shkts

New Member
ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
PGS.TS Trần Khánh Đức
Đại học quốc gia Hà nội



Đặt vấn đề

Một vấn đề sôi động trong thực tiễn và lý luận dạy học và quản lý giáo
dục hiện nay là vấn đề nghiên cứu - ứng dụng các phương pháp đánh giá -
kiểm tra quá trình và kết quả dạy-học, quá trình quản lý giáo dục một cách
khách quan, chính xác và nhanh chóng. Trong hoạt động dạy- học, việc kiểm
tra - đánh giá không chỉ đơn thuần chú trọng vào kết quả học tập của học sinh
mà còn có vai trò to lớn hơn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độ tích cực,
chủ động và sáng tạo trong học tập của người học, hoàn thiện quá trình dạy -
học và kiểm chứng chất lượng - hiệu quả giờ học và trình độ nghề nghiệp của
giáo viên.Trong hoạt động quản lý kiểm tra-đánh giá cũng không chỉ đơn
thuần hướng vào đánh giá kết quả công việc mà còn có tác động thúc đẩy, hỗ
trợ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức và cong tác quản
lý của tổ chức.
Các hình thức kiểm tra, đánh giá truyền thống trong hoạt động dạy -
học nặng về đánh giá khả năng ghi nhớ, trình bày lại những nội dung mà
người dạy truyền thụ như kiểm tra vấn đáp bài học cũ, kiểm tra viết trong
thời gian ngắn hay dài theo chương, mục bài giảng v.v.. đã và đang bộc lộ
nhiều hạn chế nâng cao tính tích cực học tập và khả năng vận dụng linh hoạt -
sáng tạo các kiến thức - kỹ năng của người học trong các tình huống thực tế
đa dạng. Để khắc phục các hạn chế trên, ở nhiều nước trên thế giới đã nghiên
cứu và vận dụng các phương pháp đánh giá bằng các trắc nghiệm (test) khách
quan. Các bộ trắc nghiệm (test) được nghiên cứu thử nghiệm cho từng loại
hình dạy - học và mục đích khác nhau rất công phu (Trắc nghiệm trí thông
minh IQ; Trắc nghiệm kiểm tra tiếng Anh; Trắc nghiệm kiểm tra luật giao
thông v.v...). Cũng có những loại trắc nghiệm đánh giá đơn giản để đáp ứng
yêu cầu đánh giá kiến thức hay kỹ năng trong một bài dạy lý thuyết hay
thực hành. Trong quản lý giáo dục còn có các loại hình đánh giá giáo dục
khác như đánh giá giáo viên; đánh giá nhà trường, đánh giá chất lượng giáo
dục ..vv với nhiều phương pháp, quy trình và bộ công cụ đánh giá khác nhau.

I. MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG TRONG ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ.
1.1.Kiểm tra : Theo từ điển tiếng Việt thuật ngữ kiểm tra được định
nghĩa như sau : “ Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét
“ (Hoàng Phê- Từ điển Tiếng Việt. NXB khoa học xã hội, H.1998 )
Theo Tự điển Giáo dục học -NXB Tự điểm Bách khoa 2001 thuật
ngữ Kiểm tra được định nghĩa như sau : “ Là bộ phận hợp thành của quá
trình hoạt động dạy- học nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết quả
học tập của học sinh, về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để
tìm ra những biện pháp khắc phục những lỗ hổng, đồng thời củng cố và tiếp
tục nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy- học. Như vậy trong lĩnh vực giáo
dục, kiểm tra là một thuật ngữ chỉ sự đo lường, thu thập thông tin để có được
những phán đoán, xác định xem mỗi người học sau khi học đã nắm được gì
(kiến thức), làm được gì (kỹ năng) và bộc lộ thái độ ứng xử ra sao ,đồng thời
có được những thông tin phản hồi để hoàn thiện quá trình dạy-học
2.2. Đo lường: ( Measurement)
Theo Hoàng Phê- Từ điển Tiếng Việt. NXB khoa học xã hội, H.1998 ,
thuật ngữ “ Đo lường” được định nghĩa là : xác định độ lớn của một đại
lượng bằng cách so sánh với một đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị “
Đo lường trong tiếng Anh ( Measurement ) là một khái niệm chuyên dùng để
chỉ sự so sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có
khả năng trình bày kết quả về mặt định lượng .Nói cách khác đo lường là một
cách lượng giá với mục đích gán con số hay thứ bậc cho đối tượng đo (
nghiên cứu ) theo một hệ thống quy tắc hay chuẩn mực nào đó.
Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều định nghĩa khác nhau về đo lường
- Theo K.D.Hopkins và J.C.Stalay : Đo lường là quá trình mà với nó, sự việc
được phân biệt .
- Theo Q. Stodola và K.Stordahl : Đo lường trong giáo dục là phương tiện
để thu thập, phân tích dữ liệu về đặc tính, hành vi con người một cách có hệ
thống làm cơ sở cho những hành động thích hợp .
Trong đo lường, các loại thang đo có vai trò cực kỳ quan trọng. Những
công cụ đo lường trong nghiên cứu giáo dục có các loại sau :
- Thang đo định danh : ( nominal scale ) là kiểu đo lường đánh giá sự vật
, hiện tượng hay đặc tính theo tên gọi ( định danh ) theo giói tính nam-nữ;
theo vùng miền ( bắc, nam ,trung) ; theo nhóm tuổi ( trẻ em, người lớn ); theo
trình độ học lực ( kém, trung bình , khá, giỏi..) hay khi cần phân loại theo
đặc trưng mầu sắc ( xanh, dỏ, vàng..vv)
Thang định danh là phép đo khái quát không nhằm cung cấp thông tin
cụ thể, chính xác về đặc tính và sự khác biệt của các đối tượng đo.
- Thang định hạng : ( ordinal scale ) là kiểu đo lường đánh giá sự vật ,
hiện tượng hay đặc tính theo thứ bậc hay trật tự của chúng. Ví dụ khi muốn
phân loại năng lực học tập một môn nào đó ( như môn Toán chẳng hạn ) của
một nhóm học sinh theo thứ hạng điểm thi hay tổng kết từ điểm cao nhất
đến điểm thấp nhất hay muốn phân loại đồ vật theo kích cỡ, trọng lượng từ
to nhất, nặng nhất đến bé nhất, nhẹ nhất vv.
Thang định hạng cũng là phép đo khái quát không nhằm cung cấp thông
tin cụ thể, chính xác về đặc tính và mức độ khác biệt giữa các đối tượng mà
chỉ nhằm chỉ ra vị trí, mối tương quan thứ bậc của các đối tượng đo.
- Thang định khoảng : ( interval scale ) là kiểu đánh giá, phân loại các
sự vật, hiện tượng hay đặc tính theo những đơn vị phân loại bằng nhau ở bất
kỳ khoảng nào trên thang đo . Vị dụ cụ thể nhất là các phép đo bằng thước
mét. Phép đo chiều cao bằng thước mét là một kiểu đo theo thang định

khoảng : sự khác biệt giữa người cao 175 cm-170cm và người cao 160 cm -
155 cm đều ở một khoảng như nhau là 5 cm. Hay các thang đo định khoảng
về điểm đánh giá theo thang 10 điểm, 100 điểm..vv . Cần lưu ý một số đối
tượng đo do tính chất đặc thù ( khác với các phép đo cơ học ) có sự khác biệt
giữa các khoảng tuyệt đối ở các mức khác nhau . Ví dụ khi đo vượt xà ở mức
cao thì chênh 1-2 cm là khó đạt hơn khi còn ở mức xà thấp ; những người có
chỉ số IQ tưong ứng là 110 và 120 ( cách nhau 10 điểm) không có nghĩa
giống sự cách biệt 10 điểm ở các mức 80-90 và như vậy ở đây mang tính chát
của phép đo định hạng.
- Thang định tỷ lệ ( Ratio scale ) là lại thang đo khi cần phân loại các
sự vật, hiện tượng hay đặc tính với thang đo khoảng mà thang đo có điểm
không thực sự . Ví dụ khi dùng thang đo vận tốc ( km/giờ ). Số km/giờ nói
lên tốc độ chuyển động của một vật ( ví dụ ôtô có vận tốc 50 km/giờ ) . Mỗi
km/giờ chỉ sự gia tăng tốc độ theo khoảng còn ở okm/giờ ôtô đứng yên.
Trong lĩnh vực đo đánh giá nhận thức , thái độ, năng lực, hành vi của một cá
nhân trên thực tế không có điểm o thực sự mà là điểm o tự đặt ( Arbitrary
zero point )
Người ta cho rằng ít nhất là có năm trình độ/bậc chất lượng cần được
định rõ trong một thang đánh giá tốt với nhiều bậc, với những mô tả về ít
nhất là 3 trong 5 bậc đó. Thêm vào, có 3 loại chủ yếu của thang đánh giá
nhiều bậc để lựa chọn: số, đồ hoạ và đồ hoạ mô tả.
Thang đánh giá bằng số: Ví dụ
5. Ưu tú, đạt được tất cả các tiêu chuẩn
4. Rất tốt, đạt được hầu hết các tiêu chuẩn
3. Tốt, đạt được một số tiêu chuẩn
2. Đạt, đạt được một số ít tiêu chuẩn
1. Kém, Không đạt tiêu chuẩn.
Trong thang đánh giá theo đồ hoạ
Mỗi tính chất được chia theo trên một đờng nằm ngang với s phân loại
trả lời được vạch trên đó. Các mức độ được tạo ra bằng cách đặt sự kiểm
tra vào vị trí thích hợp trên đờng kẻ trên nh trong ví dụ được chỉ ra sau đây.


Kém (Poor) Đạt ( Pass) Khá Tốt (Good) Ưu tú (Excellent)
Thang chia độ đồ thị mô tả cũng giống như đồ hoạ, ngoại trừ những
sự mô tả trên đó là những phác thảo ngắn gọn về hành vi của người học ở
mỗi trình độ trên thang. Ví dụ:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top