dongnt_sami

New Member

Download miễn phí Đề tài Phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm





* Phân tích chung các khoản mục chi phí này là nhằm đánh giá sự biến động về tổng số của các khoản mục. Phân tích chung về tổng số chi phí của khoản mục qua các kỳ và đánh giá sự biến động đó. Xác định mức tiết kiệm (bội chi) chi phí thông qua việc điều chỉnh chi phí khả biến theo khối lượng sản xuất kinh doanh thực tế. Phương pháp phân tích giống như phân tích chung chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp. Phương phsản phẩm phân tích giống như phân tích chung chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp. Phân tích chung theo kết cấu các tiểu khoản mục chi phí trong từng khoản mục. Chúng ta xác định ba chỉ tiêu: Tổng chi phí, tỷ suất chi phí và tỷ trọng chi phí của từng tiểu khoản mục, xác định sự biến động của các chỉ tiêu trên qua các kỳ và đánh giá sự biến động đó.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đặc điểm sau:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
- Qui trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm.
- Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích, công dụng của chi phí.
- Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là:
- Từng phân xưởng, từng bộ phận, tổ đội sản xuất hay toàn doanh nghiệp.
- Từng giai đoạn (bước công nghệ hay toàn bộ qui trình công nghệ).
- Từng đơn đặt hàng, từng hạng mục công trình.
- Từng nhóm sản phẩm.
-Từng bộ phận chi tiết sản phẩm.
2./ Khái niệm, phân loại giá thành sản phẩm và cách tính giá thành sản phẩm:
2.1/ Khái niệm giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất hay sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành.
Trong phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể phân biệt giá thành sản xuất sản phẩm và giá thành tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp:
Giá thành sản xuất sản phẩm (đối với sản phẩm công nghiệp được gọi là giá thành công xưởng, đối với sản phẩm xây lắp là giá thành thi công): bao gồm toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm (chi phí nhiên liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung).
Giá thành tiêu thụ sản phẩm hàng hoá hay còn gọi là giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá: bao gồm toàn bộ chi phí để hoàn thành việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm (tức là gồm cả chi phí lưu thông sản phẩm).
Trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu giá thành sản phẩm giữ một vai trò quan trọng, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
- Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, là một căn cứ để doanh nghiệp xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh và ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh. Để quyết định lựa chọn một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải nắm được nhu cầu thị trường, giá cả thị trường và điều tất yếu phải biết mức chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất và kinh doanh sản phẩm đó. Trên cơ sở như vậy mới xác định được hiệu quả sản xuất loại sản phẩm đó để quyết định lựa chọn và quyết định khối lượng sản phẩm cần sản xuất và tiêu thụ nhằm đạt lợi nhuận tối đa. Khi xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh thực tế một loại sản phẩm nhất định cũng cần phảm xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh thực tế một loại sản phẩm nhất định cũng cần xác định chính xác giá thành thực tế của nó.
- Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ chức, kỹ thuật. Thông qua tình hình thực tế kế hoạch giá thành, doanh nghiệp có thể xem xét tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh, tác động và hiệu qủa thực hiện các biện pháp tổ chức kỹ thuật đến sản xuất, phát hiện và tìm ra nguyên nhân phát sinh chi phí không hợp lý để có biện pháp loại trừ.
- Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách “giá cả” của doanh nghiệp đối với từng loại sản phẩm.
2.2./ Phân loại giá thành sản phẩm.
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi khác nhau. Trong lý luận cũng như trong thực tế phân loại giá thành thành ba loại như sau:
- Giá thành kế hoạch: Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch sản phẩm dược tiến hành trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: cũng giống như giá thành kế hoạch, việc tính giá thành định mức cũng có thể được thực hiện trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm dựa vào các định mức chi phí dự toán hiện hành. Giá thành định mức được xem là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản vật tư tiền vốn trong doanh nghiệp để đánh giá các giải pháp mà doanh nghiệp đã áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả chi phí.
- Giá thành thực tế: khác với hai loại giá thành trên giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ chỉ được xác định khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành và được dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ.
Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, tổ chức kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất, là cơ sở để đánh giá giá trị sản phẩm, giá bán sản phẩm và để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng tới thu nhập của doanh nghiệp. Mặt khác, giá thành thực tế còn là căn cứ cho việc xây dựng giá thành kế hoạch ngày càng tiên tiến và xác thực.
Ngoài ra theo phạm vi của chi phí tính nhập vào giá thành có thể chia: giá thành phân xưởng, giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ.
2.3./ Cách tính giá thành sản phẩm (phương pháp tính giá thành sản phẩm):
Phương pháp tính giá thành là phương pháp tính toán giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, công việc hoàn thành theo các khoản mục giá thành. Đối với các doanh nghiệp, việc tính đúng và tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Với đặc điểm riêng của mình, mỗi doanh nghiệp sẽ chọn một phương pháp tính giá thành sao cho có hiệu quả nhất.
2.3.1./ Phương pháp tổng hợp chi phí :
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí và các hoạt động sản xuất không có sản phẩm dở dang.
Tổng giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ = tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ.
Tổng giá thành
Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành
Giá thành đơn vị sản phẩm =
2.3.2./ Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính trực tiếp):
áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành trùng hợp với đối tượng tập hợp chi phí và có sản phẩm dở dang:
SGiá thành thực tế
=
Chí phí SP,DV dở dang đầu kỳ
+
Chí phí phát sinh trong kỳ
-
Chí phí SP.DV dở dang
2.3.3./ Phương pháp tính giá thành nhóm sản phẩm cùng loại:
- Trong trường hợp cùng một qui trình phục vụ tạo ra nhiều cấp loại sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí là hoạt động kinh doanh, còn đối tượng tính giá thành là từng cấp phẩm, thứ hạng sản phẩm. Do vậy, trước tiên tính tổng giá thành của hoạt động, sau đó tính giá thành của từng cấp loại sản phẩm.
- Cách tính theo hệ số giá thành: trước hết xác định hệ số giá thành cho từng cấp loại sản phẩm dựa vào định mức tiêu chuẩn kin...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top