Richman

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tại sao Hồ Chí Minh lại chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam?





Để đưa đất nước thoát dần ra khỏi cuộc khủng hoảng đã kéo dài hàng chục năm, tháng 12-1986, Đại hội VI của Đảng quyết định thực hiện đường lối đổi mới toàn diện , mở ra thời kỳ mới của phát triển kinh tế Việt Nam. Kết quả nổi bật của kinh tế Việt Nam trong gần 20 năm qua là tốc độ tăng trưởng GDP khá cao qua các thời kỳ gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đổi mới và hội nhâp (1986-2005)-> Đại hội VI của Đảng quyết định đổi mới toàn diện
-> Kế hoạch 5 năm (1986-1990) -> cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng dần
3.Nội dung chính sách
Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa -> Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế -> Hồ Chí Minh còn rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế -> Khoán trong sản xuất.
4.Tính đúng đắn của luận điểm
Đại hội lần thứ VI của Đảng đã chủ chương phát triển nền kinh kế hàng hóa nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn -> Chính sách kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH ->thực hiện dân giầu nước mạnh, tiến lên hiện đại hoá.
1.Xuất phát lý luận
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực là hoàn toàn phù hợp với quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử xã hội, phù hợp với tiến trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội. Cho dù đến nay, chủ nghĩa xã hội vẫn chưa xuất hiện ở những nơi mà chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến trình độ cao.
Theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác thì lực lượng sản xuất, xét đến cùng, bao giờ cũng là cái đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi cách sản xuất, dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội, thay đổi một chế độ xã hội mà Mác gọi là hình thái kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, Mác đi đến kết luận: xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, ứng với mỗi giai đoạn của sự phát triển đó là một hình thái kinh tế - xã hội. Và tiến bộ xã hội chính là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế - xã hội, là sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, tiến bộ hơn. Mác khẳng định: “tui coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.
Mặc dù khẳng định quá trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội là tiến trình bị quy định bởi các quy luật khách quan, nhưng Mác cũng luôn luôn cho rằng, con người “có thể rút ngắn và làm dịu bớt những cơn đau đẻ”. Điều đó có nghĩa là, trong quan niệm của Mác đã hàm chứa tư tưởng: quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những có thể diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn có thể diễn ra bằng con đường bỏ qua một giai đoạn phát triển nào đó, một hình thái kinh tế - xã hội nào đó trong những điều kiện và hoàn cảnh khách quan cụ thể nhất định. Như vậy về mặt lý luận, chúng ta có thể khẳng định sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay là quy luật khách quan trong quá trình phát triển của dân tộc, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của lịch sử và xu thế phát triển của thời đại. Chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu và đã trải nghiệm những thành công của công cuộc đổi mới chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và Trung Quốc. Trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây có nguyên nhân xa rời bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tách rời tính cách mạng với tính khoa học trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Quan điểm duy vật lịch sử đó của Mác đã cho chúng ta phương pháp nhận thức tổng thể các quan hệ xã hội bằng cách “quy” các quan hệ tư tưởng về các quan hệ vật chất, rồi từ các quan hệ vật chất rút ra các quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất là những quan hệ đầu tiên, cơ bản nhất, xét đến cùng, quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ đó “hình thành sợi chỉ xuyên qua toàn bộ sự phát triển, sợi chỉ duy nhất có thể làm cho ta hiểu được sự phát triển” của lịch sử xã hội. Nhưng “những quan hệ sản xuất của bất cứ xã hội nào cũng hợp thành một thể thống nhất” nên để hiểu được nó thì phải “viện đến tất cả những quan hệ khác của xã hội”. Chính việc rút ra những quan hệ vật chất, theo Lênin, Mác đã cung cấp cho khoa học xã hội một tiêu chuẩn khách quan để vạch ra ranh giới và phân biệt được cái cơ bản với cái phát sinh trong mạng lưới phức tạp của những hiện tượng xã hội. Con người không thể tiến hành sản xuất vật chất được nếu chỉ quan hệ với nhau (quan hệ sản xuất), mà con người còn phải quan hệ với tự nhiên (nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất) - biểu hiện ở lực lượng sản xuất vật chất của xã hội***. Đó là quan hệ “kép”, hay theo Mác, là “quan hệ song trùng” mang tính khách quan, phổ biến trong lịch sử sản xuất vật chất của nhân loại nhằm mục đích cải biến tự nhiên và xã hội. Trình độ của lực lượng sản xuất nói lên trình độ của người lao động và của công cụ lao động. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất biện chứng trong một cách sản xuất nhất định. Trong đó, những quan hệ sản xuất “phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất”. Như thế, quan hệ sản xuất được coi như là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất. Do sự phát triển không ngừng của sản xuất vật chất làm cho lực lượng sản xuất luôn biến đổi cùng với sự biến đổi to lớn về trình độ của người lao động và công cụ sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi cách sản xuất của mình, và do thay đổi cách sản xuất, cách thức kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình, mà trước hết là quan hệ sản xuất vật chất. Tính quyết định sự thay đổi của quan hệ sản xuất thuộc về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Mác khẳng định: “Khi những tư liệu sản xuất vật chất, những lực lượng sản xuất mà thay đổi và phát triển thì những quan hệ xã hội trong đó những cá nhân sản xuất, tức là những quan hệ sản xuất xã hội, cũng thay đổi, biến đổi theo”. Trong mối quan hệ với lực lượng sản xuất, mặc dù bị quyết định nhưng quan hệ sản xuất, đến lượt mình, lại tác động trở lại làm ảnh hưởng đến sự biến đổicủa lực lượng sản xuất. Điều này được Mác nêu rõ: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay - đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó - mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất vật chất, những quan hệ ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất”. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sả...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn tại Thành phố Hồ Chí Văn hóa, Xã hội 0
V Thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại một số khách sạn 5 sao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
B Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong thời kì quá Tài liệu chưa phân loại 0
A Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá Tài liệu chưa phân loại 0
V Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên Ch Tài liệu chưa phân loại 0
N Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá Tài liệu chưa phân loại 0
M Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ Tài liệu chưa phân loại 2
C Tại sao Hồ Chí Minh trủ trương cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ Tài liệu chưa phân loại 0
A Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá Tài liệu chưa phân loại 0
B Tại sao Hồ Chí Minh lại chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top