daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
BÀI tập lớn lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và phát triển kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay
I. Lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa)
1) Khái niệm sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa)
Theo C. Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những
người sản xuất ra sản phẩm khơng nhằm phục vụ mục đích phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của chính phủ mà để trao đổi, mua bán.
Kinh tế hàng hóa là mơ hình kinh tế mà trong đó hầu hết các quan hệ kinh
tế được thực hiện trên thị trường dưới hình thái hàng hóa và dịch vụ, vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Kinh tế hàng hóa cũng chính
là sản xuất hàng hóa được hiểu theo nghĩa rộng (bao gồm cả quá trình sản xuất
và trao đổi).
2) Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa khơng xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội
loài người. Đề nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển, C. Mác cho
rằng cần hội tụ đủ hai điều kiện sau:
a. Điều kiện thứ nhất, phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các
ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chun mơn hóa của những
người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người chỉ sản
xuất một hay một số sản phẩm nhất định. Trong khi nhu cầu của họ lạiđòi hỏi
nhiều loại sản phẩm. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản
xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
b. Điều kiện thứ hai: Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những
người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó,
2


người này muốn tiêu thụ sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua
bán, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa. C. Mác viết: “Chỉ có sản phẩm
của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện

với nhau như là những hàng hóa." Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người
sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển.
Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất dựa
vào sự tách biệt về quyền sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt
về quyền sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất càng phong phú.
Khi cịn sự hiện diện của hai điều kiện nêu trên, con người khơng thể
dùng ý chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được. Việc cố tình xóa bỏ
nền sản xuất hàng hóa sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiểm và khủng hoảng.
Vớiýnghĩa đó, cần khẳng định rằng nền sản xuất hàng hóa có uu thế tích cực
vượt trội so với nền sản xuất tự túc, tự cấp.
3) Sơ lược về lịch sử phát triển của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa ra đời từ sản xuất tự túc tự cấp và thay thế nó trongquá
trình lịch sử lâu dài.
Ở các xã hội trước chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hóa là sản xuất giản
đơn chỉ giữ vai trị phụ thuộc. Tuy nhiên chính sản xuất hàng hóa giản đơn đã
tạo khả năng phát triển lực lượng sản xuất thiết lập các mối liên hệ kinh tế giữa
các đơn vị kinh tế trước đó vốn tách biệt nhau.
Quan hệ hàng hóa phát triển nhanh chóng ở thời kỳ chế độ phong kiến tan
rã và thúc đẩy q trình đó diễn ra mạnh mẽ hơn.
Hình thức điển hình nhất, cao nhất, phổ biến nhất của sản xuất hàng hóa
là sản xuất hàng hóa TBCN. Dưới CNTB, quan hệ hàng hóa thâm nhập vào mọi
chức năng của nền sản xuất xã hội, hàng hóa trở thành tế bào của nền sản xuất

3


xã hội. Nó mang đặc điểm: dựa trên sự tách rời tư liệu sản xuất với sức lao động
trên cơ sở bóc lột lao động làm th dưới hình thức chiếm đoạt giá trị thặng dư.
Sản xuất hàng hóa tiếp tục tồn tại và phát triển dưới CNXH. Đặc điểm của
sản xuất hàng hóa XHCN là nó khơng dựa trên cơ sở chế độ người bóc lột người

và nó nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vật chất, tỉnh thần của mọi thành viên
xã hội trên cơ sở sản xuất kinh doanh.
4) Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
a) Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa có hai đặc trung cơ bản sau:
Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng hóa là
kiểu tổ chức kinh tế đối lập với sản xuất tự cung, tự cấp trong thời kỳ đầu của
lịch sử loài người. Cụ thể trong sản xuất hàng hóa sản phẩm được tạo ra để
đápúng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang
tính xã hội. Khi sản phẩm của lao động trở thành hàng hóa thì người sản xuất trở
thành người sản xuất hàng hóa, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa có
tính xã hội, vừa có tính tư nhân, cá biệt. Tính xã hội của lao động sản xuất hàng
hóa thể hiện ở chỗ do phân công lao động xã hội nên sản phẩm lao động của
người này trở nên cần thiết với người khác, với xã hội. Cịn tính tư nhân cá biệt
thể hiện ở chỗ sản xuất ra cái gì, bằng công cụ nào, phân phối cho ai là công
việc của chủ sở hữu tư liệu sản xuất, do họ định đoạt. Tính xã hội của lao động
sản xuất hàng hóa chỉ được thừa nhận khi họ tìm được người mua trên thị trường
và bán được hàng hóa do họ sản xuất.
Vì vậy, lao động của người sản xuất hàng hóa bao hàm sự thống nhất giữa
hai mặt đối lập là tính xã hội và tính tư nhân cá biệt của lao động. Mâu thuẫn
giữa tính xã hội và tính tư nhân cá biệt của lao động sản xuất hàng hóa là mâu
thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa.
4


b) Ưu thế của sản xuất hàng hóa
Một là, sự phát triển sản xuất hàng hóa làm cho phân cơng lao động xã
hội ngày càng sâu sắc, chun mơn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối liên hệ
giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chế. Từ đó, nó xóa bỏ tính tự cấp, tự

túc, bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất và
lao động.
Hai là, tính tách biệt về kinh tế địi hỏi người sản xuất hàng hóa phải năng
động trong sản xuất-kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Muốn vậy, họ
phải ra sức cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến
quy trình, mẫu mã hàng hóa, tổ chức tốt q trình tiêu thụ... Từ đó làm tăng
năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Ba là, sản xuất hàng hóa quy mơ lớn có ưu thế so với sản xuất tự cấp tự
túc về quy mơ, trình độ kỹ thuật, cơng nghệ, về khả năng thỏa mãn nhu cầu... Vì
vậy, sản xuất hàng hóa quy mơ lớn là hình thức tổ chức kinh tế xã hội hiện đại
phù hợp với xu thế thời đại ngày nay.
Bốn là, sản xuất hàng hóa là mơ hình kinh tế mở, thúc đẩy giao luu kinh
tế, giao lưu văn hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần của xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên, sản xuất hàng hóa cũng
có những mặt trái của nó như phân hóa giàu- cùng kiệt giữa những người sản xuất
hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế-xã hội, phá hoại môi
trường sinh thái...
II. Thực trạng về phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
1) Thực trạng
Trong khoảng thời gian gần đây, nền kinh tế hàng hóa Việt Nam có xu
hướng tăng trưởng. Kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản
5
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top