Download miễn phí Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng giải quyết các án lao động





Lời nói đầu

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.

I. Thực trạng về tranh chấp lao động và sự cần thiết ban hành pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.

II. Những đặc điểm cơ bản của pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.

1. Người tham gia tố tụng.

2. Về thẩm quyền của Toà án.

3. Về việc hoà giải.

4. Về thời hạn xét xử.

5. Về việc giải quyết các cuộc đình công.

III. Kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp lao động ở một số nước trên thế giới.

1. Malaixia.

2. Một số vấn đề trong xét xử vụ án ở Cộng hoà liên bang Đức.

Chương II: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI TOÀ ÁN TRONG NHỮNG NĂM QUA.

I. Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án lao động từ ngày 1-07-1996 đến nay.

II. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án lao động.

A. Về áp dụng quy định của Bộ luật lao động.

1. Trong các vụ án về chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong các vụ án về kỷ luật sa thải.

B. Về áp dụng các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.

1. Thụ lý vụ án lao động.

2. Xác minh, thụ lý chứng cứ.

3. Hoà giải.

4. Việc xét xử tại phiên toà sơ thẩm.

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT CÁC ÁN LAO ĐỘNG.

I. Kiện toàn tổ chức các Toà lao động.

II. Cần đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết án lao động.

III. Cần có sự hướng dẫn kịp thời về áp dụng pháp luật lao động.

1. Những vướng mắc về luật nội dung.

2. Những vướng mắc về luật tố tụng.

Kết luận.

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


xét riêng về việc chấm dứt hợp đồng lao động, thấy rằng:
Vấn đề chủ yếu và trước hết mà Toà án cần làm rõ trong vụ án này là: Việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty Classic Mode với ông Lê Hữu Hiền có đúng pháp luật hay không? Tuy rằng sau đó ông Hiền cũng đồng ý không tiếp tục làm việc nữa nhưng Toà án vẫn phải kết luận rõ ràng, đầy đủ để có cơ sở giải quyết vấn đề trợ cấp, bồi thường nếu vi phạm thời hạn báo trước và tiền lương trong thời gian nghỉ việc nếu chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. ở cấp sơ thẩm, trên cơ sở xác định công ty chấm dứt hợp đồng lao động không có căn cứ theo quy định tại các Điều 17, 38 của luật lao động nên Toà án đã xử buộc công ty phải bồi thường cho ông Hiền tiền lương trong thời gian không được làm việc.
Ngược lại, Toà án cấp phúc thẩm lại bác yêu cầu đòi bồi thưòng vì cho rằng Công ty chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật. Cơ sở để Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào đó để kết luận Công ty chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật là ở chỗ ông Hiền đã đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động, đã nhận khoản trợ cấp nghỉ việc, tức là 2 bên đã thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động .
Kết quả thẩm tra lại vụ án tại Toà án cấp giám đốc cho thấy việc chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty Classic Mode là trái pháp luật và như vậy Toà sơ thẩm về vấn đề này là đúng. Toà án cấp phúc thẩm cũng đã làm rõ các tình tiết có liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng từ việc Công ty chuyển ông Hiền từ bộ phận sản xuất sang bộ phận thu mua sản phẩm, việc ông Hiền không đồng ý, Công ty quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, ông Hiền nhận trợ cấp và tự nguyện không tiếp tục làm việc. Nhưng Toà phúc thẩm đánh giá không đúng tính chất của hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu là thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động ( khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động ) thì phải là sự tự nguyện thoả thuận giữa các bên về việc chấm dứt hợp đồng lao động nhưng tại thời điểm thoả thuận thì hợp đồng lao động chưa được chấm dứt. Trong trường hợp này, hợp đồng lao động đã bị đình chỉ bởi ý chí của 1 bên là Công ty Clasic Mode . Việc ông Hiền có đồng ý hay không cũng không làm cho quyết của Công ty mất hiệu lực ngay lúc đó. Việc ông Hiền đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động là việc phải chấp nhận khi hợp đồng lao động đã bị chấm dứt, việc các khoản thanh toán khi chấm dứt hợp đồng lao động không phải là hành vi thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
Thêm 1 vấn đề nữa là mặc dù nhận định rằng 2 bên đã thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động nhưng trong phần quyết định của bản án, Toà án cấp phúc thẩm lại viện dẫn các căn cứ pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (điểm d khoản 1 Điều 37 và khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động )
Ngày 20-10-1999, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã ra quyết định kháng nghị bản án phúc thẩm. Tại quyết định giám đốc thẩm số 04/UBTP-LĐ ngày 29-12-1999 Uỷ ban thẩn phán Toá án nhân dân tối cao đã xử huỷ bản án phúc thẩm số 15/PTLĐ giao hồ sơ cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thành phố Hồ Chí Minh xử phúc thẩm lại theo hướng xác định việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty Clasic Mode là trái pháp luật.
Vụ án 2: Vụ tranh chấp giữa bà Phạm Thị Thanh với chi nhánh ngân hàng công thương Hưng Yên.
Nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Bà Phạm Thị Thanh làm việc tại chi nhánh ngân hàng công thương Hưng Yên theo chế độ hợp đồng lao động loại không xác định thời hạn. Công việc phải làm là cấp dưỡng và lao công tại phòng giao dịch số 7.
Qúa trình làm việc bà Thanh nhiều lần không hoàn thành công việc cấp dưỡng ( nấu cơm sống, khê, thức ăn không chín) nên ngày 20-4-1998 Giám đốc Chi nhánh ngân hàng công thương Hưng Yên quyết định cho bà Thanh thôi làm cấp dưỡng, chuyển sang làm bảo vệ và lao công. Khi chuyển sang làm bảo vệ và lao công, bà Thanh vẫn nhiều lần không hoàn thành công việc.
Ngày 1-12-1998, Giám đốc ngân hàng Chi nhánh công thương Hưng Yên quyết định xử lý kỷ luật khiển trách đối với bà Thanh và sau đó yêu cầu bà Thanh ký lại hợp đồng lao động loại xác định thời hạn nhưng bà Thanh không đồng ý. Ngày 27-4-1999 Ngân hàng công thương Hưng Yên thông báo cho bà Thanh nghỉ trước 45 ngày hưởng 100% lương cơ bản. Ngày 16-6-1999 , Toà án nhân dân thị xã Hưng Yên đã xử: Chiếu theo Điều 1,2,5,9,26 và Điều 38 khoản 1 điểm a Bộ luật lao động: Bác đơn kiện của bà Thanh phải nộp 50.000đ án phí sơ thẩm.
Sau khi xét xử sơ thẩm, bà Thanh kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm.
Tại bản án số 02/PTLĐ ngày 18-11-1999, Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên đã xử: áp dụng Điều 38 khoản 1 điểm a Bộ luật lao động , Thông tư số 21/LĐTBXH-TT, Điều 70 khoản 2 điểm a pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, xử bác đơn kiện của bà Thanh , bà Thanh phải chịu 50.000đ án phí sơ thẩm và 50.000đ án phí phúc thẩm.
Sau khi xử phúc thẩm, bà Thanh tiếp tục khiếu nại.
Ngay từ khi khởi kiện và trong suốt quá trình giải quyết vụ án ở Toà cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, bà Thanh đều cho rằng bà không có sai phạm hay không có lỗi, việc chấm dứt hợp đồng với bà Thanh là vì động cơ cá nhân, do giám đốc ngân hàng công thương Hưng Yên trù dập, trả thù bà. Còn phía Ngân hàng công thương thì cho rằng việc chấm dứt hợp đồng lao động với bà Thanh là đúng vì bà Thanh không thường xuyên hoàn thành công việc được giao, hay gây mất đoàn kết, không chịu tiếp thu phê bình và sửa chữa khuyết điểm.
Để có cơ sở giải quyết yêu cầu của các bên, Toà án các cấp đều đã thu thập đầy đủ các chứng cứ thể hiện quá trình làm việc của bà Thanh tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hưng Yên. Điểm thống nhất trong đánh giá của tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án này là bà Thanh đã nhiều lần không hoàn thành khối lượng, chất lượng công việc được giao, do lỗi của chính bà. Khi còn làm cấp dưỡng nhiều lần nấu cơm sống, khê, thức ăn không chín làm ảnh hưởng đến đời sống sức khoẻ của cán bộ công nhân viên làm việc tại phòng giao dịch số 7. Khi chuyển sang làm lao công và bảo vệ cũng có nhiều lần từ chối không nhận nhiệm vụ bảo vệ, bỏ trực về phòng riêng ngủ, nhiều lần không dọn vệ sinh cơ quan hay làm qua loa đại khái.
Những vi phạm đó làm ảnh hưởng đến trật tự nề nếp làm việc và sinh hoạt của cơ quan. Ngoài ra, những tình tiết khác có liên quan cũng đã được Toà án các cấp xem xét như: Bà Thanh không có thái độ cầu thị, tiếp thu phê bình và sửa chữa khuyết điểm, gây mất đoàn kết nội bộ, cãi nhau với cán bộ công nhân viên trong cơ quan và nhân dân nơi cơ quan đóng trụ sở, đánh nhau với lái xe. Vì những khuyết điểm đó mà tất cả các cán bộ công nhân viên phòng giao dịch số 7 đã không ủng hộ bà Thanh và đã nhiều lần có văn bản trả bà Thanh về trung tâm.
Như vậy lý do bà Thanh đưa ra là không có cơ sở chấp nhận. Vấn đề còn lại cần làm rõ là việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hưng Yên đối với bà Thanh d

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top