m_pro

New Member
Download miễn phí Tiểu luận EQ- Quan niệm và cách đo



Trong một thời gian dài người ta dùng chỉ số IQ để tìm kiếm người tài vì tin rằng người có IQ cao sẽ có xác suất thành công cao hơn người khác. Tuy vậy một số nghiên cứu khoa học lại cho thấy chỉ 25% số người thành công là có chỉ số IQ cao hơn trung bình. Nghĩa là chỉ số IQ không giải thích được sự thành công vượt trội của 75% số người còn lại.
Trong một nghiên cứu tại Met Life, Seligman và đồng nghiệp của ông đã nhận thấy rằng những người bán hàng lạc quan sẽ bán được hơn 37 % trong 2 năm đầu so với những người bi quan. Khi công ty thuê một nhóm những cá nhân đặc biệt, những người đạt chỉ số lạc quan cao thì lượng hàng bán ra sẽ nhiều hơn 21% trong năm đầu tiên và 57% trong năm thứ hai, trung bình họ bán ra nhiều hơn các đại lí là 27%. Trong một nghiên cứu khác về chủ nghĩa lạc quan thông thái, Seligman đã kiểm tra 500 thành viên của một lớp năm thứ nhất trường Đại học Pennsylvania, ông đã thấy rằng kết quả của họ trong bài kiểm tra về tinh thần lạc quan là tốt hơn rất nhiều so với đoán và so với học sinh phổ thông.

I. Định nghĩa
EQ là viết tắt của cụm từ “emotional quotient”-chỉ số cảm xúc.
Vào những năm 1900, mặc dù các định nghĩa truyền thống về trí tuệ nhấn mạnh tới yếu tố nhận thức như là trí nhớ và khả năng giải quyết vấn đề, nhiều nhà khoa học có ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của khía cạnh “ngoài nhận thức”. Ngay từ những năm 1920, E.L.Thorndike đã sử dụng khái niệm “hiểu biết xã hội” để miêu tả kĩ năng hiểu và quản lý người khác. Năm 1940, David Wechsler đã miêu tả ảnh hưởng của yếu tố không hiểu biết tới các ứng xử thông minh, và chứng tỏ xa hơn rằng các mô hình của chúng ta về sự thông minh vẫn chưa hoàn thiện cho tới khi chúng ta có thể miêu tả thích đáng các yếu tố này. Năm 1983, trong cuốn “Những cơ cấu của nhận thức: lý thuyết về thông minh bội” của Howard Gardner đã giới thiệu những ý tưởng về những thông minh bội mà trong đó bao gồm “trí tuệ giữa các cá nhân” (khả năng hiểu những ý định, động cơ và mong muốn của người khác) và “trí tuệ trong cá nhân” (khả năng hiểu ai đó, tán đồng cảm nhận của người đó, cảm giác sợ hãi và động cơ thúc đẩy). Năm 1985, Wayne Payne là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ trí tuệ cảm xúc trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu về xúc cảm: phát triển trí tuệ cảm xúc”. Tuy nhiên, thuật ngữ gần tương tự đã xuất hiện trước đó vào năm 1966 (Leuren). Năm 1989, Greenspan đề xuất mô hình trí tuệ cảm xúc này.
Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở đại học Yale và John Mayer ở đại học Hampshire đã đưa ra thuật ngữ “trí thông minh cảm xúc”. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác. Nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy, dễ thích nghi với, luôn tìm được sự hoà hợp trong tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những thiên tài đơn độc. Đến năm 1996, khái niệm EQ được định nghĩa lại. Theo họ, “EQ dùng để chỉ năng lực nắm bắt và làm chủ tình cảm của một con người, năng lực điều khiển và phán đoán tình cảm của người khác, cùng với năng lực tiếp nhận những khó khăn tạm thời, cũng như mức độ lạc quan trước cuộc sống của con người”.
Năm 1995, Daniel Goleman đã xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình về “trí tuệ cảm xúc” và nó đã trở thành một thuật ngữ nóng bỏng nhất trong các công ty Mỹ. Theo ông, trí tuệ cảm xúc chính là sự đồng cảm, năng lực tự thúc đẩy hay kiên trì trong sự bất hạnh, làm chủ những xung năng của mình và nhẫn nại chờ đợi sự thoả mãn những ham muốn của mình, có khả năng giữ gìn tính khí đều đều và không để mình bị sự buồn rầu chi phối đến mức không thể suy nghĩ gì được nữa.
Có nhiều định nghĩa về EQ, tổng hợp các định nghĩa của các tác giả về trí tuệ cảm xúc, theo tôi, “Trí tuệ cảm xúc là khả năng cảm giác được cảm xúc, nhận biết nó và đặt tên cho nó một cách đúng đắn. Những người có trí tuệ cảm xúc biết cách thể hiện tình cảm của mình phù hợp với hoàn cảnh, có khả năng điều khiển nó. Khả năng thích nghi của họ cho phép họ hoạt động tốt hơn. Sự phân biệt được cảm xúc của người khác là điều cơ bản trong mối quan hệ với mọi người, mà người nắm bắt được cảm xúc của mình đồng thời biết kiềm chế nó, sẽ hiểu được cảm xúc của người khác tốt hơn. Khả năng này được gọi là sự đồng cảm. Một tính chất quan trọng nữa của trí tuệ cảm xúc là khả năng tập trung tình cảm vào những mục đích mà họ muốn đạt được. Tình cảm và sự đồng cảm giúp họ nhưng không có nghĩa là bỏ qua lý trí. Người có trí tuệ cảm xúc là người biết cân bằng lí trí và tình cảm”.
II. Một số quan niệm của các tác giả về nội dung của trí tuệ cảm xúc
2.1 EQ theo quan niệm của Peter Selovey
Đối với EQ, P.Salovey đã đưa ra một số kiến giải độc đáo khi ông giải thích nội dung của EQ. Ông đã tiến hành nghiên cứu về 5 mặt sau:
2.1.1 Xúc cảm tự nhận thức
Bản chất của việc này là cơ sở của EQ, năng lực sẵn sàng nhận thức được cảm xúc này vô cùng quan trọng đối với việc hiểu biết chính mình. Người không hiểu được cảm thụ thực sự của bản thân ắt sẽ phải làm nô lệ cho cảm xúc, ngược lại, nắm chắc cảm xúc mới có thể làm chủ cuộc sống, mới nhanh chóng giải quyết được những vấn đề hệ trọng trong cuộc đời như hôn nhân, công việc…
2.1.2 Hiểu rõ và điều khiển được cảm xúc
Việc quản lý xúc cảm phải được xây dựng trên cơ sở tự nhận thức. Những người thiếu năng lưck này thường đối mặt với trầm cảm, còn những người biết vận dụng tốt nó thì dễ dàng vượt qua và dũng cảm bước tiếp.
2.1.3 Tự khích lệ
Dù là muốn tập trung chú ý, tự khích lệ, hay phát động sáng tạo, thì việc tập trung xúc cảm vào một mục tiêu là tuyệt đối cần thiết. Bất kỳ thành công nào cũng đều phải dựa vào khả năng tự khống chế cảm xúc, khắc phục những chấn động và kìm hãm sự tự mãn. Nói chung, người biết tự khích lệ mình thì khi làm việc sẽ đạt hiệu suất cao
2.1.4 Nhận biết cảm xúc của người khác
Sự đồng cảm cũng là một kĩ năng giao tiếp cơ bản, nó được xây dựng trên cơ sở tự nhận thức. Người sẵn lòng đồng cảm với người khác sẽ biết phát hiện ra những nhu cầu của họ qua những thông tin nhỏ nhặt.
2.1.5 Khai thông quan hệ giao tiếp
Quan hệ giao tiếp của con người chính là một nghệ thuật về quản lý xúc cảm ở người khác. Nhân duyên, năng lực lãnh đạo, mức độ hoà hợp trong giao tiếp…của mỗi người đều có liên quan đến năng lực này. Người có năng lực này thường dễ thành công
2.2 Trí tuệ cảm xúc theo quan niệm của Daniel Goleman.
D.Goleman cho rằng, trí tuệ cảm xúc không đơn thuần là “sự tử tế” thậm chí, tại những thời điểm quyết định nó không đòi hỏi “sự hoàn hảo”, đặc biệt là khi chúng ta phải thẳng thắn đối mặt với một sự thật không dễ chịu gì nhưng lại không tránh khỏi. Trí tuệ cảm xúc không có nghĩa là để mọi người tự do và có cảm giác “hãy để mọi thứ tự nhiên” mà nó có nghĩa là phải kiểm soát được tình cảm để chúng bộc lộ một cách thích hợp và hiệu quả, khuyến khích những người xung quanh hợp tác ăn ý với nhau để đạt mục tiêu chung. Trí tuệ cảm xúc không phụ thuộc vào yếu tố di truyền hay chỉ phát triển trong thời kì thiếu niên. Không giống như IQ vốn thay đổi rất ít sau khi chúng ta trưởng thành, EQ là khả năng có thể học hỏi và ngày càng sắc sảo hơn trong cuộc sống, tức là được tích luỹ dần tư kinh nghiệm của chúng ta.

Goleman đã cố gắng chứng minh ý tưởng của mình bằng cách phân biệt giữa trí tuệ cảm xúc và năng lực cảm xúc. Năng lực cảm xúc là các kĩ năng thực tế dựa trên trí tuệ xúc cảm nhằm đem lại hiệu quả trong công việc. Bản chất của năng lực gồm 2 khả năng: sự thông cảm- liên quan đến việc nắm bắt được những tình cảm của người khác và các kĩ năng xã hội- cho phép kiểm soát những tình cảm đó một cách khéo léo. Trí tuệ ...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vuongtlh1

New Member
Re: [Free] Tiểu luận EQ- Quan niệm và cách đo

Tiểu luận EQ - Quan niệm và cách đo
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Tiểu luận EQ - Quan niệm và cách đo

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top