Download miễn phí Đề tài Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam





ĐỀ CƯƠNG
 
1. Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin:
1.1. Chủ nghĩa duy vật lịch sử:
1.1.1. Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
1.1.1.1. Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội:
Theo quan điểm duy vật về lịch sử thì sản xuất vật chất giữ vai trò là nền tảng vật chất của toàn bộ đời sống xã hội loài người.
1.1.1.2. Vai trò của cách sản xuất vật chất đối với sự vận động và phát triển của xã hội:
cách sản xuất quyết định trình độ phát triển, quá trình vận động phát triển của nền sản xuất vật chất của xã hội. Do đó, nó quyết định trình độ phát triển của xã hội và sự vận động phát triển của xã hội.
1.1.1.3. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa hai mặt đối lập, quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
1.1.2. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
1.1.2.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng:
Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội
1.1.2.2. Khái niệm kiến trúc thượng tầng:
Khái niện kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ các hình thái ý thức xã hội và các thiết chế xã hội tương ứng với các hình thái đó.
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội có mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng.
1.2. Thực tiễn kinh nghiệm của các nước trên thế giới:
1.2.1. Trung Quốc:
Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn đặt căn bản trên ba nguyên lý là Dân Tộc, Dân Quyền, và Dân Sinh. Chủ nghĩa Tam Dân thể hiện cái nhìn xa vượt lên trên sự tranh giành ngai vị tầm thường của Tôn Trung Sơn để đi đến sách lược chăm lo cho đời sống nhân dân cũng như bảo vệ quyền tự do cá nhân trong một xã hội công bằng.
1.2.2. Liên Xô:
1.2.2.1. Nội dung của chính sách kinh tế mới (NEP)
Thứ nhất, bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa của nông dân. Thứ hai, những xí nghiệp nhỏ trước đây bị quốc hữu hóa, nay cho tư nhân thuê hay mua lại để kinh doanh tự do. Thứ ba, cho phép mở rộng trao đổi hàng hóa. Thứ tư, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh.
1.2.2.2. Thành tựu đạt được
Chính sách kinh tế mới đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất ở cả thành thị và nông thôn.
2. Thực tiễn ở Việt Nam:
2.1. Đặc điểm tình hình Việt Nam thời kỳ miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ thủ công, mang tính chất cá nhân hóa; chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh tàn phá; tiến lên chủ nghĩa xã hội mà không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
2.2. Quá trình xây dựng nên kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc:
2.2.1. Khôi phục kinh tế (1955-1957)
Khôi phục kinh tế là khôi phục các cơ sở sản xuất, khôi phục mức sản xuất ngang trước chiến tranh và làm biến đổi tính chất của nền kinh tế cho phù hợp với chế độ dân chủ nhân dân.
2.2.2. Cải tạo và phát triển kinh tế (1958-1960)
Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích cải biến nền kinh tế quốc dân nhiều thành phần thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với hai hình thức sở hữu chủ yếu là toàn dân và tập thể.
2.2.3. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa song song với việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
3. Nội dung của vấn đề:
3.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một xã hội nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội.
3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
Theo Hồ Chí Minh, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Hồ Chí Minh nhấn mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội một quá trình lâu dài, phải biết làm dần dần, thận trọng từ thấp đến cao, trong đó trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
3.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ:.
3.3.1. Chính trị:
Phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, dân làm chủ, Nhà nước giữ vai trò quản lý xã hội.
3.3.2. Văn hóa - xã hội:
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới.
3.3.3. Kinh tế:
Hồ Chí Minh đề cập đến lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế.
4. Tính đúng đắn của luận điểm:
4.1. Những nội dung cơ bản của đổi mới kinh tế:
4.1.1. Xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
4.1.2. Điều chỉnh cơ cấu các ngành kinh tế, đổi mới về nội dung và cách thức công nghiệp hóa.
4.1.3. Đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế: cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
4.1.4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
4.2. Những chuyển biến của nền kinh tế:
4.2.1. Nền kinh tế tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ cao.
4.2.2. Kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát.
4.2.3. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng năng động và hiệu quả.
4.2.4. Cơ chế quản lý kinh tế mới đã bước đầu được hình thành, xây dựng một bước nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
4.2.5. Kinh tế đối ngoại được phát triển nhanh, mở rộng về quy mô, đa dạng hóa hình thức và đa phương hóa thị trường.
4.2.6. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, cả về đời sống vật chất và tinh thần.
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Thứ nhất, cách sản xuất quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất vật chất của xã hội và cũng chính qua đó mà nó giữ vai trò là nhân tố quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội nói chung. Cũng chính vì vậy mà có thể nói, tiêu thức cơ bản để phân định trình độ phát triển của các nền sản xuất vật chất của xã hội chính là ở sự phân biệt về trình độ phát triển của cách sản xuất.
Thứ hai, cách sản xuất là nhân tố giữ vai trò quyết định tính chất, trình độ, nội dung và hình thức tổ chức kinh tế của một xã hội và cũng qua đó nó cũng giữ vai trò quyết định tính chất, trình độ, nội dung và hình thức đặc trưng của tổ chức chính trị – xã hội nói chung.
Thứ ba, cách sản xuất là nhân tố giữ vai trò quyết định đến cả cách hoạt động tinh thần của xã hội, chẳng hạn như cách tư duy của con người trong xã hội đó.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất là tổng thể các nhân tố được sử dụng trong quá trình sản xuất tạo thành năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng tự nhiên theo nhu cầu của con người.
Một là, xét đến các nhân tố hợp thành lực lượng sản xuất bao gồm: tư liệu sản xuất và người lao động (thực chất là sức lao động của người lao động). Cũng có thể gọi đó là nhân tố “vật” và nhân tố “con người” trong đó nhân tố con người là nhân tố giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất bởi vì nhân tố vật, suy cho cùng cũng chỉ là sản phẩm lao động của người lao động, đồng thời giá trị thực tế của nhân tố tư liệu sản xuất như thế nào trong lực lượng sản xuất cũng là cái được quyết định bởi năng lực sử dụng của người lao động trong thực tế sản xuất.
Hai là, khi nói đến cách sản xuất, cơ bản phải phân tích làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các yếu tố được vận dụng trong quá trình sản xuất thực tế, nhờ đó nó mới có thể tạo thành năng lực thực tiễn làm cải biến các đối tượng tự nhiên, sức mạnh cải biến môi trường tự nhiên theo nhu cầu của con người. Đây là phương diện chất của lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội (sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng). Có thể chỉ rõ hơn rằng, khái niệm quan hệ sản xuất dùng để chỉ tổng thể các mối quan hệ kinh tế của xã hội, nảy sinh tất yếu do nhu cầu khách quan của việc tiến hành các quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội – tức những quan hệ tất yếu khách quan cần có để thực hiện những lợi ích kinh tế giữa người ta với nhau và do đó mà có thể diễn ra được quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội.
Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Ba quan hệ trên có mối quan hệ biện chứng, nhưng quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định. Trong xã hội, những cuộc cải cách liên quan đến quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là cuộc cải cách đã tiến hành theo chiều sâu của nó.
Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất không phải là mối quan hệ giữa người với vật (tư liệu sản xuất) mà là mối quan hệ kinh tế giữa con người ta với nhau. Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất của xã hội, xét trên phương diện là những quan hệ sản xuất, cũng không phải là quan hệ giữa người với vật (các đối tượng quản lý) mà là quan hệ giữa người ta với nhau trong việc xác định địa vị chi phối điều khiển quá trình đó. Tương tự, quan hệ phân phối, với tư cách là quan hệ kinh tế, nó chính là mối quan hệ giữa con người ta với nhau trong việc xác định về quy mô cũng như phương pháp phân chia lợi ích có được nhờ quá trình sản xuất – tức lợi ích kinh tế.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một mối liên hệ ràng buộc thống nhất, không có lực lượng sản xuất hiện thực ngoài quan hệ sản xuất và ngược lại; lực lượng sản xuất nào thì quan hệ sản xuất đó, quan hệ sản xuất nào sẽ đòi hỏi một lực lượng sản xuất tương ứng.
Trong mối quan hệ này thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, củng cố và biến đổi của quan hệ sản xuất hiện thực. Sở dĩ như vậy là vì trong quá trình sản xuất, lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất.
Quan hệ sản xuất cũng có tác động trở lại sự bảo tồn, khai thác và phát triển lực lượng sản xuất theo hai hướng tác động (tích cực và tiêu cực).
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa hai mặt đối lập. Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng này là đi từ thống nhất đến những khác biệt căn bản và dẫn đến sự xung đột giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển đó, khi đó bắt đầu nhu cầu của những cuộc cải cách, hay cao hơn là một cuộc cách mạng, nhằm thực hiện sự cải biến những quan hệ sản xuất hiện thời theo hướng làm cho nó phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, nhờ đó tái thiết lập sự phù hợp mới của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.
Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
Khái niệm cơ sở hạ tầng:
Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội. Do đó, khi nói đến cơ sở hạ tầng của một xã hội thì thực chất là nói đến cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội đó và do vậy mà cũng có thể gọi tắt cơ sở hạ tầng xã hội là cơ sở kinh tể của xã hội.
Các bộ phận cấu thành của cơ sở hạ tầng gồm có quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất tương lai.
Khái niệm kiến trúc thượng tầng:
Khái niện kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ các hình thái ý thức xã hội và các thiết chế xã hội tương ứng với các hình thái đó.
Về cơ bản, phân tích kết cấu của kiến trúc thượng tầng gồm có hai lớp chính: hình thái ý thức xã hội và thiết chế xã hội tương ứng. Sự phân tích thành hai lớp chính như trên cho thấy bản chất của kiến trúc thượng tầng là hình thái ý thức xã hội còn thiết chế chỉ là hiện hình của ý thức xã hội.
Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội tồn tại trong tính quy định thống nhất với nhau: kiến trúc thượng tầng là các hình thức chính trị, pháp luật... của các quan hệ kinh tế và hoạt động kinh tế hiện thực của xã hội; ngược lại, cơ sở hạ tầng lại là cơ sở kinh tế hình thành nên những quan hệ và hoạt động chính trị, pháp luật, ... trong đời sống hiện thực của xã hội.
Thứ hai, trong mối quan hệ này, vai trò quyết đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn tại Thành phố Hồ Chí Văn hóa, Xã hội 0
V Thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại một số khách sạn 5 sao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
B Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong thời kì quá Tài liệu chưa phân loại 0
A Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá Tài liệu chưa phân loại 0
V Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên Ch Tài liệu chưa phân loại 0
N Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá Tài liệu chưa phân loại 0
R Tại sao Hồ Chí Minh lại chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong thời kỳ Tài liệu chưa phân loại 0
M Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ Tài liệu chưa phân loại 2
C Tại sao Hồ Chí Minh trủ trương cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ Tài liệu chưa phân loại 0
A Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top