dragonred56

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, ngành Du lịch đang trở thành một trong những ngành được mọi người trên thế giới yêu thích. Du Lịch trở thành nhu cầu thiết yếu của con người trong xã hội hiện đại, xã hội càng phát triển, thì nhu cầu du lịch của con người ngày càng được nâng cao. Du lịch tạo ra sự hoà nhập giữa các nền văn hóa của các dân tộc, một thế giới hoà bình, hữu nghị, phồn vinh.
Hơn 50 năm hoạt động, ngành Du lịch Việt Nam từng bước đi lên các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh đã được đầu tư và đưa vào hoạt động kinh doanh, bước đầu đạt được kết quả khá quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hoạt động kinh doanh Du lịch là nền kinh tế mũi nhọn hàng đầu, nó không những góp phần tăng nguồn thu ngân sách, tạo công ăn việc làm, tuyên truyền đối ngoại, giao lưu văn hóa, giáo dục truyền thông, phát huy bản sắc dân tộc, cho mỗi dân tộc. Để có được những thành công trên, không thể không kể đến sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ trong từng đơn vị kinh doanh du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng. Trong đó đội ngũ cán bộ công nhân viên khách sạn đặc biệt là bộ phận Lễ Tân có một vai trò quan trọng trong khách sạn.
Sau khi học hết chương trình chuyên môn tại nhà trường, qua thời gian trên em đã nắm được những kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh du lịch từ sự truyền đạt của các thầy cô giáo trong nhà trường, trong quá trình tìm hiểu về chuyên môn nghiệp vụ trong các khách sạn và được sự hướng dẫn của cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Lệ em chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhập phòng cho khách tại khách sạn lebelhamy”.
Qua thời gian thực tập tại Khách sạn Lebelhamy em đã nắm bắt được một số kinh nghiệm thực tiển nhằm tạo nền tảng cho công việc sau này, để hoàn thành được báo cáo thực tập này em xin chân thành Thank Ban Giám đốc cùng toàn thể công nhân viên trong Khách sạn, Thank BGH, cô giao hướng dẫn Huỳnh Thị Cẩm Lệ, cùng toàn thể thầy cô giáo trong nhà trường, đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn cho em hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Tam Kỳ,ngày tháng năm 2009
Học sinh thực hiện

Nguyễn Thị Kim Chung

NỘI DUNG
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Tổng quát chung về khách sạn và kinh doanh khách sạn:
1.1. Khái niệm và bản chất của khách sạn.
1.1.1. Khái niệm:
- Theo nghiên cứu về Du lịch và khách sạn của Morcel Gotie. “ Khách sạn là nơi lưu trú tạm thời của du khách cùng với các buồng ngủ còn có các nhà hàng vời nhiều chủng loại khác nhau.
- Theo thông tư số 01/2002/TT – TCDL ngày 27/4/2001 của tổng cục du lịch “ Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập có quy mô từ 10 buồng ngủ trờ lên đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”.
- Theo Quyết định số 108/QĐTCL ngày 23/6/1994 của Tổng cục du lịch định nghĩa như sau: “Khách sạn trong thời gian nhất định theo yêu cầu của khách về các mặt ăn, ngủ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác.
Vậy, Khách sạn là cơ sở kinh doanh phục vụ hoạt động lưu trú nhằm mục đích sinh lời bằng việc cho thuê các phòng đã được chuẩn bị sẳn tiện nghi cho khách nghỉ ngơi qua đêm hay thực hiện một kỳ nghỉ có thể kéo dài đến vài tháng nhưng ngoại trừ cho lưu trú. Thường xuyên có cơ sở đó có thể bao gồm các dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ khác.
1.1.2. Bản chất:
Bản chất của ngành kinh doanh khách sạn là kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống đây là vấn đề của kinh doanh khách sạn.
- Đối với dịch vụ lưu trú: các cơ sở trong ngành khách sạn bán cho khách về các dịch vụ lưu trú không mang tính vật chất.
- Đối với dịch vụ ăn uống: sản xuất và bán cho khách hàng những món ăn thức uống.
Trong hai loại dịch vụ này, dịch vụ lưu trú là cơ bản nhất. Vì vậy nên việc đón tiếp và phục khách lưu trú là nhiệm vụ hàng đầu. Hai dịch vụ này tạo nên hoạt động của khách sạn, bên cạnh đáp ứng như cầu người tiêu dùng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng.
1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn:
1.2.1. Về sản phẩm:
Sản phẩm khách sạn mang tính tổng hợp và rất đa dạng vừa ở dạng vật thể vừa ở dạng phi vật thể, sản phẩm của khách sạn bao gồm các hoạt động diển ra trong quá trình từ khi nhận yêu cầu của khách cho đến khi khách rời khách sạn, bao gồm:
- Những hoạt động đảm bảo, nhu cầu cần thiết cho khách ăn ngủ, an toàn đi lại, đảm bảo thoả mãn yêu cầu của khách.
- Các hoạt động đảm bảo được mục đích nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, …….
Sản phẩm của khách sạn được sản xuất và bán ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên khách sạn.
1.2.2. Về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm:
Giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm diễn ra cùng một thời điểm, vì vậy sản phẩm của khách sạn không tồn kho. Sản phẩm của khách sản luôn được đổi mới để đáp ứng các yêu cầu của khách nhằm giữ uy tín và phục vụ cho khách hàng ngày càng tốt hơn.
1.2.3. Về tổ chức kinh doanh của khách sạn:
Trong khách sạn quá trình tổ chức kinh doanh do nhiều bộ phận nghiệp vụ khác nhau đảm nhận, các bộ phận này vừa có tính độc lập vừa có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một quá trình phục vụ liên tục tạo thành một chu trình khép kín nhằm thoả mãn nhu cầu trọn vẹn của khách. Công tác tổ chức kinh doanh của khách sạn cần nghiên cứu các vấn đề sau:
- Cung cấp và hoàn thiện tất cả các dịch vụ lưu trú ăn uống, có trong khách sạn và tất cả các dịch vụ bổ sung trong thời gian khách đến và khách đi.
- Tổ chức công tác nghiên cứu thị trường với nhiều hình thức tuyên truyền, quảng cáo trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng.
- Cân đối thu chi, số lượng khách đến lưu trú tại khách sạn để thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước quy định hàng tháng, quý, năm.
1.2.4. Về đối tượng phục vụ:
Đối tượng phục vụ trong khách sạn là tất cả các dân tộc trên thế giới, nhưng phải đảm bảo: có quốc tịch đặc điểm dân tộc, khả năng thanh toán...
1.2.5. Về việc sử dụng các yếu tố cơ bản trong kinh doanh khách sạn:
Tài nguyên du lịch được coi là yếu tố sản xuất trong kinh doanh khách sạn, nó chi phối các tính chất quy mô cấp hạng và hiệu quả kinh doanh khách sạn.
Vốn kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn lớn, bởi vì hầu hết sản phẩm là dịch vụ, đối tượng phục vụ khách chủ yếu là khách quốc tế và khách nội địa có thu nhập cao, nên họ đòi hỏi tiện nghi hiện đại để thoả mãn nhu cầu của khách do đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn.
Lượng lao động trong khách sạn lớn, đồng thời đòi hỏi chất lượng phục vụ cao.
1.3. Nội dung hoạt động kinh doanh khách sạn:
Kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh tế tổng hợp nó được hợp thành bởi nhiều bộ phận, lĩnh vực kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn.
1.3.1. Kinh doanh lưu trú:
Là nơi được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ khách trong một thời gian ngắn, đáp ứng các yêu cầu về các mặt sinh hoạt, vui chơi, giải trí và các dịch vụ cần thiết khác nhằm mục đích sinh lời.
1.3.2. Kinh doanh ăn uống:
Ăn uống là loại nhu cầu không thể thiếu được đối với khách du lịch. Tham gia hoạt động phục vụ ăn uống có các loại hình như nhà hàng, quầy bar, cà phê… kinh doanh dịch vụ ăn uống được thể hiện qua mấy chức năng sau:
- Chức năng sản xuất: là chức năng chế biến ra các món ăn, đồ uống phục vụ cho khách.
- Chức năng lưu thông: Thực hiện bán ra các sản phẩm do chính khách sạn sản xuất ra hay các ngành khác sản xuất.
- Chức năng tổ chức tiêu thụ sản phẩm: là tạo ra sản phẩm để khách tiêu dùng.
1.3.3. Kinh doanh dịch vụ bổ sung:
Dịch vụ bổ sung trong khách sạn góp phần không nhỏ lôi cuốn kéo dài thời gian lưu trú trong khách sạn, dịch vụ bổ sung hiểu theo nghĩa hẹp và những dịch vụ làm cho khách thoả mãn tinh thần trong thời gian lưu trú. Theo nghĩa rộng là các dịch vụ bổ sung bao gồm các hoạt động mang tính chất hoạt động hỗ trợ nhằm hoàn thiện sản phẩm du lịch khách sạn. Cơ sở vật chất phục vụ cho dịch vụ này bao gồm: Massage, karraoke, bán quà lưu niệm, thể thao, trao đổi ngoại tệ,….
1.4. Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn:
- Ý nghĩa kinh tế:
Kinh doanh khách sạn là một trong những hoạt động chính của ngành Du lịch quốc gia tác động đến sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội nói chung của một quốc gia, kinh doanh khách sạn phát triển góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vì vậy phát triển ngành kinh doanh khách sạn cũng đồng thời khuyến khích các ngành khác phát triển theo. Điều này cũng làm cho kinh doanh khách sạn có ý nghĩa kinh tế to lớn đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Kinh doanh khách sạn là một trong những yếu tố cơ bản nhất để khai thác tiềm năng du lịch của một khu vực. Công suất, vị trí và thời gian kinh doanh của một khách sạn quyết định đến số lượng một cơ cấu và thời gian lưu trú của khách du lịch trong mỗi trung tâm hay điểm du lịch. Chính vì vậy hoạt động của ngành ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành kinh doanh du lịch khách sạn, du lịch thực hiện việc thu hút một phần quỷ tiêu dùng của cá nhân theo lãnh thổ thông qua việc phân chia ở các địa phương khác đem phần thu thập của mình đến phần tiêu thụ cho mục đích du lịch ở các địa phương khác.
- Ý nghĩa về mặt xã hội:
Kinh doanh khách sạn giải quyết được lượng lao động trong xã hội nói chung, đối với khách sạn thì số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trong khách sạn du lịch chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng cán bộ nhân viên ngành du lịch. Lực lượng lao động rất đa dạng về cơ cấu và tổ chức trong khách sạn là một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.
2. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn:
2.1. Chức năng:
2.1.1. Dịch vụ lưu trú: Đảm bảo cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách có nhu cầu bao gồm khách du lịch nội địa , khách du lịch quốc tế.
2.1.2. Dịch vụ ăn uống: Cung cấp các loại đồ ăn thức uống cho khách bao gồm khách lưu trú trong khách sạn và khách địa phương.
2.1.3. Tổ chức dịch vụ bổ sung: Cung cấp các dịch vụ đi kèm với dịch vụ lưu trú và những dịch vụ vui chơi giải trí.
2.2. Nhiệm vụ của khách sạn:
2.2.1. Đối với khách sạn:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh du lịch và các hợp đồng kinh tế có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách sạn.
Quản lý khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn hiện có đảm bảo đầu tư mở rộng và đổi mới trang thiết bị đầu tư có chiều sâu.
Cân đối thu chi thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ nhà nước theo luật định, chấp hành các chính sách chế độ quản lý kinh tế thực hiện tốt các quy định về quản ý ngành có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ văn hoá nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
Hoàn thành tốt tất cả các chỉ tiêu về tài chính của công ty giao cho khách sạn, đáp ứng tốt nguồn khách nội lực và thu hút tốt nguồn khách bên ngoài để tăng doanh thu cho khách sạn.
Quản lý tốt các hoạt động thương mại sản xuất tài chính nhân sự và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động trong kinh doanh.
2.2.2. Đối với xã hội:
Đảm bảo vấn đề thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy an toàn xã hội thực hiện nghiệm chỉnh chính sách và nhà nước đưa ra.
- Đảm bảo vấn đề an ninh trật tự trong khách sạn.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường trong khách sạn và cảnh vật bên ngoài.
Thực hiện mọi quy định của tổng cục du lịch và chịu sự quản lý của nhà nứơc.
2.2.3. Nhiệm vụ chung của khách sạn:
- Cung cấp và hoàn thiện tất cả các dịch vụ lưu trú ăn uống, có trong khách sạn và tất cả các dịch vụ bổ sung trong thời gian khách đến và khách đi.
- Tổ chức công tác nghiên cứu thị trường với nhiều hình thức tuyên truyền, quảng cáo trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng.
- Cân đối thu chi, số lượng khách đến lưu trú tại khách sạn để thực hiện các nhiệm vụ do nhà nứơc quy định hàng tháng, quý, năm.
3. Cơ cấu tổ chức của khách sạn:
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn.
1.1. Thuận lợi:
- Khách sạn ở Khu công nghiệp Điện Bàn, Quảng nam có vị trí gần với thành phố cổ Hội An, Thành phố Đà Nẵng, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quốc. Khách sạn có hệ thống ngân hàng, gần bưu điện, siêu thị và công viên giúp cho khách sạn có lợi thế thương mại nhất định.
- Khách sạn có không gian rộng lớn, được thiết kế nhiều resot nằm dọc bãi biển, bên trong Khách sạn có đầy đủ trang thiết bị tiện nghi hiện đại, với thiết kế phục vụ khép kín sẽ đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách.
- Được quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, Sở, ban ngành, đặc biệt là được sự quan tâm của chính quyền địa phương và UBND tỉnh, đồng thời lòng nhiệt tình của cán bộ công nhân viên khách sạn là yếu tố thuận lợi cơ bản xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.2. Khó khăn:
- Khách sạn mới đưa vào hoạt động nên thị trường của khách sạn không được lớn, đa số là nguồn khách đi công vụ, chưa thu hút được các nguồn khách khách quốc tế.
- Cơ sở vật chất tiện nghi của khách sạn không đồng bộ và hiện đại đòi hỏi cần nâng cấp nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách.
- Khách sạn chịu sự cạnh tranh khá gây gắt của các khách sạn cùng địa bàn.
- Bộ phận lễ tân còn trẻ, kinh nghiệm làm chưa cao, điểm yếu này ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách hàng, nó cũng là nguyên nhân làm hạn chế đến số lượng khách đến với khách sạn.
- Công tác quảng bá thị trường còn hạn chế.
2. Mục tiêu và phương hướng trong thời gian đến.
2.1. Mục tiêu:
Với mục tiêu trước mắt và lâu dài của khách sạn là tiếp tục cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị tiện nghi, cũng như chất lượng phục vụ nhằm nâng cao chất lượng khách sạn để đáp ứng thoả mãn nhu cầu du khách, mở rộng thị trường cũng như giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập người lao động đóng góp chung vào sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà.
2.2. Phương hướng:
Để đạt được mục tiêu đó, khách sạn cần có những phương hướng hoạt động sau:
- Định hướng chiến lượt mở rộng thị trường là yếu tố luôn được ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của khách sạn.
- Ban lãnh đạo Khách sạn có định hướng ngắn hạn cũng như lâu dài cho sự phát triển của khách sạn, đảm bảo khách sạn phát triển thuận lợi.
- Cần nâng cấp trang thiết bị, tiện nghi phù hợp, để đáp ứng các nhu cầu cần thiết của du khách.
- Tăng cường công tác quản lý, mở rộng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát huy hết năng lực.
- Tham gia tích cực hội thảo thương mại, tham gia quảng bá thị trường trong và ngoài nước, mở rộng trang wed và quảng bá trên mạng.
- Áp dụng chính sách mới về giá cả, xây dựng chương trình khuyến mãi đặc biệt, tổ chức các hội thảo lấy ý kiến khách hàng.
- Hợp tác chặt chẽ với các thành viên liên minh khách sạn cũng như các đại lý du lịch các hãng lữ hành, phối hợp trở thành một cầu nối quan trọng cho thị trường du lịch tỉnh nhà cũng như đất nước.
3. Giải pháp nâng cao chất lượng khách sạn:
3.1. Hoàn thiện công tác nhân sự:
- Cần xây dựng lại bộ mày tổ chức tinh gọn, ban lãnh đạo cần có sự thống nhất trong cách điều hành, cần tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, thỏa mái cho nhân viên trong khách sạn…
- Ban lãnh đạo khách sạn luôn có kế hoạch phương hướng đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch nguồn nhân lực sau này.
- Cần đào tạo nhân viên nâng cao chất lượng phục vụ, nhân viên phải có trình độ chuyên môn chuyên nghiệp và đa dạng bằng cách đào tạo tại chỗ, mở các lớp nâng cao nghiệp vụ nâng cao trình độ ngoại ngữ và thu hút nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn cao.
3.2.1. Nâng câo trình độ nghiệp vụ cho nhân viên khách sạn:
Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên là một vấn đề cấp thiết mà ban lãnh đạo Khách sạn cần có kế hoạch cụ thể, trong khách sạn mỗi nhân viên cần:
- Không ngừng nâng cao học hỏi, rèn luyện tay nghề, tham gia các khoá huấn luyện, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ.
- Được đào tạo về nghiệp vụ Lễ Tân khách sạn, nâng cao trình độ ngoại ngữ, phương pháp giao tiếp...
3. 3. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những nguyên nhân làm giảm hay tăng số ngày lưu trú của khách tại khách sạn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tuy đã được trang bị mới hoàn toàn, nhưng cần thường xuyên được bảo dưỡng, thay mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách.
3. 4. Nâng cao trình độ quản lý.
Công tác quản lý được xác định là yếu tố quyết định đến sự thành công của Khách sạn. Do đó, ban Lãnh đạo cần có phương pháp quản lý hợp lý, khoa học để tránh tình trạng chồng chéo, gây lãng phí, cần tìm một chiến lược, một định hướng kinh doanh đúng đắn để đem đến thành công cho khách sạn, một số phương hướng cụ thể:
- Ban quản lý khách sạn cần theo dõi tình hình hoạt động của khách sạn và những biến động của thị trường để đề ra những chiến lược đúng đắn.
- Nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các thông tin về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh để có giải pháp phù hợp tìm ra những thuận lợi khó khăn của thị trường.
- Tham gia các lớp bồi dưỡng về quản lý khách sạn do các tổ chức trong nước cũng như nước ngoài tổ chức nhằm áp dụng và tình hình thực tế tại khách sạn mình quản lý.
- Thường xuyên tìm hiểu đi sâu vào thực tế, học hỏi kinh nghiệm trong kỹ thuật quản lý khách sạn, phải luôn trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để phân tích, tư duy tổng hợp tốt.
3. 5. Hoàn thiện công tác đón tiếp và làm thủ tục nhập phòng cho khách tại khách sạn lebelhamy:
* Đối với quy trình đón tiếp khách: Đây là một quá trình tạo ấn tượng đầu tiên cho khách khi đến lưu trú tại khách sạn, nên quá trình này cần được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng để gây được thiện cảm với khách hàng trong lần gặp gỡ đầu tiên. Vì vậy, để hoàn thiện hơn quy trình đón tiếp khách của mình, khách sạn cần có đội ngũ lễ tân chuyên nghiệp, có trình độ về chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn.
* Đối với quy trình làm thủ tục nhập phòng tại khách sạn:
- Công việc làm thủ tục tại khách sạn cần thực hiện qua một bộ phận nhằm đảm bảo gọn, nhanh, tránh tình trạng chồng chéo, gây ảnh hưởng đến thiện cảm của khách, đặc biệt là khách đoàn.



KẾT LUẬN
Ngày nay du lịch đã và đang trở thành nhu cầu thiết yếu của con người với đời sống xã hội, xã hội ngày càng phát triển, do đó nhu cầu du lịch ngày càng cao. Để đảm bảo các nhu cầu đó ngành du lich cần có cơ chế chính sách hợp lý, đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, để thu hút khách nội địa cũng như quốc tế.
Tình hình kinh doanh khách sạn hiện nay trở nên khó khăn hơn do tình hình suy thoái nền kinh tế của thế giới cũng như trong nước. Chính vì thế các khách sạn muốn đứng vững trên thương trường thì đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn, đặc biệt là cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên khách sạn.
Để ngành du lịch nói chung cũng như phương pháp kinh doanh khách sạn nói riêng, thì cần có một số phương pháp sau:
- Có chính sách ưu đãi, mở rộng thị trường thu hút khách một cách hợp lý.
- Không ngừng tìm hiểu nhu cầu của khách để nâng cao trang thiết bị, cơ sở vật chất trong khách sạn ngày càng đổi mới hơn.
- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ trong khách sạn.
- Nhà quản lý, điều hành không ngừng đào tạo đội ngũ nhân viên trong khách san.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi y tế VT Y dược 0
D HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦY CANH RAU CẢI BÓ XÔI (Spinacia oleracea) TRONG NHÀ LƯỚI Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu của Công ty cổ phần Dược & Vật tư thú y HANVET Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần đầu tư – mở du lịch việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top