baongoc_bi

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Triết học -- Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống lý luận của triết học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò xã hội của tôn giáo. Phân tích, nghiên cứu quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo và thực trạng phát triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò tích cực của phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, thế giới đang diễn ra những biến động to lớn về
nhiều mặt như: ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, khủng bố, bệnh
tật hiểm nghèo, chiến tranh, xung đột tôn giáo, khủng hoảng kinh tế, tài chính,
đói nghèo… đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Trong bối cảnh đó, sự hồi
sinh và gia tăng mạnh mẽ của các tôn giáo cũ và một số hình thức tôn giáo
mới lạ đã làm cho mối quan hệ giữa con người ngày càng phức tạp.
Trong xu thế chung của sự gia tăng tôn giáo thì ở nước ta đời sống tôn
giáo đang có vận động mạnh mẽ trong những năm gần đây, trong đó có Phật
giáo. Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới, đồng thời cũng là một tôn
giáo mà có những nội dung, tư tưởng mang đậm tính triết học sâu sắc. Phật
giáo truyền vào Việt Nam khoảng đầu công nguyên, vốn có tư tưởng truyền
thống gắn liền với sinh hoạt văn hóa nông nghiệp lúa nước, một nền văn hóa
nhân văn, bao dung, trí tuệ, khai phóng, đượm sắc thái hiếu sinh, hiếu hòa và
giải thoát với đặc tính từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, v.v... Chính vì thế, Phật
giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận một cách trân trọng có sự tiếp biến
để trở thành tôn giáo truyền thống của dân tộc. Trải qua hơn hai ngàn năm
gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam có ảnh hưởng không
nhỏ đến đời sống tinh thần của nhân dân.
Ngày nay với nhiều lý do, Phật giáo ở nước ta đang có sự vận động và
phát triển một cách nhanh chóng. Sự phát triển của Phật giáo một mặt đã kéo
theo nhiều hậu quả trong sinh hoạt xã hội như: một số kẻ lợi dụng chùa làm
nơi bói toán, lên đồng, xem sao, xem tướng, giải hạn... để kiếm tiền bất
chính (họ không phải là những người phật tử chân chính). Trước cổng chùa
một số người dân bày bán đủ loại sách tử vi, cúng sao, giải hạn không có
nguồn gốc xuất xứ, làm mê hay quần chúng… Trên thực tế sự gia tăng của
sinh hoạt Phật giáo đâu đây xuất hiện những vụ gây rối làm ảnh hưởng đến an
ninh, chính trị xã hội mà ai cũng biết rằng sau chúng là mưu toan của những
thế lực thù địch tìm cách lợi dụng các tôn giáo trong đó có Phật giáo như là
công cụ để thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” hòng xoá bỏ mọi thành
quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Mặt khác
bên cạnh những sinh hoạt tiêu cực thì Phật giáo đang vận động để thích nghi
với xã hội hiện đại ngày nay như: về hình thức các cơ sở Phật giáo được tu
sửa và xây dựng khang trang hơn, bên trong sinh hoạt Phật giáo được cải tiến,
tuyên truyền giáo lý nhà Phật được tăng cường, công tác đào tạo chức sắc
được đẩy mạnh để từ đó nâng cao vị trí vai trò tích cực của mình trong đời
sống chính trị - xã hội.
Phật giáo là một hiện tượng xã hội đã tồn tại và khả năng còn tồn tại
lâu dài và ngày càng gia tăng, phát triển bởi lẽ nó có những điều phù hợp nhất
định đáp ứng một số nhu cầu nào đó của con người, của xã hội. Mặt khác
trong thực tế thì từ khi du nhập, phát triển ở nước ta đến nay Phật giáo có
những ảnh hưởng tích cực trong đời sống nhân dân trên nhiều lĩnh vực, như
đạo đức, lối sống, văn hoá, chính trị, kiến trúc… Vậy những hợp lý của Phật
giáo đó là gì? Và biểu hiện vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội ra sao?
Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên tui đã chọn đề tài: “Vai trò của Phật giáo
trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Phật giáo là một tôn giáo lớn nhất ở nước ta do vậy đã luôn được quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu các công trình tiêu biểu như: “Phật giáo nguyên
thuỷ đến thế kỷ XIII” của Trần Văn Giáp; “Việt Nam Phật giáo sử lược” của
Thích Mật Thể; “Phật giáo Việt Nam” của nhiều tác giả do giáo sư Nguyễn
Tài Thư chủ biên, hay “Lược sử Phật giáo Việt Nam” của Thượng tọa Thích
Minh Tuệ…các công trình này đã tổng kết khái quát tiến trình lịch sử Phật
giáo tại Việt Nam. Ngoài ra còn rất nhiều các các công trình nghiên cứu của
các tác giả về Phật giáo ở Việt Nam như: “Tư tưởng Phật giáo” của Nguyễn
Duy Hinh đã đi sâu nghiên cứu nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam. Đặc
điểm Phật giáo Việt Nam được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng, tâm linh của
cư dân bản địa có tiếp thu tôn giáo ngoại nhập.
Còn tác giả Thiền sư Đinh Lực và Cư sĩ Nhất Tâm trong công trình
“Phật giáo Việt Nam và Thế giới” đã mô tả Phật giáo và những vấn đề cơ bản
của Phật pháp, thiền. Tôn giáo hiện hành và sự ảnh hưởng của nó tới văn hoá,
kinh tế, chính trị của các quốc gia, các dân tộc.
Trong “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Hùng
Hậu tác giả viết về Lược sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ
XIV với những tông phái tiêu biểu. Phân tích về thế giới quan và nhân sinh
quan Phật giáo Việt Nam.
Hay “Tư tưởng Phật giáo” của Thích Trí Quảng gồm các bài giảng và
bài viết của Hoà thượng Thích Trí Quảng về tư tưởng Phật giáo, cách tu niệm
Phật pháp, giới luật của phật tử... và những thành quả của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam.
“Phật giáo với văn hoá Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy, tác giả đã
nghiên cứu các khái niệm, tư duy triết lý văn hoá về Phật giáo với văn hoá Việt
Nam; việc du nhập và mở rộng Phật giáo ở Việt Nam; Lý luận Phật giáo với văn
hoá hữu hình; Phật giáo với văn hoá tinh thần và Phật giáo với văn học.
Trong cuốn “Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 20 năm thành của lập Giáo hội
Phật giáo Việt Nam” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã Giới thiệu các báo
cáo hoạt động của Giáo hội Phật giáo về những thành tựu, những kinh
nghiệm, nguyên tắc, ý nghĩa, phương pháp tổ chức và thực hiện về phương
hướng sắp tới của Giáo hội.
“Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam” của Thích Trí Hải là công
trình giới thiệu quá trình thành lập Hội Phật giáo Việt Nam (1934) và các thời
kỳ: Lục hoà Tịnh lữ, Phật học Tùng thư, chùa Quán Sứ - Hội Bắc kỳ Phật
giáo, Hội Phật giáo Việt Nam, Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Tăng
già Việt Nam. Giới thiệu về tổ chức, công việc gắn liền với từng thời kỳ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top