bangkok, Thái Lan) ngày 15/12/1995. Để tiến tới mở cửa thị trường dịch vụ, Việt Nam phải nhanh chóng xác định chiến lược chuyển đổi kinh tế, coi trọng phát triển ngành dịch vụ vì nó đang chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam đã tạo điều kiện phát triển khu vực dịch vụ cả về lượng và chất. Ngược lại chính sự phát triển khu vực dịch vụ đã tạo ra những tiền đề đảm bảo cho sự tăng trưởng ở Việt Nam giữ ở mức tương đối cao trong khối trong thời gian dài. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là những quá trình hết sức quan trọng không những để tạo tiền đề cho sự chuyển đổi cơ cấu ở Việt Nam, trong đó tỷ trọng khu vực dịch vụ ngày càng cao, mà còn tạo điều kiện vững chắc cho Việt Nam nhanh chóng biến chuyển từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển. Qúa trình hội nhập quốc tế và hội nhập khu vực là những nhân tố quan trọng vừa tạo điều kiện vừa là những thách thức lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới. Việc phối hợp, liên kết giữa Việt Nam và các nước trong khối ASEAN trên lĩnh vực dịch vụ sẽ tạo những tiền đề thuận lợi để thúc đẩy sự liên kết ở những lĩnh vực khác cũng như hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối. Hiện nay Việt nam tham gia hoạt động xuất nhập khẩu còn yếu, khả quan nhất là xuất khẩu lao động và du lịch, đây là dịch vụ vừa mang ngoại tệ, vừa mang lại công ăn việc làm cho người lao động. Cần chú trọng đến những ngành còn nhiều tiềm năng như y tế, giáo dục, xây dựng, kiểm toán, bảo hiểm và đặc biệt là lĩnh vực vận tải và giao nhận... Vậy Việt Nam cần làm gì để phát triển thị trường dịch vụ, mở cửa thị trường dịch vụ, đặc biệt là đối với thị trường ASEAN mà Việt Nam là thành viên chính thức của nó. Do vậy em chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm thúc đăy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Kết cấu của luận văn gồm :
- Chương I: Lý thuyết về thương mại dịch vụ quốc tế và Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ.
- Chương II: Thực trạng mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay.
- Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy mối quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

Chương I
Lý thuyết về thương mại dịch vụ quốc tế và Hiệp định khung asean về dịch vụ.

1.1. Hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế.
1.1.1. Khái niệm, vai trò của thương mại dịch vụ quốc tế.
* Khái niệm
Thương mại dịch vụ là toàn bộ những hoạt động trao đổi, mua bán hay cung cấp các dịch vụ trên thị trường, ở đây dịch vụ chính là đối tượng của hoạt động thương mại. Trong đó dịch vụ được hiểu là những sản phảm vô hình (phi vật thể), được cung cấp ra thị trường với mục đích trao đổi (mua, bán).
Trên thị trường dịch vụ được cung cấp thông qua các cách khác nhau, để đổi lây tiền công cho việc cung cấp dịch vụ đó.
Nếu thương mại hàng hoá là việc trao đổi mua bán các sản phẩm vật thể thì thương mại dịch vụ là việc trao đổi các sản phẩm phi vật thể, tức là các sản phẩm mà chúng ta chỉ cảm giác được mà không nhìn thấy, không sờ thấy được.
Trong quan hệ thương mại quốc tế. Thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cập một dịch vụ:
A. Từ lãnh thổ của một bên vào lãnh thổ của bên kia.
B. Tại lãnh thổ của một bên cho người sử dụng dịch vụ của một bên.
C. Bởi nhà cung cấp dịch vụ của một bên thông qua sự hiện diện thương mại tại lãnh thổ của bên kia.
D. Bởi nhà cung cấp dịch vụ của một bên thông qua sự hiện diện thể nhân của một bên tại lãnh thổ của bên kia.
Trong đó “cung cấp dịch vụ” được hiểu bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán và cung ứng một dịch vụ.
Nhà cung cấp dịch vụ là bất kỳ người (thể nhân hay pháp nhân) cung cấp dịch vụ nào.
Cho đến những năm của thập kỷ 70 trong quan hệ bán buôn quốc tế vị trí của dịch vụ vẫn còn chưa được chú trọng đúng mức. Các nhà kinh tế vẫn cho rằng “ngành dịch vụ là tập hợp chủ yếu những hoạt động phi thương mại”. Nhưng từ đầu thập kỷ 80 và nhất là đến cuối thế kỷ XX thương mại quóc tế đã phát triển rất mạnh mẽ. Năm 1982 kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chỉ đạt 400 tỷ USD thì đến năm 1992 đã đạt tới 1000 tỷ USD, năm 2000 con số này là 1435 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng quốc tế hàng năm của các ngành dịch vụ luôn đạt mức (7,7%/năm) so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng hoá 3 - 4%/năm.
Trong một thập kỷ trở lại đây đầu tư trực tiếp đối với các ngành dịch vụ luôn chiếm 3/5 giá trị đầu tư trực tiếp. Những lĩnh vực đầu tư lớn nhất là các ngành du lịch, viễn thông, tài chính, vui chơi giải trí...
Căn cứ vào Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của tổng hiệp định giao dịch quốc tế có thể phân hạng mục thông tường của thương mại dịch vụ thành:
1. Vận tải quốc tế
2. Du lịch quốc tế
3. Ngân hàng xuyên quốc gia
4. Bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế
5. Dịch vụ xử lý và truyền di các thông tin quốc tế, máy tính điện tử, tư liệu
6. Dịch vụ tư vấn quốc tế
7. Xuất khẩu dịch vụ về kiến trúc, nhận thầu công trình
8. Dịch vụ thông tin, bưu điện quốc tế
9. Các hạng mục dịch vụ quảng cáo, kế toán, kiểm toán quốc tế...
10. Cho thuê quốc tế
11. Dịch vụ duy tu bảo dưỡng, chỉ đạo kỹ thuật sau bán
12. Dịch vụ nghe nhìn quốc tế
13. Dịch vụ giáo dục, vệ sinh, văn hoá nghệ thuật

khin doanh. Nếu như việc phát triển môi trường cạnh tranh có thể là biện pháp tốt để nâng cao chất lượng của ngành dịch vụ thì vai trò của chính sách đầu tư nước ngoài cũng cần được xem xét dưới góc đọ tích cực hơn như là một thành tố của cạnh tranh. Phản ứng phổ biến của các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp Việt Nam là lo ngại về sức cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Sự lo ngại đó không phải là không chính đáng và thực tế trên các góc độ lợi ích chung đối với nền kinh tế thì vấn đề trên được xem xét một cách toàn diện trên các góc độ sau:
Sự phát triển của các ngành dịch vụ quan trọng: Các doanh nghiệp nước ngoài thường có bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính mạnh mẻ trong một số ngành dịch vụ quan trọng như ngành tài chính, viễn thông. Sự có mặt của họ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam trong việc huy động vốn, kinh nghiệm công nghệ đặc biệt là người tiêu dùng Việt Nam được sử dụng những dịch vụ có chất lượng cao, giá cả giảm. Các doanh nghiệp nước ngoài giúp cho phát triển về chất (công nghệ, kinh nghiệm và kiến thức) trong những ngành dịch vụ quan trọng, mặt khác nó tạo ra sự bù đắp đối với những thiếu hụt mà nền kinh tế trong nước không có. Lợi ích này thực sự rất đáng được cân nhắc. Dưới góc độ toàn bộ nền kinh tế, ý nghĩa của nó còn lớn hơn nhiều.
Việc tạo ra sự sẵn có của các loại hình dịch vụ: Thực trạng của Việt Nam về dịch vụ tài chính chứng tỏ một vấn đề hiển nhiên là các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp nước ngoài rất khó có thể huy động được nguồn tài chính thích ứng để đảm bảo hoạt động kinh tế diễn ra ổn định. Các dịch vụ tài chính phát triển sẽ là chỗ dựa tốt cho các ngành kinh tế về mặt khả năng cân đối sản xuất và kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Hàng loạt các vấn đề kinh tế cũng phát sinh từ nguyên nhân do không có được dịch vụ chất lượng phù hợp trong các ngành như pháp lý, kế toán kiểm toán, giao thông vận tải, viễn thông... Hầu hết các ngành đều có áp dụng các hạn chế của doanh nghiệp nước ngoài rất cao trong khi chất lượng dịch vụ và năng lực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước là rất thấp.
Việc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia ở một mức độ nhất định là rất cần thiết nhưng quá trình đó phải diễn ra với một lộ trình chặt chẽ để thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này có thể đạt được thông qua các biện pháp cụ thể như sau:
- Xây dựng hệ thống pháp lý có hiệu lực cao quy định chặt chẽ quá trình chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp nước ngoài hay các tiêu chuẩn đầu tư và kỹ thuật chặt chễ theo từng ngành.
- Xây dựng chiến lược phát triển các ngành dịch vụ cụ thể trên cơ sở xác định các mục tiêu phát triển thực tế, ở đó cần xác định hững ngành dịch vụ mà doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và xác định mức độ tham gia của nước ngoài có lộ trình hợp lý đảm bảo cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước quyền được quyền chủ động quyết định phạm vi kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành. Mục tiêu phát triển cần được cân nhắc và nghiên cứu kỹ càng vì chúng phải là mục tieu ưu tiên có căn cứ kinh tế và khoa học chứ không phải là việc đề ra một cách tràn lan.
- Với mục tiêu tạo ra các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh chứ không phải các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực, Việt Nam cần bỏ những hạn chế không cần thiết, chống cạnh tranh hay không có hiệu lực thực tế đối với các doanh nghiệp nước ngoài để tạo ra sự minh bạch đầy đủ đối với môi trường dịch vụ.
- Chủ động xây dựng các quy định khách quan đảm bảo chất lượng dịch vụ và sự vận hành hiệu quả của hệ thống, đặc biết trong các ngành nhạy cảm như viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Như vậy xây dựng môi trường thương mại cạnh tranh công bằng, tích cực đề cập đến nhiều vấn đề cần giải quyết với những chính sách và biện pháp khác nhau trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế mà trong đó ta không thể phủ nhận vai trò của các doanh nghiệp nước ngoài như một nhân tố xúc tác bên ngoài của môi trường cạnh tranh.
3.3.3. Hoàn thiện những chính sách đối với những ngành dịch vụ có xu hướng tự do hoá cao làm cơ sở để thúc đẩy thương mại dịch vụ với khu vực và thế giới.
- Đối với các dịch vụ chuyên môn thì đó là việc xây dựng cơ chế hành nghề chặt chẽ, nghiên cứu khả năng công nhận bằng cấp lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực để mở rộng phạm vi và nội dung cung cấp dịch vụ.
- Đối với những lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế và xã hội thì cũng cần xây dựng cơ chế hành nghề, những quy định thận trọng và bảo lưu khả năng can thiệp của nhà nước trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên những biện pháp thận trọng không nên áp dụng quá mức mà phải có mức độ hạn chế vừa phải (tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển hơn).
- Đối với các dịch vụ còn duy trì độc quyền như vận tải, viễn thông thì ta cần khuyến khích một môi trường cạnh tranh hơn, hạn chế ảnh hưởng của vị thế độc quyền của doanh nghiệp, tách rời chức năng kinh doanh và nghĩa vụ đối với xã hội. Ngay cả việc thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội cũng có thể được tiến hành trên cơ sở thúc đẩy cạnh tranh công bằng. Có như vậy chúng ta mới có thể đảm bảo chất lượng của ngành dịch vụ.
- Về tổ chức quản lý hoạt động thương mại dịch vụ, điều quan trọng là việc quản lý hoạt động dịch vụ phải tránh can thiệp vào quyết định của doanh nghiệp. Các vấn đề vĩ mô liên quan đế chính sách và chiến lược phải do các Bộ và các cơ quan chủ quản thực hiện. Các vấn đề kỹ thuật, đạo dức nghề nghiệp có thể do các nghiệp đoàn, các tổ chức nghề nghiệp giám sát và cấp giấy phép chứng nhận. Đây là kinh nghiệm tốt để phát huy hiệu quả vừa phát huy được tính tự giác, chủ động của doanh nghiệp, vừa đảm bảo chất lượng của dịch vụ. Nhưng để đạt được mục tiêu đó trước hết phải nâng cao hiệu quả của hệ thống pháp luật.
- Đối với những lĩnh vực dịch vụ chưa có quy định cụ thể thì cần tổ chức nghiên cứu, học tập kinh nghệm của các quốc gia khác. Mọi hình thức dịch vụ dù sơ khai cũng cần được pháp luật thừa nhận. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hình thức này.






Kết luận

Những ngành dịch vụ của Việt Nam đã đang thể hiện vai trò lớn mạnh trong nền kinh tế. Ta nhận thấy sự tham gia sâu rộng của các thành phần kinh tế trong đó một phần không nhỏ là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế thế giới thì tự do hoá về dịch vụ là không thể tránh khỏi. Việc phối hợp, liên kết giữa Việt Nam và các nước trong khối ASEAN trên lĩnh vực dịch vụ sẽ là những tiền đề thuận lợi để thúc đẩy liên kết ở những lĩnh vực khác cũng như hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối. Hiện nay quan hệ thương mại dịch vụ của Việt Nam và các nước ASEAN chưa nhiều nhưng trong một vài năm tới chúng ta tin tưởng rằng mối quan hệ này sẽ phát triển rất mạnh mẽ. Vì vậy Việt Nam cần có những giải pháp kịp thời để phát triển các lĩnh vực dịch vụ trước hết là những loại hình dịch vụ được cam kết trong Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ.
Những gì trình bày trong luận văn này chỉ là một sự gợi mở những vấn đề thiết thực đối với công cuộc phát triển ngành dịch vụ trong mối quan hệ với sự gia nhập kinh tế khu vực ASEAN bằng việc tạo ra cách tiếp cận của Việt Nam như thế nào để đảm bảo sự phát triển tích cực của nền kinh tế, vừa thực hiện tốt mục tiêu hội nhập như Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Anh Hong

New Member
Ad ơi cho em xin link tải bài này với ạ. E cần gấp lắm ạ. E Thank rất nhiều ạ!

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay​

 

daigai

Well-Known Member
Ad ơi cho em xin link tải bài này với ạ. E cần gấp lắm ạ. E Thank rất nhiều ạ!

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay​

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top