Edensaw

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT
1.1. Giới thiệu về công ty
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.2. Khái quát chung về Việt Nhật
1.2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty
1.2.1. Nguồn nhân lực công ty
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Việt Nhật
1.2.3. Sản phẩm và thị trường
1.3. Các hoạt động quản trị
1.3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường
1.3.2. Hoạt động lập kế hoạch
1.3.3. Quản trị nhân lực
1.3.4. Quản trị quá trình nhập khẩu
1.3.5. Quản trị quá trình tiêu thụ
1.4. Kết quả kinh doanh của Việt Nhật
1.4.1. Doanh thu và lợi nhuận
1.4.2. Vốn kinh doanh của công ty


PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NHẬT
2.1. Khái quát chung về hoạt động nhập khẩu của Việt Nhật
2.1.1. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
2.1.2. Thị trường nhập khẩu
2.2. Quy trình nhập khẩu của Việt Nhật
2.2.1. Nghiên cứu thị trường
2.2.2. Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu
2.2.3. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.3. Giá trị nhập khẩu của công ty qua các năm
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình nhập khẩu của Việt Nhật
2.4.1.Các nhân tố bên trong công ty
2.4.2. Các nhân tố bên ngoài công ty
2.5. Đánh giá về quy trình nhập khẩu tại Việt Nhật
2.5.1. Những kết quả đạt được
2.5.2. Những vấn đề còn tồn tại


PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NHẬT
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
3.1.1. Mục tiêu thời gian tới
3.1.2. Phương hướng hoạt động của công ty
3.2. Một số giải pháp của công ty
3.2.1. Tăng cường biện pháp nghiên cứu thị trường
3.2.2. Nâng cao hiệu quả của bộ máy tổ chức và trình độ nghiệp vụ của cán bộ công ty
3.2.3. Hoàn thiện hoạt động giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng
3.2.4. Hoàn thiện thủ tục hải quan
3.2.5. Hoàn thiện việc tiếp nhận và kiểm tra hàng hóa
3.2.6. Biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán
3.2.7. Những giải pháp về vốn trong kinh doanh
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty Việt Nhật
3.3.1. Kiến nghị đối với cục hải quan
3.3.2. Kiến nghị với nhà nước
3.3.3. Kiến nghị với tập đoàn Sumitomo

KẾT LUẬN

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh mới của kinh tế hội nhập toàn cầu hóa và sự giao lưu hợp tác quốc tế, dòng luân chuyển hàng hóa, công nghệ kỹ thuật của các nước diễn ra mạnh mẽ thông qua kênh xuất nhập khẩu. Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu với nhiều hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật, con đường nhanh nhất để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta là tiếp cận với khoa học công nghệ của thế giới. Để làm được điều này nhập khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nhập khẩu phát huy tối đa nội lực trong nước, tranh thủ được các tiến bộ khoa học của nước ngoài đồng thời thúc đẩy sản xuất mở rộng, khuyến khích sản xuất liên tục và có hiệu quả. Đất nước ta đang từng bước hoàn thành miêu tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa, yêu cầu một nền tảng cơ sở vật chất hạ tầng hiện đai. Nhu cầu về máy móc phụ tùng phục vụ cho xây dựng trong nước ngày càng lớn, đây là cơ hội lớn mở ra cho các công ty kinh doanh nhập khẩu máy xây dựng.
Quan tâm đến vấn đề này, trong thời gian thực tập tui cố gắng tìm tòi, làm rõ mối quan tâm của mình trong đơn vị mình thực tập đó là: Công ty trách nhiệm hữu hạn máy xây dựng và thương mại Việt Nhật - một công ty kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu máy xây dựng với thị trường quốc tế như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc…. - Công việc chủ yếu là nhập khẩu máy móc xây dựng và phụ tùng thay thế của chúng, một số loại linh kiện đặc biệt mà thị trường trong nước chưa thể đáp ứng được cho các công ty xây dựng. Công ty kinh doanh theo đúng bản chất của một công ty thương mại nhập khẩu với bản chất hoạt động là “mua của người chán bán cho người cần”. Vấn đề đặt ra cho công ty là đưa hệ thống máy móc công nghệ hiện đại với thời gian, chi phi thấp nhất vào thị trường máy xây dựng của đất nước. Để làm được điều này thì công ty phải có một quy trình nhập khẩu hiệu quả. Vì vậy tui quyết định chọn đề tài chuyên đề thực tập: ”Hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn máy xây dựng và thương mại Việt Nhật” Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của quy trình nhập khẩu và thực trạng quy trình nhập khẩu tại công ty, rút ra những mặt mạnh cũng như những tồn tại chủ yếu trong quy trình nhập khẩu của công ty từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hơn nữa quy trình nhập khẩu của công ty. Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát về Công ty máy xây dựng và thương mại Việt Nhật
Phần 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu của Việt Nhật
Phần 3: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại Việt Nhật
Qua đây tui xin chân thành Thank cô giáo ThS. Đỗ Thị Đông – giảng viên trực tiếp hướng dẫn tui và các thầy cô trong khoa QTKDTH cùng các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu của công ty Việt Nhật đã nhiệt tình giúp đỡ tui hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Do những hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm nên đề tài không tránh được những sai sót mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

Sinh viên
Khuất Thị Phương




















PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MÁY XÂY DỰNG VÀ TM VIỆT NHẬT
1.1. Giới thiệu chung về Công ty Việt Nhật

VIỆT NHẬT CO.,LTD
- Công ty TNHH máy xây dựng và thương mại Việt Nhật.
- Đăng ký kinh doanh vào ngày 04/04/2003.
- Giấy phép đăng kí kinh doanh số 0102008268.
- Vốn điều lệ 10,000,000,000 đồng.
- Là công ty trách nhiêm hữu hạn 2 thành viên
Công ty TNHH Máy xây dựng và Thương mại Việt Nhật
1. Trụ sở chính: Số 89, ngõ 124 đường Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Phòng 402, tòa nhà Thăng Long Ford, 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (+84.4) 35624080 / 35624082
Fax: (+84.4) 35624081
2. Bãi máy và kho hàng
Địa chỉ: Km 1+500 Quốc lộ 5, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: (+84.4) 38778406 ; Fax: (84.4) 36524206
E-mail: [email protected] ; [email protected]
Website:

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của công ty là công ty đầu tư thương mại và phát triển công nghệ Vạn Xuân, viết tắt là VACITECH, sau hơn chục năm hoạt động sau đó chuyển thành công ty thương mại Việt Nhật.
Năm 2003 Việt Nhật trở thành một trung gian cung cấp máy móc thiết bị xây dựng công nghiệp. Ngay từ khi thành lập công ty đã phấn đấu để trở thành nhà phân phối độc quyền của các công ty chính hãng, mọi nỗ lực của công ty đã được bù đắp, năm 2004 được công nhận là nhà phân phối của Sụmitomo, đến năm 2005 hàng loạt các hãng ITM, CF, VERCO… cấp chứng chỉ công nhận là nhà phân phối.
Sau hai năm hoạt động công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của nhà nước đóng góp giá trị lớn cho ngân sách nhà nước một cách nghiêm chỉnh, đồng thời hoạt động có hiệu quả đem lại công ăn việc làm cho nhân viên và góp phần tích cực trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, năm 2006 công ty nhận được bằng khen của UBND thành phố Hà Nội và giấy chứng nhận là hội viên chính thức của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Một dấu mốc đánh dấu quan trọng của công ty là năm 2007 công ty đã được cấp chứng nhận là nhà phân phối độc quyền của Sumitomo đây là một lợi thế quan trọng cho công ty tạo niềm tin vững chắc cho khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ, vì Sumitomo là một trong bốn công ty phát triển nhất ở Nhật Bản do vậy là đại lý độc quyền của công ty này Việt Nhật sẽ được trợ giúp rất nhiều về tài chính về kỹ thuật. Mặt khác thương hiệu Sumitomo còn khá mới mẻ với thị trường Việt Nam, khoảng 6-7 năm gần đây mới có mặt trên thị trường nước ta nên đây là yếu tố quan trọng mở ra một tương lai tốt cho công ty.
Năm 2008 là năm mà công ty Sumitomo của Nhật đã rót vốn đầu tư khá nhiều vào thị trường Việt Nam. Là đại lý độc quyền của Sumitomo nên Việt Nhật cũng tham gia vào các hoạt động. Các hoạt động đã đem lại rất nhiều kinh nghiệm và tiếng tăm của công ty. Tiêu biểu như các hoạt động đầu tư vào xây dựng mà đặc biệt là đầu tư vào các công trình thủy điện trong đó đặc biệt có công trình thủy điện Sông Ông và một số khu công nghiệp liên doanh với các công ty trong nước. Công ty còn tham gia vào các buổi triển lãm sản phẩm của Sumitomo tại trung tâm triển lãm Giảng Võ vào năm vừa rồi giới thiệu các sản phẩm của Sumitomo có mặt tại thị trường Việt Nam.


1.1.2. Khái quát chung về Công ty
 Tầm nhìn sứ mệnh của Công ty:
- Thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 2003 với tôn chỉ “ Thành công của các bạn là uy tín của chúng tui ”, Công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH) Máy xây dựng và Thương mại Việt Nhật đã dần khẳng định được vị thế và uy tín của mình trong lĩnh vực cung cấp máy và phụ tùng máy xây dựng, máy công nghiệp tại thị trường Việt Nam.
- Chúng tui tự hào là đối tác tin cậy của các nhà cung cấp uy tín hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực máy xây dựng và phụ tùng công nghiệp như Sumitomo, Yanmar, ITM, PE, CF, Verco, ETP, Donaldson.
- Với phương châm tạo lập uy tín trên nền tảng chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng, Việt Nhật luôn cố gắng tự hoàn thiện sản phẩm, đội ngũ nhân lực, văn hóa doanh nghiệp nhằm mang tới sự thịnh vượng và phát triển chung cho tất cả các đối tác trong và ngoài nước của mình.
 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
- Chức năng:
+ Tổ chức quá trình lưu thông các máy móc thiết bị xây dựng trong nước và nước ngoài cụ thể là nhập khẩu từ thị trường nước ngoài chủ yếu là Nhật Bản theo nhu cầu trong nước. Đặc biệt công ty cung cấp những công cụ, thiết bị máy móc phù hợp với việc thực hiện các công trình thi công xây dựng, khai thác tài nguyên thiên nhiên.
+ Thông qua quá trình lưu thông trên công ty thực hiện chức năng tiếp tục sản xuất trong khâu lưu thông, công tác vận chuyển hàng hóa, tiếp nhận bảo quản.
+ Thông qua hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa trong và ngoài nước cũng như thực hiện các hoạt động ủy thác, ký gửi dịch vụ trước và sau bán hàng phần nào thực hiện chức năng gắn với sản xuất với thị trường.
+ Chức năng thực hiện giá trị hàng hóa dịch vụ thông qua đó công ty đáp ứng tốt nhất nhu cầu trong lĩnh vực xây dựng, khai thác công nghiệp, thúc đẩy sản xuất và phát triển đảm bảo lưu thông thông suốt.
+ Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ta.
.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty Việt Nhật
3.3.1. Kiến nghị đối với chi cục hải quan
Làm việc với hải quan chiếm một thời gian khá lớn trong quy trình NK của Công ty. Nên để Công ty có một quy trình NK trơn tru nhanh chóng cần có sự đóng góp của chi cục hải quan. Hiện tại làm việc với hải quan là khâu phức tạp nhất trong quy trình NK, nó thường làm chậm thời gian đưa hàng hóa vào nước và hàng hóa bị giữ lại ở kho của hải quan còn gây tốn kém chi phí lưu kho nữa.
Nhưng thủ tục hải quan nước ta còn quá phức tạp và rườm rà mà một số thủ tục còn thừa mà thậm chí là không chặt chẽ. Để lấy được hàng về từ kho của hải quan công ty phải trải qua khá nhiều khâu và giai đoạn nên để rút ngắn bớt thời gian đưa hàng hóa vào nước thì các cơ quan hải quan cần xem xét lại các thủ tục và bố trí lại các công đoạn hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng mà không phải qua quá nhiều cửa.
Một vấn đề nữa mà các nhân viên đi thông quan luôn phải chịu ức chế khi làm việc với nhân viên hải quan vì thái độ quan liêu hành chính của họ. Họ thường làm việc với sự đan xen nhiều cảm xúc các nhân nên thường gây ra sự rất khó chịu cho các nhân viên đi thông quan. Họ thường không nhiệt tình nhũng nhiễu và rất quan liêu. Nên các chi cục hải quan phải thường xuyên cử các đoàn thanh tra trực tiếp kiểm tra bất ngờ các phòng giao dịch của chi cục hải quan để đánh giá và đưa ra mức phạt cụ thể. Đồng thời thường xuyên có các lớp đào tạo thêm các nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân viên hải quan, thường xuyên luân chuyển công việc của các nhân viên để tránh tình trạng móc nối nhận tiền với các doanh nghiệp
Các chi cục hải quan đã sử dụng các phần mềm khai hải quan nhưng sử dụng nó thì chưa có sự đồng bộ và triệt để nên sau khi khai báo điện tử đã được truyền cho hải quan nhưng các nhân viên vẫn phải đến tận nơi để làm thủ tục gây tốn nhiều thời gian và có cơ hội cho các tệ nạn quan liêu. Các chi cục hải quan cần tận dụng triệt để sử dụng sự phát triển của công nghệ thông tin giúp các doanh nghiệp có thể làm các thủ tục thông quan và truyền cho hải quan để giảm thời gian và chi phí “mòn gót dày” cho các doanh nghiệp
Các chi cục hải quan phải có sự quản lý hàng hóa của Công ty một cách khoa học tránh sự trả hàng nhầm lẫn. Các thủ tục kiểm tra phải thật chính xác để kiểm tra cho đúng hàng hóa tránh sự gian lận nhập lậu của một số công ty làm giảm sự cạnh tranh của các Công ty làm ăn nghiêm chỉnh.
Sự cải tiến của các chi cục hải quan cũng giúp cho Việt Nhật nói chung mà tất cả các công ty nhập khẩu khác sẽ có quy trình NK tiết kiệm thời gian và chi phí hơn
3.3.2. Kiến nghị với nhà nước
Những năm đổi mới đất nước, nước ta đã có rất nhiều sự chuyển biến hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh sự cải cách tiến bộ thì vẫn còn một số hạn chế nên doanh nghiệp cũng có một số kiến nghị mong muốn nhà nước hoàn thiện để giúp cho sự phát triển của các doanh nghiệp và phát triển của đất nước. Tùy từng công ty kinh doanh trên lĩnh vực gì mà họ gặp những cản trở do sự hạn chế của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của họ. Đối với Việt Nhật thì kiến nghị với nhà nước một số vấn đề như sau:
- Hệ thống văn bản pháp luật: Cần thống nhất hệ thống văn bản pháp luật thương mại theo tính chất quốc tế để Công ty không bị thua thiệt trong thương thảo và ký kết hợp đồng với nước ngoài, không bị bỡ ngỡ khi hợp đồng yêu cầu chiếu theo luật quốc tế, nước thứ ba hay chính nước XK. Đây là yêu cầu bức thiết trong quá trình hội nhập. Nội dung cụ thể chi tiết rõ ràng với các văn bản hướng dẫn thực hiện kèm theo cụ thể tránh mâu thuẫn trong ký kết hợp đồng. Trên cơ sở có lợi cho hoạt động kinh doanh của mọi Công ty đảm bảo an ninh và chính trị cho đất nước
- Xây dựng mạng lưới xúc tiến thương mại và hệ thống thông tin về thị trường: Các quan chức chính phủ cần có các chuyến thăm các nước tăng quan hệ hợp tác và ký kết các chinh sách thương mại giữa các nước. Đồng thời trong nước cần có các chính sách mở thu hút sự hợp tác của các đối tác nước ngoài.Nhà nước hỗ trợ các Công ty qua hệ thống thông tin của phòng thương mại và tham tán thương mại. Các thông tin về tình hình máy móc thiết bị xây dựng trên thế giới, giá cả, đặc điểm mới, xu hướng một cách nhanh chóng và kịp thời cho thị trường trong nước và cho các Công ty quan tâm.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong cách quản lý XNK theo hướng đơn giản và thông thoáng hơn và phù hợp với thị trường hơn: Tuy trong những năm vừa qua nhà nước ta đã và đang cố gắng hoàn thiện dần thủ tục hành chính nhưng thủ tục hành chính của nước ta vẫn còn “hành” là ”chính” tiêu cực rườm rà ở thủ tục giấy phép NK, hải quan, thuế NK… vẫn tồn tại các thủ tục không cần thiết ít tính hỗ trợ các Công ty tư nhân, sự tồn tại phân biệt đối xử giữa các Công ty tư nhân và Công ty nhà nước khi làm các thủ tục liên quan. Nhà nước cần nâng cao vai trò quản lý vĩ mô theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý tránh sự phân biệt kỳ thị đối xử. Không ngừng hoàn thiện hơn về các thủ tục hành chính sao cho có hiệu quả quản lý nhưng lại phù hợp quá trình gia nhập thị trường quốc tế
- Nâng cấp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động NK: Nhà nước cần đầu tư xây dựng và phát triển hiện đại hệ thống cầu đường, cảng biển, kho bãi, cầu cảng tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa khi vận chuyển vào nước
- Hỗ trợ các Công ty nhập khẩu:
+ Hỗ trợ về hệ thống thông tin liên lạc: Công ty sử dụng rất nhiều phương tiện như fax, telex, đặc biệt là mạng internet để thông tin liên lạc đàm phán, hỏi giá, thương lượng, tìm hiểu… với các bạn hàng ở xa nên nếu có sự hỗ trợ để ngày càng phát triển các hệ thống thông tin này hiện đại hơn để không có sự nghẽn mạng hay có lỗi của nhà mạng thì công tác liên lạc của Công ty sẽ tốt hơn. Một vấn đề khác nữa đó là cước phí khi liên lạc ra nước ngoài ở nước ta là rất đắt nếu có sự phát triển có sự cạnh tranh làm giảm cước phí này sẽ tiết kiệm chi phí cho Công ty
+ Nhà nước quản lý xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng
+ Nhà nước liên tục có các chính sách hỗ trợ về đầu tư, tín dụng, lãi xuất, thuế gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp và đặc biệt là thuế nhập khẩu, công tác xúc tiến thương mại
+ Có chính sách hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của vận tải quốc tế và bảo hiểm cùng với đó là sự khuyến khích các Công ty sử dụng dịch vụ này ở các Công ty trong nước bằng cách hỗ trợ các công ty này giảm cước phí khi sử dụng dịch vụ của họ
+ Hỗ trợ các Công ty cùng ngành tham gia vào các hiệp hội để họ có thể trao đổi thông tin kinh nghiệm học hỏi, giúp đỡ nhau
3.3.3. Kiến nghị đến tập đoàn Sumitomo
Là đại lý độc quyền của Sumitomo tại Việt Nam nhưng đây là thương hiệu mới vào nước ta nên Công ty cũng cần rất nhiều hỗ trợ từ phía Sumitomo như:
- Do lượng vốn của Công ty còn chưa nhiều nên một đề nghị là bên Sumitomo cần giúp đỡ Công ty nhiều hơn về mặt tài chính trong những lần nhập hàng có thể thanh toán chậm hơn
- Giúp các nhân viên kỹ thuật hiểu rõ hơn về máy móc của Sumitomo bằng cách có sự hỗ trợ thường xuyên cho các nhân viên này sang tận nơi tìm hiểu khi có đời máy mới và gửi đầy đủ tài liệu về máy móc của Sumitomo cho các nhân viên Công ty nghiên cứu
- Thường xuyên có các chính sách khuyến mại cho Công ty
- Có các đợt hỗ trợ Công ty trong các buổi triễn làm giới thiệu sản phẩm

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi y tế VT Y dược 0
D HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦY CANH RAU CẢI BÓ XÔI (Spinacia oleracea) TRONG NHÀ LƯỚI Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu của Công ty cổ phần Dược & Vật tư thú y HANVET Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần đầu tư – mở du lịch việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top