tdatuan75

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt mấy chục năm tồn tại nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ở nước ta, thị
trường lao động với tư cách là một bộ phận cấu thành của thị trường, các yếu tố sản xuất
đã không được công nhận. Điều này có nguồn gốc từ các thành kiến mang tính nhận thức
về hàng hóa sức lao động, về việc làm, về thất nghiệp. Trong đó, quan điểm về sức lao
động là hàng hóa, có thể mua, bán, trao đổi được coi là một điều cấm kỵ. Phân bổ lao động
được thực hiện chủ yếu bằng sự điều động của nhà nước, thông qua các biện pháp hành
chính, mệnh lệnh, rất ít khi tính đến các nhu cầu của thị trường. Các quyết định liên quan
đến nguồn lao động, nhất là các quyết định về phân bổ lực lượng lao động, về luân chuyển
lao động, chủ yếu được thực hiện nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề về công bằng xã
hội hơn là chú trọng đến hiệu quả kinh tế.
Hơn thế, quan điểm cho rằng, chỉ có các hoạt động trong khu vực kinh tế nhà nước
và khu vực kinh tế tập thể mới được coi là có lao động, là có việc làm, trong một thời gian
dài đã làm đóng băng thị trường lao động của khu vực phi nhà nước. Những người làm
việc ngoài hệ thống các cơ quan đơn vị kinh tế nhà nước hay tập thể thường bị coi là
không có việc làm, thậm chí những việc họ làm còn bị coi là "bất hợp pháp". Những người
đi làm thuê, hay những người đứng ra thuê mướn nhân công, tạo công ăn việc làm cho
người lao động ngoài khu vực quốc doanh và tập thể bị coi là bóc lột, bị hạn chế và phân
biệt đối xử nặng nề.
Chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam 20 năm qua đã mang lại những thay đổi về chất
liên quan đến phân bổ và sử dụng lực lượng lao động. Thị trường lao động đã được công
nhận về mặt pháp luật và bước đầu có những hoạt động cụ thể. Trên thực tế, sức lao động
đã dần được coi là một loại hàng hóa, thể hiện qua việc công nhận quyền tự do tìm việc
làm của người lao động và quyền thuê mướn người lao động làm việc cho mình của các
chủ sử dụng lao động. Tuy nhiên, đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế nước ta hiện nay là
quá trình biến đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Nền kinh
tế thị trường đang thoát dần khỏi những ràng buộc về nhận thức và thực tiễn cũ. Trong
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phinhững khó khăn lớn về nhận thức mà chúng ta đang gặp phải có vấn đề bản chất của lao
động và thị trường lao động. Từng quen với quan niệm coi lao động là một giá trị xã hội và
tinh thần cao nhất, một giá trị tự thân, thoát ra ngoài sự trao đổi, nhiều người không khỏi
bỡ ngỡ khi thay đổi quan niệm về lao động, bởi vì từ nay lao động cũng không thể nằm
bên ngoài các quan hệ thị trường. Dù có mang những phẩm chất đặc biệt thế nào đi nữa,
sức lao động vẫn là một thứ hàng hóa để mua bán theo giá trị của nó trên thị trường, xét
trong mối tương quan với các hàng hóa khác và ngay cả với chính nó. Vì vậy, việc tiếp tục
nhận thức, vận dụng hợp lý lý luận hàng hóa sức lao động, về thị trường lao động là một
vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.
Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn việc " Vận dụng lý luận hàng húa sức lao động
của C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta " để làm đề tài nghiên cứu của
luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khi nền kinh tế thị trường ở nước ta được hình thành và phát triển, các nhà nghiên
cứu đã có được thực tiễn sinh động để soi rọi lại những vấn đề về kinh tế - xã hội của thời
kỳ quá độ trong đó có vấn đề về hàng hoá sức lao động và thị trường lao động. Có thể nêu
một số tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan xung quanh vấn đề này như sau:
Về hàng hoá sức lao động:
- Phạm Văn Chiến và Phạm Quốc Trung (1990), "Bàn về điều kiện xuất hiện hàng
hoá sức lao động", Giáo dục lý luận, (2), tr.33-34. Bài viết xuất hiện trên diễn đàn - tranh
luận nhằm bảo vệ tính khoa học, lịch sử của lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác. Đặc
biệt là những giả định về điều kiện xuất hiện hàng hóa sức lao động trong điều kiện của
Việt Nam.
- Lê Minh Vụ (1993), "Suy nghĩ về hàng hoá sức lao động trong thời kỳ quá độ ở
Việt Nam", Quốc phòng toàn dân, (9), tr.29-32. Bài viết phân tích, làm rõ cơ sở khoa học
trong việc xác định sức lao động là hàng hóa với điều kiện cụ thể của Việt Nam và đi đến
kết luận kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường thì sức lao động phải là hàng hóa.- Mai Trung Hậu (1990), "Bàn về hàng hóa sức lao động", Giáo dục lý luận, (7),
tr.31, 33. Bài viết phân tích phạm trù hàng hóa sức lao động và khẳng định tính tất yếu
khách quan của hàng hóa sức lao động trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.
Về thị trường lao động:
- Nguyễn Thị Lan Hương (2002), Thị trường lao động Việt Nam định hướng và
phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. Tác giả trình bày các luận cứ cơ bản định hướng
phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, sự hình thành và phát triển của thị trường lao
động, các giải pháp định hướng lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010.
- Lê Xuân Bá - Nguyễn Thị Kim Dung - Trần Hữu Hân (2003), Một số vấn đề
phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Làm rõ
một số vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn hoạt động của thị trường lao động ở nước
ta, xem xét thực chất của những thuận lợi, khó khăn, những cái được và chưa được trong
quá trình hình thành và vận hành của thị trường lao động. Góp phần định hướng và xác
định các giải pháp cần thiết đối với sự phát triển loại thị trường đặc biệt này trong thời gian
tới, cung cấp một số kiến nghị chính sách về sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, tăng
việc làm và thu nhập, ổn định xã hội, đảm bảo phát triển bền vững.
- Phạm Đức Chính (2006), Thị trường lao động, cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung phân tích những cơ sở lý luận của thị
trường lao động, về nguồn lao động, những yếu tố cấu thành và điều tiết thị trường lao
động, mối quan hệ giữa cung - cầu sức lao động và tiền lương... trên cơ sở lý luận chung
về kinh nghiệm của nhiều nước. Từ đó tác giả đã trình bày sự vận dụng linh hoạt lý luận về
thị trường lao động vào điều kiện Việt Nam.
Vấn đề hàng hóa sức lao động, thị trường lao động cũng là đề tài nghiên cứu của
một số luận án, luận văn đã được bảo vệ. Cụ thể như: Đỗ Thị Xuân Phương (2000), Phát
triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm (qua thực tế ở Hà Nội), Luận án tiến sĩ
Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Bùi Thị Xuyến (2002), Vận dụng lý
luận hàng hóa sức lao động của C.Mác vào thực tiễn kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiVương Thanh Tú (2004), Thị trường lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu khác ít nhiều có bàn đến
vấn đề sức lao động và thị trường sức lao động ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên,
chưa có bài viết và công trình nào tập trung nghiên cứu lý luận hàng hoá sức lao động của
C.Mác như một đề tài khoa học gắn với việc phát triển thị trường lao động ở nước ta.
Mặt khác, do tư duy kinh tế đã được đổi mới nên một số quan niệm và một số giải
pháp đưa ra trước đây cũng ít nhiều không thật sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
mới cần được điều chỉnh, bổ sung theo yêu cầu của thực tiễn kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Vì vậy, luận văn muốn nghiên cứu, vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của
C.Mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta như một đề tài chuyên sâu dưới góc độ
khoa học Kinh tế chính trị.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Nghiên cứu làm rõ tính khách quan, khoa học của lý luận hàng hoá - sức lao động
của C.Mác và việc phát triển thị trường lao động ở nước ta. Qua đó, phát hiện ra những
nhận thức còn hạn chế về lý luận hàng hoá sức lao động, đưa ra những quan điểm cơ bản,
các giải pháp trong quá trình tiếp tục nhận thức lý luận và vận dụng vào thực tiễn phát
triển thị trường lao động ở nước ta.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác và tất yếu khách quan
của việc tồn tại hàng hóa sức lao động trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích thực trạng việc vận dụng lý luận hàng hoá - sức lao động của C.Mác
trong việc phát triển thị trường lao động ở nước ta.
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản trong việc phát triển thị trường lao
động ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Luận văn lấy lý luận hàng hoá - sức lao động của C.Mác và quá trình hình thành,
phát triển thị trường lao động của nước ta làm đối tượng nghiên cứu.
- Luận văn tập trung phân tích những nội dung cơ bản trong lý luận hàng hoá - sức
lao động của C.Mác và tính tất yếu khách quan của quá trình phát triển thị trường lao động
ở nước ta.
- Phân tích thực trạng việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động trong việc phát
triển thị trường lao động ở Việt Nam. Những số liệu chủ yếu và ví dụ minh họa từ thời kỳ
đổi mới đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở và định
hướng tư tưởng. Luận văn được trình bày trên những nguyên lý của khoa học kinh tế chính
trị Mác – Lênin, có tham khảo một số các lý thuyết của kinh tế học, kinh tế phát triển dựa
trên những quan điểm và đường lối đổi mới trong các văn kiện của Đại hội đại biểu Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau nhưng chủ
yếu là phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử,
phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê đối chiếu, so sánh để nghiên
cứu và trình bày bản chất của vấn đề.
6. Những đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ thêm về lý luận hàng hoá - sức lao động của C.Mác vào việc
phát triển thị trường lao động ở nước ta.
- Hệ thống hoá những nội dung cần thiết của lý luận hàng hoá - sức lao động của
C.Mác để vận dụng phát triển thị trường lao động ở nước ta.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản trong việc tiếp tục nhận thức và vận dụng lý luận
hàng hoá - sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường lao động Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm
3 chương, 8 tiết.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiChương 1
Lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác
trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.1. Lý luận chung về hàng hoá sức lao động của C.Mác
1.1.1. Điều kiện xuất hiện hàng hoá sức lao động
Theo C.Mác: "Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể
chất và tinh thần tồn tại trong mọi cơ thể, trong mọi con người đang sống và được người
đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó" [24, tr.251].
Như định nghĩa này của C.Mác thì sức lao động đã xuất hiện từ lâu, cùng với sự
xuất hiện của con người, từ khi con người biết tiến hành sản xuất để tạo ra tư liệu sinh hoạt
cho bản thân. Trải qua quá trình lâu dài, sức lao động ngày càng được hoàn thiện hơn, thể
hiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. ở mọi thời kỳ, mọi nơi có tiến hành sản
xuất đều có sự tồn tại của sức lao động. Nhưng sức lao động trở thành hàng hoá lại là đặc thù
của một thời kỳ phát triển lịch sử, "trạng thái của một xã hội trong đó người công nhân xuất
hiện trên thị trường hàng hoá làm người bán sức lao động của bản thân mình, bỏ cách rất xa
các trạng thái xã hội của thời kỳ nguyên thuỷ" [24, tr.266].
Nếu không kể tới thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ thì trong một thời gian dài, sức lao
động cùng với người có sức lao động bị cột chặt vào chủ nô và địa chủ phong kiến. Người
nô lệ thì bị áp đặt lao động cưỡng bức, bị đối xử như một công cụ biết nói và chịu sự chi
phối hoàn toàn về mọi mặt của chủ nô. Còn người nông dân tá điền, tuy không bị lệ thuộc
hoàn toàn vào địa chủ, nhưng họ lại không được quyền tự do di chuyển, lựa chọn chủ đất
làm thuê. Sức lao động trong thời kỳ phong kiến đã manh nha trở thành hàng hoá nhưng
lại bị chặn bởi sự bóc lột siêu kinh tế, dưới bạo lực của địa chủ phong kiến trấn áp. Người
lao động có sức lao động chỉ làm thuê cho một địa chủ và chịu sự áp đặt tiền công mà
không có quyền định giá cả của nó. Điều này đã làm cho sức lao động không phải được
thuê mua mà là bị áp bức cung cấp, nên sức lao động không thể trở thành hàng hoá được.
Quan hệ sản xuất phong kiến đã trở thành lực cản cho sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Lực lượng sản xuất càng phát triển càng làm cho xã hội phong kiến thêm bất ổnđịnh và quan hệ sản xuất phong kiến phải nhường chỗ cho quan hệ sản xuất mới, tiên tiến
hơn mà cơ sở cho sự ra đời của cách sản xuất đó chính là sản xuất hàng hoá giản
đơn đã được chuẩn bị sẵn chính trong lòng xã hội phong kiến. Sự phát triển của phân công
lao động xã hội đã làm cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển nhanh hơn, chuyển sang
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà nền tảng là chế độ lao động làm thuê và sự bóc lột sức lao
động của các ông chủ tư sản.
Dưới tác động của quy luật giá trị, những người sản xuất nhỏ, lạc hậu, sản xuất với
chi phí cao, sản phẩm ít phong phú... đã không thể tồn tại được trong nền kinh tế hàng hoá
phát triển. Những người sử dụng kỹ thuật cao hơn, vớilượng hao phí lao động cần thiết ít
hơn nhưng vẫn bán hàng hoá theo giá cả thị trường sẽ trở nên giàu có. Lúc đó, những người
sản xuất bị phân hoá thành các nhà tư bản do tích tụ được một lượng vốn lớn và những người
vô sản do bị phá sản trong sản xuất và trở thành lao động làm thuê. Sự phân chia xã hội thành
những nhà tư bản và tầng lớp vô sản đã tạo ra một chế độ kinh tế mới mà nền tảng là chế độ
lao động làm thuê. Lúc này trên thị trường xuất hiện một loại hàng hoá đặc biệt là hàng hoá
sức lao động. Người bán là người lao động không có tư liệu sản xuất, còn người mua là nhà tư
bản có vốn liếng, tư liệu sản xuất trong tay. Quá trình mua bán hàng hoá sức lao động diễn ra
tạo điều kiện cho sức lao động kết hợp được với tư liệu sản xuất, tạo nên quá trình sản xuất.
C.Mác viết:
Sức lao động chỉ có thể xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá
khi nó được đưa ra thị trường và chỉ trong chừng mực nó được đưa ra thị trường,
hay được chính người chủ của nó, tức bản thân người có sức lao động đó đem
bán. Muốn cho người chủ sức lao động ấy có thể đem bán được nó với tư cách
là hàng hoá, thì người đó phải có khả năng chi phối được sức lao động ấy, do đó
người ấy phải là kẻ tự do sở hữu năng lực lao động của mình, thân thể mình [24,
tr.251].
Như vậy, điều kiện đầu tiên để sức lao động trở thành hàng hoá là người chủ sở hữu
sức lao động phải được tự do chi phối năng lực lao động của mình. Với tư cách là một
người tự do có sức lao động, anh ta có quyền bán hay không bán sức lao động của mình,
có quyền thoả thuận giá cả với người mua, có quyền lựa chọn loại công việc mình thích,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phithời gian cũng như điều kiện lao động khi ở trên thị trường. Với tư cách là người có sức
lao động, "anh ta và người chủ tiền gặp nhau trên thị trường và quan hệ với nhau với tư
cách là những người chủ hàng hoá bình đẳng với nhau, chỉ khác nhau ở chỗ một người thì
mua, còn người kia thì bán, và vì thế cả hai đều là người bình đẳng về mặt pháp lý" [24,
tr.251].
Tuy nhiên, được tự do về mặt thân thể không chưa đủ, mà người sở hữu sức lao
động còn phải là người không có hay không đủ tư liệu sản xuất, hay nói cách khác là
không có gì để đảm bảo cho nhu cầu sinh tồn của bản thân mình ngoài việc bán sức lao
động. Điều kiện thứ hai này cho thấy rằng, người có sức lao động được tự do về thân
thể, nếu có tư liệu sản xuất, họ sẽ tự sản xuất ra sản phẩm để mang đi bán chứ không
bán sức lao động như C.Mác đã nói:
Người chủ tiền phải tìm được người lao động tự do trên thị trường hàng
hoá, tự do theo hai nghĩa: theo nghĩa là một con người tự do, chi phối được sức
lao động của mình với tư cách là một hàng hoá, với mặt khác anh ta không còn
có một hàng hoá nào để bán, nói một cách khác là trần như nhộng, hoàn toàn
không có những vật cần thiết để thực hiện sức lao động của mình [24, tr.253].
Hai điều kiện trên thuộc về bản thân người sở hữu sức lao động, tạo ra cho họ
quyền tự định đoạt việc bán sức lao động của mình.
Điều kiện thứ ba để đảm bảo sức lao động là hàng hoá, đó là người lao động chỉ bán
sức lao động của mình trong một thời gian nhất định. Thời gian đó được người mua và
người bán hàng hoá sức lao động thoả thuận trên thị trường và được thể hiện trên hợp đồng
để nhằm đảm bảo tính pháp lý của nó. Như C.Mác đã nói:
Người sở hữu sức lao động bao giờ cũng chỉ bán sức lao động đó trong
một thời gian nhất định thôi, bởi vì anh ta bán đứt hẳn toàn bộ sức lao động ấy
trong một lần thì anh ta bán cả bản thân anh ta, và từ chỗ là một người tự do,
anh ta sẽ trở thành một người nô lệ, từ chỗ là một người chủ hàng hoá, anh ta sẽ
trở thành một hàng hoá. Với tư cách là một con người, anh ta phải thường xuyên
duy trì mối quan hệ đối với sức lao động của mình như là đối với vật sở hữu của
mình và vì vậy như là đối với một hàng hoá của bản thân mình. Điều đó chỉ cóthể thực hiện được trong chừng mực anh ta bao giờ cũng chỉ để cho người mua
sử dụng hay tiêu dùng sức lao động của mình một cách nhất thời, trong một
thời hạn nhất định thôi, do đó chỉ trong chừng mực là khi bán sức lao động, anh
ta vẫn không từ bỏ quyền sở hữu về sức lao động ấy [24, tr.251-252].
Điều kiện thứ tư là luôn tồn tại một lớp người sẵn sàng mua sức lao động trên thị
trường - đó là các nhà tư bản. Một loại hàng hoá đưa ra trên thị trường làm đối tượng cho
quá trình trao đổi thì cần có chủ thể và khách thể của quá trình trao đổi. Chủ thể của
việc bán sức lao động là người công nhân, còn khách thể là nhà tư bản. Quá trình trao đổi
giữa lao động sống với lao động vật hoá đã làm xuất hiện người lao động ở phía này và
nhà tư bản ở phía kia. Người công nhân cần có tư liệu sinh hoạt để đảm bảo sự sinh tồn
của mình nên bắt buộc phải bán sức lao động để thoả mãn điều đó.
Nhưng nhà tư bản - những người có tiền, có tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt thì họ
vẫn có đủ điều kiện để tự sản xuất ra và tiêu dùng tư liệu sinh hoạt mà không cần phụ
thuộc ai thì điều gì đã bắt họ xuất hiện trên thị trường với tư cách là người mua sức lao
động? Nhà tư bản cần mua sức lao động của người khác để làm tăng thêm số giá trị mà họ
đã chiếm được.
Việc người có tiền mua sức lao động và tư liệu sản xuất nhằm làm tăng thêm giá trị
chiếm được đó đã biến những người có tiền bình thường thành những người tư bản.
ở đây, sức lao động được mua không phải vì sự phục vụ của nó hay sản
phẩm của nó nhằm thoả mãn những nhu cầu cá nhân của người mua nó. Mục
đích của người mua là làm tăng thêm giá trị của tư bản, là sản xuất ra những
hàng hoá chứa đựng nhiều lao động hơn số hắn trả, và do đó chứa đựng một
phần giá trị mà hắn chẳng tốn kém gì nhưng vẫn được thực hiện khi bán hàng
hoá... Sức lao động chỉ có thể bán được chừng nào nó bảo tồn được tư liệu sản
xuất với tư cách là tư bản, chừng nào nó tái sản xuất ra được giá trị của bản thân
nó với tư cách là tư bản, và cung cấp được một nguồn tư bản phụ thêm dưới
dạng lao động không công. Do đó, những điều kiện để bán sức lao động, dù có
thuận lợi nhiều hay ít cho người lao động, vẫn giả định sự cần thiết phải không
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phingừng lắp lại việc bán sức lao động và việc tái sản xuất không ngừng mở rộng
những của cải với tư cách là tư bản [24, tr.872].
Điều này chứng tỏ rằng, tư bản chỉ phát sinh ở những nơi nào mà người chủ tư liệu
sản xuất và tư liệu sinh hoạt tìm thấy được người lao động tự do với tư cách là người bán
sức lao động của mình trên thị trường.
Với những điều kiện trên, sức lao động thật sự trở thành hàng hoá được mua bán
trên thị trường. Hai loại người rất khác nhau đã gặp và tiếp xúc với nhau, một bên là người
có tiền, có tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt cần mua sức lao động để làm tăng thêm giá
trị đã có, còn bên kia là những người lao động tự do bán sức lao động của bản thân mình.
1.1.2. Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động
Là một hàng hoá được mua bán trên thị trường, cho nên hàng hoá sức lao động
cũng có giá trị và giá trị sử dụng như những hàng hoá thông thường khác. Tuy nhiên, là
một hàng hoá đặc biệt, hàng hoá sức lao động có tính chất khác xa so với những hàng hoá
thông thường khác.
* Về giá trị sức lao động:
Giá trị sức lao động được quyết định bởi lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất ra sức lao động. Nhưng sức lao động là khả năng lao động, nên số thời gian lao
động cần thiết kết tinh trong nó chính là do giá trị của những tư liệu sinh hoạt mà người có
sức lao động ấy đã tiêu dùng tạo thành. Để duy trì, tái tạo sức lao động của mình, con
người đã sử dụng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định nên "giá trị của sức lao động là do
giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết của một người lao động trung bình quyết định"
[24, tr.732].
C.Mác cho rằng, sức lao động chỉ được sản xuất ra trong một con người đang sống.
Vì vậy, việc sản xuất ra sức lao động chỉ có thể xảy ra khi có sự tồn tại của con người đó,
hay chính là việc duy trì cuộc sống của con người đó. Những tư liệu sinh hoạt mà người có
sức lao động sử dụng hàng ngày cũng có một lượng giá trị nhất định và lượng giá trị đó trở
thành đại lượng quyết định giá trị của sức lao động. "Giá trị của sức lao động được quy thành
giá trị của một tổng số những tư liệu sinh hoạt nhất định. Vì vậy, giá trị ấy thay đổi cùng với
sự thay đổi của giá trị các tư liệu sinh hoạt đó, nghĩa là cùng với sự thay đổi đại lượng thờigian lao động cần thiết để sản xuất ra chúng" [24, tr.258]. Điều này phụ thuộc vào trình độ
văn minh của mỗi nước trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Ngoài ra, quy mô của tư
liệu sinh hoạt cần thiết và cách thoả mãn những nhu cầu về tư liệu sinh hoạt cần
thiết đó lại phụ thuộc vào điều kiện sống và thói quen sinh hoạt của người lao động đó; do
đó, "việc quy định giá trị sức lao động bao hàm một yếu tố lịch sử và tinh thần. Nhưng, đối
với một nước nhất định và đối với một thời kỳ nhất định, thì tính trung bình, quy mô của
những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định" [24,
tr.256-257].
Người sở hữu sức lao động có thể chết đi và cần có người thay thế, nối dõi nên sức
lao động phải thường xuyên được thay thế bằng những sức lao động mới; điều này khẳng
định rằng trong tổng tư liệu sinh hoạt cần thiết cho việc tái sản xuất sức lao động phải bao
gồm cả những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho con cái của người lao động tồn tại và phát
triển.
Người lao động nào muốn "trở thành một sức lao động phát triển và đặc thù" [24,
tr.257] thì người đó phải có kiến thức, trình độ học vấn và những thói quen khéo léo trong
một ngành lao động nhất định. Điều này chỉ có được khi người lao động phải trải qua một
chương trình đào tạo nhất định với một chi phí cần thiết nào đó mà sức lao động bình
thường không cần đến. Những chi phí học tập, đào tạo này phải nhập vào tổng số những
chi phí dùng sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Đó là những chi phí làm tăng giá trị sức
lao động; giúp cho người lao động có ưu thế trên thị trường lao động.
Giá trị của mọi hàng hoá khác có xu hướng càng giảm càng tốt; nhưng giá trị của
hàng hoá sức lao động lại có giới hạn thấp nhất của nó; đó chính là "giá trị của cái khối
lượng hàng hoá mà hằng ngày thiếu nó thì kẻ mang sức lao động, tức con người, sẽ không
thể khôi phục lại quá trình sống của mình, tức là tạo thành giá trị của những tư liệu sinh
hoạt không thể thiếu được về mặt sinh lý" [24, tr.259]. Vượt mức giới hạn này, người lao
động sẽ có cuộc sống thấp và việc sử dụng sức lao động của người này sẽ bị ảnh hưởng và
giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động khó phát huy tốt được.
Cũng như các hàng hoá khác, người mua hàng hoá tuy phải thực hiện giá trị, nhưng
mục đích của họ là giá trị sử dụng của hàng hoá đó. Nhà tư bản cũng vậy, họ bỏ tiền ra mua
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phisức lao động chỉ vì hàng hoá này có giá trị sử dụng rất đặc biệt, thoả mãn sự thèm khát của nhà
tư bản và duy trì quan hệ sản xuất TBCN.
Người chủ tiền của chúng ta phải có được điều may mắn là phát hiện
được trong lĩnh vực lưu thông, tức là trên thị trường một thứ hàng hoá mà bản
thân giá trị sử dụng của nó được cái đặc tính độc đáo là một nguồn sinh ra giá trị
- một thứ hàng hoá mà khi tiêu dùng nó thật sự thì vật hoá được lao động, và do
đó sẽ tạo được giá trị [24, tr.250-251].
Chính giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động mới có tính chất đặc biệt như vậy, tạo ra
sự hấp dẫn kỳ lạ của lao động sống trong quá trình sản xuất.
* Về giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:
Trên thị trường, người công nhân và nhà tư bản thoả thuận với nhau về giá cả sức
lao động cũng như những điều kiện của lao động. Bước ra ngoài thị trường sức lao động,
hay khỏi quá trình lưu thông thì sức lao động đã hoàn toàn là của nhà tư bản. Lúc này mới
chính là lúc giá trị sử dụng của sức lao động biểu hiện. C.Mác đã viết: "Giá trị của nó cũng
như giá trị của bất cứ hàng hoá nào khác, đã được quyết định trước khi nó đi vào lưu
thông..., nhưng giá trị sử dụng của sức lao động thì chỉ bao hàm ở những biểu hiện sau này
của sức đó mà thôi" [24, tr.260].
Giá trị sử dụng của sức lao động là tính có ích của sức lao động thoả mãn nhu cầu
sản xuất của nhà tư bản. Nhà tư bản cần có sức lao động của người công nhân kết hợp với
tư liệu sản xuất của mình để tạo ra giá trị sử dụng, tạo ra các hàng hoá. Chính vì vậy, mà
tính có ích của sức lao động chỉ được thể hiện ra trong quá trình sản xuất. Người lao động
bán sức lao động bằng cách lao động sản xuất theo yêu cầu của người mua. Người mua
tiêu dùng sức lao động là nhằm sử dụng tính có ích của sức lao động. Đặc tính có ích của
sức lao động không chỉ là năng lực tạo ra các giá trị sử dụng mà "cái có ý nghĩa quyết định
là giá trị sử dụng đặc biệt của thứ hàng hoá đó, là cái đặc tính của nó làm một nguồn sinh
ra giá trị, hơn nữa lại sinh ra một giá trị lớn hơn giá trị của chính bản thân nó. Đó là sự
phục vụ đặc biệt mà nhà tư bản mong chờ ở nó" [24, tr.289-290].
Theo tổ chức lao động quốc tế ILO, bóc lột lao động chỉ có thể xuất hiện khi có vị
thế đàm phán của hai bên tham gia thị trường (bên mua và bên bác sức lao động) không
cân xứng. Đặc biệt khi người lao động bị đặt vào thế yếu, thế bị động so với bên sử dụng
lao động, khi quyền lợi của họ không được đảm bảo về mặt pháp lý.
ở nước ta hiện nay, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn đặt mục tiêu hàng đầu là bảo vệ quyền lợi của
đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Trong suốt mấy thập kỷ qua, mục tiêu này luôn
được theo đuổi một cách nhất quán và được thể hiện rất rõ ràng qua các đường lối, chính
sách do Đảng và Nhà nước ban hành và đưa vào thực hiện. Tương tự như vậy, trong xã hội
ta hiện nay, mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội đã có những thay đổi to lớn.
Quan trọng hơn, mục tiêu bảo vệ quyền lợi của đông đảo quần chúng nhân dân lao động
còn được khẳng định rõ ràng trong Hiến pháp, trong quy định pháp luật có liên quan. Bộ luật
lao động - cơ sở pháp lý để thực hiện các quan hệ thị trường lao động đã có những quy định
rõ ràng và cụ thể về tính bình đẳng và tự nguyện của hai bên tham gia thị trường lao động
trong khi đàm phán, ký kết hợp đồng lao động, cũng như về điều kiện làm việc, điều kiện
nghỉ ngơi và bảo hộ lao động. Việc tuân thủ tốt các quy định của Bộ luật lao động về hợp
đồng lao động, về thoả ước lao động tập thể, về bảo hiểm xã hội,... là sự bảo đảm tốt nhất để
"bóc lột" không thể xuất hiện. Ngoài ra, trong các đạo luật hiện hành như luật công đoàn,
luật dân sự, luật doanh nghiệp,... quyền lợi của người lao động luôn luôn được bảo vệ và trân
trọng. Với một hệ thống pháp luật nhất quán như vậy, ở nước ta không thể xuất hiện tầng lớp
người có đặc quyền bóc lột, cũng như không thể có tầng lớp cam chịu bị bóc lột.
Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh rằng thị trường lao động là nơi thực hiện các trao đổi
của loại hàng đặc biệt, nên có tính nhạy cảm về chính trị và xã hội đặc biệt cao. Chính vì
vậy, vai trò điều tiết của Nhà nước đối với thị trường này là rất quan trọng để đảm bảo công
bằng ổn định xã hội, sửa chữa các khiếm khuyết của thị trường, bảo vệ quyền lợi và quyền
hạn của người lao động.
* Xoá bỏ sự cách biệt và phân biệt đối xử đối với người lao động ở nông thôn, khu
vực phi chính quy, và khu vực tư nhân:Sự cách biệt giữa các mảng thị trường lao động là hậu quả của chính sách kỳ thị,
phân biệt đối xử kéo dài trong nhiều năm đối với người lao động thuộc khu vực phi chính
quy, đối với người lao động và chủ sử dụng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân, v.v...
Tính chất kỳ thị và mức độ phân biệt đối xử thể hiện không chỉ qua các chính sách của
Nhà nước, mà còn thể hiện trong hành vi ứng xử hàng ngày của các công dân, các cơ quan,
tổ chức công quyền. Điều này cho đến nay vẫn còn có những ảnh hưởng mạnh, ngăn cản
sự vận hành lành mạnh của thị trường lao động. Việc xoá bỏ sự cách biệt này đòi hỏi phải
có những bước đi cụ thể và cần sớm thực hiện để khai thông thị trường lao động.
Cùng với việc phát triển các loại thị trường khác, việc phát triển thị trường lao động
hiện được Đảng và Nhà nước ta coi là hướng đi không thể thiếu để thực hiện chuyển đổi
nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Tiếp tục vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào phát triển thị
trường lao động ở nước ta phải dựa theo một hệ thống các quan điểm cơ bản; những quan
điểm này ảnh hưởng đến việc hình thành một hệ thống các giải pháp chủ yếu để tiếp tục
vận dụng tốt hơn những nội dung cơ bản trong lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác.
Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta hiện nay, việc hoạch định các giải pháp để tiếp
tục vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động nhằm thúc đầy và hoàn thiện hoạt động của thị
trường đang còn mới mẻ. Thêm nữa, do tính chất đặc biệt (vừa mang đặc điểm kinh tế, vừa
mang đặc điểm xã hội) của loại hàng hoá sức lao động, nên các biện pháp thúc đẩy sự phát
triển của thị trường này còn phải được xác định sao cho vừa đảm bảo được tính hiệu quả
kinh tế (phân bổ tối ưu nguồn lực lao động) vừa đảm bảo tính công bằng (quyền lợi của
người lao động và người sử dụng lao động). Tất cả những điều đó cho thấy rằng đây là một
bài toán không dễ dàng tìm được ngay lời giải. Những đề xuất trong luận văn ở đây chỉ
được xem là các ý kiến gợi mở, chắc chắc sẽ còn được xem xét, bổ sung trong quá trình
tiếp tục vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào phát triển thị trường hàng
hoá sức lao động ở Việt Nam trong giai đoạn mới.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phikết luận
Hàng hoá sức lao động xuất hiện đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử phát
triển kinh tế của xã hội loài người. Nó thể hiện sự thay đổi to lớn trong trình độ của lực
lượng sản xuất, sự phân công lao động diễn ra mạnh mẽ, năng suất lao động tăng cao, xã
hội chuyển từ nền kinh tế hàng hoá giản đơn sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Hàng hoá sức lao động đã xuất hiện trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
và đã được C.Mác nghiên cứu, xây dựng thành lý luận hàng hoá sức lao động. Với lý luận
này, C.Mác đã vạch rõ bản chất của nền sản xuất hàng hoá TBCN và khám phá ra quy luật
chi phối sự vận động và phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa.
Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào thực tiễn nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta từ năm 1986 đến nay có thể thống nhất rằng: sự tồn
tại và phát triển của hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao động là một tất yếu khách
quan, việc thừa nhận sức lao động là hàng hoá không cản trở việc xây dựng CNXH mà còn
giúp kích thích cả người sở hữu sức lao động lẫn người sử dụng lao động đóng góp tích
cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Từ những nội dung cơ bản được vận dụng trong lý luận hàng hoá sức lao động, luận
văn đã phác thảo lại bức tranh đậm nét về thực trạng hàng hoá sức lao động và thị trường
lao động ở nước ta, chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong việc vận dụng lý luận hàng
hoá sức lao động vào phát triển thị trường lao động ở nước ta. Từ đó luận văn đã đưa ra
những quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu để tiếp tục vận dụng lý luận hàng hoá
sức lao động của C.Mác. Những quan điểm và giải pháp đó xuất phát từ bản chất và xu thế
phát triển của thị trường lao động, từ vị thế của nền kinh tế nước ta trong tiến trình phát
triển tất yếu của nền kinh tế thế giới.
Việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác trong điều kiện kinh tế
chuyển đổi như nước ta là một việc không dễ dàng kể cả trong nhận thức và thực tiễn. Do
vậy, với những nghiên cứu của luận văn chỉ mong được góp một phần nhỏ vào việc tiếp
tục nhận thức và vận dụng một cách hoàn thiện hơn lý luận hàng hoá sức lao động vào
phát triển thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển thị trường phát thải carbon ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện marketing – mix nhằm phát triển thị trường của nhà hàng oven d’or, khách sạn sheraton hà nội Marketing 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển xúc tiến thương mại sản phẩm chăn ga Everon của công ty CP Everpia Việt Nam trên thị trường Hà Nội Marketing 0
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Một số giải pháp góp phần phát triển thương hiệu trà lipton tại thị trường việt nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị Luận văn Sư phạm 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top