daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư trong tố tụng dân sự

Chương 1:NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC
THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
5
1.1. Sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của luật sư và nghề luật sư 5
1.1.2. Khái luận về tố tụng dân sự 11
1.1.3. Sự cần thiết tham gia và vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự 13
1.2. Khái luận về chứng cứ trong tố tụng dân sự 17
1.2.1. Khái niệm và các thuộc tính của chứng cứ 18
1.2.2. Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự 21
1.3. Thu thập chứng cứ và hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư 23
1.3.1. Khái luận về thu thập chứng cứ và vai trò của luật sư 23
1.3.2. Hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư trong tố tụng dân sự 29
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ
CỦA LUẬT SƯ TRONG THU THẬP CHỨNG CỨ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
34
2.1. Tổng quan về vai trò của luật sư trong việc thu thập chứng cứ
trong tố tụng dân sự
34
2.1.1. Các quy định chung về hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư 34
2.1.2. Hoạt động thu thập chứng cứ trước khi Tòa án thụ lý yêu cầu 36
2.1.3. Hoạt động thu thập chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử 42
2.1.4. Hoạt động thu thập chứng cứ tại tòa án 472.2. Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về vai trò của luật
sư trong thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam
hiện nay
49
2.3. Những bất cập và nguyên nhân chủ yếu của pháp luật về vai
trò của luật sư trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay
57
Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC THU
THẬP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ
VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
63
3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 63
3.2. Kiến nghị tổ chức thực hiện 71
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Tổng hợp kinh phí Công ty TH đã bỏ ra khắc phục thiệt
hại do cơn bão số 1 năm 2016 gây ra
561
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài và tình hình nghiên cứu
Trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, cải cách tư pháp
luôn là vấn đề cấp thiết được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là trong
những giai đoạn gần đây, khi xu thế hội nhập kinh tế quốc tế càng đẩy mạnh
thì cải cách tư pháp là nhu cầu khách quan để đáp ứng yêu cầu trong quá trình
giải quyết vụ việc dân sự đang ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như
tính chất phức tạp của từng loại vụ việc. Trong đó việc tăng cường vai trò của
luật sư trong hoạt động tố tụng dân sự là điều hết sức cần thiết. Nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp luật tố tụng dân sự đã ghi nhận
quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong quá trình tham gia tố tụng.
Do vậy, việc thu thập chứng cứ là cơ sở để tòa án đưa ra kết luận khách quan
và toàn diện về các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự, căn cứ vào đó để có
những bản án, quyết định đúng đắn phù hợp với thực tại khách quan.
Ngày 25/11/2015, Bộ luật Tố tụng dân sự số 103/2015/QH13 (sau đây
được gọi là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015) được ban hành có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2016 với nhiều điểm mới cả về nội dung và hình thức đã
khắc phục kịp thời những hạn chế còn tồn tại của Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, đáp ứng tích cực yêu cầu cấp bách của công
cuộc cải cách tư pháp và hội nhập thế giới. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
với nội dung phong phú, bổ sung những quy định kịp thời, những điểm mới
quan trọng thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá khách quan, nắm bắt xu thế; trong
đó vấn đề chứng cứ, nội dung về hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng
dân sự và vai trò của luật sư là vấn đề được quan tâm sửa đổi với những điểm
mới quan trọng giúp cho việc thu thập, sử dụng, đánh giá chứng cứ của các
thẩm phán cũng như những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
khác, đặc biệt là vai trò của luật sư - một chức danh tư pháp giúp giải quyết2
đúng đắn, triệt để những vụ việc dân sự; góp phần đảm bảo và tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân;
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; từ đó làm sáng tỏ sự thật khách quan
của vụ án, đáp ứng lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước và pháp luật.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nghĩa vụ cung
cấp chứng cứ thuộc về các đương sự, tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ
trong trường hợp đương sự không tự mình thu thập được tài liệu, chứng cứ và
có đơn yêu cầu tòa án. Điều này đã giảm tải cho tòa án các công việc phải tiến
hành khi giải quyết vụ việc dân sự, trả lại đúng bản chất dân sự và đảm bảo
quyền định đoạt cho đương sự khi quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ
thuộc về đương sự.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015 đã cho thấy nhiều mặt hạn chế, khiến cho hoạt động thu
thập chứng cứ của đương sự, luật sư không đạt được hiệu quả như mong
muốn, cần thiết phải tiếp tục sửa đổi bổ sung cho phù hợp, kịp thời điều chỉnh
các quan hệ xã hội. Đứng trước những yêu cầu cần thay đổi phù hợp với sự
phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hội nhập, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về chứng cứ, vai trò của luật sư trong hoạt
động thu thập chứng cứ, thực tiễn áp dụng các quy định để làm sáng tỏ về mặt
khoa học và đưa ra những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả trong áp
dụng các quy định của pháp luật là rất cần thiết, không chỉ có ý nghĩa lý luận,
thực tiễn mà còn có ý nghĩa pháp lý quan trọng.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích:
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
cũng như các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về3
vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ khi giải quyết vụ việc
dân sự, tác giả cũng phân tích các quy định của pháp luật nhằm hiểu rõ hơn
các quy định đó. Từ đó, tác giả nhận thức được vấn đề thu thập chứng cứ của
đương sự, luật sư đồng thời chỉ ra những thiếu sót, những điểm chưa hợp lý
của pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn nhằm đề ra những kiến nghị và giải
pháp góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về hoạt động thu thập
chứng cứ của luật sư khi giải quyết vụ việc dân sự.
Phạm vi nghiên cứu:
Bài viết đi sâu nghiên cứu về hoạt động thu thập chứng cứ của luật sư
để giải quyết các vụ việc dân sự như: khái quát chung về chứng cứ, thu thập
chứng cứ và các biện pháp luật sư áp dụng để thu thập chứng cứ và vai trò của
lu
ật sư trong thu thập chứng cứ, các văn bản pháp lý có liên quan đến tố tụng
dân sự. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp cơ bản nhằm làm hoàn thiện hơn hoạt
động thu thập chứng cứ của luật sư.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận văn
phải giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất: Đưa ra các vấn đề lý luận về vai trò của luật sư trong việc
thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự.
Thứ hai: Thực hiện vai trò của luật sư trong việc thu thập chứng cứ
trong tố tụng dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
Thứ ba: Đưa ra các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện các quy định
pháp luật về vai trò của luật sư trong việc thu thập chứng cứ trong tố tụng dân
sự và tổ chức thực hiện.
Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống từ khái niệm, ý nghĩa, phạm
vi, đối tượng, sự phát triển quy định về vai trò của luật sư trong hoạt động thu
thập chứng cứ trong tố tụng dân sự mang tính khái quát cao, không rườm rà
nhưng vẫn làm bật lên bản chất, trọng tâm của vấn đề nghiên cứu.4
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên quan điểm, quan niệm về chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, tôn trọng sự thật khách quan của sự vật hiện tượng,
xem xét vấn đề một cách toàn diện; phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, nghiên cứu chuyên
sâu các vấn đề dưới góc độ pháp luật như phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh… Nhờ vậy, những vấn đề về chứng cứ, hoạt động thu thập chứng cứ
và vai trò của Luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ được xem xét, đánh
giá từ nhiều góc độ khác nhau, bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện, xác thực và có
tính hệ thống.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Nhận thức về vai trò của luật sư trong việc thu thập chứng
cứ trong tố tụng dân sự.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về vai trò của luật sư trong
thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự.
Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò của
luật sư trong thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự.5
Chương 1
NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ
TRONG VIỆC THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Sự tham gia của luật sư trong tố tụng dân sự
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của luật sư và nghề luật sư
1.1.1.1. Khái niệm luật sư, nghề luật sư
Ngày nay trong xu thế hội nhập và không ngừng phát triển, thuật ngữ
luật sư đã trở nên quen thuộc, đội ngũ luật sư ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong các quan hệ xã hội, khái niệm luật sư được các nhà nghiên cứu
tiếp cận từ nhiều phương diện khác nhau. Khi nhắc đến luật sư thì có thể hiểu
đó là một danh từ chỉ người, một chức danh tư pháp độc lập, hoạt động trong
lĩnh vực pháp luật và cũng có thể hiểu luật sư là một nghề thuộc hệ thống
ngành nghề quốc gia. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan niệm luật sư
là một nghề và yêu cầu cần thiết đối với các luật sư là có kỹ năng hành nghề
thành thục. Một luật sư cần thiết phải có nhiều kỹ năng như kỹ năng phán đoán,
kỹ năng tư duy tổng quát, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng thuyết
trình hùng biện, kỹ năng đặt câu hỏi hay kỹ năng đàm phán thương lượng.
Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn có những cách hiểu về khái niệm luật
sư khác nhau, một số vẫn có sự nhầm lẫn giữa thuật ngữ "luật gia" và "luật
sư". Nguyên nhân của hiện tượng này một mặt là do pháp luật nói chung và
pháp luật về nghề luật sư nói riêng chưa được hoàn thiện, mặt khác do việc
dịch các thuật ngữ có liên quan từ ngôn ngữ nước ngoài chưa được chính xác.
Từ những giải thích của từ điển và qua các tài liệu pháp lý có thể hiểu luật gia
là các chuyên gia pháp lý, am hiểu các kiến thức pháp luật và làm việc trong
các lĩnh vực pháp lý. Ngoài ra có thể hiểu luật gia là tên gọi chung thay mặt cho
một tầng lớp trí thức am hiểu và hành nghề pháp luật nhưng không có tiêu
chuẩn cụ thể. Họ có thể tốt nghiệp hay không tốt nghiệp các cấp độ đào tạo6
chính quy về luật nhưng sau một quá trình trau dồi, tích lũy kinh nghiệm họ
đã đạt được sự am hiểu sâu sắc về một hay một số lĩnh vực pháp lý nhất định.
Khác với "luật gia", luật sư phải là người có trình độ pháp luật theo tiêu chuẩn
quy định và có kỹ năng hành nghề được cơ quan tổ chức có thẩm quyền công
nhận hay cấp chứng chỉ hành nghề để hành nghề chuyên nghiệp, thực hiện cung
cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Trong mối tương quan nhất định, luật sư
là một chuyên gia pháp luật, nhưng các luật gia nói chung ngoài bộ phận luật sư
còn có rất nhiều bộ phận khác như thẩm phán, kiểm sát viên, chuyên gia pháp
chế, các giảng viên luật, các cử nhân luật, các chuyên viên tư vấn pháp luật…
Luật sư ở Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài bắt đầu
từ thời kỳ Pháp thuộc. Sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công,
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã có các quy định về luật sư và tổ
chức đoàn thể luật sư. Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 ra đời nhưng
không đưa ra định nghĩa về luật sư mà chỉ quy định muốn làm luật sư thì phải
có đủ các điều kiện theo quy định và gia nhập một Đoàn Luật sư. Đến Pháp
lệnh Luật sư năm 2001 khái niệm luật sư mới được đặt ra, theo đó luật sư là
người có đủ điều kiện hành nghề luật sư: "Luật sư là người có đủ điều kiện
hành nghề theo quy định của Pháp lệnh này và tham gia hoạt động tố tụng,
thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác nhau theo yêu cầu của cá
nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của
pháp luật" [39, Điều 1]. Người muốn hành nghề luật sư phải gia nhập Đoàn Luật
sư và có Chứng chỉ hành nghề Luật sư "Người muốn được hành nghề luật sư
phải gia nhập một Đoàn luật sư và có Chứng chỉ hành nghề luật sư" [39, Điều 7].
Tuy nhiên quy định về tiêu chuẩn hành nghề luật sư trong Pháp lệnh Luật sư
năm 2001 chủ yếu đưa ra cách hiểu thuật ngữ chứ không khái quát thành khái
niệm. Đến Luật Luật sư năm 2006, khái niệm luật sư được hoàn thiện hơn,
"Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của
Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ7
chức (sau đây gọi chung là khách hàng)" [20, Điều 2]. Quy định tiêu chuẩn
luật sư là một điểm mới trong khái niệm luật sư của Luật Luật sư năm 2006,
"Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề
Luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề Luật sư, có sức khỏe bảo đảm
hành nghề Luật sư thì có thể trở thành Luật sư" [20, Điều 10]. Những điều
kiện này xuất phát từ tính chất đặc thù của nghề luật sư là một nghề đòi hỏi có
trình độ hiểu biết pháp luật sâu rộng, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo
đức và sự tích lũy kinh nghiệm thông qua thực tế. Về điều kiện hành nghề luật
sư, "Muốn hành nghề Luật sư phải có chứng chỉ hành nghề Luật sư và gia
nhập một Đoàn Luật sư" [20, Điều 11].
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về luật sư như sau: luật sư là người
có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực pháp lý, có đạo đức nghề nghiệp,
được cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư và Thẻ Luật sư, thực hiện dịch vụ
pháp lý trong phạm vi yêu cầu của khách hàng theo quy định của pháp luật và
quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Theo Luật sư Phan Trung Hoài, nghề luật sư được khái quát hóa và
định nghĩa như sau: "Nghề luật sư là một nghề luật, trong đó các luật sư bằng
kiến thức pháp luật của mình, độc lập thực hiện các hoạt động tư vấn pháp lý
và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp
luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm mục đích phụng sự công lý,
góp phần tích cực bảo vệ pháp chế và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa" [9].
Với quan điểm này, tác giả cho rằng nghề với tính chất là một nghề
nghiệp và luật sư là những người đủ điều kiện hành nghề luật sư theo quy
định của pháp luật về luật sư. Theo Từ điển tiếng Việt, nghề là "công việc
chuyên làm theo sự phân công của xã hội" hay hiểu theo nghĩa thứ hai là
"thành thạo trong một công việc nào đó". Tác giả quan niệm nghề luật sư là8
một nghề độc lập, tức là độc lập trong hành nghề, độc lập thực hiện các công
việc và chỉ tuân theo pháp luật và quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật
sư. Tính độc lập của luật sư trong hoạt động hành nghề không có nghĩa là tự
tách hoạt động của mình ra khỏi khuôn khổ của các hoạt động tố tụng khác,
tính độc lập đó cũng không thể đồng nghĩa với sự cô lập mà nó hòa quyện
trong trật tự của một nền pháp chế thống nhất. Cũng có cách hiểu cho rằng
nghề luật sư như một nghề tự do, tuy nhiên cách hiểu này sẽ không hoàn toàn
phản ánh đầy đủ bản chất và đặc trưng của nghề nghiệp này. Luật sư hoạt
động trong khuôn khổ của pháp luật và cùng với việc được cấp chứng chỉ
hành nghề, phải đăng ký hoạt động trong một tổ chức hành nghề luật sư nhất
định và sinh hoạt trong một tổ chức xã hội nghề nghiệp nhất định nơi địa
phương mình cư ngụ. Trong luật thực định của một số nước, luật sư được coi
là một chủ thể độc lập trong hoạt động tư pháp, nhưng họ quan niệm tính
chất của nghề nghiệp là tự do. Nói tới tính chất là nói tới thuộc tính cơ bản
của một sự vật, trong trường hợp này, luật sư là chủ thể độc lập trong hoạt
động tư pháp, là người áp dụng và truyền bá pháp luật của Nhà nước. Tính
chất độc lập được coi là thuộc tính của nghề nghiệp luật sư, còn nói tới tự do
là nói tới cách hành nghề tự do của luật sư, như có thời gian và không
gian hoạt động tự do, có quyền tự do lựa chọn khách hàng, không bị những
hạn chế, bó buộc.
Theo Tiến sĩ Lê Mai Anh - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Tư pháp,
nghề luật sư được hiểu là: "Nghề luật sư là một trong số nghề luật trong đó tổ
chức hành nghề và luật sư hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách
hàng một cách độc lập và chuyên nghiệp" [1].
Với cách hiểu trên những từ khóa về nghề luật sư đã được nêu lên,
giúp người đọc nắm được những nội dung cơ bản về nghề luật sư. Theo đó,
nghề luật sư trước hết là một nghề luật, có sự tự do trong nghề nghiệp, sự tự
do này là tự do trong cách hành nghề, cung cấp dịch vụ pháp lý cho
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0
D Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top