khanhkiet8x

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ ( Xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) : Luận văn ThS. Việt Nam học: 60 22 01 13
Nhà xuất bản: ĐHKHXHNV.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................4 CHƢƠNG 1: KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG PHẤN VŨ....................11 1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................11 1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 11 1.1.2. Địa hình.............................................................................................................. 11 1.1.3. Khíhậu...............................................................................................................12 1.1.4. Thủy văn ............................................................................................................ 13 1.1.5. Thổ nhƣỡng........................................................................................................ 14 1.1.6. Động thực vật .................................................................................................... 14 1.2. Một số vấn đề lịch sử và cƣ dân.............................................................15 1.2.1. Lịch sử hình thành làng ..................................................................................... 15 1.2.2. Quá trình phát triển cƣ dân................................................................................ 16 1.3. Các hoạt động kinh tế .............................................................................19 1.3.1. Thủ công nghiệp................................................................................................ 19 1.3.2. Nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản .................................................................... 20 1.3.3. Diêm nghiệp ...................................................................................................... 22 1.3.4. Kết cấu hạ tầng .................................................................................................. 23 1.4. Một vài vấn đề về xã hội .........................................................................24 1.4.1. Dân số, lao động và việc làm............................................................................ 24 1.4.2. Tổ chức xã hội.................................................................................................... 24 1.5. Đôi nét về văn hóa ...................................................................................26 1.5.1. Văn hóa ẩm thực ................................................................................................ 26 1.5.2. Văn hóa ở............................................................................................................ 28 1.5.3. Văn hóa mặc....................................................................................................... 30 1.5.4. Văn hóa ứng xử với môi trƣờng biển............................................................... 30 1.5.5. Tôn giáo, tín ngƣỡng ......................................................................................... 32
1
Tiểu kết............................................................................................................38 CHƢƠNG 2: CỤM DI TÍCH ĐỀN, CHÙA LÀNG PHẤN VŨ.................39 2.1. Lịch sử khu di tích...................................................................................39 2.1.1. Chùa Phấn Vũ (Minh Đồng tự) ........................................................................ 39 2.1.2. Đền Mẫu ............................................................................................................. 39 2.1.3. Đền Quan Lớn Thống ....................................................................................... 40 2.2. Kiến trúc...................................................................................................40 2.2.1. Kiến trúc chùa Phấn Vũ .................................................................................... 40 2.2.2. Kiến trúc đền Mẫu ............................................................................................. 41 2.2.3. Kiến trúc đền Quan Lớn Thống........................................................................ 42 2.3. Điêu khắc..................................................................................................44 2.4. Đối tƣợng thờ tự ......................................................................................44 2.4.1. Chùa Phấn Vũ .................................................................................................... 44 2.4.2. Đền Mẫu ............................................................................................................. 45 2.4.3. Đền Quan Lớn Thống ....................................................................................... 49 2.5. Lễ hội ........................................................................................................50 2.5.1. Phần lễ................................................................................................................. 50 2.5.2. Phần hội .............................................................................................................. 53 Tiểu kết............................................................................................................61 CHƢƠNG 3: ĐỀN CHÙA LÀNG PHẤN VŨ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP.........................................................63 3.1. Mối quan hệ giữa cụm di tích và không gian văn hóa làng ................63 3.1.1. Vai trò của không gian văn hóa làng với cụm di tích..................................... 63 3.1.2. Vai trò của cụm di tích với không gian văn hóa làng ............................65 3.2. Một số vấn đề đặt ra................................................................................69 3.2.1. Hiện trạng di tích................................................................................................ 69 3.2.2. Vấn đề khách tham quan ................................................................................... 71
2

3.2.3. Vấn đề quản lý, tổ chức hƣớng dẫn/ phục vụ khách tham quan ................... 73 3.2.4. Vấn đề tổ chức lễ hội ......................................................................................... 75 3.2.5. Hoạt động mê tín dị đoan tại cụm di tích......................................................... 76 3.3.2. Nhóm giải pháp hoạt động thực tiễn ................................................................ 83 Tiểu kết............................................................................................................92 KẾT LUẬN .....................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................96 PHỤ LỤC..........................................................................................................1
3

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
MỞ ĐẦU
Văn hoá là một thực thể sống động, có sự vận động cả trong không gian và thời gian. Nhìn theo chiều thời gian, văn hoá Việt Nam là một diễn trình lịch sử có những quy luật phát triển của nó. Nhìn trong không gian, văn hoá Việt Nam có sự khác biệt qua các vùng miền. Mỗi miền quê, mỗi vùng đất đều tự nó mang trong mình dấu ấn văn hoá riêng biệt, vừa có những nét đặc thù, lại vừa thống nhất trong tính chỉnh thể của nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Thụy Xuân – một miền quê biển, một quê hƣơng giàu truyền thống cách mạng, một vùng đất đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử hình thành và phát triển, chứa đựng trong đó cốt cách bản chất của cƣ dân vùng ven biển. Bên cạnh những nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống của cƣ dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thụy Xuân còn mang đặc trƣng nếp sinh hoạt của cƣ dân vùng biển, thể hiện sức mạnh“Chèo sóng, chém gió”, ý chí kiên cƣờng bất khuất, chinh phục cải tạo thiên nhiên, chống lại các thế lực cƣờng quyền, áp bức và giặc ngoại xâm. Mang những nét đặc trƣng của vùng đất Thụy Xuân, Thái Thụy, Thái Bình, làng Phấn Vũ là linh hồn của vùng đất, là không gian văn hóa thu nhỏ của miền quê biển Thụy Xuân.
Có thể thấy văn hoá làng xã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hoá Việt Nam. Trong đó, đền, chùa lại là nhân tố phổ biến góp phần tạo nên hệ thống văn hoá làng xã truyền thống của cộng đồng ngƣời Việt (Kinh), có tác động sâu sắc, toàn diện đến nhiều mặt của xã hội. Đền, chùa ở Việt Nam không đồ sộ nguy nga nhƣ ở Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản hay Thái Lan, Campuchia nhƣng ở nơi đâu cũng có. Từ những thảo am trong thôn xóm hẻo lánh đến những ngôi chùa, ngôi đền kiến trúc bằng vật liệu kiên cố tại các đô thị, tất cả đều mang sắc thái gọn nhẹ,
4

thanh thoát và tĩnh mịch. Chúng hòa quyện lại với nhau tạo thành những gam màu chủ đạo trong bức tranh văn hóa Việt sống động, đa dạng và phong phú. Mỗi ngôi đền, ngôi chùa đƣợc xây dựng là quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của các thế hệ cƣ dân, thể hiện từ những tảng đá kê chân cột đến những tàu đao lá mái. Đối với ngƣời Việt, đền, chùa không chỉ là không gian tôn giáo, là nơi diễn ra các hoạt động tâm linh, thể hiện lòng thành kính của con ngƣời mà còn là nơi sinh hoạt cộng đồng, in dấu những giá trị văn hóa dân tộc, là nơi mỗi ngƣời con khi xa quê luôn hƣớng về:
“Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông”
(“Nhớ chùa” – Huyền Không) Cũng nhƣ bao di sản văn hóa trong mỗi làng quê Việt Nam, những ngôi đình, đền, chùa trên địa bàn xã Thụy Xuân nói chung, làng Phấn Vũ nói riêng đã đƣợc hình thành và đồng hành tồn tại với quá trình lập đất, giữ làng. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ đã thực sự trở thành biểu hiện sinh động các giá trị văn hóa tinh thần của ngƣời dân Phấn Vũ; là nơi gặp gỡ của mỗi thành viên vào dịp hội hè, lễ tết, là sợi dây vô hình cố kết con ngƣời trong làng, trong xóm. Chùa Phấn Vũ, đền Mẫu, đền Quan Lớn Thống mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc. Sắc phong của các triều đại từ nhà Lê đến nhà Nguyễn cho thấy: Đền Mẫu làng Phấn Vũ phụng thờ Đức Nam Hải Thánh Mẫu - vị thần cai quản 12 cửa biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đền Quan Lớn Thống là nơi ngƣời dân tổ chức cúng lễ cầu an mong Quan Lớn phù hộ cho mùa màng tôm cá bội thu. Chùa Phấn Vũ đã gắn bó mật thiết với ngƣời dân nơi đây với những sinh hoạt tôn giáo, sinh hoạt văn hóa cộng đồng qua các thời kỳ. Chùa Phấn Vũ còn đóng góp quan trọng
5

trong công cuộc đấu tranh giải phóng quê hƣơng, là nơi hoạt động của các bậc tiền bối cách mạng, của du kích làng Phấn Vũ góp phần tô thêm trang sử vẻ vang của quê hƣơng đất biển Anh Hùng.
Là một ngƣời con sinh ra trên mảnh đất Thụy Xuân, tui chọn đề tài
“Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ (xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình)” làm luận văn thạc sĩ với hi vọng hiểu rõ thêm về những giá trị của cụm di tích; thấy đƣợc mối quan hệ giữa cụm di tích và không gian văn hóa làng Phấn Vũ; giúp ngƣời dân Thụy Xuân, đặc biệt là thế hệ trẻ biết trân trọng văn hóa truyền thống ngay trên mảnh đất quê hƣơng.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Từ lâu hệ thống đền, chùa Việt Nam nói chung và hệ thống đền, chùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng đã trở thành đối tƣợng quan tâm của các nhà nghiên cứu dƣới nhiều góc độ: văn hoá dân gian, kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo, khảo cổ học, dân tộc học, lịch sử... Có thể kể đến một số công trình sau:
Công trình nghiên cứu đầu tiên cần kể đến là cuốn “Chùa Việt” của tác giả Trần Lâm Biền [8]. Cuốn sách đã khái quát quá trình phát triển của ngôi chùa Việt, phân tích giá trị văn hoá, hƣớng, bố cục chung và khảo tả về hệ thống tƣợng thờ trong chùa.
Cuốn Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng ở Việt Nam của tác giả Trần Mạnh Thƣờng [59] giới thiệu về các công trình kiến trúc cổ, những thành, lũy, đền, tháp, đình, chùa, miếu... ở Việt Nam đƣợc xếp hạng cấp quốc gia trên phạm vi cả nƣớc.
Cuốn 250 đình chùa nổi tiếng Việt Nam của tác giả Ngô Thị Kim Doan [13] nghiên cứu về những ngôi chùa ở Việt Nam từ xƣa đến nay, cùng với phong cách nghệ thuật chùa của Việt Nam từ thế kỷ X đến chùa đất, chùa gỗ cho tới phong cách nghệ thuật, chùa của ngƣời Khơ me, ngƣời Hoa, ngƣời Chǎm.
6

Cuốn Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa, miếu phủ của tác giả Trƣơng Thìn [53] tìm hiểu về việc thờ cúng gia tiên, về tín ngƣỡng lên chùa lễ Phật, lễ Thánh thần ở các đình, đền, miếu phủ.
Tiếp theo, cuốn Chùa Việt Nam của tác giả Hà Văn Tấn [46] đã giới thiệu về 118 ngôi chùa trong cả nƣớc, trong đó có hai dạng chùa mới ít thấy xuất hiện là chùa miền núi và chùa miền hải đảo. Đây là công trình nghiên cứu kết tinh các hình ảnh và giá trị của khối di sản văn hoá và tôn giáo - tín ngƣỡng, đƣợc các tác giả thể hiện tinh tế, súc tích qua bài dẫn luận công phu về toàn cảnh chùa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và quá trình du nhập đạo Phật từ Ấn Độ vào Việt Nam.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về đền chùa cụ thể ở một địa phƣơng, một làng xã thì chƣa có nhiều.
Cụm di tích đền, chùa làng Phấn Vũ cũng đã đƣợc một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhƣng chƣa thật sự sâu sắc, cụ thể. Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến cụm di tích đến chùa làng Phấn Vũ trên từng lĩnh vực và khía cạnh khác nhau, một cách trực tiếp hay gián tiếp, nhƣ cuốn Địa chí Thái Bình do Nguyễn Quang Ân và Phạm Minh Đức chủ biên [2] đã thống kê danh sách các di tích thuộc tỉnh Thái Bình đƣợc xếp hạng cấp tỉnh và cấp Quốc gia. Cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Thụy Xuân (1927 – 1975) [33], Lịch sử Đảng bộ huyện Thái Thụy (1927 - 2005) [32] cung cấp thêm một số tƣ liệu khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống đấu tranh bất khuất quật cƣờng của nhân dân làng Phấn Vũ, trong đó đề cập đến chùa làng Phấn Vũ là di tích lịch sử, là nơi hoạt động cách mạng của các chiến sỹ yêu nƣớc. Năm 2012, một số tƣ liệu nghiên cứu về cụm di tích của Ban Quản lý di tích tỉnh Thái Bình nhƣ: Lý lịch di tích đền, chùa làng Phấn Vũ, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; Báo cáo điều tra giá trị lịch sử đền, chùa làng Phấn Vũ; Bản vẽ kiến trúc di tích đền, chùa làng Phấn Vũ nhằm đề nghị xếp hạng cụm di tích Phấn Vũ là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Với những tƣ liệu đó, ngày 10
7

tháng 10 năm 2012, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Bình đã ra quyết định công nhận cụm di tích này là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Tuy nhiên, những tƣ liệu này chỉ mới tập trung vào khai thác giá trị lịch sử văn hóa cách mạng nhƣng cũng chƣa thực sự chuyên sâu, trong khi đó còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc đề cập đến hay đề cập còn ít và sơ sài nhƣ: Lịch sử hình thành làng, hình thành cụm di tích; lễ hội, kiến trúc; công tác bảo tồn, tôn tạo,... Bên cạnh đó, các nguồn tƣ liệu này mới chỉ nghiên cứu về cụm di tích; các nhà nghiên cứu chƣa đặt cụm di tích trong mối quan hệ qua lại với các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của cƣ dân làng Phấn Vũ (hay chính xác hơn) các công trình nghiên cứu đó chƣa đặt cụm di tích (đền chùa) trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ. Vì vậy, có thể thấy đề tài luận văn “Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ (xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình)” là một công trình nghiên cứu hoàn toàn mới, cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Hệ thống lại toàn bộ các nguồn tƣ liệu nghiên cứu về làng Phấn Vũ và cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ.
 Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu cụm di tích đền, chùa làng trong mối quan hệ với không gian văn hóa làng Phấn Vũ.
 Xác định một số vấn đề đang đặt ra và khuyến nghị một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ trong thời điểm hiện tại và tƣơng lai.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng
Cụm di tích đền, chùa làng Phấn Vũ (bao gồm: chùa Phấn Vũ, đền Mẫu, đền Quan Lớn Thống) trong mối quan hệ với không gian văn hóa làng Phấn Vũ.
8

4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu cụm di tích đền chùa trong không gian làng Phấn Vũ, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nhƣng có mở rộng ra trong mối quan hệ với một số làng, xã xung quanh.
 Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ từ năm 1986 - 2014, nhƣng có quan tâm đến các vấn đề lịch sử từ khi đền, chùa đƣợc xây dựng cho đến hiện nay (2014)
 Phạm vi vấn đề: Luận văn nghiên cứu cụm di tích đền, chùa làng Phấn Vũ trên các góc độ kiến trúc, điêu khắc, đối tƣợng thờ tự và các hoạt động thờ cúng, lễ hội, tín ngƣỡng tôn giáo... diễn ra tại cụm di tích trong mối quan hệ qua lại với không gian văn hóa làng Phấn Vũ.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp tiếp cận khu vực học và liên ngành:
Luận văn đặt cụm di tích đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn
Vũ - một không gian văn hóa có sự giao thoa giữa những yếu tố văn hóa Việt vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và những yếu tố văn hóa Việt vùng ven biển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập hiện nay. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể của các ngành sử học, dân tộc học, xã hội học,... để thu thập và xử lý tƣ liệu khi viết luận văn.
 Phương pháp Lịch sử:
Nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố (xuất
bản) để xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận văn và xác định các tài liệu về đền, chùa, về không gian văn hóa làng Phấn Vũ trong quá khứ và hiện tại có thể sử dụng trong luận văn.
 Phương pháp Dân tộc học/ Nhân học
Phƣơng pháp khảo sát thực địa của ngành Dân tộc học bao gồm một loạt phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ quan sát (quan sát tham gia và không tham dự), phỏng vấn (phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố), thảo luận nhóm,
9

chụp ảnh, quay video,... đƣợc sử dụng để thu thập tƣ liệu trên thực địa về kiến trúc, điêu khắc, cách thức bố trí không gian thờ cúng của cụm di tích và các hoạt động thờ cúng, lễ hội, tín ngƣỡng tôn giáo diễn ra trong cụm di tích và mối quan hệ giữa cụm di tích với không gian văn hóa làng Phấn Vũ trong lịch sử và hiện tại. Đây là phƣơng pháp khai thác và cung cấp nguồn tƣ liệu định tính chủ yếu để hoàn thành luận văn.
 Phương pháp thống kê:
Khai thác và sử dụng nguồn tƣ liệu định lƣợng (các số liệu thống kê) về
điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội,... của cƣ dân làng Phấn Vũ, xã Thụy Xuân đã và đang đƣợc lƣu giữ tại địa phƣơng.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh:
Phân tích, tổng hợp, đối chiếu các nguồn tƣ liệu. Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để viết luận văn.
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
 Cung cấp nguồn tƣ liệu chi tiết, cụ thể và hệ thống về cụm di tích trên các góc độ kiến trúc, điêu khắc, đối tƣợng thờ tự và các hoạt động thờ cúng, lễ hội, tín ngƣỡng tôn giáo diễn ra tại cụm di tích, trong mối quan hệ, tác động qua lại với không gian văn hóa làng Phấn Vũ.
 Chỉ ra những vấn đề đang đặt ra với cụm di tích trong quá trình tồn tại và phát triển.
 Đƣa ra một số khuyến nghị giải pháp góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển cụm di tích.
7. BỐCỤCĐỀTÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài bao gồm 3 chƣơng, trong đó:
Chƣơng 1: Không gian văn hóa làng Phấn Vũ
Chƣơng 2: Cụm di tích đền, chùa làng Phấn Vũ
Chƣơng 3: Đền chùa làng Phấn Vũ - một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị giải pháp 10

CHƢƠNG 1:
KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG PHẤN VŨ
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Làng Phấn Vũ thuộc xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Nằm ở vị trí trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng, có điểm nút giao thông quan trọng của tuyến đƣờng liên xã, liên huyện đi các tỉnh biên giới phía Bắc sang Trung Quốc và các vùng miền trên cả nƣớc, thuận lợi cho việc giao lƣu, trao đổi buôn bán: Phía Đông giáp với biển. Phía Tây giáp thôn Xuân Bàng, làng Bình Lạng và đƣờng đi đến xã Thụy An. Phía Nam giáp làng Vạn Xuân, xã Thụy Xuân. Phía Bắc giáp xã Thụy Trƣờng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Làng Phấn Vũ cách thị trấn Diêm Điền 7km, cách thành phố Thái Bình khoảng 40km, cách thành phố Hải Phòng 80km, cách thủ đô Hà Nội 120km. Từ làng đến biển chỉ khoảng 1km rất thuận lợi cho ngƣời dân ra biển đánh bắt hải sản. Năm 2013, xã Thụy Xuân đã xây dựng xong đƣờng đêpan càng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho giao thông đƣờng bộ. Cùng với giao thông đƣờng bộ thì đƣờng thủy khá phát triển, tạo điều kiện cho Phấn Vũ trong việc giao lƣu kinh tế, văn hoá - xã hội cũng nhƣ việc tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ và tăng khả năng thu hút vốn đầu tƣ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc.
1.1.2. Địa hình
Nền địa hình Thái Bình là đồng bằng đƣợc hình thành cách đây không lâu. "Đường bờ biển chỉ mới được bồi đắp trong vòng 100-200 năm trở lại đây" [2, tr. 30]. Về tổng thể, Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, không có đồi núi, bao gồm các cánh đồng bằng phẳng, xen kẽ các khu dân cƣ, mạng lƣới
11

sông ngòi chằng chịt, độ cao trung bình của tỉnh không quá 3m so với mực nƣớc biển. Địa hình Thái Bình đƣợc chia thành các khu vực: "Loại hình ven sông; loại hình đất cao phía Tây Bắc; loại hình đất thấp ven sông Hóa; loại hình đất trũng ở giữa tỉnh và loại hình đất tương đối cao ven biển" [2, tr. 35]. Loại hình đất tƣơng đối cao ven biển gọi là vùng tiếp giáp biển gồm các xã phía Đông Nam huyện Tiền Hải và Đông Nam huyện Thái Thụy, trong đó có xã Thụy Xuân. Theo đó, làng Phấn Vũ nằm trên vùng đất cao, chịu tác động trực tiếp của sóng gió biển Đông. Bờ biển Thái Thụy luôn biến động theo thời gian, có sự bồi đắp và tiến ra xa biển nên diện tích có sự thay đổi theo chiều hƣớng tăng dần lên. Đoạn bờ biển từ cửa sông Trà Lý đến cửa sông Diêm Hộ cho đến năm 1936 vẫn chƣa đƣợc bồi đắp. Đến những năm cuối của thế kỷ XX, nhân dân đã chinh phục bờ biển ở đây và diện tích đƣợc bồi đắp tiến xa ra biển khoảng 3km.
1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của làng Phấn Vũ nói riêng và Thụy Xuân nói chung mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa, với nhiệt độ trung bình năm là 23 - 24oC, số giờ nắng 1600 - 1800 h, tổng lƣợng mƣa trong năm 1700 - 2200 mm, độ ẩm không khí 80 - 90%. Gió mùa mang đến cho Phấn Vũ một mùa đông lạnh mƣa ít, mùa hạ nóng mƣa nhiều và hai thời kỳ chuyển tiếp ngắn.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chế độ nhiệt của Phấn Vũ đạt tiêu chuẩn nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,3oC. Có sự phân hóa của chế độ nhiệt thành hai mùa rõ rệt. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trong tháng lớn hơn 25o C, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó tháng 7 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình là 29,2oC. Trong mùa hè, có những ngày gió đông nam mát mẻ, có ngày có gió tây nam khô nóng. Hoạt động của các dải hội tụ nhiệt đới gây mƣa lớn và giông bão bất thƣờng. Mùa đông có nhiệt độ trung bình trong tháng dƣới 20oC kéo dài từ tháng 12 năm trƣớc đến
12

tháng 3 năm sau. Tuy nhiệt độ có lúc thấp đến 4,1oC nhƣng do ảnh hƣởng của biển nên không xảy ra hiện tƣợng sƣơng muối. Trong mùa đông, thƣờng gặp các kiểu thời tiết hanh khô, nồm, nắng ấm, lạnh ẩm và mƣa phùn. Sự điều hòa nhiệt ẩm ở vùng ven biển Thái Thụy rõ rệt hơn những vùng xa biển, biên độ nhiệt trung bình trong năm là 12,8oC, trong khi ở thành phố Thái Bình là 13,1oC.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo thuận lợi cho cây trồng vật nuôi. Những tháng mùa đông, có thể gieo trồng các loại cây cận nhiệt đới và ôn đới, tạo sản phẩm tiêu thụ trong vùng và xuất khẩu. Song vùng đất này cũng có những khó khăn do thời tiết đem lại, là nơi đầu sóng ngọn gió nên mùa bão nổi thƣờng tràn qua Thụy Xuân, gây nhiều thiệt hại. Tác động bất lợi của tự nhiên gây ra ngập lụt, vỡ đê, nƣớc mặn xâm nhập vào sâu đất liền gây thiệt hại mùa màng, nhà cửa, đôi khi còn cƣớp đi sinh mạng con ngƣời. "Trận bão ngày 24/6/1929 còn ghi đậm dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân Thụy Xuân; tiếp đó là cơn bão tháng 7/1955 kèm theo gió lớn, mưa nhiều, sóng to, nước biển dâng tràn đã xóa đi dấu vết của nhiều xóm bãi ngoài đê Ngự Hàm, dọc bờ biển Thụy Xuân - Thụy Trường - Thụy Hải" [2, tr. 49]. Tuy vậy, để sống hòa hợp với thiên nhiên, tận dụng các điều kiện thuận lợi và hạn chế tác hại của tự nhiên, ngƣời dân đã biết huy động trí tuệ, sức lực của mình đắp đê, đào hệ thống kênh mƣơng chống úng ngập, tƣới tiêu, dùng các biện pháp thủy lợi để thau chua, rửa mặn, cải tạo đất đai phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
1.1.4. Thủy văn
Hàng năm đón nhận lƣợng mƣa lớn (1700 - 2200 mm). Hệ thống sông ngòi dày đặc, các ao hồ, đầm nhỏ nằm rải rác, xen kẽ với với làng xóm hay ven đê, lại tiếp nhận một lƣợng nƣớc lớn từ các sông: Sông Trà Lý, sông Hóa, sông Diêm Hộ, sông Hệ tạo nên một hệ thống thủy văn phong phú. Lƣợng nƣớc biển lớn với chế độ thủy triều ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông
13

nghiệp và vận tải, nhiều nhất vào các tháng 1, 2, 3. Các tháng này mực nƣớc ngầm, nƣớc mặt trong đất liền thấp. Khi triều cƣờng, nƣớc mặn thâm nhập vào đồng ruộng làm cho đồng ruộng bị nhiễm mặn. Mặt khác, thủy triều dâng có tác dụng làm cho nguồn nƣớc mặt dâng cao, có lợi cho các vùng lấy nƣớc ngọt tƣới cho đồng ruộng. Về các tháng mùa mƣa, khi triều thấp có thể tiêu nƣớc từ các vùng ngập úng ra biển. Khi tiêu úng ra biển, dòng nƣớc đem theo nhiều tác nhân bất lợi cho mùa màng, giúp thau chua rửa mặn, giải phóng môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm.
1.1.5. Thổ nhưỡng
Đất của làng Phấn Vũ là loại đất nhiễm mặn, đất thƣờng chƣa ổn định, phân tầng chƣa rõ rệt, thƣờng có tầng hữu cơ là xác thực vật. Điều này do ảnh hƣởng của nƣớc biển ngầm và kênh rạch ven biển. Mức độ nhiễm mặn thay đổi theo mùa lũ cạn và ở các độ sâu khác nhau. Đất mặn có hàm lƣợng hữu cơ cao, dinh dƣỡng khá. Tuy nhiên độ mặn lại là yếu tố khống chế sản xuất, cũng chính vì thế nên Phấn Vũ trồng trọt rất ít, ngƣời dân chủ yếu làm nghề nuôi trồng và đánh bắt, khai thác thủy hải sản.
1.1.6. Động thực vật
1.1.6.1. Thực vật
Phấn Vũ nói riêng và Thái Bình nói chung không có đồi núi nên các nhóm cây tự nhiên rất cùng kiệt nàn, chủ yếu là cây trồng. Trong đó, cây lƣơng thực là nhóm cây chủ đạo, bao gồm lúa, ngô, khoai, sắn. Rau quả bao gồm rau quả vụ đông nhƣ: Su hào, bắp cải, xà lách, súp lơ, cà chua, đậu, đỗ... và rau quả vụ hè: Rau muống, cải xanh, rau đay, bí ngô, bí đao, cà, mƣớp. Vụ đông và vụ đông xuân rau rất phong phú. Bên cạnh đó, thực vật ngập mặn nhƣ: Vẹt, bần, sú rất phát triển cùng với các loại sinh vật biển tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, phong phú.
14

1.1.6.2. Động vật
Xã Thụy Xuân nói chung và làng Phấn Vũ nói riêng là nơi ít có quỹ đất cho thực vật tự nhiên phát triển, vì vậy chỗ trú ẩn cho các loài động vật tự nhiên cũng rất ít. Chỉ có một số loại chim nhƣ: Cò, diệc, chích chòe; các loài động vật biển nhƣ: Tôm, cá, mực, cua, còng, cáy, don, día, ngao... Còn lại, động vật chủ yếu là động vật nuôi, bao gồm: Động vật nuôi trên cạn nhƣ trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan; động vật nuôi dƣới nƣớc nhƣ ngao, cua, cá, tôm nƣớc lợ, nƣớc ngọt: Tôm sú, cá song, cá bớp, cá vƣợc.
1.2. Một số vấn đề lịch sử và cƣ dân
1.2.1. Lịch sử hình thành làng
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trong cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Thái Thụy, cuốn Địa chí Thái Bình, có thể thấy cũng nhƣ các xã ven biển nằm ở phía Đông Bắc huyện Thái Thụy, làng Phấn Vũ, xã Thụy Xuân không nằm ngoài quá trình hình thành trải qua hàng chục vạn năm của vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Trải qua quá trình lấn biển, đất đai xã Thụy Xuân nói chung, làng Phấn Vũ nói riêng đã nhiều lần chìm nổi. Khoảng 2500 năm trƣớc, địa chất khu vực mới ổn định, mực nƣớc biển rút dần, để lộ ra các vùng đất với nhiều gò đống, đầm lầy, đất đai Thụy Xuân dần hình thành và bắt đầu xuất hiện luồng cƣ dân di cƣ theo đƣờng biển về đây hội tụ sinh sống. Tuy nhiên, do sự khó khăn hiếm hoi về mặt tƣ liệu nên chƣa đủ điều kiện làm rõ đƣợc tên tuổi, địa bàn hành chính của Thái Thụy (trong đó có Phấn Vũ - Thụy Xuân) trong thời kỳ dựng nƣớc trƣớc công nguyên và nghìn năm Bắc thuộc. "Đến thế kỷ thứ X từ các triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần trở đi cùng với thắng lợi trong đấu tranh chống ngoại xâm, củng cố nền độc lập thì cương vực Thái Thụy mới dần rõ nét" [5, tr. 8]. Cuối thế kỷ XVIII, Thái Thụy nằm trong 3 huyện của 2 phủ: "huyện Thụy Anh, huyện Đông Quan của phủ Thái Bình (đời Tây Sơn gọi là phủ Thái Ninh) và huyện Thanh Lan (hay Thanh Quan) của phủ
3.3.2.4. Tổ chức mở rộng lễ hội
Lễ hội là cây cầu nối quá khứ với hiện tại, là nơi để ngƣời dân gửi gắm những ƣớc nguyện về cuộc sống và trên hết là giá trị văn hóa của cha ông truyền lại tới hôm nay. Chính vì vậy, việc mở rộng tạo sự phong phú trong lễ hội tại cụm di tích là điều vô cùng cần thiết. Điều đáng mừng là phần lễ vẫn đƣợc giữ nguyên, tuy nhiên có phần giản lƣợc hơn so với trƣớc. Phần hội còn đơn giản, ít trò chơi, trong khi đó một số trò chơi đã bị mai một nhƣ chèo bơi, vật truyền thống. Xƣa, các cụ đã tổng kết một câu để nói về sự thành công hay thất bại của một lễ hội truyền thống: “Vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội”. "Tả tơi xem hội" nghĩa là ngƣời xem hội phải vui hết mức; không đƣợc nhƣ vậy tức là hội nhạt. Vì thế, ngay ở trong cấu trúc của lễ hội, bên cạnh những lễ nghi nghiêm ngặt, những trò diễn/diễn xƣớng thì bao giờ cũng có vô số những trò vui khác (từ trò chơi dân gian, đến văn nghệ dân gian, đến thi đấu thể thao và văn hóa ẩm thực). Nay, quan điểm ấy vẫn hoàn toàn đúng và nó còn trở thành nguyên lý quan trọng nhất dẫn đến sự thành công toàn diện của một lễ hội. Tuy nhiên, khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu của mình nếu lễ hội chỉ có những trò chơi dân gian hay chỉ có những tiết mục văn nghệ, thể thao đơn giản. Vì thế, cần tổ chức nhiều trò chơi hơn nữa, tạo sự phong phú, đa dạng trong lễ hội, chỉ có nhƣ thế mới thu hút đƣợc đông đảo du khách tham gia.
Để làm đƣợc điều đó cần dựa vào truyền thuyết, văn hóa làng xƣa qua lời kể của các cụ ông, lão bà để nghiên cứu, chắt lọc nét đẹp của lễ hội với trò chơi văn hóa truyền thống, có kế hoạch trƣớc mắt và lâu dài để khôi phục trò chơi dân gian kết hợp trò chơi hiện đại tạo sự phong phú của lễ hội. Năm 2006, đƣợc sự giúp đỡ của trƣờng Năng khiếu Thể dục thể thao tỉnh Thái Bình, địa phƣơng đã mở nhiều lớp năng khiếu vật cho thiếu niên
88
nhằm khôi phục lại môn vật cổ truyền. Vào dịp Tết, dịp hội đã mở các giải vật giành cho lứa tuổi thanh thiếu niên, thu hút các đô vật từ trƣờng năng khiếu Thể dục thể thao Tỉnh và các lò vật từ huyện Vũ Thƣ, Tiền Hải về tham gia thi đấu, đƣợc đông đảo ngƣời dân đồng tình hƣởng ứng.
Việc tổ chức lễ hội không chỉ tập trung kinh phí, trí tuệ, nhân lực vào công tác tuyên truyền, PR, tiếp thị, chạy tài trợ và quảng bá cho lễ hội trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, trên internet mà còn cần có kiến thức về lễ hội, có năng lực thẩm định nghệ thuật và tuân thủ quy trình của khoa học tổ chức sự kiện (từ khâu nghiên cứu, đánh giá hiện trạng về tiềm năng, thế mạnh, cơ hội, thách thức, những điểm yếu... đến việc thảo luận để tìm ra ý tƣởng độc đáo, đến khâu quản lý, điều hành và những kỹ năng truyền thông). Mặt khác, phải chủ động trong công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị để lễ hội đƣợc truyền bá rộng rãi và tăng cƣờng khả năng thu hút tài lực từ các nguồn khác nhau.
3.3.2.5. Tổ chức phục vụ khách tham quan cụm di tích
Để có đƣợc lƣợng khách đông đảo đến tham quan và tìm hiểu về cụm di tích, chính quyền địa phƣơng và Ban quản lý đã có các hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử, tuyên truyền cho nhân dân địa phƣơng hiểu rõ giá trị lịch sử, nghệ thuật của các di tích, đồng thời cùng ngành chức năng giữ gìn và bảo vệ các di tích. Tại các điểm di tích, cũng đã thực hiện tốt công tác vệ sinh, chăm sóc cây xanh, phục vụ chu đáo khách tham quan. Tuy nhiên, cụm di tích thiên về du lịch tâm linh, chủ yếu là ngƣời dân địa phƣơng và những ngƣời con xa quê trở về để cúng bái, cầu khấn. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả sản phẩm du lịch gắn với đầu tƣ xây dựng nơi lƣu trú đạt tiêu chuẩn để thu hút các nguồn khách khác nhau. Đồng thời, chú trọng đào tạo đội ngũ làm công tác du lịch có phong cách chuyên nghiệp, có kiến thức lịch sử, văn hóa, giao tiếp. Ngƣời trông coi tại cụm di tích cần hiểu
89

biết hơn nữa về cụm di tích. Tổ chức các chƣơng trình vui chơi, giải trí lành mạnh gắn với giới thiệu, quảng bá hình ảnh, giá trị cụm di tích.
Tại các điểm tham quan này, ngoài việc tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa, giá trị thẩm mỹ của cụm di tích, cần để du khách trải nghiệm, tìm hiểu về văn hóa của cộng đồng ngƣ dân ven biển thông qua các hình thức tham quan độc đáo, mới lạ, hấp dẫn nhƣ chèo thuyền, nghe hát chèo, nghe hò và thƣởng thức đặc sản của nơi đây: Canh don, canh cá khoai, gỏi nhệch... Đồng thời cần thiết kế các tour du lịch nhƣ: Bắt đầu tham quan từ cụm di tích đến biển Thụy Xuân, đến cồn Đen (thuộc xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cách Thị trấn Diêm Điền 15 km về phía Nam, nằm trong khu vực dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, đã đƣợc UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 2/12/2004. Đến nay khung cảnh tự nhiên trên cồn vẫn hoang sơ, với vùng cảnh quan trải dài bao gồm các bãi cát mịn và khu vực nuôi ngao). hay gắn kết các tour du lịch biển với các điểm du lịch sinh thái, văn hóa, làng nghề để tăng số lƣợng khách đến tham quan. Ngoài ra, có thể thiết kế tour tham quan các đền chùa: Bắt đầu từ đền chùa Phấn Vũ đến đền Chòi hay còn gọi là đền Dinh, đền Tam Toà (xã Thụy Trƣờng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đƣợc biết đến là chốn linh thiêng, có rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh ghé thăm. Tiếp đó, đến đình An Cố (một trong 3 ngôi đình cổ kính nhất ở các huyện ven biển duyên hải Bắc bộ, thuộc xã Thụy An, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).
3.3.2.6. Xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa cơ sở, cùng chung tay xây dựng "Làng văn hóa"
Thiết chế văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa phát triển. Hiện nay, làng Phấn Vũ đã xây dựng nhà văn hóa - nơi quy tụ những hoạt động văn hóa và tinh thần đoàn kết trong thời hiện đại của làng, nơi hội họp, truyền tải, phổ biến chủ trƣơng, đƣờng lối,
90

nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc tới nhân dân. Qua đó, ngƣời dân không chỉ đƣợc tham gia sinh hoạt, hƣởng thụ văn hóa, mà còn nắm bắt đƣợc các kiến thức, thông tin kinh tế - xã hội của địa phƣơng; hình thành các phong trào thi đua sôi nổi. Tuy nhiên, phải đầu tƣ hơn nữa vào việc nâng cấp cơ sở vật chất cùng với việc tổ chức các đội văn nghệ, các hội, các câu lạc bộ, cùng trƣng cầu dân ý các vấn đề về xã hôi, các biện pháp bảo vệ di tích, cùng nhau xây dựng làng văn hóa, góp phần tích cực hoàn thành tiêu chí 16 - tiêu chí về văn hóa trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phƣơng.
Để làm tốt những giải pháp trên, các cấp, các ban ngành, đặc biệt là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cần chú trọng quan tâm hơn nữa đến cụm di tích. Bên cạnh đó, vấn đề then chốt là cần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác lƣu giữ giá trị di tích của mỗi ngƣời dân. Ngƣời dân địa phƣơng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Họ là kho tàng “văn hóa dân gian”, là nơi lƣu giữ lại những lễ hội truyền thống đặc trƣng, là phần hồn, cái ẩn sau kiến trúc để tăng thêm phần hấp dẫn của đền chùa Phấn Vũ. Vì vậy các cơ quan quản lí cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức ngƣời dân, có chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, đƣợc toàn dân và các cấp, các ngành tham gia, hƣởng ứng. Khi hội tụ đủ sức mạnh tổng hợp ấy công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa sẽ đạt đƣợc nhiều thành tựu mới, góp phần nâng cao đời sống văn hóa nhân dân, cùng nhau xây dựng làng văn hóa, phấn đấu đạt đƣợc 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới hiện nay.
91

Tiểu kết
Theo dòng chảy của thời gian, đền, chùa làng Phấn Vũ đã bị xuống cấp. Với sự nỗ lực đóng góp của ngƣời dân, cụm di tích đã đƣợc trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Cụm di tích là nơi diễn ra các sinh hoạt lễ hội truyền thống, là môi trƣờng nuôi dƣỡng nếp sống đạo đức, văn hóa tốt đẹp của địa phƣơng. Hàng năm vào những ngày mồng một, ngày rằm, ngày lễ hội, nhân dân trong xã và khách thập phƣơng đều về đền Mẫu, đền Quan Lớn Thống, chùa Phấn Vũ thắp nén nhang tƣởng nhớ, đi lễ, thăm quan cảnh đẹp của xã. Nhƣng lễ hội chƣa thực sự phong phú để thu hút đông đảo lƣợng khách đến tham quan. Để duy trì và bảo tồn đƣợc những nét tốt đẹp, lành mạnh trong lễ hội và khắc phục, bài trừ những hành động có xu hƣớng lợi dụng sinh hoạt tín ngƣỡng tôn giáo cần có sự định hƣớng và quản lý của chính quyền địa phƣơng. Do vậy, rất mong các cơ quan ban ngành hữu trách quan tâm đầu tƣ hơn nữa cả về kinh phí lẫn vấn đề tổ chức lễ hội, tổ chức phục vụ khách tham quan để cụm di tích đƣợc nhiều ngƣời biết đến, để truyền thống văn hóa không bị mai một theo thời gian.
Bên cạnh đó, cần có định hƣớng và quản lý đối với các hoạt động tín ngƣỡng tôn giáo, tạo sự thúc đẩy cho phát triển kinh tế - xã hội nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc quyền tự do tín ngƣỡng của mỗi ngƣời dân theo chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Từ sự quan tâm của các cấp chính quyền dành cho cụm di tích sẽ góp phần giáo dục cho nhân dân làng Phấn Vũ nói riêng, xã Thụy Xuân nói chung truyền thống đoàn kết một lòng xây dựng quê hƣơng đất nƣớc giàu mạnh, cùng nuôi dƣỡng và phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", cùng phát huy những chuẩn mực đạo đức, truyền đạt và tác động trực tiếp đến nhận thức của thế hệ trẻ. Từ đó, nâng cao dân trí, ý thức tự giác trong việc bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa trên quê hƣơng giàu truyền thống cách mạng.
92

KẾT LUẬN
Làng Phấn Vũ thuộc xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình có vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện tự nhiên khá phong phú. Vì vậy, ngƣời Việt sớm chọn nơi đây để lập làng lập xóm, sinh cơ lập nghiệp. Không chỉ mang sắc thái của vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi đây còn chứa đựng cả những yếu tố biển, là nền tảng xây dựng nên một truyền thống văn hóa đa dạng, phong phú nhƣng cũng rất thống nhất. Đó chính là sự quy tụ của nền văn hóa dân tộc, trong đó văn hóa làng với đền - chùa - đình làng là một điển hình.
Đền, chùa, đình làng cùng cây đa, bến nƣớc mang biểu tƣợng của thôn quê Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với ngƣời dân và tồn tại cùng thăng trầm lịch sử của quê hƣơng, đất nƣớc. Cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ đƣợc hình thành và đồng hành tồn tại với quá trình lập đất, giữ làng, chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa cổ truyền, đƣợc hun đúc, chắt lọc bởi tâm hồn ông cha, biểu hiện tinh hoa trí tuệ, tài năng qua từng thế hệ, đồng thời gửi gắm vào đó những tình cảm thiết tha, sâu nặng với quê hƣơng, làng xóm. Đây chính là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng, tâm linh, nơi tƣởng niệm các vị nhân thần, nhiên thần – những ngƣời có công với dân, với nƣớc, đƣợc dân làng tôn thờ làm thành hoàng bản cảnh với lòng tôn kính, ngƣỡng mộ. Cụm di tích là nơi linh thiêng nhƣng cũng rất gần gũi với con ngƣời. Trong dịp lễ hội, các trò chơi dân gian đƣợc tổ chức, mọi ngƣời háo hức, sôi nổi tham gia cùng tiếng hò reo cổ vũ. Đó là điều kiện để cƣ dân trong và ngoài địa bàn giao lƣu cộng cảm, cùng tìm hiểu về văn hóa, phong tục của mỗi làng, mỗi thôn, mỗi địa phƣơng. Những nét đẹp của lễ hội đã tạo nên sức hấp dẫn, cuốn hút mỗi ngƣời vào lối sống lành mạnh, đặc biệt đối với lớp trẻ, với thế hệ tƣơng lai. Sức mạnh của nền văn hóa truyền thống nhƣ một liều kháng giúp họ vƣợt qua những cám dỗ từ những mặt trái của xã hội.
93

Cụm di tích còn mang những giá trị đặc sắc của một miền quê biển và gắn liền với sự nghiệp cách mạng giải phóng quê hƣơng, trở thành niềm tự hào về truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thụy Xuân khi cụm di tích là nơi ghi dấu ấn hoạt động của Ban Chấp hành Tỉnh bộ thanh niên Thái Bình, của Chi bộ Đảng Phấn Vũ cũng nhƣ quá trình hoạt động của 37 thanh niên yêu nƣớc ngƣời làng Phấn Vũ đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc công nhận là lão thành cách mạng, đƣợc Đảng bộ huyện Thái Thụy khẳng định làng Phấn Vũ là cái nôi cách mạng của huyện Thụy Anh giai đoạn 1927-1945. Cụm di tích còn là địa điểm minh chứng cho tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cƣờng của quân và dân xã Thụy Xuân trong trƣờng kì kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Truyền thuyết gắn với đình, chùa, đền, miếu ở Vĩnh Long Tài liệu chưa phân loại 3
S Có nên đi chùa Bái đính, Đền Đinh Lê, Tràng An năm 2010 - 1000 năm thăng long? Địa lý & Du lịch 0
V [Free] Đề tài Định hướng phát triển loại hình du lịch đền chùa tại Hà Nội mở rộng Tài liệu chưa phân loại 0
D Truyền thuyết nguyễn minh không và lễ hội đền thánh nguyễn ở ninh bình Văn hóa, Xã hội 0
H Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác đền bù thiệt hại GPMB ở quận Cầu Giấy- Thành phố Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
A Khai thác các giá trị văn hoá của lễ hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn để phục vụ du lịch Khoa học Tự nhiên 0
V Áp dụng quản trị tinh gọn tại Ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 1 Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý du lịch tại Khu di tích lịch sử đền Hùng Luận văn Kinh tế 3
J Truyền thuyết và lễ hội về Tứ vị Thánh Nương ở Đền Lộ (Hà Nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ Văn học dân gian 3
A Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top