daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Nông dân là chủ thể của đời sống nông nghiệp, nông thôn; cơ cấu xã
hội nông nghiệp, nông dân, nông thôn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh
tế - xã hội.Với một đất nước truyền thống sản xuất nông nghiệp, lấy nông
nghiệp làm cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nông
nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò quan trọng. Mặt khác, sự biến
động của tình hình lương thực của thế giới đã và đang đặt ra vấn đề an ninh
lương thực cho mỗi quốc gia và khu vực.
Nông dân đã và đang khẳng định mình trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; cơ sở hạ tầng cũng như đời sống chính trị, văn hóa, xã hội
và cuộc sống nông dân ngày càng được cải thiện. Nhìn chung; mức sống, thu
nhập, trình độ dân trí trong đời sống nông dân được nâng lên. Trước vận hội
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông dân có nhiều cơ hội để phát
triển, tích lũy tri thức khoa học công nghệ, giải phóng sức lao động, tiếp cận
trực tiếp với các doanh nghiệp, đưa sản phẩm nông nghiệp vươn ra thị trường
thế giới và khu vực...
Hiện nay, trước tác động của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã và đang đặt ra những
vấn đề bức thiết mới; đòi hỏi phải có những cơ chế, chính sách rõ ràng, bảo
đảm tính ổn định, bền vững cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông
thôn.


NỘI DUNG

1.Vai trò của nông dân và giai cấp nông dân Việt Nam
* Quan niệm về nông dân
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các
ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai.
Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở
hữu khác nhau về ruộng đất.Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí,
vai trò nhất định trong xã hội.
Trong lịch sử, nhiều nền văn minh lấy nông nghiệp làm nền tảng đã
phát triển giai cấp nông dân, được tổ chức chặt chẽ nhất là trong nền văn
minh Ai Cập. Đến thời kỳ Hy Lạp, La Mã, hình thành dần tầng lớp tiểu
nông từ những cơ sở ruộng đất lớn của chủ đất, hay chúa đất.
Ngày nay, nông dân có sinh hoạt tổ chức khác nhau trên từng địa
phương, quốc gia. Nhìn chung, nông dân là những người nghèo, bị phụ thuộc
vào các tầng lớp trên.
Ở các quốc gia ở Đông Nam Á, người nông dân lao động nặng nhọc
nhưng hiệu quả công việc và năng suất lao động thấp.
Ở các nước phương Tây, trung nông là tầng lớp quan trọng, tầng lớp
tiểu nông ngày các ít đi.
Ở Mỹ, chủ trang trại có sự hợp đồng với các công ty vật tư, hóa chất,
cơ khí và sử dụng các nhân công tạm thời.Các chủ trang trại chiếm 10% dân
cơ nhưng nông dân làm ra hai phần sản lượng nông nghiệp của Mỹ.
Tóm lại, nói đến nông dân là: Những người làm nghề trồng trọt, cày
cấy; những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông
nghiệp; Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề
khác.
2


* Quan niệm về giai cấp nông dân
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về giai cấp nông dân.
Từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học: “Giai cấp nông dân là một giai cấp
chuyên sản xuất những sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở tư hữu tư nhân hoặc
sở hữu hợp tác xã về tư liệu sản xuất và tham gia sản xuất bằng lao động của
mình. Là một giai cấp đặc biệt, giai cấp nông dân hình thành trong quá trình
tan rã của chế độ xã hội nguyên thủy và quá trình phát triển của chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất và tồn tại cho tới khi xây dựng xong chủ nghĩa cộng sản”1.
- Từ điển Kinh tế chính trị vắn tắt:“Nông dân là một giai cấp trong xã
hội, dưới chế độ phong kiến, tư bản, giai cấp nông dân là toàn thể những
người sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, kinh doanh cá thể bằng tư liệu sản xuất
riêng của mình và bằng lực lượng của giai đình mình”2.
Như vậy:
Có nhiều cách tiếp cận, định nghĩa về nông dân, song đều nói lên được
những đặc trưng cơ bản củagiai cấp nông dân là những người sống ở nông
thôn, lấy sản xuất nông nghiệp làm nguồn sống của mình.
Giai cấp nông dân hình thành trong quá trình tan rã của xã hội nguyên
thủy và quá trình phát triển của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.Giai cấp
nông dân là một lực lượng xã hội to lớn, có vị trí, vai trò quan trọng trong các
cuộc cách mạng xã hội và mỗi chế độ xã hội.Trong tiến trình cách mạng xã
hội chủ nghĩa, vai trò của giai cấp nông dân ngày càng quan trọng.
* Vai trò của nông dân và giai cấp nông dân trong tiến trình cách
mạng xã hội chủ nghĩa
- Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: Quần chúng nông dân lao
động là người quyết định, là người sáng tạo chân chính ra lịch sử xã hội.
Trong chế độ phong kiến, nông dân là lực lượng sản xuất chính và cũng
là giai cấp cơ bản bị áp bức trong xã hội.

1Từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Tiến bộ, Mátxơva, Sự thật, Hà Nội. 1996

2Từ điển Kinh tế chính trị vắn tắt, Nxb Tiến bộ, Mátxơva, Sự thật, Hà Nội. 1996

3


Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nông dân là động lực cách mạng xã
hội chủ nghĩa và chính họ là người trực tiếp sản xuất ra của cải nuôi sống xã
hội.
Vốn là những người sản xuất nhỏ và bị hạn chế trong tầm nhìn hạn hẹp
(chỉ ở làng xã), họ thường thụ động trước các vấn đề xã hội, họ cũng bị áp
bức bóc lột nặng nề, tuy lực lượng lớn song họ không thể tự giải phóng
mình.Vì vậy, họ không trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng mà chỉ có thể
liên minh với giai cấp công nhân để thực hiện cuộc sự nghiệp giải phóng
mình, giải phóng dân dộc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Ph.Ănghen đã từng nhận định: “Các Đảng tư sản và phản động đều cự
kỳ ngạc nhiên khi thấy, ngày nay, đột nhiên những nước xã hội chủ nghĩa khắp
nơi đều đặt vấn đề nông dân vào chương trình nghị sự, đáng lẽ họ phải ngạc
nhiên vì sao vấn đề đó lại không được đặt ra từ lâu”3.
C.Mác cho rằng:“Người nông dân là một nhân tố rất cơ bản của dân
cư, của nền sản xuất và của lực lượng chính trị”; “Nông dân là người bạn
đồng minh tự nhiên của giai cấp vô sản”4.
V.I.Lênin. Tổng kết cách mạng tháng Mười Nga 1917, chỉ rõ:Nhân tố
của sự thắng lợi không phải ở chỗ công nhân, tức vô sản hoàn toàn chiếm ưu
thế trong dân số toàn quốc và ở chỗ tính tổ chức cao của họ, mà nhân tố thắng
lợi là ở chỗ vô sản nằm được sự ủng hộ của nông dân cùng kiệt khổ và bị phá sản
rất mau.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh: Thất bại của Công xã Pari – 1871 do
giai cấp công nhân không liên minh được với giai cấp nông dân. Thắng lợi
của cách mạng Tháng Mười – 1917 giai cấp công nhân đã thực hiện được sự
liên minh với giai cấp nông dân.

Tóm lại, Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Giai cấp công nhân muốn
giành thắng lợi trong cách mạng thì phải tập hợp được giai cấp nông dân,

3C.Mác - Ph.Ăngghen tuyển tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội. 1996, tr.69
4Đấu tranh giai cấp ở Pháp, C.Mác - Ph.Ăngghen tuyển tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội. 1995, tr.235

4


tranh thủ họ, đoàn kết họ trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản và các
thế lực áp bức, bóc lột khác.
* Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“Cách mạng muốn thành công thì
phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc”.“Cách mạng vô sản không thể thắng
lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như GCVS cách mạng
không được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực”5.
“Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh
rất trung thành của giai cấp công nhân”, “Cách mạng ta hiện nay là chống đế
quốc, chống phong kiến. Nông dân là lớp người đông nhất trong nhân dân, cho
nên họ là quân chủ lực của cách mạng”6.
“Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp.Nền kinh tế của ta lấy
canh nông làm gốc.Trong cuộc sống và xây dựng nước nhà, Chính phủ trông
mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn.Nông dân ta
giàu thì nước ta giàu. Nông dân ta thịnh, thì nước ta thịnh!”7.
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ
bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
đánh giá: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở
và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn
định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top