daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN MỞ ĐẦU
5. Lí do chọn đề tài
Chơi chữ là hình thức lựa chọn ngôn ngữ, dựa trên cơ sở tiềm năng về mặt
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,… của ngôn ngữ dân tộc để tạo ra hai lượng thông tin -
ngữ nghĩa sóng kèm. Đặc điểm này đã kích thích khả năng liên tưởng giúp người
đọc nhận thức hiện thực khách quan một cách sinh động và đa dạng. Do đó,
nghiên cứu về chơi chữ giúp người viết khám phá cái hay cái đẹp của ngôn ngữ
dân tộc.
Ngành ngôn ngữ học Việt Nam còn non trẻ so với thế giới, cùng với những
thành tựu đã đạt được thì vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục khảo sát. Chơi chữ
trong Việt ngữ không nằm ngoài tình trạng đó. Đây là một vấn đề không mới
nhưng các nhà ngôn ngữ học vẫn còn nhiều ý kiến bất đồng. Điều đó cho thấy vấn
đề chơi chữ trong Việt ngữ vẫn cần được bàn luận để tìm ra hướng giải quyết
thống nhất.
Nghiên cứu nghệ thuật chơi chữ tức là nghiên cứu toàn điện các phương
thức, ý nghĩa, hiệu quả mà chơi chữ mang lại để thấy được cái hay, cái đẹp của
Việt ngữ.
Mặt khác, việc hiểu và nắm vững cách diễn đạt đặc biệt này góp
phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ học cho người viết. Nếu biết sử dụng tốt
cách này thì cách diễn đạt của chúng ta sẽ súc tích, bóng bẩy, truyền cảm,
từ đó hiệu quả giao tiếp sẽ cao hơn.
Ngoài mục đích kiểm tra, vận dụng kiến thức đã học trong bốn năm qua,
người viết còn mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm ra câu trả lời cuối cùng
cho vấn đề chơi chữ trong Việt ngữ.
6. Lịch sử vấn đề
Chơi chữ không phải là vấn đề mới trong nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ
học. Ngay từ thập niên 60 của thế kỷ XX, đề tài chơi chữ đã được các nhà ngữ học
quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều bất đồng xoay quanh vấn đề này.
Gần như mỗi người có cách lí giải khác nhau. Sau đây chúng tui xin điểm qua một
số công trình tiêu biểu:
Về mặt lí thuyết, trước hết phải nhắc đến hai công trình của Dương Quảng
Hàm là: Việt Nam văn học sử yếu và Việt Nam thi Văn hợp tuyển, vấn đề chơi chữ
(lúc này gọi là lộng ngữ) được đề cập dưới hình thức phân tích cái hay cái đẹp của
thơ văn Nguyễn Khuyến, Tú Xương,… một cách tài tử.
Trên lĩnh vực lí luận, đáng chú ý nhất phải nhắc đế công trình Phong cách
học và đặc đểm tu từ tiếng Việt (1983) của Cù Đình Tú. Trong công trình này ông
đã trình bày tương đối đầy đủ, rõ ràng biện pháp chơi chữ. Cụ thể: khái niệm, phân
loại, giá trị sử dụng.
Với công trình Phong cách học tiếng Việt (1993) - Đinh Trọng Lạc,
Nguyễn Thái Hòa, hai tác giả đã có nhiều phát hiện và đóng góp. Tuy nhiên, khi đi
vào phân loại thì lại quá vắn tắt từ khái niệm cho đến việc phân loại. Trong công
trình này nói lái được nhìn nhận như một biện pháp chơi chữ nhưng lại được trình
bày ở một mục khác. Qua khảo sát chúng tui nhận thấy dù khá sơ lược nhưng đóng
góp của hai tác giả là đáng ghi nhận, ở chỗ đã chỉ ra một số biện pháp chơi chữ
mới như: lối tách từ, ghép từ mới. Ngoài ra còn phải kể đến việc tác giả khảo sát
các hình thức chơi chữ được bắt nguồn từ Văn học dân gian như: câu đố, hát đối
đáp,… Trong công trình này, chơi chữ được trình bày thành: lối nhại, lối tách từ,
lối tách và ghép từ mới. Hình thức chơi chữ thịnh hành trong hát đối đáp của nam
nữ ngày trước và thơ Bút Tre. Hình thức nói lái được nêu ở tiểu mục tiếp theo, kế
đến là dẫn ngữ - tập Kiều.
Bài giảng Phong cách học tiếng Việt (2010) - Nguyễn Văn Nở, trong công
trình này tác giả tiếp thu quan điểm của các nhà ngữ học đi trước, đặc biệt là của
Cù Đình Tú. Tuy nhiên, biện pháp nói lái lại được trình bày ở một mục riêng cùng
với dẫn ngữ- tập Kiều.
Ngoài ra, chúng ta còn phải nhắc đến công trình Cách giải thích văn học
bằng ngôn ngữ học của Phan Ngọc. Theo chúng tôi, đây là công trình nghiên cứu
có bước đột phá về cách tiếp cận vấn đề chơi chữ. Nội dung về chơi chữ được đề
cập ở phần Cấu trúc ngôn ngữ và cảm giác thẩm mỹ. Với công trình này, tác giả
cố gắng tìm ra bản chất của chơi chữ và giải thích hiệu ứng mà chơi chữ mang lại
cho người đọc người nghe. Trên cơ sở đó ông đã phân loại một số kiểu chơi chữ
phổ biến. Ở đây, người viết đã cố gắng tập trung khai thác bản chất của các
phương tiện ngôn ngữ được vận dụng vào chơi chữ và phản ứng thẩm mỹ mà nó
mang lại cho đối tượng tiếp nhận. Thành công của công trình là ở chỗ Phan Ngọc
đã chỉ ra được việc phân tích chơi chữ bằng ngôn ngữ học là cần thiết. Có thể xem
đây là một đóng góp đáng ghi nhận trong nghiên cứu về cái hay cái đẹp, cái bất
ngờ lí thú của của chơi chữ thông qua cách giải thích bằng ngôn ngữ học.
Trên lĩnh vực ứng dụng có các công trình sau:
Trước hết, chúng ta không thể không nhắc đến quyển Chơi chữ của Lãng
Nhân. Sách chia làm 12 phần: 1 Hoành phi, trướng; 2 Câu đối; 3 Lục bát, song
thất lục bát; 4 Tập Kiều, vịnh Kiều; 5 Hát ả Đào; 6 Thơ ngủ ngôn; 7 Thơ thất
ngôn; 8 Văn biền ngẩu; 9 Thổ âm, thổ ngữ; 10 Dịch ngoại ngữ; 11 Văn thơ Việt
Nam hóa; 12 Quốc ngữ nước ta. Sách có nhiều tư liệu quý, cho thấy sự tìm tòi
trong nghiên cứu của tác giả nhưng do không xác định được các kiểu dạng chơi
chữ và đặc biệt là không đưa ra định nghĩa chơi chữ cho nên khi phân tích một số
tác phẩm không phải là chơi chữ lại được đưa vào. Mặt khác, một số kiểu dạng
chơi chữ không được trình bày.
Kế đến là công trình Sử dụng từ ngữ trong tiếng Việt (thú chơi chữ) (1990)
của hai tác giả Lê Trung Hoa (chủ biên) - Hồ Lê; sách chia làm 14 chương (không
kể phần ý nghĩa của việc chơi chữ và cách ứng dụng). Trong mười bốn chương
này tác giả bàn đến mười bốn cách chơi chữ. Theo chúng tui nhận thấy, đây là
công trình có thành tựu nhất định trong việc tìm tòi và phân định chơi chữ có hệ
thống. Ở từng biện pháp cụ thể, tác giả trình bày về bản chất, đặc điểm của chúng
khá cụ thể. Ngữ liệu được dẫn ra không dừng lại ở những tác phẩm văn chương
mà còn mở rộng trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, do không đưa ra
định nghĩa về chơi chữ cho nên tác giả đã không khu biệt chơi chữ với các biện
pháp tu từ khác. Do đó một số trường hợp được đưa ra nhưng không được giải

thích thỏa đáng. Ví dụ như các lối chơi chữ chung quanh truyện Kiều, thực chất là
lối tập Kiều.
Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt (2000) của Triều Nguyên là
công trình nghiên cứu đánh dấu bước tiến mới trong việc nghiên cứu về thủ pháp
chơi chữ; sách được chia làm 4 phần: Phần 1. Những vấn đề chung; Phần 2. Các
hình thức chơi chữ trong ca dao; Phần 3. So sánh về nghệ thuật chơi chữ trong ca
dao và trong văn chương bác học, về phong cách ca dao địa phương qua chơi
chữ; Phần 4. Kết luận. Riêng phần 2 - trọng tâm, được chia làm 4 chương: ca dao
chơi chữ bằng các phương tiện ngũ âm chữ viết; ca dao chơi chữ bằng phương
tiện từ vựng - ngữ nghĩa; ca dao chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp; nói lái
trong ca dao. Công trình đã trình bày khá đầy đủ và chi tiết các hình thức chơi chữ
trong Việt ngữ. Tuy nhiên, do phạm vi khảo sát của công trình chỉ dừng lại ở mảng
ca dao cho nên nguồn tư liệu chưa phong phú, chưa thấy hết được độ rộng của thủ
pháp nghệ thuật đặc biệt này. Theo chúng tui đây là tập sách trình bày có hệ thống.
Nó dựa trên những thành tựu đã đạt được của các học giả đi trước đồng thời bổ
sung cho bức tranh chơi chữ ngày càng hoàn thiện hơn. Mặc dù đã đạt được những
thành tựu nhất định nhưng Triều Nguyên vẫn cần những ý kiến đóng góp của các
nhà ngôn ngữ học để tác phẩm ngày càng hoàn thiện hơn.
Trên đây là những công trình của nhiều nhà nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề
chơi chữ trong Việt ngữ. Nhìn chung, vấn đề đã được nghiên cứu không ít, nhưng
chưa có công trình nào khảo sát một cách toàn diện vấn đề chơi chữ. Chính vì thế,
bằng lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và sự cầu thị, chúng tui cố gắng giải quyết vấn
đề chơi chữ trong khả năng vốn có của mình.
7. Mục đích và yêu cầu
Hẳn mỗi người Việt chúng ta đều tự hào về văn hóa dân tộc mà ngôn ngữ là
một bộ phận không thể thiếu. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với bao biến thiên
nhưng tiếng Việt vẫn tồn tại và không ngừng phát triển. Việc nghiên cứu ngôn ngữ
Việt là điều cần thiết, trong đó nghệ thuật chơi chữ là một phương diện, tìm hiểu
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top