daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................7
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................8
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................8
4. Những công trình nghiên cứu liên quan .......................................................................9
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu........................................................10
6. Cấu trúc luận văn .........................................................................................................13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN15
1.1. Một số quan niệm và khái niệm về biển ..................................................................15
1.1.1. Biển và đại dương .................................................................................................15
1.1.2. Phạm vị không gian biển.......................................................................................17
1.1.3. Quan niệm về vùng ven biển.................................................................................17
1.2. Kinh tế biển ................................................................................................................19
1.2.1. Khái niệm kinh tế biển ..........................................................................................19
1.2.2. Cơ cấu kinh tế biển................................................................................................22
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển...............................................32
1.2.4. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến kinh tế biển và vùng ven biển...........................34
1.2.5. Tổ chức lãnh thổ (không gian) kinh tế biển ..........................................................37
1.2.6. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế biển........................................39
1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển quốc gia và vùng..........................................40
1.3.1. Phát triển kinh tế biển Việt Nam...........................................................................40
1.3.2. Phát triển kinh tế biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.......................................46
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
TỈNH BẠC LIÊU....................................................................................................... 51
2.1. Khái quát chung về tỉnh Bạc Liêu............................................................................51
2.2. Tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu....................................................55
2.2.1. Tiềm năng về vị trí địa lí vùng biển và ven biển...................................................55
2.2.2. Tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................56
2.2.3. Tiềm năng về kinh tế - xã hội................................................................................66
2.2.4. Đánh giá về điều kiện và tiềm năng phát triển......................................................70
2.3. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu...........................72
2.3.1. Ngành thủy hải sản................................................................................................72
2.3.2. Khai thác khoáng sản biển ....................................................................................84
2.3.3. Ngành lâm nghiệp .................................................................................................88
2.3.4. Ngành dịch vụ, du lịch ..........................................................................................90
2.3.5. Ngành giao thông vận tải biển...............................................................................93
2.4. Vị trí kinh tế biển trong nền kinh tế tỉnh Bạc Liêu ................................................96
2.5. Một số vấn đề liên quan trong phát triển kinh tế biển và vùng ven biển tỉnh Bạc
Liêu.....................................................................................................................................99
2.5.1. Vấn đề khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển..........................................99
2.5.2. Phòng chống thiên tài, bảo vệ môi trường biển và ven biển.................................99
2.5.3. Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển.....................100
2.5.4. Về bảo vệ an ninh – quốc phòng vùng biển ........................................................101
2.5.5. Vấn đề ứng phó với BĐKH tác động đến kinh tế biển và VBVBBL .................101
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
TỈNH BẠC LIÊU..................................................................................................... 103
3.1. Cơ sở khoa học xây dựng định hướng và giải pháp .............................................103
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước...........................................................................103
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 105
3.1.3. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh Bạc Liêu......................106
3.2. Các định hướng phát triển kinh tế biển chung .....................................................107
3.2.1. Tổ chức không gian phát triển kinh tế biển.........................................................107
3.2.2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế biển ....................................................108
3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực....................................................................................118
3.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và dân cư ven biển............................118
3.2.5. Khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường .............................................119
3.2.6. Xây dựng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và dự báo phát triển kinh tế biển, vùng
biển ven biển tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020...................................................................120
3.2.7. Quốc phòng, an ninh ...........................................................................................120
3.3. Các giải pháp chủ yếu..............................................................................................121
3.3.1. Quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế biển ....................121
3.3.2. Hoàn thiện chính sách và hệ thống quản lí và khai thác biển .............................121
3.3.3. Huy động nguồn vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh ................................................122
3.3.4. Về phát triển khoa học, công nghệ......................................................................122
3.3.5. Xúc tiến đầu tư và mở rộng thị trường................................................................123
3.3.6. Về môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu .................................124
3.3.7. Gắn phát triến kinh tế biển với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và đảm bảo an sinh
xã hội .............................................................................................................................125
3.4. Kiến nghị...................................................................................................................126
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 130
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 132
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, khi diện tích lục địa ngày càng thu hẹp, nguồn tài nguyên trên
lục địa đang bị khai thác một cách kiệt huệ, thì biển và đại dương chính là lối thoát cho bế
tắc về nơi sinh sống, nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu cho con người. Nhiều nhà kinh tế
học cho rằng “nền kinh tế tương lai của loài người trước hết là nền kinh tế gắn với biển”.
Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là “Thế kỷ của đại dương”. Chính vì vậy mà ngày
nay, hầu như tất cả các quốc gia có biển (kể cả các quốc gia không có biển) cũng đều chú ý
đến việc nghiên cứu, khai thác nguồn lợi từ biển trong quá trình phát triển kinh tế đất nước,
nhằm hội nhập chung với xu hướng quốc tế.
Nằm trên bán đảo Đông Dương, rìa phía Tây của biển Đông, Việt Nam là một quốc gia
biển. Vùng biển Việt Nam trên biển Đông rộng khoảng 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích
đất liền. Bờ biển Việt Nam dài hơn 3260 km, trung bình 100 km2 đất liền thì có 1 km đường
bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ này của thế giới). Ven bờ biển có hơn 3000 đảo lớn nhỏ các loại,
với tổng diện tích 1720 km2. Vùng biển Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển và là
địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Với vị
trí chiến lược địa chính trị vô cùng quan trọng trong giao lưu và hợp tác quốc tế, thuận lợi
trong thu hút đầu tư. Các tài nguyên ở biển và ven biển khá phong phú và đa dạng. Trong đó,
một số tiềm năng lớn như dầu khí, hải sản, điều kiện xây dựng cảng, tài nguyên du lịch…là
những nguồn lợi quan trọng. Tất cả các yếu tố đó đã giúp cho Việt Nam có nhiều thế mạnh
để phát triển kinh tế biển. Đã từ bao đời nay, biển đã là cái nôi gắn bó mật thiết và chặt chẽ
với mọi hoạt động sống và sản xuất của dân tộc ta và ngay nay biển chính là động lực to lớn
thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước hội nhập quốc tế.
Bạc Liêu là tỉnh được tái thành lập từ tỉnh Minh Hải, chính thức thành lập vào ngày
01/01/2007. Vùng biển và ven biển tỉnh Bạc Liêu nằm trong khu vực bán đảo Cà Mau nối
liền với vịnh Thái Lan, tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước Đông Nam Á có vị trí chiến
lược quan trọng trong phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng. Bạc Liêu có bờ
biển dài 56 km từ xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu (giáp huyện Vĩnh Châu, Sóc
Trăng) đến thị trấn Gành Hào huyện Đông Hải (giáp tỉnh Cà Mau); nội thủy khoảng 3645
km2, vùng lãnh hải khoảng 1136 km2. Bạc Liêu có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển vì
nằm giữa hai vùng sinh thái mặn và ngọt. Trong Nghị quyết của tỉnh ủy đã xác định phát
triển kinh tế biển là trọng tâm của thế kỷ XXI, phấn đấu trong 10 năm tới tỉnh sẽ có thế
mạnh về kinh tế biển và làm giàu từ biển. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh nhiều năm qua
đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ, trong đó có sự đóng góp của các ngành kinh tế
biển và vùng ven biển. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế biển của tỉnh chỉ mới được khởi
động và còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trình phát triển. Kinh tế biển trong cơ cấu kinh
tế của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của biển. Nhận thức được tầm quan trọng
và vai trò của kinh tế biển tỉnh nhà trong tương lai, tui đã quyết định chọn đề tài: “Phát
triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp” nhằm góp phần nhỏ
những hiểu biết của tui cho sự quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian
tới.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng những cơ sở lý luận về biển và phát triển kinh tế biển trên thế giới và Việt
Nam vào nghiên cứu phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu, nhằm đạt những mục tiêu sau:
- Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biển của tỉnh Bạc Liêu.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển các ngành kinh tế biển của tỉnh Bạc Liêu
giai đoạn 2002 – 2011.
- Đưa ra định hướng và những giải pháp phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu trong
thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận và những nội dung có liên quan đến phát triển kinh tế biển
được đúc kết trên thế giới và Việt Nam.
- Thu thập thông tin, số liệu, tư liệu và khảo sát thực tế để đánh giá tiềm năng làm cơ
sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh Bạc Liêu.
- Căn cứ vào những phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc
Liêu, tìm ra những hạn chế và bất cập trong phát triển chưa tương xứng với tiềm năng kinh
tế biển. Từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp tốt và khả thi.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: được xác định là vùng biển và tiếp giáp với biển của tỉnh
Bạc Liêu bao gồm các đơn vị hành chính cấp huyện (TP): TP Bạc Liêu, huyện Hòa Bình,
huyện Đông Hải.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu kinh tế biển của tỉnh Bạc
Liêu giai đoạn 2002 – 2011.
- Nội dung nghiên cứu: đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng khai thác tiềm
năng để phát triển các ngành kinh tế biển. Đánh giá những lợi thế so sánh về điều kiện phát
triển và những kết quả đạt được và những khó khăn hạn chế trong quá trình phát triển các
ngành kinh tế biển làm cơ sở cho xây dựng định hướng phát triển một số ngành kinh tế biển
mũi nhọn của tỉnh: ngành thủy sản, ngành du lịch, nghề muối biển, công nghiệp khai thác và
chế biến và các lĩnh vực liên quan.
4. Những công trình nghiên cứu liên quan
Kinh tế biển là một bộ phận có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc
gia có biển, trong đó có Việt Nam, đồng thời là xu hướng phát triển của thời đại. Vì vậy,
kinh tế biển ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan nhưng chủ
yếu là mang tầm vĩ mô. Những công trình nghiên cứu này sẽ là cơ sở và tài liệu tham khảo
để tác giả hoàn thành đề tài này.
- Ở Việt Nam: Kinh tế biển đã được chính phủ xác định là chiến lược phát triển và
có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy, việc nghiên
cứu phát triển kinh tế biển những năm gần đây rất được chú trọng, có thể kể ra những công
trình nghiên cứu liên quan như: “Kinh tế biển và khoa học kỹ thuật về biển ở nước ta” của
Võ Nguyên Giáp; Nghiên cứu về “Địa lí biển Đông” của Nguyễn Văn Âu; “Tìm hiểu về
nguồn lợi sinh vật biển Đông” của Vũ Trọng Tạng … hay các nghiên cứu mang tính chất
ngành kinh tế biển có thể kể đến “Biển và cảng biển thế giới” của Phạm Văn Giáp; “Rừng -
biển và kinh tế thủy sản” của Quang Luyện …
Ở nghiên cứu cấp quốc gia có thể kể đến các đề tài, công trình nghiên cứu có ý nghĩa
quan trọng như “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển và các hải đảo Việt Nam đến
năm 2010” của Viện Chiến lược Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đề tài này đánh giá
các nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 1995 và đưa ra
phương hướng, giải pháp quy hoạch phát triển cho từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế biển và
tổ chức không gian kinh tế biển đến năm 2010. Thứ hai là đề tài “Cơ sở khoa học cho việc
phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một số
khu vực trọng điểm”, cũng của Viện Chiến lược phát triển, năm 2004. Đề tài này cũng phân
tích vai trò, vị trí, nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam,
- Ổn định địa bàn sản xuất muối tập trung và giảm diện tích từ 3.134 ha năm 2011,
xuống 2.811 ha năm 2015; xuống 2.731 ha năm 2020 và 2.400 ha năm 2030.
- Tăng năng suất muối từ 37,3 tấn/ha năm 2011, lên 76,8 tấn/ha năm 2015, lên 100 tấn/ha
năm 2020 và năm 2030. Sản lượng muối đạt 216 nghìn tấn năm 2015 và 240 nghìn tấn năm
2020 và năm 2030. Chuyển đổi nhanh từ cách sản xuất muối đen sang cách sản
xuất muối trắng, phấn đấu đưa sản lượng muối trắng từ 32,5% năm 2011, lên trân 35% năm
2015, trên 50% năm 2020 và trên 70% năm 2030.
 Phương hướng phát triển:
- Tập trung đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng vùng muối, đi đôi với hỗ trợ diêm dân tiếp
cận với các nguồn vốn để ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là mô hình sản xuất
muối sạch, chất lượng cao bằng phương pháp trải bạt trên nền sân kết tinh. Đầu tư xây dựng
vùng sản xuất muối ứng dụng công nghệ cao với quy mô khoảng 1.500 ha (tại xã Long Điền
Đông và xã Điền Hải, huyện Đông Hải) nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Nhân rộng mô hình sản xuất kết hợp muối – NTTS để tăng thu nhập trên đơn vị sản
xuất và cải thiện đời sống nhân dân.
- Nâng công suất chế biến của 02 nhà máy chế biến hiện có, đồng thời đẩy mạnh xúc
tiến đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến muối gắn với vùng nguyên liệu muối chất lượng
cao và đẩy nhanh tiến độ xây dựng Kho dự trữ muối quốc gia tại tỉnh Bạc Liêu.
- Mở rộng ký kết hợp đồng tiêu thụ muối giữa diêm dân với các doanh nghiệp chế
biến muối trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ hết muối nguyên liệu chất lượng cao sản xuất trên
địa bàn tỉnh.
- Triển khai chính sách bình ổn giá muối phù hợp và kịp thời để diêm dân yên tâm
đầu tư sản xuất và nâng cao thu nhập.
3.2.2.3. Ngành lâm nghiệp
 Chỉ tiêu phát triển:
- Tập trung chỉ đạo quản lý bảo vệ diện tích đất lâm nghiệp và diện tích rừng của
vùng hiện có 5.167,0 ha, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển Đông. Xây dựng kế hoạch và tổ
chức trồng rừng trên đất bãi bồi ven biển và các khu vực bị sạt lở ven biển (sau khi được
gây bồi tạo bãi trồng rừng), với quy mô là 3.000 ha. Sớm triển khai xây dựng công trình mô
hình thí điểm đê mềm gây bồi, tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển khu vực cửa biển
Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu để rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Vận động nhân dân trồng cây trên các diện tích sản xuất không hiệu quả và trên đất phi
nông nghiệp (công sở, trường học, đường giao thông, khu dân cư…) để tăng diện tích cây
xanh, cải thiện môi trường, phòng chống gió bão, sóng thần,… bảo đảm yêu cầu phát triển
bền vững.
- Khẩn trương lập quy hoạch bảo tồn, phát triển rừng đặc dụng vườn Chim Bạc Liêu
và khu rừng Canh Điền, huyện Đông Hải đến năm 2020, định hướng 2030. Đồng thời, quan
tâm quản lý, bảo tồn sự đa dạng sinh học các khu rừng phòng hộ ven biển Đông, các vườn
chim tư nhân theo hướng vừa bảo tồn đa dạng sinh học vừa kết hợp du lịch sinh thái.
- Thực hiện bố trí, sắp xếp lại dân cư (giai đoạn 2011 - 2015) ở khu vực rừng phòng
hộ xung yếu ven biển trên địa bàn tỉnh cho 440 hộ, có kế hoạch đào tạo nghề, cấp đất ở và
sản xuất để người dân ổn định cuộc sống, không tái lấn chiếm đất rừng. Chuẩn bị các điều
kiện bố trí, sắp xếp lại dân cư (giai đoạn 2016 - 2020) cho 1.614 hộ, với 7.876 nhân khẩu.
- Xây dựng mới một nhà máy chế biến gỗ và lâm sản tại khu công nghiệp Trà Kha
(TP Bạc Liêu), nhằm giải quyết nguồn nguyên liệu lâm sản trong tỉnh. Xây dựng vườn ươm,
vườn giống với diện tích 3 ha tại rừng phòng hộ ven biển, mỗi năm sản xuất 2 triệu cây
giống các loại phục vụ trồng rừng tập trung.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật: nâng cấp và sửa chữa 09 Trạm Kiểm lâm rừng
phòng hộ ven biển để phục vụ công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Xây
dựng 2 chòi canh phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng.
 Phương hướng phát triển:
- Quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn sự đa dạng sinh học theo hướng vừa bảo
tồn đa dạng sinh học vừa kết hợp du lịch sinh thái. Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng du lịch, xây dựng thêm một số khu du lịch sinh thái (nhưng không làm phá
vỡ cảnh quan thiên nhiên) trên chân rừng phòng hộ ven biển từ Nhà Mát đến Gành Hào (kể
cả đầu tư khai thác các khu rừng đã trồng của các tổ chức và cá nhân) để phục vụ du lịch,
tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho nông, ngư dân. Bố trí, sắp xếp lại dân cư ở khu
vực ngoài đê biển và khu vực rừng phòng hộ ven biển vào định cư phía trong đê biển, có kế
hoạch đào tạo nghề phù hợp để người dân ổn định cuộc sống.
- Nâng cao trách nhiệm và năng lực bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm và chính
quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo vệ và phát
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình đối với phát triển kinh tế tại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D kinh nghiệm dạy học môn âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học đáp ứng mục tiêu chương trình gdpt 2018 Luận văn Sư phạm 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và phát triển kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Triết học của Khổng Tử nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng Văn hóa, Xã hội 0
D Ảnh hưởng của vị trí địa lí của Singapore đối với phát triển kinh tế xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Báo cáo thực tập tại công ty phát triển kinh tế duyên hải (cofidec) Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top