daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời Mở Đầu
Từ những năm 1980, Việt Nam bắt đầu bước vào công cuộc đổi mới nền kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà Nước. Công cuộc đổi mới và chính sách mở cửa đã khiến nền kinh tế có những bước chuyển mình lớn sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh và các thành phần kinh tế để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới .
Trong điều kiện đó các luồng đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam rất mạnh kết hợp với nguồn lực tiềm năng trong nước đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. ở tất cả các thành phần kinh tế chúng ta đều có thể tìm được những mô hình sản xuất kinh doanh năng động có hiệu quả cao. Đặc biệt là ngay trong thành phần kinh tế nhà nước vốn gắn bó lâu năm với cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp thì nay cũng đã có nhiều biến đổi mạnh mẽ thích nghi và trụ vững trong cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Công ty May 10 là một DNNN với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc đã có cố gắng nắm bắt những cơ hội và vượt qua những khó khăn mà xu thế chung của nền kinh tế mang lại để phát triển và vươn nên.
Trong quá trinh thực tập tại Công ty May 10, với sự giúp đỡ nhiệt tình các cán bộ Kế toán tài chính trong Công ty, em đã hoàn thành “Báo cáo thực tập tổng hợp” phản ánh về thực trạng, những mặt thuận lợi, khó khăn, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục về Kế toán tại Công Ty May 10.
Để làm rõ những vấn đề nêu trên, Báo cáo tổng hợp được trình bày theo các nội dung :
Phần I : Giới thiệu chung về công ty.
Phần II : tình hình thực tế công tác kế toán tại công ty.
Phần III : Hoàn thiện quy trình hạch toán các phần hành kế toán tại công ty, đánh giá nhận xét.
Phần I
Giới thiệu chung về Công ty
- Tên giao dịch Việt Nam: Công ty May 10
- Tên giao dịch Quốc tế: GARMENT COMPANY (GARCO10)
- Địa chỉ: Km10 - Thị trấn Sài Đồng - GIa Lâm - Hà Nội
I. Một số vấn đề chung.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty May 10 là một doanh nghiệp Nhà nước, hiện nay trực thuộc Công ty Dệt - May Việt Nam. Tiền thân của Công ty May 10 ngày nay là các xưởng may quân trang phục vụ quân đội.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, các xưởng may từ Việt Bắc, Khu ba, Khu bốn, Liên khu năm và Nam bộ đã tập hợp về Hà Nội và sát nhập thành Xí nghiệp May 10 - thuộc Cục quân nhu -Tổng cục hậu cần - Bộ quốc phòng. Thời kỳ đó nhiệm vụ chung của Xí nghiệp là may quân trang phục vụ cho quân đội. Năm 1956, May 10 chính thức về tiếp quản một doanh trại quân đội Nhật đóng trên đất Gia Lâm với diện tích gần 2500m2 nhà xưởng các loại. Ngày 8/1/1959, Xí nghiệp May 10 vinh dự được Bác Hồ đến thăm.
Do nhu cầu và tình hình thực tế của đất nước, năm 1961 Xí nghiệp May 10 chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý. Năm 1971, Xí nghiệp May 10 chuyển sang Bộ nội thương quản lý với nhiệm vụ là sản xuất gia công xuất khẩu và may quân trang phục vụ cho quân đội.
Năm 1975, Xí nghiệp May 10 chuyển sang nhiệm vụ chủ yếu là làm hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng của Liên Xô và các nước khối SEV. Lúc này công tác quản lý đã đi vào nề nếp, do đó quy mô của May 10 phát triển rất nhanh, mỗi năm Xí nghiệp May 10 đã xuất khẩu sang các nước XHCN từ 4 đến 5 triệu sản phẩm.
Năm 1990, khi Liên Xô tan rã, kéo theo sự xụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu làm cho thị trường bị thu hẹp dẫn đến May 10 mất đi một số khách hàng quen thuộc, gây cho may 10 cũng như nhiều Xí nghiệp khác ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn tưởng chừng đang có nguy cơ bị giải thể. Trước tình hình khó khăn đó, May 10 cùng với sự giúp đỡ của một số cơ quan liên quan, Lãnh đạo Xí nghiệp May 10 đã quyết tâm tìm mọi biện pháp để ổn định sản xuất như: Chuyển hướng thị trường sang khu vực 2 và phục vụ tiêu dùng trong nước. Thực hiện đầu tư và đổi mới một số thiết bị đã cũ kỹ và lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại hơn. Nhờ đó mà Xí nghiệp May 10 đã đứng vững trên thị trường và hàng năm May 10 đã xuất khẩu ra nước ngoài hàng triệu áo sơ mi và hàng nghìn áo Jackét và sản phẩm may mặc khác, mặt khác phục vụ tiêu dùng trong nước khá lớn.
Dựa trên những bước tiến và sự phát triển không ngừng của Xí nghiệp May 10, trước những đòi hỏi về nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới. Đồng thời hoà chung với những thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Ngày 14/12/1992, Bộ Công nghiệp nhẹ đã có quyết định số 1090/TCLĐ chuyển đổi Xí nghiệp May 10 thành Công ty May 10 thuộc Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam. Hiện nay, Công ty May 10 có tổng số vốn: 32.407 tỷ (trong đó Vốn lưu động: 6,229 tỷ).
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty May 10.

kết luận

Trước những yêu cầu khắt khe của thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn hoàn thiện tổ chức công tác kế toán, có như vậy doanh nghiệp mới hoạt động một cách có hiệu quả và mới có thể tồn tại, đứng vững trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay.
Qua quá trình thực tập tại Công ty May 10, nhờ sự giúp đỡ tận tình của cô, anh chị phòng kế toán Công ty, cán bộ các phòng ban khác cùng với sự chỉ đạo tận tình của giáo viên hướng dẫn em đã có sự hiểu biết thực tế về công tác kế toán tại công ty và cũng thấy được việc tổ chức công tác kế toán tại công ty tương đối phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của nhà nước quy định, bộc lộ những ưu điểm và mặt nhược điểm của công tác kế toán tài chính tại công ty.
Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét và một số đề xuất để hoàn thiện công tác kế toán tại công ty, em mong rằng phương hướng này sẽ góp phần nhỏ vào để hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.
Với thời gian thực tập không dài kinh nghiệm thực tế chưa có, do vậy em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em mong nhận được sự đóng góp của cô để em có thể hiểu biết hơn về phương diện lý luận cũng như thực tiễn về công tác kế toán.


Lời Mở Đầu 1
Phần I 1
Giới thiệu chung về Công ty 2
I. Một số vấn đề chung. 2
1. Quá trình hình thành và phát triển. 2
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty May 10. 3
2.1. chức năng của Công ty May 10. 3
2.1. Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty May 10: 4
3. Quy trình công nghệ sản phẩm. 5
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy. 7
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. 7
2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. 7
III. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. 11
1. Sơ đồ kết cấu sản xuất của công ty . 11
2. Hình thức tổ chức sản xuất : 11
3. Kết cấu sản xuất của Công ty May 10. 12
IV. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức sổ kế toán. 13
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. 13
2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. 13
2.1. Chức năng và số lượng nhân viên kế toán. 13
2.2. Nhiệm vụ. 14
3. Hình thức sổ và tổ chức công tác kế toán tại công ty. 17
Phần II 20
tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại công ty 20
I. Các phần hành kế toán tại đơn vị. 20
1. Kế toán TSCĐ. 20
2. Kế toán tiền lương và bảo hiểm. 20
3. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 20
4. Kế toán vốn bằng tiền. 21
II. Quy trình hạch toán Kế toán từng phần hành. 21
1. Tổ chức hạch toán tài sản cố định. 21
1.1. Chứng từ sử dụng tại công ty. 21
1.2. Quy trình luân chuyển. 22
1.3. Sổ sách áp dụng. 22
1.3.1. Sổ chi tiết. 22
1.3.2. Sổ tổng hợp TSCĐ. 23
1.4. Quy trình làm kế toán phần hành. 23
2. Tổ chức hạch toán tiền lương và bảo hiểm xã hội. 24
2.1. Chứng từ sử dụng. 24
2.2. Sổ sách áp dụng. 25
2.3. Quy trình làm phần hành kế toán. 25
3. Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 26
3.1. Chứng từ sử dụng. 26
3.2. Tổ chức hạch toán về nhập, xuất vật tư. 27
3.2.1. Tổ chức hạch toán nhập vật tư. 27
3.2.2. Tổ chức hạch toán xuất vật tư : 28
3.3. Tổ chức hạch toán chi tiết . 29
3.3.1. Sổ sách áp dụng. 29
3.3.2. Sơ đồ quy trình hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song. 30
3.4. Hạch toán tổng hợp . 30
3.4.1. Sổ sách sử dụng. 30
3.4.2. Quy trình hạch toán. 31
4. Tổ chức hạch toán vốn bằng tiền. 32
4.1. Chứng từ sử dụng. 32
4.2. Tổ chức lập và luân chuyển phiếu thu và phiếu chi. 32
4.2.1. Tổ chức lập và luân chuyển phiếu thu. 32
4.2.2. Tổ chức lập và luân chuyển phiếu chi. 33
4.3. Sổ sách sử dụng. 34
4.4. Quy trình hạch toán. 35
5. Tổ chức hạch toán vốn chủ sở hữu. 35
5.1. Sổ sách sử dụng. 35
5.2. Quy trình hạch toán. 36
6. Tổ chức hạch toán quá trình thanh toán với người mua, người bán. 37
6.1. Tổ chức hạch toán ban đầu. 37
6.2. Tổ chức hạch toán thanh toán trên hệ thống sổ sách. 37
6.2.1. Các sổ sách sử dụng. 37
6.2.2. Quy trình luân chuyển. 38
7. Tổ chức hạch toán quá trình mua hàng. 39
7.1. Tổ chức hạch toán ban đầu. 39
8. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 39
8.1. Chứng từ sử dụng tại công ty. 39
8.2. Sổ sách áp dụng. 40
8.2.1. Sổ chi tiết. 40
8.2.2. Sổ tổng hợp. 40
8.3. Quy trình làm phần hành kế toán. 40
9. Tổ chức hạch toán thành phẩm, hàng hóa, tiêu thụ. 41
9.1. Tổ chức hạch toán thành phẩm, hàng hóa. 41
9.1.1. Tổ chức hạch toán ban đầu nhập – xuất. 41
9.1.2. Tổ chức hạch toán chi tiết thành phẩm hàng hóa. 41
9.1.3. Tổ chức hạch toán tổng hợp. 42
Cuối năm, từ sổ cái kế toán lập bảng cân đối phát sinh tổng hợp và lập báo cáo tài chính. 43
9.2. Tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. 43
9.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu. 43
9.2.2. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên hệ thống sổ sách: 44
10. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. 45
phần III 46
Hoàn thiện quy trình 46
hạch toán các phần hành kế toán tại công ty 46
1.Phần hành kế toán TSCĐ. 46
1.1. Ưu điểm. 46
1.2. Nhược điểm. 46
2. Phần hành tiền lương và bảo hiểm xã hội. 46
2.1. Ưu điểm. 46
3. Phần hành kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 47
3.1.Ưu điểm. 47
3.2. Nhược điểm. 47
3.3. Hoàn thiện. 47
4. Phần hành vốn bằng tiền. 47
5. Kế toán vốn chủ sở hữu. 48
6. Kế toán thanh toán . 48
7. Kế toán quá trình mua hàng. 48
8. Phần hành kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. 49
8.1. Đối với phần hành kế toán chi phí sản xuất. 49
8.2. Đối với phần hành tính giá thành. 49
9. Kế toán thành phẩm, hàng hóa, tiêu thụ và thanh toán với người mua. 49
10. Phần hành báo cáo của công ty. 50
kết luận 51

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top