Download miễn phí Tổng hợp về an toàn hóa chất - Phần 1





Dân cư có thể phơi nhiễm trực tiếp với các phóng xạ đó từ không khí hay thức ăn và đồ
uống bị nhiễm các chất này.
* Nếu hít hay nuốt phải phóng xạ iốt, phóng xạ này sẽ tậptrung ở tuyến giáp và làm
tăng nguy cơ ung thư tuy ến giáp. Có thể giảm nguy cơ này bằng cách uống viên nén iốt
kali để trung hòa tuyến giáp và giúp ngăn chặn việc hấp thụ phóng xạ này. Về lâu dài,
việc dùng viên nén i-ốt kali trước hay ngay sau khi phơi nhiễm có thể giảm nguy cơ ung
thư. Các cơ quan chức năng sẽ quyết định liệu có cần dùng thuốc này hay không



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Các hướng dẫn về phơi nhiễm
phóng xạ
Tiếp theo khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban hành
các hướng dẫn mới về cách thức hạn chế mức độ phơi nhiễm phóng xạ có thể gây ung
thư, đặc biệt là đối với trẻ em và thanh niên.
WHO cho rằng các biện pháp mà Nhật Bản đã áp dụng cho đến nay đều đáp ứng các
khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng của Tổ chức này, bao gồm sơ tán dân cư trong bán
kính 20km quanh nhà máy điện nhạt nhân Fukushima và yêu cầu người dân trong bán
kính 30 km hãy ở trong nhà.
Hiện tại chưa có biểu hiện nào về các nguy cơ an toàn thực phẩm do nhập khẩu thực
phẩm từ Nhật Bản.
Việc sản xuất lương thực hay thu hoạch mùa màng ở khu vực chịu ảnh hưởng chắc chắn
không diễn ra, song WHO khuyến nghị nên bảo vệ mùa màng và vật nuôi trong khu vực
này.
Dưới đây là các khuyến nghị của WHO:
* Nguồn phóng xạ hạt nhân chính thoát ra từ nhà máy điện hạt nhân là phóng xạ ceisum
và phóng xạ iốt.
Dân cư có thể phơi nhiễm trực tiếp với các phóng xạ đó từ không khí hay thức ăn và đồ
uống bị nhiễm các chất này.
* Nếu hít hay nuốt phải phóng xạ iốt, phóng xạ này sẽ tập trung ở tuyến giáp và làm
tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Có thể giảm nguy cơ này bằng cách uống viên nén iốt
kali để trung hòa tuyến giáp và giúp ngăn chặn việc hấp thụ phóng xạ này. Về lâu dài,
việc dùng viên nén i-ốt kali trước hay ngay sau khi phơi nhiễm có thể giảm nguy cơ ung
thư. Các cơ quan chức năng sẽ quyết định liệu có cần dùng thuốc này hay không.
* Nếu mức độ phóng xạ vượt qua một ngưỡng nhất định sẽ có thể gây đỏ da, rụng tóc,
cháy phóng xạ và hội chứng nhiễm phóng xạ cấp tính. Do tính chất công việc, các nhân
viên cứu hộ và công nhân nhà máy điện hạt nhân có thể bị phơi nhiễm với mức độ phóng
xạ cao hơn so với dân thường.
* Phơi nhiễm phóng xạ có thể tăng nguy cơ ung thư. Trong số những người sống sót
trong vụ Mỹ ném bm nguyên tử xuống Nhật Bản vào mùa thu 1945, nguy cơ mắc bệnh
bạch cầu gia tăng chỉ vài năm sau khi nhiễm xạ trong khi các bệnh ung thư khác gia tăng
sau hơn 10 năm bị nhiễm.
* Trẻ em và thanh niên có nguy cơ cao hơn bị ung thư tuyến giáp sau khi nhiễm xạ.
* Để bảo đảm, các biện pháp như hạn chế sử dụng rau và các sản phẩm bơ sữa được sản
xuất ở vùng lân cận nhà máy điện cũng có thể giúp làm giảm phơi nhiễm.
* Nếu vào nhà sau khi bị phơi nhiễm phóng xạ, hãy cởi bỏ quần áo ở cửa để tránh nhiễm
tiếp vào nhà hay nơi trú ẩn. Cởi bỏ quần áo và giầy rồi cho chúng vào một túi nhựa. Bịt
kín túi lại và đặt vào một nơi an toàn, tránh xa khu vực sinh hoạt, trẻ em và vật nuôi.
* Tắm bằng nước ấm và xà phòng. Thông báo cho nhà chức trách biết bạn có quần áo và
tư trang nhiễm xạ để được xử lý thích hợp và tiêu hủy theo quy trình chuẩn quốc gia.
* Nếu được yêu cầu ở trong nhà, cần tìm phòng an toàn nhất trong nhà hay trong cơ
quan nơi không có cửa sổ hay cửa ra vào. Nên tắt hệ thống thông gió, như là các hệ thống
sưởi hay làm mát.
* Thực phẩm có thể bị nhiễm xạ từ tình trạng nguy cấp về hạt nhân hay phóng xạ. Bề
mặt của thực phẩm như rau, quả hay thức ăn gia súc có thể nhiễm xạ do tích tụ vật liệu
phóng xạ rơi xuống từ khôngkhí hay nước mưa.
* Qua thời gian, phóng xạ cũng có thể tích tụ trong thực phẩm vì phóng xạ truyền từ đất
vào mùa màng, gia súc hay vào sông, hồ và biển nơi cá và tôm cua ốc cũng có thể nhiễm
xạ.
* Phóng xạ không nhiễm vào thực phẩm đã đóng gói; ví dụ như đồ hộp hay thực phẩm
bọc trong túi nhựa được bảo vệ khỏi nhiễm xạ miễn là thực phẩm được đóng kín.
* Trong giai đoạn khẩn cấp ban đầu, nếu vẫn an toàn nên đựng rau và cỏ gia súc vào các
túi nhựa hay giấy dầu. Lùa vật nuôi từ đồng cỏ vào chuồng trại. Thu hoạch hoa màu và
bảo quản.
* Tránh dùng sữa và rau sản xuất tại địa phương, tránh giết mổ gia súc và câu cá, săn bắn
hay thu hái nấm và các thực phẩm khác trong rừng.
...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top