Link tải miễn phí Luận văn: Không gian văn hóa làng Tam Á: Luận văn ThS. Khu vực học: 60 22 01 13
Nhà xuất bản: Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển
MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 4 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 6 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 10 4. Nhiệm vụ của luận văn ............................................................................ 11 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 11 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 11 7. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 11 8. Bố cục của đề tài ..................................................................................... 12 B. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................... 13 Chƣơng 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................................. 13 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 13 1.1.1. Khái niệm văn hóa .................................................................... 13 1.1.2. Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể ............... 15 1.1.3. Khái niệm không gian văn hóa ................................................. 16 1.1.4. Lý luận về văn hóa làng và làng văn hóa ................................. 17 1.2. Làng văn hóa và văn hóa làng ở Bắc Ninh ........................................ 28 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 30 Chƣơng 2: LÀNG TAM Á VÀ NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG TAM Á ........................................... 31 2.1. Điều kiện tự nhiên của làng Tam Á .................................................... 31 2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................ 31 2.1.2. Giao thông ................................................................................. 32 2.1.3. Địa hình ..................................................................................... 32 2.1.4. Khí hậu ...................................................................................... 34 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 34 2.2.1. Điều kiện kinh tế ........................................................................ 34 2.2.2. Điều kiện xã hội ........................................................................ 44 2.3. Truyền thống khoa bảng và truyền thống hiếu học........................ 55 2.3.1. Truyền thống khoa bảng xưa .................................................... 55 2.3.2. Truyền thống hiếu học hiện nay ................................................ 56 2.4. Truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm của Tam Á ........ 57 Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 61 Chƣơng 3: NHỮNG YẾU TỐ VĂN HÓA VẬT THỂ, PHI VẬT THỂ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG TAM Á ....................................................................... 62 3.1. Di sản văn hóa vật thể của làng Tam Á ............................................. 62 3.1.1. Lăng và tẩm thờ Sĩ Nhiếp ......................................................... 62 3.1.2. Đình Tam Á ............................................................................... 68 3.1.3. Chùa Tam Á ............................................................................... 69 3.1.4. Ẩm thực Tam Á .......................................................................... 70 3.1.5. Nhà ở ......................................................................................... 72 3.1.6. Mặc ............................................................................................ 75 3.1.7. Đi lại và vận chuyển .................................................................. 77 3.2. Một số di sản văn hóa phi vật thể ....................................................... 77 3.2.1. Lễ hội làng Tam Á ..................................................................... 77 3.2.2. Phong tục, tôn giáo và tín ngưỡng ............................................ 82 3.2.3. Văn học dân gian làng Tam Á ................................................... 90 3.2.4. Dân ca ....................................................................................... 93 3.3. Phƣơng hƣớng bảo tồn, phát triển không gian văn hóa làng Tam Á .. 96 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 98 C. KẾT LUẬN ......................................................................................... 100 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 102 E. PHỤ LỤC ............................................................................................ 107 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, làng Tam Á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh không chỉ là vùng đất cổ lưu giữ những giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá của dân tộc mà còn là quê hương của đình, chùa, đền, xứ sở của lễ hội và những nghề phụ. Không chỉ thế, nơi đây còn là cái nôi sinh thành những ông nghè, ông cống nổi tiếng khoa bảng. Ngày nay, những truyền thống ấy ngày càng được gìn giữ và phát huy. Từ khi thành lập đến nay, trong chiều dài lịch sử, người Tam Á đã phải gian khổ và anh dũng lao động, đấu tranh với thiên nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển. Vì vậy, nghiên cứu về Không gian văn hoá làng Tam Á chính là nghiên cứu về một làng cổ điển hình ở Kinh Bắc nói riêng và đồng bằng Bắc Bộ nói chung. Nét nổi bật trong những giá trị văn hoá của Tam Á là tinh thần cộng đồng gia tộc – làng xã. Con người (hiện tại) đặt trong mối quan hệ với tổ tiên (quá khứ) và con cháu (tương lai). Họ gắn chặt thế giới bên này với thế giới bên kia. Đó là mạch nguồn của thuần phong mĩ tục lâu đời, đồng thời cũng là cơ sở cho nhiều giá trị tinh thần về tình yêu quê hương đất nước, trọng đạo nghĩa và lối sống cần cù, chịu khó, giản dị. Tinh thần sâu rễ bền gốc ấy đã cố kết các thành viên trong gia đình, dòng họ, trong làng lại với nhau và họ cùng nhau tự giác tôn trọng lệ làng, phép nước tạo nên sức mạnh giúp Tam Á trụ vững, vượt qua những thử thách của thiên tai địch hoạ và chiến tranh. Những nét văn hoá tốt đẹp này cần được nghiên cứu, bảo tồn và phát triển. Đặc biệt, nơi đây có đền thờ Sĩ Nhiếp - người có công rất lớn trong việc truyền việc học vào nước ta và được nhân dân coi là vị Tiên Nho ghi tên vào Văn Tế tiên hiền với các tôn hiệu và mỹ tự cao quý: “Sĩ Vương đem thi thư đến hoá tục nước ta, đem lễ nhạc đến cảm hoá lòng người, văn hiến của cả nước bắt đầu từ đây”. Thông qua lòng biết ơn đối với công lao của Sĩ Vương, người dân nơi đây đã có những tín ngưỡng sinh hoạt văn hoá phong phú như lễ hội (7/1 Âm lịch), các tục lệ liên quan đến việc thờ cúng Ngài. Vì thế, nét văn hoá đặc sắc này cũng cần được nghiên cứu để mọi người biết đến văn hoá của làng Tam Á nói riêng và văn hoá vùng Kinh Bắc nói chung. Ngày nay, Tam Á đang trên con đường phát triển kinh tế nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH. Diện mạo của làng quê này ngày càng thay đổi rõ rệt. Song sự thay đổi đó không làm mất đi những giá trị văn hoá truyền thống mà những giá trị ấy ngày càng được bảo lưu và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Bởi thế, nghiên cứu Không gian văn hoá làng Tam Á để thấy được xu hướng phát triển, vận động không ngừng của người dân nơi đây đồng thời thấy được những yếu tố văn hoá truyền thống vẫn còn rõ nét trong đời sống của nhân dân. Hơn nữa, trong chiến lược phát triển của đất nước, vấn đề nông nghiệp - nông thôn - nông dân có vị trí đặc biệt. Các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX của Đảng đều xác định quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước phụ thuộc rất lớn vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp - nông thôn và nông dân đã, đang và sẽ là bài toán then chốt tạo tiền đề cơ bản cho chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. Trong bối cảnh này, nếu giải quyết tốt các vấn đề văn hóa ở nông thôn chúng ta sẽ có những tiền đề và điều kiện cơ bản để giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa khu vực, bởi phát triển văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, khu vực và cả nước. Tác giả luận văn là người được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thuận Thành, từng được tai nghe mắt thấy nhiều sự kiện về làng Tam Á. Sự gắn bó, thân quen cùng tình yêu và niềm tự hào đối với mảnh đất và con người nơi đây đã là lý do thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này. Tìm hiểu về làng Tam Á còn có ý nghĩa lí luận - thực tiễn quan trọng đối với một học viên ngành Việt Nam học. Đặc biệt, khi nghiên cứu đề tài Không gian văn hoá làng tam Á là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa cho sự nghiệp nghiên cứu văn hóa của tác giả sau này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam Làng xã ở Việt Nam là đề tài đã thu hút sự quan tâm ghiên cứu của nhiều học giả không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài. Điển hình là công trình nghiên cứu về làng Bách Cốc của GS. Sakurai (Nhật Bản) và nhiều công trình nghiên cứu về làng xã ở Việt Nam, có thể kể đến một số công trình chủ yếu như: Năm 1984, tác giả Trần Từ cho ra đời cuốn sách Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ, do nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản, tác giả nghiên cứu cơ cấu tổ chức làng xã cổ truyền ở Bắc Bộ. Ảnh hưởng của cơ cấu đó trong sự hình thành, phát triển nền kinh tế tiểu nông nghiệp, sự ra đời của phường hội, chế độ công điền, công thổ và sự phân hoá giai cấp ở nông thôn Bắc Bộ Việt Nam trong lịch sử. Năm 1992, tác giả Phan Đại Doãn cho ra đời cuốn sách Làng xã Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, nhà xuất bản Khoa học xã hội. Cuốn sách này nói về kinh tế - xã hội làng Việt Nam trải qua những thời đại lịch sử. Vấn đề ruộng đất, kinh tế tiểu nông, hàng hoá nông thôn truyền thống. Cơ cấu xã hội học của làng. Những nét chính về văn hoá truyền thống, tôn giáo của làng xã Việt Nam. Năm 1992, các tác giả Dương Kinh Quốc, Nguyễn Cảnh Minh, Đào Tố Uyên cho ra đời cuốn sách với nhan đề Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Cuốn sách nghiên cứu về việc sử dụng đất nông nghiệp và cách canh tác phân bố ruộng đất, công cuộc khẩn hoang thời cận đại Việt Nam. Một số nghề thủ công, dân số ở vùng nông thôn Việt Nam trong thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Năm 1993, các tác giả Phan Huy Lê, Từ Chi, Nguyễn Đức Nghinh nhan đề The traditional village in Vietnam, Nhà xuất bản Thế giới. Đây là tuyển tập các bài viết về đặc điểm văn hoá truyền thống của làng thôn Việt Nam: Cơ cấu tổ chức chế độ ruộng đất, thị trường, quan hệ xã hội, sinh hoạt văn hoá… Năm 2005, hai tác giả Nhất Thanh, Vũ Văn Khiếu cho ra đời cuốn sách với mhan đề Phong tục làng xóm Việt Nam : Đất lề quê thói, Nhà xuất bản Phương Đông. Cuốn sách nghiên cứu đời sống văn hoá phong tục tập quán làng xóm của người Việt Nam như: Sinh con; tục xăm mình; nhuộm răng; đồ uống; thuốc thang; y phục.. Năm 2006, cuốn sách Làng Việt Nam đa nguyên và chặt của các tác giả Phan Đại Doãn, Yu Insun, Nguyễn Đăng Dung… do Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản. Cuốn sách này tuyển chọn một số bài viết tiêu biểu và tâm huyết của giáo sư Phan Đại Doãn cùng các đồng nghiệp, bạn bè và học trò của ông ở cả trong nước và ngoài nước về cấu trúc xã hội, phong tục tập quán... làng xã Việt Nam. Năm 2009, cuốn sách Một số vấn đề làng xã Việt Nam của tác giả Nguyễn Quang Ngọc, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản, đã nghiên cứu về lịch sử hình thành và những biến đổi của làng xã Việt Nam mỗi người giữ một mảnh để lấy khước. Truyền thuyết này còn liên quan đến nhân vật Phùng Khắc Khoan và việc cha ông đầu thai làm con người mõ trong làng,… Và dân làng Tam Á có lưu truyền câu ca dao về mối quan hệ của cha con ông Phùng Khắc Khoan: Sinh con rồi mới sinh cha Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông. 3.2.4. Dân ca 3.2.4.1. Hát trống quân của Tam Á Ngoài các giá trị văn hóa tinh thần như lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, truyền thuyết cổ, làng Tam Á xưa còn có hình thức sinh hoạt văn nghệ như hát ví, hát trống quân, hát ca trù… Theo lời các cụ lớn tuổi trong làng thì ngày xưa họ chỉ đi xem hát rồi học lỏm. Họ không chỉ hát trong các dịp lễ hội quan trọng của làng mà họ còn hát trong cả lao động và sản xuất để quên đi cái nặng nhọc, vất vả của nghề nông và để có thêm tinh thần hăng say lao động. Khi được hỏi về nguồn gốc thì nhiều người cho rằng hát trống quân từ Hưng Yên sang (Tam Á gần Hưng Yên). Họ nói rằng hát trống quân đã có ở đây từ lâu lắm rồi, từ bé các cụ đã được đi xem hát. Hát trống quân thường được diễn ra ở sân chùa vào đêm trăng tháng Tám tiết trời đẹp và cũng là lúc nông nhàn: “Tháng Tám em đi chơi xuân, gặp đây có hội trống quân em vào”. Theo nguyên tắc thì hát trống quân phải có trống cố định tức là đào hố làm trống nhưng hát trống quân ở đây không chỉ diễn ra ở sân đình, sân chùa mà những câu hát và điệu hát còn được cất lên ở ngoài đồng, do những người đi cấy hay đi làm cỏ hát, khi ấy gọi là hát ví. Bởi ngay cả khi hát trống quân có cả bên nam và bên nữ thì phải có cả họa nhưng ở đây việc họa là rất ít. Khi hát đối thường mang tính truyện, thậm chí khi bí thì cứ lặp lại chỉ đổi một từ theo kiểu: Mồng một anh hát ở đây Mồng hai anh lại lên xây trên Hồ Mồng ba anh hát với cô Mồng bốn anh lại lên Hồ anh xây Mồng năm anh hát ở đây… Như vậy, hát trống quân ở đây chính là hát ví, nhất là khi khai thác nó chỉ ở nội dung và làn điệu, có nghĩa là hát bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, không bó buộc không gian diễn xướng. Lời hát trống quân là lời hát thơ lục bát, có khi chỉ vài câu thành một bài nhưng cũng có bài khá dài, nhất là những bài theo truyện nôm khuyết danh. Điển hình là truyện Trương Chi. Khi hát trống quân thường chia thành hai nhóm nam và nữ, mỗi bên vài người không cần số lượng ngang nhau, một người có thể lần lượt hát với nhiều người, khi không hát tiếp được thì chịu thua. Vì hát là hát vui chơi với nhau nên không có giải mà chỉ là sự vui vẻ và những tiếng cười. Hát ở nơi sinh hoạt cộng đồng – sân chùa, sân đền, sân đình dưới ánh trăng, hát giải trí giữa những người lao động, do đó trang phục được ăn vận bình thường không cần cầu kì hay rực rỡ sắc màu như ngày hội. Người xem hát khi hứng cũng có thể vào hát được ngay mà không cần có sự chuẩn bị gì. công cụ của buổi hát trống quân tuy có sự chuẩn bị nhưng đơn giản: Một sợi mây hai đầu đã đập dập để dễ buộc hay dậy thừng dài khoảng 5-7m, hai cái cọc tre (gỗ) dài 40cm, một cái chạc cây 20cm, một mâm gỗ và một ít vỏ ốc. Khi đã chọn được sân bãi, người ta đào một cái hố tròn đường kính chừng 40cm và sâu 50cm, trong lòng hố để một ít vỏ ốc, lấy mâm gỗ đậy lên miệng hố. Hai bên hố về phía nhóm nam và nhóm nữ ngồi hát đóng hai cái cọc xa nhau gần bằng chiều dài của đoạn dây, rồi căng dây dọc theo đường kính kéo dài đến hai chiếc cọc thì buộc lại cho dây căng ra. Sau đó dựng đứng cái chạc ở giữa mâm, chống cho dây thật căng (Một số nơi khác họ không đào hố mà đặt úp cái thùng gỗ hay thùng sắt tây, miệng thùng làm mẻ hay kê kênh lên cho thoát âm). Khi hát, người hát cầm đũa gõ vào dây để tạo âm thanh của trống khớp nhịp với lời ca, song cũng có khi người cầm nhạc riêng. Hát trống quân chính thức lúc đầu có lời chào hỏi, về sau có những đoạn hát đố để thử tài phản ứng nhanh. Nhưng nội dung chính vẫn thuộc về phần hát giao duyên, hát tả cảnh và đôi khi cũng có giễu cợt. Dựa vào nội dung lời ca, ta có thể tạm chia hát trống quân ở đây làm 5 loại: Hát chào, hát hỏi; hát đố; hát giao duyên; hát kể và hát tả; hát giễu. Sự phân chia như vậy chỉ là tương đối. và ta thấy điều đặc biệt trong hát trống quân ở đây gồm cả ca dao và vè. Một số bài khi đọc khi nói là vè, hát trong điều kiện bình thường nó là hát ví, còn hát theo quy định của trống quân thì nó lại là hát trống quân. Bên cạnh kho tàng hát trống quân, ở Tam Á còn lưu giữ được nhiều ca dao, tục ngữ, phương ngôn và vè kể chuyện... ghi lại những nét văn hóa đặc sắc về lao động, sản xuất và chiến đấu của quê hương. Có thể xem đó là một số thơ ca dân gian mang theo lới ăn tiếng nói của người dân Tam Á. Ngày nay, hát trống quân ở trong làng Tam Á không còn nữa nhưng các cụ cao tuổi trong làng vẫn còn thuộc, lưu giữ được rất nhiều bài hát trống quân. Đây là tài liệu đáng quý để chúng ta có thể nghiên cứu về hát trống quân của làng. 3.2.4.2. Một số thơ ca hiện nay của các tác giả ở Tam Á Ở làng Tam á hiện nay có 3 nhà thơ trong câu lạc bộ thơ Việt Nam: Cụ Đặng Gia Doanh, Cụ Dương An Khang, Cụ Nguyễn Văn Long (Hòa Phong). Các cụ đã có những đóng góp nhất định trong câu lạc bộ thơ. Đó là những bài thơ thể hiện tình yêu quê hương Thuận Thành nói riêng và đất nước nói chung. 3.3. Phƣơng hƣớng bảo tồn, phát triển không gian văn hóa làng Tam Á Việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa trong không gian văn hóa làng Tam Á không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, chính quyền địa phương mà còn là ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong làng. Để Tam Á là một làng có trình độ văn hóa và kinh tế phát triển, nếp sống lành mạnh, luật pháp được tôn trọng, trật tự an ninh tốt, môi trường sống trong lành, mọi cá nhân và gia đình đều hạnh phúc. Xây dựng làng văn hóa là nhu cầu của nhân dân trong làng và cũng là đòi hỏi tất yếu của xã hội. Xây dựng làng văn hóa là vì cuộc sống hiện tại và là trách nhiệm đói với thế hệ mai sau. Theo khảo sát thực tế cho thấy các hoạt động văn hóa ở Tam Á hiện nay đang được Ủy ban nhân dân xã Gia Đông và cán bộ địa phương cùng nhân dân trong làng thực hiện rất tốt quy ước làng văn hóa Tam Á. Song để việc định hướng và quản lý của chính quyền địa phương đối với các hoạt động văn hóa ở đây được thực hiện có hiệu quả hơn nữa, tác giả xin đề xuất một vài ý kiến như sau: Thứ nhất, đối với các di tích trong thôn nhất là lăng và tẩm thờ Sỹ Nhiếp đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia, cần có chi phí hỗ trợ để phục vụ cho việc thờ cúng, tôn tạo và bảo vệ. Nhất là đối với các hiện vật bằng gỗ cần có kế hoạch bảo tồn, chống mối mọt, mục gãy. Các hoành phi câu đối, các văn bia trong đền và chùa được viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm cần được dịch ra để nhân dân hiểu được ý nghĩa và giá trị văn hóa của các văn tự cổ. Khi người dân hiểu về văn hóa quê hương thì họ mới biết cách để gìn giữ bản sắc văn hóa của mình. Thứ hai, trên những cánh đồng làng Tam Á vẫn còn khá nhiều mộ Hán, đó cũng là một trong những chứng tích lịch sử thời Bắc thuộc vì thế nhân dân trong làng không nên phá bỏ. Thứ ba, đối với việc ăn, ở, mặc cần vệ sinh sạch sẽ, phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, tránh lãng phí, không hợp thuần phong mỹ tục của quê hương. Thứ tư, đối với phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng của người dân trong làng, Mặt trận Tổ quốc trong thôn có những tuyên truyền cụ thể để nhân dân phân biệt được phong tục tập quán với mê tín dị đoan. Đặc biệt cần loại bỏ những hủ tục và gìn giữ, phát huy những mĩ tục của làng. Thứ năm, đối với gia đình dòng họ cần phát huy truyền thống “tốt đời đẹp đạo”, “uống nước nhớ nguồn”, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Mỗi thành viên trong gia đình, dòng họ phải có trách nhiệm gìn giữ truyền thống của mình và trông nom coi sóc nhà thờ họ, bảo quản cất giữ gia phả. Thứ sáu, đối với việc tôn tạo các điểm thờ tự, Mặt trận tổ quốc cần có các định hướng và tuyên truyền cụ thể, đặc biệt là về xây dựng mồ mả tổ tiên, nhà thờ họ hay các di tích đền, chùa một cách hợp lý để vừa bảo tồn, tránh được những tác động của thời tiết, vừa đảm bảo được sự tôn nghiêm và không gây lãng phí. Thứ bảy, các hộ gia đình trong làng cần phát triển kinh tế một cách ổn định, bền vững tránh gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Thứ tám, Mỗi cá nhân phải có ý thức hình thành nếp sống văn hóa. Gìn giữa, duy trì những nghi lễ tốt đẹp của cha ông để lại. Mỗi người tự ý thức bảo vệ các công trình công cộng như đền, chùa, trường học, nhà trẻ, đường làng…. Thứ chín, Tam Á là vùng văn hóa cổ, có nhiều giá trị văn hóa cần được bảo lưu và phát triển. Để làm được việc đó cần có nhiều nhà nghiên cứu hơn nữa về mảnh đất và con người nơi đây. Đồng thời muốn cho mọi người biết đến Tam Á thì chính quyền địa phương và nhân dân cần có những kế hoạch phát triển du lịch cụ thể

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



tải đủ 2 phần rồi giải nén
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top