Hugh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn Xoá đói giảm cùng kiệt ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Song song với việc giúp đỡ cai nghiện, hoàn lương cho các đối tượng thuộc diện nêu trên cần tạo cho họ việc làm và giáo dục nhận thức xã hội để mọi người thông cảm, chấp nhận và giúp đỡ họ sau cải tạo, giúp đỡ họ lấy lại được niềm tin, ổn định đời sống, hoà nhập vào cộng đồng, giúp họ không quay lại con đường cũ.
Chống các tệ nạn xã hội cần được xã hội hoá để mọi người cùng tham gia. Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động, Nhà nước cần từng bước thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật để đưa những đối tượng này vào kỷ cương phép nước.
Trước mắt, do trình độ dân trí ở vùng dân tộc thiểu số còn thấp, còn nhiều tập quán lạc hậu, cần tiến hành từng bước thận trọng giúp đỡ đồng bào giác ngộ dần. Lấy phương châm tuyên truyền vận động làm chủ đạo.










Kết luận

Trong quá trình luận giải vấn đề xóa đói, giảm cùng kiệt ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xuất phát từ điều kiện địa lý, kinh tế tự nhiên, các tiềm năng chưa được khai thác, ở môi trường sinh thái khắc nghiệt dẫn đến sự tồn tại xã hội ở vùng này chưa có khả năng và thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài (Nhà nước, các tổ chức xã hội, các nhà tài trợ trong và ngoài nước). Có thể nói vùng này sẽ phát triển rất chậm, khoảng cách để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng xa.
Từ sự phân tích thực trạng, những kết quả đạt đựơc và những yếu kém cần được khắc phục trong quá trình thực hiện chính sách xoá đói, giảm cùng kiệt của Đảng và Nhà nước ta, dẫn tới các kiến nghị và đề xuất các giải pháp tốt hơn, có hiệu quả hơn trong công tác xoá đói, giảm cùng kiệt ở nước ta.
Những năm qua, nền kinh tế nước ta đạt mức độ tăng trưởng khá, đời sống đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt, một số vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, miền Trung giảm được đói nghèo, bước đầu thực hiện sản xuất hàng hoá, nhiều hộ đã thoát được cùng kiệt do trồng cà phê, cao su, bông...Điều đó khảng định vùng dân tộc thiểu số sẽ phát triển kịp vùng xuôi nếu có chính sách hỗ trợ thực sự có hiệu quả về đầu tư và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất bảo đảm chất lượng hàng hoá được thị trường chấp nhận và Nhà nước cũng cần có chính sách bảo hộ khi giá cả biến động như: trợ giá, tiêu thụ sản phẩm, miễn giảm thuế cho đồng bào dân tộc thiểu số...Làm được như vậy, các vùng dân tộc thiểu số sẽ sớm hoà nhập cùng cả nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ cuộc vận động xoá đói, giảm cùng kiệt năm 1992 đến nay đã thành phong trào mạnh mẽ trong cả nước, Chính phủ đã có nhiều chương trình, dự án cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đưa ra định hướng phát triển kinh tế vùng là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng dân tộc thiểu số, việc xây dựng các chỉ tiêu giảm mức đói cùng kiệt ở các địa phương đã trở thành lương tâm và trách nhiệm của cả nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và cư dân cùng kiệt cả nước nói chung.
Sự nghiệp xoá đói, giảm cùng kiệt là rất khó khăn, phức tạp, càng khó khăn hơn đối với miền núi và vùng dân tộc thiểu số, nên không thể ngày một ngày hai, không thể khoán trắng cho một ngành, một Bộ đảm trách được.
Từ thực tiễn công tác xoá đói, giảm cùng kiệt cho thấy muốn thực hiện thành công chương trình xoá đói, giảm nghèo, cần thực hiện đồng bộ những vấn đề cơ bản sau đây:
1. Xoá đói, giảm cùng kiệt là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là nhiệm vụ cấp bách, cần có sức mạnh tổng hợp để sớm kết thức trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Cần có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức cùng triển khai thực hiện.
3. Có sự lồng ghép và có kế hoạch tổ chức các hoạt động xoá đói, giảm nghèo, các chương trình dự án trên địa bàn miền núi, tránh trùng lắp để đạt hiệu quả cao.
4. Trên cơ sở phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy mọi nguồn lực, sức mạnh, sáng kiến tiềm tàng trong tất cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tổ chức các hình thức giúp đỡ nhau đa dạng để các hộ đói cùng kiệt từng bước vươn lên xoá đói, giảm cùng kiệt và biết làm giàu.
5. Cần thường xuyên tổ chức các hội nghị để đúc kết và phổ biến các mô hình, kinh nghiệm đã thực hiện hiệu quả ở các điạ phương, triển khai các loại mô hình, tuỳ từng địa phương miền núi cho phù hợp, được truyền thông trên hệ thống thông tin cả nước.
Nếu Nhà nước và các điạ phương tăng cường đầu tư và có quan tâm đúng mức, có biện pháp đồng bộ thực hiện mục tiêu xoá đói vào năm 2005 và xoá cùng kiệt năm 2020 như đã ghi trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng, thì hoàn toàn có cơ sở hiện thực. Và mục tiêu từng bước xoá cùng kiệt ở miền núi mỗi năm 5% là có thể thực hiện được.
Tài liệu tham khảo

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, khoá VI, VII, VIII và IX, Nxb. Sự thật, Nxb. Chính trị quốc gia.
2. Nghị quyết số 22/1989/NQ-TW, ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị (khoá VI).
3. Quyết định số 72/1990/HĐBT, ngày 13-3-1990 của HĐBT (nay là Chỉnh phủ).
4. Chỉ thị số 525 (1993) và Chỉ thị số 393 (1996) của Thủ tướng Chính phủ.
5. Đề án tổng quan định canh định cư đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi Việt Nam thời kỳ 1998 - 2000.
6. Báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu xoá đói giảm cùng kiệt giai đoạn 1998 - 2000, kế hoạch và chương trình mục tiêu xoá đói, giảm cùng kiệt và việc làm 5 năm (2001 - 2005) và năm 2001 (của Bộ LĐ - TB và XH).
7. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa năm 1999 và kế hoạch năm 2000 của Chính phủ.
8. Báo cáo của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, tháng 5 - 2001 sơ kết thực hiện chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa 2 năm (1999 - 2000) và kế hoạch năm 2001.
9. Viện Dân tộc học - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia: 50 năm các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945 - 1995), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995.
10. Ban Nông nghiệp Trung ương: Kinh tế, xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay, Nxb. Tư tưởng - Văn hoá, Hà Nội, 1991, t. II.
11. Viện khoa học Lâm nghiệp: Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1997.
12. Việt Nam tiếng nói của người cùng kiệt (Báo cáo tổng hợp đánh giá đói cùng kiệt có sự tham gia của người dân của Ngân hàng thế giới (WB), tháng 11 - 1990.
13. Việt Nam tấn công vào đói cùng kiệt (Báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000, của các nhà tài trợ - tổ chức phi chính phủ, tại Hội nghị tháng 12 - 1999.
14. Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam (Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian xuất bản năm 2000).
15. Giải pháp xoá đói giảm cùng kiệt ở xã cùng kiệt (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xuất bản năm 2000).
16. Thực trạng về cùng kiệt khổ trên thế giới (Báo OXFAM, Kevin Watkins, 1997).
17. Xóa đói giảm cùng kiệt ở Việt Nam (Báo cáo của Liên hợp quốc (UNDP, UNFPA, UNICEF).




Mở đầu

1 - Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, cùng kiệt đói và chống cùng kiệt đói đã trở thành vấn đề toàn cầu. Nhiều quốc gia, tổ chức và diễn đàn quốc tế đều lấy hoạt động chống cùng kiệt đói làm một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình hoạt động.
ở nước ta, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu cơ bản trong hoạt động của mình là giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới để đem lại hạnh phúc, ấm no cho mọi người dân Việt Nam. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện “Làm cho người cùng kiệt đủ ăn. Người đủ ăn thì khá, giàu. Người khá, giàu thì giàu thêm”.
Trong những năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có bước tiến phát triển vượt bậc, đời sống của đa số dân cư được cải thiện. Công tác xoá đói giảm cùng kiệt (XĐGN) đã thu được những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, mức sống của người dân vẫn còn thấp, phân hoá thu nhập có xu hướng tăng lên. Một bộ phận dân cư sống cùng kiệt đói - trong đó có những gia đình có nhiều đóng góp cho cách mạng vẫn chịu nhiều thua thiệt trong hoà nhập cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành quả do công cuộc đổi mới đem lại. Hiện nay, tỉ lệ hộ đói cùng kiệt của nước ta là 10,86% (khoảng 2 triệu hộ). Đặc biệt, có hơn 1000 xã cùng kiệt đói với số hộ cùng kiệt chiếm từ 40% trở lên. Từ khi thực sự trở thành phong trào và có một số văn bản quy phạm pháp luật ở một số khía cạnh khác nhau, công tác xoá đói, giảm cùng kiệt ở nước ta đã được Liên hợp quốc đánh giá là có nhiều sáng tạo và tiến bộ; các tổ chức quốc tế như UNDP, UNFPA, UNICEP, FAO... đã có cam kết tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam phát triển. Nhưng nếu nhìn lại một cách nghiêm túc vẫn còn có những bất cập và thiếu sót cần sớm khắc phục và bổ sung để thúc đẩy nhanh hơn, hiệu quả hơn công cuộc XĐGN ở nước ta. Chương trình quốc gia XĐGN đã được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng hiệu quả chưa cao. Tuy số hộ cùng kiệt hàng năm giảm trên 20%, nhưng với tiêu chuẩn phân định cùng kiệt rất thấp. Một khía cạnh rất đáng quan tâm ở đây là còn nhiều hộ gia đình ở những vùng dân tộc thiểu số thực sự đang lúng túng, quẩn quanh trong tình trạng đói nghèo, gặp khó khăn về khách quan và chủ quan khó có thể vượt qua nếu không có sự giúp đỡ từ phía Nhà nước và xã hội. Xoá đói giảm cùng kiệt ở vùng dân tộc thiểu số thực sự là một vấn đề bức xúc, cần được xem xét và soi sáng, dưới nhiều khía cạnh, nhiều góc độ nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau, để giải quyết một cách khoa học, có hiệu quả. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) đã khảng định tiếp tục đầu tư, giúp đỡ “những vùng nghèo, xã cùng kiệt và nhóm dân cư nghèo”, “phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả xoá đói, giảm nghèo” và định mục tiêu “cơ bản xoá hộ đói, giảm tỷ lệ hộ cùng kiệt xuống còn 10% vào năm 2005”. Vì vậy, việc xem xét, đánh giá thực trạng cùng kiệt đói và hình thành những giải pháp để XĐGN ở một vùng khó khăn như là vùng dân tộc thiểu số nước ta là vấn đề thiết thực, cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Cho nên học viên lựa chọn đề tài luận văn là: “ Xoá đói giảm cùng kiệt ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam : Thực trạng và giải pháp”.
2 - Tình hình nghiên cứu
Vấn đề cùng kiệt đói, phân hoá giàu cùng kiệt và XĐGN ở nước ta là chủ đề được Đảng, Nhà nước và nhiều cơ quan, cán bộ nghiên cứu, chỉ đạo thực tiễn quan tâm. Bên cạnh hệ thống các tài liệu, báo cáo của các cơ quan Nhà nước và đoàn thể quần chúng như Bộ NN và PTNT, Tổng cục Thống Kê, Bộ LĐTB và XH, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Ban XĐGN các tỉnh, thành phố, nhiều tài liệu nghiên cứu về XĐGN đã được công bố ở nước ta.
Có thể phân loại các công trình nghiên cứu về XĐGN được công bố ở nước ta làm 2 nhóm : nhóm tài liệu dịch và nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về XĐGN và nhóm tài liệu nghiên cứu về cùng kiệt đói và XĐGN ở nước ta. Về phân hoá giàu cùng kiệt và XĐGN của các nước trên thế giới, nhiều nhà nghiên cứu như GS Dương Phú Hiệp, GS Tôn Tích Thạch, GS Vũ Thị Ngọc Phùng, TS Lê Bộ Lĩnh, TS Vũ Văn Hà... đã có nhũng công trình nghiên cứu sâu sắc. Đối với vấn đề XĐGN được sự quan tâm đặc biệt của các cán bộ nghiên cứu, chỉ đạo thực tiễn. Nhiều hội thảo quốc tế, quốc gia và địa phương được tiến hành. Nhiều ấn phẩm được phát hành. Các tác giả như TS Trần Đình Hoan, Th.s Nguyễn Thị Hằng, TS Nguyễn Hải Hữu, PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, TS Nguyễn văn Tiêm, GS Phạm Xuận Nam, PGS. TSKH Lê Du Phong, TS Chu Tiến Quang... đã có nhũng công trình nghiên cứu công phu về XĐGN ở nước ta. Nhiều nghiên cứu sinh và học viên cao học cũng lấy chủ đề phân hoá giàu cùng kiệt và XĐGN làm đề tài luận văn. ở địa bàn vùng dân tộc thiểu số nước ta, nhiều năm nay cũng đã có những nghiên cứu tổng kết về XĐGN. Ngoài tổng kết của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Ban XĐGN của các tỉnh, các huyện... còn có các nghiên cứu của Bộ LĐ - TB và XH, Tổ chức OXFAM Anh (Tổ chức phi chính phủ của Anh), CSF - UK (Tổ chức quỹ nhi đồng Anh), AAV (Tổ chức hành động vì người cùng kiệt Anh)...
Có thể khảng định, các nghiên cứu về cùng kiệt đói và xoá đói giảm cùng kiệt ở nước ta nói chung và ở vùng dân tộc thiểu số là rất phong phú. Bên cạnh những phương pháp nghiên cứu, tiếp cận truyền thống, các công trình nghiên cứu, chỉ đạo XĐGN đã vận dụng nhiều phương pháp mà các tổ chức quốc tế đã vận dụng nghiên cứu về phân hoá giàu cùng kiệt và XĐGN ở nước ta đã thực sự cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn cho xây dựng, triển khai các chương trình XĐGN cấp toàn quốc và địa phương.
3 - Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nhận thức về lý luận và thực tiễn của cùng kiệt đói và XĐGN, mục đích của luận văn là đề xuất một số giải pháp chủ yếu về kinh tế - xã hội nhằm thực hiện XĐGN cho dân cư vùng dân tộc thiểu số nước ta.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về cùng kiệt đói và xoá đói giảm nghèo.
+ Phân tích thực trạng đói cùng kiệt ở vùng dân tộc thiểu số và nguyên nhân.
+ Phân tích những lợi thế và thách thức của vùng dân tộc thiểu số trong công tác xoá đói giảm nghèo.
+ Đề xuất định hướng và những giải pháp thực hiện xoá đói, giảm cùng kiệt ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam.
4 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Vùng dân tộc thiểu số nước ta có đặc điểm tương đối phức tạp về điều kiện sống, khí hậu và địa hình... có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cùng kiệt đói cho từng vùng, từng hộ. Tỷ lệ hộ đói cùng kiệt cao nhất tập trung ở vùng dân tộc thiểu số, vì thế luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề cùng kiệt đói và XĐGN ở vùng này. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm gợi mở, góp phần vào sự nghiên cứu tổng thể một cách khoa học và toàn diện trong quá trình hình thành các chương trình dự án cụ thể để thực thi trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.
Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề cùng kiệt đói ở địa bàn dân tộc thiểu số ở nước ta từ năm 1992 cho đến nay. Về mục tiêu và giải pháp XĐGN, dự báo đến năm 2010 để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Một số mục tiêu được lượng hoá cụ thể đến năm 2005.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
Để xem xét vấn đề đói cùng kiệt và XĐGN một cách khách quan, sát thực tiễn, luận văn vận dụng phép biện chứng của triết học Mác xít, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể của kinh tế học và xã hội như: so sánh, điều tra, phân tích, tổng kết thực tiễn thông qua các mô hình....
6. Những đóng góp mới của luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã tiếp thu thừa kế kết quả nhiều công trình khoa học liên quan đến XĐGN. Với phạm vi và địa điểm nghiên cứu được lựa chọn, luận văn có những điểm mới sau đây:
- Trình bày tương đối có hệ thống những nhận thức về đói, cùng kiệt và XĐGN, những nhân tố ảnh hưởng đến đói cùng kiệt đặc biệt là nhân tố, chính sách quản lý điều hành công tác XĐGN.
- Phân tích thực trạng cùng kiệt đói gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số nước ta.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cùng kiệt đói và xoá đói giảm nghèo.
- Chương 2: Thực trạng đói cùng kiệt và công tác xoá đói, giảm cùng kiệt ở vùng dân tộc thiểu số.
- Chương 3: Kiến nghị về định hướng và một số giải pháp xoá đói, giảm cùng kiệt ở vùng dân tộc thiểu số nước ta.

Chương 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn về cùng kiệt đói
và Xoá Đói Giảm Nghèo

1.1. Vấn đề đói cùng kiệt và tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo.
1.1.1 Vấn đề cùng kiệt đói và tiêu chí xác định cùng kiệt đói.
Các quốc gia trên hành tinh chúng ta khác nhau về nhiều mặt : trình độ phát triển kinh tế, điều kiện địa lý tự nhiên, dân số và trình độ dân trí, bản sắc văn hoá, tín ngưỡng và tập tục, hệ tư tưởng và chế độ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top