chuot_vip

New Member

Download miễn phí Đề án Tình hình tỷ giá hối đoái với nền kinh tế Việt Nam





 
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1
Lí luận chung về Tỷ giá hối đoái
1.1.Khái niệm:
1.2. Phân loại
1.3.Vai trò
1.4.Các phương pháp niêm yết tỷ giá.
1.4.1.Phân loại:
1.4.2.Tỷ giá chéo trong yết giá 2 chiều
1.5.Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái.
1.5.1 Các nhân tố thuộc về dài hạn:
1.5.2. Các nhân tố thuộc về ngắn hạn
CHƯƠNG 2
Chính sách tỷ giá hối đoái
2.1.Tổng quát chung về chính sách tỷ giá hối đoái
2.1.1. Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái:
2.1.2. Mục tiêu, nội dung của chính sách tỷ giá hối đoái.
2.2.Các chế độ Tỷ giá hối đoái
2.2.1.Chế độ tỷ giá hối đoái cố định
2.2.2.Chế độ tỷ giá thả nổi (từ năm 1973 đến nay):
2.2.3.Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (bán thả nổi):
CHƯƠNG 3
Tỷ giá hối đoái với nền kinh tế Việt Nam
3.1.Tình hình phát triển của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.
3.1.1. Sự hình thành và vận động của tỷ giá cùng chính sách TGHĐ trong giai đoạn trước tháng 3/1989 thời kế hoạch hoá , tập trung kinh tế.
3.1.2. Sự vận động của tỷ giá và chính sách TGHĐ từ tháng 3/1989 đến nay, thời kì nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.1.4. Giai đoạn 26/2/1999 đến nay.
3.2. Mục tiêu cho giai đoạn tới.
3.3.Giải pháp cho giai đoạn tới.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

quan hệ qua lại, những mặt tích cực và tiêu cực có thể mang lại cho đời sống kinh tế xã hội, không thể xem xét một cách tách biệt và một chiều.
2.2.Các chế độ Tỷ giá hối đoái
2.2.1.Chế độ tỷ giá hối đoái cố định
a.Chế độ đồng giá vàng (1880 - 1932):
Sau một quá trình phát triển lâu dài, tiền thống nhất từ các dạng sơ khai thành hai loại: vàng và bạc sau đó cố định ở vàng. Chế độ bản vị vàng là chế độ ở đó, vàng đóng vai trò là vật ngang giá chung, chỉ có tiền đúc bằng vàng hay dấu hiệu của nó mới có thể đổi lấy nó. Theo đó, đồng tiền của các nước được đổi trực tiếp ra vàng, tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của các đồng tiền, sự so sánh đó được gọi là ngang giá vàng (gold parity).
Ví dụ: 1 GBP = 5 USD có nghĩa là: 1GBP có chứa "một hàm lượng vàng" tương đương với 5 lần hàm lượng vàng của 1 USD. Nói cách khác, ngang giá vàng của GBP so với USD là: GBP/USD = 5.
Trong chế độ bản vị vàng, khi việc đúc tiền vàng , đổi tiền ra vàng và xuất nhập khẩu vàng được thực hiện tự do thì tỷ giá hối đoái tách khỏi ngang giá vàng là rất ít vì nó bị giới hạn bởi các điểm vàng. Thực hiện xuất nhập khẩu vàng sẽ quay quanh "điểm vàng". Giới hạn lên xuống của tỷ giá hối đoái là ngang giá vàng cộng (hay trừ) chi phí vận chuyển vàng giữa các nước hữu quan. Điểm cao nhất của tỷ giá hối đoái gọi là "điểm xuất vàng" vì vượt quá giới hạn này, vàng bắt đầu "chảy ra khỏi nước". Điểm thấp nhất của tỷ giá hối đoái là "điểm nhập vàng" vì xuống dưới giới hạn này, vàng bắt đầu "chảy vào trong nước".
Nhờ có đặc điểm trên, chế độ bản vị vàng có tính ổn định cao, tiền tệ không bị mất giá, tỷ giá ít biến động, cán cân thương mại tự động cân bằng. Chế độ này có khả năng tự điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông mà không cần đến sự can thiệp của Nhà nước, do đó nó có tác động tích cực đối với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn đầu phát triển. Đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ của thương mại quốc tế.
Tuy nhiên chế độ bản vị vàng tồn tại không lâu. Năm 1914 bắt đầu sụp đổ, và đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 - 1933 đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ bản vị vàng dưới mọi hình thức và điều đó cũng có nghĩa là đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ tỷ giá hối đoái ổn định và sức mua của đồng tiền được giữ vững.
b.Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods (1946 - 1971)
Nhằm ổn định lại sự phát triển thương mại quốc tế và thiết lập một trật tự thế giới mới sau thế chiến thứ hai, Mỹ, Anh và 42 nước đồng minh đã họp hội nghị tại Bretton Woods (Mỹ) tháng 7/1944 để bàn bạc xây dựng hệ thống tiền tệ và thanh toán chung. Hội nghị được đánh giá là hội nghị thành công nhất thế kỷ. Tại đây 56 nước ký tên hiệp định chấp nhận thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và một chế độ tỷ giá hối đoái mới. Theo chế độ này, các nước cam kết duy trì giá trị đồng tiền của mình theo đồng USD hay theo nội dung vàng trong phạm vi biến động không quá ( 1% tỷ giá đăng ký chính thức tại quỹ. Nếu các nước tự thay đổi tỷ giá mà không được sự đồng ý của IMF thì sẽ bị phạt cấm vận. NHTW các nước phải can thiệp vào thị trường tiền tệ nước mình để giữ cho tỷ giá nước mình không thay đổi bằng cách mua bán đồng USD. Điều này cũng có nghĩa là các nước phải cùng nhau bảo vệ giá trị cho đồng USD. Đổi lại, Mỹ cam kết ổn định giá vàng ở mức 35USD/ounce vàng ( biến động giá cả không quá 24 cent/ounce). USD là đồng tiền chủ chốt số 1 với tiêu chuẩn giá cả 1USD = 0,88714 gram vàng.
Trong thời kỳ đầu cứ 1USD giấy phát hành ra đã có từ 4 đến 8 USD vàng bảo đảm. Lượng vàng đảm bảo đồ sộ như vậy nên cả thế giới tư bản chỉ lo có vàng để đổi lấy USD mà mua hàng Mỹ chứ không quan tâm đến việc USD có đổi lấy vàng được không. Chính vì vậy, các nước có xu hướng chuyển đổi từ dự trữ vàng sang dự trữ USD để tiết kiệm chi phí. USD đã trở thành tài sản dự trữ quốc tế của các nước vì Mỹ cam kết với các NHTW rằng sẽ chuyển đổi không hạn chế USD ra vàng. Các nước ngày càng mở rộng thương mại với Mỹ, gia tăng dự trữ USD của họ, khiến cho sức hút USD ra ngoài ngày càng tăng. Trong 25 năm độc quyền phát hành tiền tệ, Mỹ đã lợi dụng đồng USD để thu hút của cải các nơi trên thế giới về tay mình. Hàng trăm tỷ USD được thả lang thang đi khắp các nước mà không có gì bảo đảm, gây ra lạm phát USD. Chế độ Bretton Woods ngày càng bộc lộ những hạn chế mà bản thân nó không tự khắc phục được:
- Dự trữ không tương xứng do quy mô thương mại quốc tế ngày càng tăng gắn liền với những dòng vận động tiền tệ lớn
- Các cuộc khủng hoảng có nguyên nhân đầu cơ: Khi có sự thay đổi về mức giá cả tương đối giữa các đồng tiền làm cho một số đồng tiền được đánh giá quá cao hay quá thấp. Vì tỷ giá là luôn cố định, việc các nhà đầu cơ mua, bán lượng tiền lớn khiến cho NHTW phải chi tiêu những lượng ngoại tệ lớn để cố gắng duy trì tỷ giá đã định theo thoả ước cho đến khi nó được thay đổi.
- Sức ép từ tương quan thực tế giữa các đồng tiền: Sự tăng trưởng khác nhau về xuất nhập khẩu cũng như tỷ lệ lạm phát rất chênh lệch giữa các nước và hàng loạt các nhân tố tác động khác đã làm cho có sự thay đổi tương đối về giá trị tương đối giữa các đồng tiền xét về dài hạn. Vì vậy, một số nước đã xin thay đổi lại tỷ giá, gây sức ép cho tỷ giá cố định.
Vào những năm 60, bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, khoa học kỹ thuật phát triển làm cho các nước phục hồi kinh tế, thế giới chia làm 3 cực: Mỹ, Nhật và Tây Âu. Do đó, các nước đã xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ và Mỹ trở thành nước nhập siêu. Về phía mình, hàng hoá Mỹ không còn sức hấp dẫn như trước làm cho cán cân thương mại Mỹ thường xuyên thâm hụt, dự trữ vàng ngày càng giảm, nợ nước ngoài tăng, USD mất giá nghiêm trọng. Thêm vào đó Mỹ sa lầy vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam và một số nước khác khiến chính phủ Mỹ chi tiêu ngày càng nhiều tiền. Các nước khủng hoảng lòng tin với USD, đã chuyển đổi USD dự trữ ra vàng, làm cho dự trữ vàng của Mỹ giảm sút nhanh chóng. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, tổng thống Mỹ Nixon sau 2 lần tuyên bố phá giá: Lần 1(tháng8/1971) 1USD = 0,81gram vàng ròng và 42 USD = 1ounce vàng, lần 2 (tháng 3/1973) 1USD = 0,7369 gram vàng ròng và 45 USD = 1 ounce vàng. Đồng USD bị phá giá (-10%) thì chế độ tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods hoàn toàn sụp đổ.
c.Nhận định chung về chế độ tỷ giá cố định:
Đây là chế độ tỷ giá hối đoái mà ở đó Nhà nước, cụ thể là NHTW tuyên bố sẽ duy trì tỷ giá giữa đồng tiền của quốc gia mình với một hay một số đồng tiền nào đó ở một mức độ nhất định. ở đây, NHTW đóng vai trò điều tiết lượng dư cầu hay dư cung về ngoại tệ để giữ tỷ giá hối đoái cố định bằng cách bán ra hay mua vào số dư đó....
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Đề án Tình hình tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý tại các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Đề án Tình độc lập của kiểm toán viên Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Chế độ tài chính và phân tích tình hình báo cáo tài chính tại Công ty cơ khí Z-179 Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam từ 2 Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Ảnh hưởng của tình trạng dollar hoá đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay nguyên nhân và giải Luận văn Kinh tế 0
T Đề án Tình hình sử dụng và thu hút vốn đầu tư ở Hà Tĩnh Tài liệu chưa phân loại 0
Y Đề án Tình hình thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua, dự báo và phân tích kết quả Tài liệu chưa phân loại 0
O Đề án Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư và tình hình kích cầu đầu tư ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
T Đề án Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước, Thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
A Đánh giá tình trạng cung cấp điện, đề xuất phương án cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng điện xã Th Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top