daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
- Lấy ý kiến khách hàng:
Cán bộ nghiên cứu thị trường có thể lấy ý kiến khách hàng bằng nhiều cách. Cụ thể là phỏng vấn khách hàng, lập phiếu điều tra thị trường và thị hiếu người tiêu dùng... từ đó thu thập được nhiều thông tin từ phía khách hàng như sở thích, nhu cầu, các vướng mắc thiếu sót từ phía doanh nghiệp... Đây là cở sở để doanh nghiệp đề ra các biện pháp hoàn thiệt chính sách sản phẩm và giải quyết các vấn đề còn thiếu sót với khách hàng, tạo sự quan tâm của doanh nghiệp tới lợi ích của khách hàng cũng là tạo uy tín cho doanh nghiệp.
- Phân tích điểm mạnh yếu của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để có thể đưa ra các quyết định về sản phẩm trên từng thị trường mục tiêu sao cho có khả nằng cạnh tranh cao nhất.
• Tạo các đợt quảng cáo giới thiệu sản phẩm:
Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cũng phải quan tâm đến công tác quảng cáo. Để nhằm giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng một cánh nhanh nhất. Đây là biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ nhanh nhất, khi đã đảm bảo về chất lượng, mẫu mã sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.
Công ty có thể lựa chọn hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình để đưa thông tin sản phẩm đến nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều vùng khác nhau. Tuy nhiên với hình thức này thì chi phí thường rất cao. Với khả năng của công ty có thể lựa chọn cách quảng cáo trên các báo chí, các ấn phẩm, các đơn chào hàng hay thông qua các bài viết, hình ảnh giới thiệu về công ty nhằm đưa tới khách hàng thông tin về sự tồn tại và phát triển của công ty.
Ngoài ra công ty có thể tham gia các hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế vì đây là cơ hội tốt để công ty quảng cáo giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng trong và ngoài nước, lắm bắt thông tin từ phía người tiêu dùng, gặp gỡ trao đổi thông tin với các bạn hàng, học tập bán hàng từ các đơn vị bạn, ký kết các hợp đồng bán hàng với khách hàng...
Song song với những biện pháp trên công ty phải tạo dựng cho mình một thương hiệu riêng.












Kết luận

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Nên cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hoà cùng xu thế chung, ngành công nghiệp dệt may đang đứng trước một số khó khăn và thách thức lớn, đòi hỏi ngành dệt may nói chung và công ty may xuất khẩu nói riêng phải có những chiến lược cụ thể, hợp lý trong thời gian tới.
Xuất phát từ yêu cầu trên, dựa vào cơ sở lý luận đã được học ở trường và phần thực tiễn thu thập qua thời gian tìm hiểu tại công ty. Em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may Xuất Khẩu “
Khi giải quyết đề tài này em đã căn cứ vào việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động Marketing của doanh nghiệp và kết hợp với cơ sở lý luận của Marketing hiện đại. So sánh để thấy được những ưu khuyết điểm, những tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh và những nguyên nhân của nó. Từ đó, trên cơ sở lý luận cùng với kiến thức thực tiễn của bản thân em đã đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại đó. Qua đó có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Mặc dù hết sức cố gắng, song điều kiện thời gian thực hiện cũng như trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của thầy cô giáo và những người quan tâm đến đề tài này để nội dung đề tài được đầy đủ hơn.
Một lần nữa em xin chân thành Thank cô giáo Phan Y Lan cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Kinh tế & Quản lý trường ĐHBK Hà Nội và ban lãnh đạo, cùng toàn thể CBCNV công ty may Xuất Khẩu, đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.



Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Marketing - PGS. PTS Trần Minh Đạo- NXB Thống kê
2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - nhà xuất bản thông kê trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
3. Giáo trình Kinh tế quản lý doanh nghiệp – PTS Ngô Trần ánh – nhà xuất bản khoa học kĩ thuật.
4. Giáo trình Chiến lược kinh doanh- Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
5. Marketing - Chìa khoá vàng trong kinh doanh- Trần Xuân Kiến -Nhà xuất bản Thanh niên 1995.
6. Giáo trình Marketing căn bản - Nhà xuất bản Thống kê.
7. Luận văn tham khảo.

Mục lục
Trang


Phần 1: Cơ sở lý luận về công tác tiêu thụ sản phẩm 3
1.1. Khái niệm, vai trò ý nghĩa và mục đích của công tác tiêu thụ. 3
1.1.1. Khái niệm bản chất của tiêu thụ sản phẩm: 3
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm: 3
1.1.3. Mục đích của tiêu thụ sản phẩm: 4
1.2. Nội dung của tiêu thị sản phẩm: 5
1.2.1. Nghiên cứu thị trường 5
1.2.1.1.Thu thập thông tin về thị trường: 5
1.2.1.2. Xử lý thông tin: 6
1.2.1.3. Đưa ra quyết định: 6
1.2.2.Tổ chức hệ thống phân phối : 6
1.2.3. Tổ chức lực lượng bán hàng 7
1.2.4. Tổ chức bán hàng 8
1.2.5. Phân tích và đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm: 9
1.3. các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm. 10
1.3.1.Nhóm nhân tố khách quan ( nhân tố bên ngoài) 10
1.3.1.1.Các nhân tố môi trường kinh tế quốc dân (môi trường vĩ mô) 10
1.3.1.2.Các nhân tố thuộc môi trường ngành (môi trường vi mô) 12
1.3.2. Các nhân tố chủ quan (môi trường nội bộ doanh nghiệp) 14
1.4. Các chính sách Marketing ảnh hưởng tác động đến tiêu thụ sản phẩm. 16
1.4.1. Chính sách sản phẩm: 16
1.4.2. Chính sách giá: 17
1.4.3. Chính sách phân phối: 20
1.4.4. Chính sách xúc tiến bán hàng: 24
1.5. Phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm 25
1.5.1. Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp 25
1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp 26
1.5.2.1. Đánh giá chung tình hình tiêu thụ 26
1.5.2.2.Các chỉ tiêu kết quả: 28
1.5.2.3. Các chỉ tiêu hiệu quả tiêu thụ: 28
Phần 2: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm may mặc tại công ty may xuất khẩu 30
2.1. Giới thiệu chung về công ty may xuất khẩu 30
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 30
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp: 32
2.1.2.1.Chức năng: 32
2.1.2.2.Nhiệm vụ của công ty: 32
2.1.3. Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu: 33
2.1.3.1.Sơ đồ quy trình công nghệ: 33
2.1.3.2.Các bước trong quy trình công nghệ 33
2.1.4.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 34
2.1.4.1.Mô hình tổ chức bộ máy 34
2.1.4.2.Chức năng nhiệm vụ cơ bản cuả các bộ phân quản lý 35
2.1.5.Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp 36
2.1.6. Nguồn vốn 37
2.1.7. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây 37
2.2. Tổ chức bộ máy tiêu thụ 40
2.2.1. Bộ máy tiêu thụ 40
2.2.2. Quy trình hoạt động và cách thanh toán 41
2.3. Phân tích yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ 41
2.3.1. Phân tích yếu tố khách hàng 41
2.3.2. Phân tích môi trường kinh doanh 43
2.3.2.1. Yếu tố kinh tế 43
2.3.2.2.Yếu tố chính trị và luật pháp 44
2.3.2.3.Yếu tố công nghệ 45
2.4. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty may Xuất Khẩu 46
2.4.1.Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại 46
2.4.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực 47
2.4.3.Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm của công ty 53
2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty 53
2.5.1. Chính sách sản phẩm 53
2.5.2. Chính sách về giá 54
2.5.2.1. Định giá theo phương pháp cộng lãi vào chi phí 55
2.5.2.2. Định giá qua đấu thầu 56
2.5.2.3.Định giá theo mức giá hiện hành 56
2.5.3. Chính sách phân phối 57
2.5.4. Chính sách xúc tiến bán hàng 59
2.6. Phân tích thị phần, đối thủ cạnh tranh và khả năng đáp ứng 60
2.6.1.Phân tích thị phần 60
2.6.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh 60
2.6.3. Phân tích khả năng đáp ứng 62
2.6.3.1. Khả năng thanh toán 62
2.6.3.2. Khả năng hoạt động 63
2.7. Đánh giá hoạt động tiêu thụ của công ty may xuất khẩu 63
2.7.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm 63
2.7.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ của công ty 64
2.8. Điểm mạnh và điểm yếu 65
2.8.1. Điểm mạnh 65
2.8.2. Điểm yếu 66
Phần 3: Một số biện pháp góp phần thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty may Xuất Khẩu 68
3.1. Thiết lập bộ phận Marketing 68
3.2. Giải pháp mở rộng kênh phân phối 72
3.3. Nâng cao chất lượng đa dạng hoá mẫu mã trong cải tiến mẫu mã sản phẩm: 74
3.4. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ tại công ty 78
Kết luận 81
Tài liệu tham khảo 82



Lời mở đầu
B

ước sang kỷ nguyên mới với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang xem là xu hướng tất yếu khách quan. Chính vì vậy Việt Nam đang cố gắng từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Mà một trong những yếu tốt góp phần đẩy nhanh sự hội nhập đó là đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận ở tất cả các ngành nghề.
Tham gia vào sự phát triển kinh tế quốc gia, ngành may mặc nói chung và công ty may Xuất Khẩu nói riêng đang từng bước cố gắng cải tiến cơ cấu tổ chức, quản lý và sản xuất không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tiêu thụ để đạt hiệu quả kinh tế cao tăng cường sức cạnh tranh của mình trong nước và trên thế giới được bạn hàng quốc tế tin tưởng và đặt mối quan hệ kinh doanh lâu dài góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam cất cánh trong kỷ nguyên mới.
Với thế mạnh của mình là hàng may mặc, một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, công ty đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng công ty ngày càng vững mạnh, giữ được vị thế vững trãi trên thương trường.
Trong thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và đặc biệt là thúc đẩy công tác tiêu thụ tìm đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp mình. Đây là nhiệm vụ sống còn của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Bởi thông qua việc tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp mới có vốn để tiến hành tái mở rộng, tăng tốc độ lưu chuyển vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Xuất phát từ đó em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may Xuất Khẩu “

Nội dung chủ yếu của đề tài bao gồm 3 phần chính:
Phần 1
Cơ sở lý luận về công tác tiêu thụ sản phẩm
Phần 2
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty may Xuất Khẩu
Phẩn 3
Một số biện pháp góp phần thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty may Xuất Khẩu
Em xin chân thành Thank cô giáo Phan Y Lan đã trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thành đề tài này, cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Kinh tế & Quản lý trường ĐHBK Hà Nội đã dìu dắt em trong những năm học vừa qua. Qua đây cũng cho em gửi lời Thank chân thành đến ban lãnh đạo, cùng toàn thể CBCNV công ty may Xuất Khẩu, đã giúp tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập ở công ty.
Trong quá trình làm đồ án này bản thân em đã cố găng nhiều, nhưng do còn thiếu kinh nghiệm nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong sự
Phần 1
Cơ sở lý luận về công tác tiêu thụ sản phẩm

1.1. Khái niệm, vai trò ý nghĩa và mục đích của công tác tiêu thụ.
1.1.1. Khái niệm bản chất của tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán xuất giao hàng, sản phẩm cho đơn vị mua và đơn vị mua thanh toán tiền hàng hay chấp nhận việc thanh toán tiền hàng theo giá thoả thuận giữa đơn vị bán và đơn vị mua.
Tiếp cận tiêu thụ với tư cách là một hành vi: Tiêu thụ được hiểu là dịch chuyển sở hữu hàng hoá đã được thực hiện cho khách hàng đồng thời thu tiền hay được chuyển thu tiền trong tương lai.
Tiếp cận tiêu thụ với tư cách là một chức năng, một khâu quan trọng của quá trình kinh doanh: Tiêu thụ là một khâu quan trọng mang tính quyết định trong hoạt động kinh doanh, một bộ phận cấu thành thuộc hệ thống quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động dịch vụ có liên quan đến việc thực hiện chức năng chuyển hoá hình thái giá trị của sản phẩm từ hàng sang tiền.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top