Download miễn phí Văn hoá Phục Hưng và cải cách tôn giáo





Phong trào cải cách tôn giáo -tức là Luther [01]và Calvin [02] -tiếp tục những
phong trào Dị giáo đời Trung Cổ, nhưng trên một cơ sở cao hơn, vì giaicấp tư sản
cận đại ở đây đã thành hình, và chế độ phong kiến đang tan rã -do đó phong trào
Dị giáo Trung Cổ chỉ là phong trào của những phái Dị giáo và dần dần bị tiêu diệt.
Trái lại, phong trào cải cách tôn giáo thế kỷ XVI đưa đến những tổ chức giáo hội
mới, tổ chức này sẽ được phát triển ở Đức, Hà Lan, Anh; ở Pháp thì bị tiêu diệt; Ý
và Y-pha-nho là thành trì của Giáo hội cũ (ở Pháp bắt đầu Henri IV thì phong trào
yếu, và Louis XIV thì bị thủ tiêu hoàn toàn). Cải cách tôn giáo nhằm chủ yếu: kết
án Giáo hội La Mã, cho là chúng chỉ biết ăn tiền và bán Chúa, đề cao tín ngưỡng
chủ quan trong lòng đối lập với những hành động lễ giáo nói chung (làm phúc),
cho hành động lễ giáo chỉ là giả dối bề ngoài (và giáo hội đặt ra nhiều lễ giáo và
lợi dụng để bóc lột). Cải cách tôn giáo cho cái cứu thế là lòng kính Chúa thành
thực bên trong chứ không phải hành động bên ngoài. Có một câu trong bức thư
của St Paul (Épitre au Corynthien): «Người nghĩa sĩ là được cứu thế do lòng tin»
được Luther bình luận nhiều vì nó đề cao lòng tin, và từ đó Luther đòi cải cách cả
tổ chức ngôi thứ từ dưới lên, và những hình thức lễ giáo đắt đỏ mà Giáo hội lợi
dụng bóc lột nhân dân (lịch sử ghi lại rằng bấy giờ Giáo hội cũng rất trụy lạc, Giáo
hoàng có nhân tình).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

quyền nhằm phá tan và xây dựng một chế độ mới.
- Bàn in ở Trung Quốc cũng không phát triển vì có ít người đọc – tư sản chưa
mạnh nên yêu cầu đấu tranh tư tưởng chưa có.
I - TÌNH HÌNH XÃ HỘI
Cuối Trung Cổ, cuối thế kỷ XIV và nhất là thế kỷ XV, do sự phát triển của những
nghề thủ công thành thị, do phát triển của những hình thái của tiền tư bản chủ
nghĩa (tư bản thương mại và tài phiệt) - kỹ thuật - thủ công - đã đạt được một mức
khá tinh vi và một tổ chức bước đầu tập trung (nghề làm đồng hồ - máy dệt vải
khá tinh vi - dệt len dạ tinh vi - ngành đúc, rèn sắt thép đạt mức cao), đặc biệt có 3
phát minh lớn: kỹ thuật dùng thuốc súng, kỹ thuật in và địa bàn (sự thực ở phương
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
Đông đã có từ lâu và có thể là nó chuyển từ phương Đông sang, cái chính là nó
khai thác được sáng kiến đó). Sự phát triển của sức sản xuất không những đòi hỏi
quan hệ sản xuất mới (nói chung), mà cụ thể có ảnh hưởng trực tiếp trong thời
cuộc: ví dụ thuốc súng làm mất tính chất độc lập của những thái ấp phong kiến vì
thành lũy phong kiến bảo đảm độc lập của chúa phong kiến không chống lại đại
bác mới. Áo giáp của kỵ binh phong kiến không còn đủ bảo vệ chủ nó như trước
kia đối với gươm giáo được nữa. Kỹ thuật chế súng đã trực tiếp phá tan chế độ
phong kiến. Kỹ thuật in đã trực tiếp phá tan chế độ mê muội của bọn Giáo hội
phong kiến (Trung Cổ chỉ viết nên một số sách rất nhỏ). Địa bàn và kỹ thuật làm
thuyền mới (thuyền buồm cao) khiến thương nhân có thể đi ra xa, ngoài đại dương
(Đại Tây Dương và Thái Bình Dương) và tìm ra những «đất mới». Nghĩa là gây cơ
sở thực tiễn và khoa học để thoát khỏi thế giới quan hẹp hòi Trung Cổ, thế giới
quan tập trung vào Giáo hội (Âu châu và Địa Trung Hải) và do Giáo hội thống trị.
Với những phát minh mới đó, một mặt, phạm vi hoạt động của giai cấp tư sản mở
rộng từ nội bộ Âu châu ra toàn thế giới («thị trường thế giới»), một mặt khác,
những tổ chức tiền tư bản cũng cố tiến lên tổ chức tư bản, chủ yếu là công trường
thủ công, trong đó phương tiện được tập trung, kỹ thuật sản xuất hợp lý hóa, người
thợ thủ công biến thành thợ vô sản.
Song song với sự phát triển của giai cấp tư sản và sự xuất hiện của giai cấp công
nhân thì giai cấp phong kiến càng ngày càng phải bóc lột nặng nề giai cấp nông
dân, vì đời sống càng đắt đỏ, nhu cầu ngày càng lớn do tư sản sản xuất nhiều hàng
– phong kiến phải mua, nếu không thì mất uy thế trong xã hội. Do đó, cuối thời
phong kiến nông dân khởi nghĩa liên tục. Thế kỷ XV và XVI là 2 thế kỷ cách
mạng, phối hợp 2 phong trào: phong trào tư sản và phong trào nông dân, kết hợp
với phong trào tư sản còn có phong trào tiểu phong kiến chống đại phong kiến (vì
bọn này bị tan rã trước nhất trong quá trình tan rã của giai cấp phong kiến).
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
Cuộc đấu tranh giai cấp này được thể hiện trong phạm vi xã hội, chính trị, và tư
tưởng bằng phong trào cải cách tôn giáo và văn hóa phục hưng.
II - PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO
Phong trào cải cách tôn giáo - tức là Luther [01] và Calvin [02] - tiếp tục những
phong trào Dị giáo đời Trung Cổ, nhưng trên một cơ sở cao hơn, vì giai cấp tư sản
cận đại ở đây đã thành hình, và chế độ phong kiến đang tan rã - do đó phong trào
Dị giáo Trung Cổ chỉ là phong trào của những phái Dị giáo và dần dần bị tiêu diệt.
Trái lại, phong trào cải cách tôn giáo thế kỷ XVI đưa đến những tổ chức giáo hội
mới, tổ chức này sẽ được phát triển ở Đức, Hà Lan, Anh; ở Pháp thì bị tiêu diệt; Ý
và Y-pha-nho là thành trì của Giáo hội cũ (ở Pháp bắt đầu Henri IV thì phong trào
yếu, và Louis XIV thì bị thủ tiêu hoàn toàn). Cải cách tôn giáo nhằm chủ yếu: kết
án Giáo hội La Mã, đánh giá là chúng chỉ biết ăn tiền và bán Chúa, đề cao tín ngưỡng
chủ quan trong lòng đối lập với những hành động lễ giáo nói chung (làm phúc),
cho hành động lễ giáo chỉ là giả dối bề ngoài (và giáo hội đặt ra nhiều lễ giáo và
lợi dụng để bóc lột). Cải cách tôn giáo cho cái cứu thế là lòng kính Chúa thành
thực bên trong chứ không phải hành động bên ngoài. Có một câu trong bức thư
của St Paul (Épitre au Corynthien): «Người nghĩa sĩ là được cứu thế do lòng tin»
được Luther bình luận nhiều vì nó đề cao lòng tin, và từ đó Luther đòi cải cách cả
tổ chức ngôi thứ từ dưới lên, và những hình thức lễ giáo đắt đỏ mà Giáo hội lợi
dụng bóc lột nhân dân (lịch sử ghi lại rằng bấy giờ Giáo hội cũng rất trụy lạc, Giáo
hoàng có nhân tình).
Cái mà họ đòi hỏi vẫn là Đạo Gia Tô, nhưng bỏ bớt hình thức tổ chức, lễ nghi (bớt
tốn kém). Giai cấp tư sản Đức chỉ đi đến đấy. Giai cấp tư sản Pháp tiến cao hơn,
Calvin là đại diện, tiến lên một mức nữa đến tiền định chủ nghĩa - lòng tín ngưỡng
do Chúa quy định trước, đó là một sự ban ơn của Chúa (Chúa không quy định ai sẽ
được cứu thế, nhưng quy định ai sẽ tin, và tin sẽ được cứu thế).
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx
Kết luận đó do Calvin suy ra là «Chúa Trời đã quy định những người nào được
cứu thế, và quy định đó đã thể hiện trong những thành tích của người đó». Cụ thể
những người có thành tích, được phúc của Trời là những người làm giàu (không
phải thừa hưởng và tự tay làm ra) - người đó được cứu thế. Thế là lý tưởng của
giai cấp tư bản được biện chính: tư bản được làm giàu vì Chúa trời tiền định. Do
sự làm giàu của nó dựa vào tiền định, nên giai cấp tư sản được biện chính quyền
thống trị (cũng do Chúa tiền định) (Luther không đi đến thế, vì tư sản Đức chưa đi
đến đòi hỏi thống trị xã hội, mới chỉ yêu cầu một giáo hội rẻ tiền).
[- Giai cấp tư sản chia rẽ - một số bị phong kiến lôi cuốn.
- Tư sản Pháp trong thời Trung Cổ đã mạnh - phong kiến liên kết và kiềm chế giáo
hội phần nào - dễ chịu hơn, Giáo hội tương đối phụ thuộc vua Pháp độc lập – áp
bức dân tộc ít hơn - thu hút được giai cấp tư sản, rửa tội, đi nhà thờ đều phải mất
tiền.
- Tôn giáo Luther căn bản dựa vào tín ngưỡng chứ không vào lễ nghi, nhưng có
tính chất phụ thuộc Thượng đế. Tuy chưa đi vào tiền định như của Calvin, nhưng
đã phủ nhận phần tự do trong tôn giáo chính thống cũ.
- Xét nội dung thì Luther và Calvin chỉ khác nhau ở tiền định chủ nghĩa thôi].
Nhưng ở Đức cải cách tôn giáo lại phát triển ở các tầng lớp dưới vì nhiều tầng bóc
lột: Giáo hội La Mã - đế vương Đức – hoàng thân chư hầu - Phong kiến kỵ binh
dưới quyền hoàng thân – và giai cấp tư sản - phong trào nông dân và dân cùng kiệt
thành thị Đức rất mạnh mẽ. Lúc Luther đề xướng chống Giáo hội, thì đằng sau nổi
lên cả một số phong trào đòi đi xa hơn lý tưởng tín ngưỡng thuần túy của Luther,
đòi thực hiện chế độ cộng đồng của cải (cái đã có trong những tư tưởng của giáo
hội nguyên thủy). Đại biểu cho phong trào là Thomas Münzer [03], lãnh tụ phong
trào nông dân và dân ngh
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top