Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

DẪN LUẬN
I. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Một cách khái quát, xét ở mức độ miêu tả ngữ nghĩa, có thể có hai lớp từ đối lập
nhau: lớp từ mang ý nghĩa từ vựng cụ thể, xác thực gọi là thực từ và lớp từ không mang ý
nghĩa từ vựng chân thực gọi là hƣ từ. Vai trò ý nghĩa của thực từ đã rõ ràng, còn đối với hƣ từ
là những vấn đề còn nhiều bàn luận. Trong thực tế sử dụng, nhất là trong giao tiếp, hƣ từ
đóng một vai trò quan trọng. Mức độ quan trọng của hƣ từ đƣợc thể hiện ở chỗ: Nếu không
có nó thì khó có thể thực hiện giao tiếp một cách dễ dàng chƣa nói đến là không thể thực hiện
đƣợc.
- Từ trƣớc đến giờ, ngƣời ta chủ yếu chỉ đề cập nghĩa của thực từ còn hƣ từ thì cho
rằng, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp chứ không có ý nghĩa từ vựng. Nói nhƣ vậy, chúng ta sẽ khó
lòng giải thích đƣợc sự khác nhau giữa các hiện tƣợng ngôn ngữ kiểu nhƣ:
l(a) Những cái bút.
1(b) Một quyển sách.
2(a) Quyển sách này giá 5 đồng.
2(b) Quyển sách này giá chỉ 5 đồng.
2 (c) Quyển sách này giá những 5 đồng.
Sự khác nhau giữa các câu trên là do các từ "những", "một", "chỉ" gây nên. Nhƣ vậy
giữa những câu có hƣ từ và những câu không có hƣ từ có chứa đựng những thông tin khác
nhau. Có đƣợc những thông tin khác nhau đó là do các nét nghĩa của hƣ từ tạo nên. Rõ ràng
hƣ từ ngoài chức năng biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, phạm trù ngữ pháp nó còn có chức năng
biểu thị ý nghĩa tự thân của nó. Vấn đề là phải vạch ra đƣợc ranh giới khác nhau do hƣ từ
đem lại.
- Để góp phần trả lời vấn đề đặt ra, chúng tui nghĩ rằng không thể tập hợp và miêu tả
các hƣ từ cụ thể để vạch ra ranh giới ý nghĩa mà bản thân các hƣ từ đó thể hiện. Hƣớng chủ
yếu là phải tập hợp những câu, đoản ngữ có sử dụng các hƣ từ để khảo sát và vạch ra vai trò,
tác dụng của các hƣ từ đó. Đó chính là mục đích của luận án này.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 2
II: Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuối những năm 70 đầu 80, giới nghiên cứu ngữ học đã nhận thấy hƣ từ có vai trò
quan trọng trong việc hình thành hàm ý. Từ đó các nhà ngôn ngữ học đã có những bài nghiên
cứu về hƣ từ.
1.1. GS Hoàng Phê, năm 1975 có bài " Phân tích ngữ nghĩa" [58].Trong bài viết này,
tác giả đã nêu lên hai tiền đề lý luận quan trọng trong việc phân tích ngữ nghĩa:
- Cần nghiên cứu ngữ nghĩa không chỉ các đơn vị của ngôn ngữ mà còn cả của các
đơn vị lời nói.
- Nghĩa từ phải đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ nhiều mặt: từ với hiện thực, trong
cấu trúc nội bộ, trong quan hệ hệ thống và quan hệ tổ hợp với những nghĩa từ khác.
Từ hai tiền đề lý luận này, tác giả đã đƣa ra quan niệm của mình về phân tích nghĩa
của từ một cách toàn diện trong những quan hệ ngữ nghĩa sinh động và phức tạp trong tổ hợp
từ, trong câu cụ thể. Có thể coi đó là "một số ý kiến coi nhƣ là một thí nghiệm giải quyết vấn
đề phân tích ngữ nghĩa, một vấn đề trung tâm của ngữ nghĩa học" [11]. Ở đây GS Hoàng Phê
đã đƣa ra một hƣớng phân tích mới mẻ so với phƣơng thức truyền thống - từ góc độ logich
ngữ nghĩa.
1.2. Năm 1981, Hoàng Phê lại có bài "Ngữ nghĩa của lời" [59] đặt vấn đề lời nói hàng
ngày có hai phần: hiển ngôn (trực tiếp nói ra một cái gì đó) và hàm ngôn (gián tiếp nói ra một
cái gì đó). Tác giả khẳng định nhiệm vụ của ngôn ngữ học, nghĩa học là tìm hiểu ngôn ngữ
của lời, phải xuất phát từ ngữ nghĩa của lời để cuối cùng quay về ngữ nghĩa của lời (và của
văn bản). Từ các kết luận của C.J. Fillmore, của O.Ducrot, của Grice, tác giả đã phân tích mối
quan hệ giữa tiền giả định - hiển ngôn - hàm ngôn - hàm ý - ngụ ý để xác định câu trúc ngữ
nghĩa của lời. Đặc biệt ông đã đƣa ra phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa của lời, của câu và có
thể áp dụng phƣơng pháp giải nhƣ giải một bài toán: tiền đề, qui tắc, định lý. Tác giả đã vận
dụng phƣơng pháp này để phân tích những lời có hàm ngôn trong tác phẩm "Sống mòn" của
Nam Cao. Rõ ràng tác giả đã cố gắng "công thức hóa" trong việc phân tích ngữ nghĩa của lời.
1.3. Trong bài "Tiền giả định và hàm ý, trong ngữ nghĩa của từ" [61], GS Hoàng Phê
đã phân tích ngữ nghĩa của các câu để xác định vai trò của các hƣ từ trong việc tạo ra tiền giả
định và hàm ý của câu. Từ các phân tích cụ thể tác giả đã đi đến kết luận:Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 3
- Có những từ ngữ không thể tách rời ngữ nghĩa của câu, vì vậy phải xuất phát từ ngữ
nghĩa của câu mới có thể hiểu đƣợc cụ thể và đầy đủ nghĩa của từ.
- Có những từ mà chức năng ngữ nghĩa là thực tại hóa một tiền giả định hay tạo nên
một hàm ý của câu.
- Những từ thông thƣờng gọi là hƣ từ nhƣng thƣờng có một hàm lƣợng nghĩa rất lớn
và nghĩa của nó có một vai trò rất quan trọng trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu.
2. GS Nguyễn Đức Dân đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều bài viết có hệ
thông về Logich ngữ nghĩa - một vấn đề lý thú và hóc búa của ngôn ngữ học.
2.1. Năm 1977, giáo trình "Những mô hình ngôn ngữ" của GS Nguyễn Đức Dân - Đại
học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh - có giới thiệu về khái niệm tiền giả định và xác định
nghĩa của từ có 2 phần: Hiển ngôn và hàm ngôn.
2.2. Năm 1984, bài "Ngữ nghĩa của hƣ từ: Định hƣớng nghĩa của từ" [16] GS Nguyễn
Đức Dân đã đặt vấn đề về ý nghĩa của hƣ từ. Do nhu cầu giao tiếp, hƣ từ đã hình thành hàng
loạt kiểu định hƣớng nghĩa khác nhau. Bài này đã nghiên cứu các định hƣớng nghĩa theo lý
thuyết các hành vị ngôn ngữ. Từ phân tích những ví dụ cụ thể, tác giả đã xác định những định
hƣớng nghĩa về sự đánh giá; những định hƣớng về sự khẳng định, chấp nhận, đồng tình, bác
bỏ ; những định hƣớng về sự bày tỏ thái độ. Mỗi định hƣớng nghĩa đều đƣợc tác giả phân tích
một cách Logich, chặt chẽ, rõ ràng mạch lạc và đã khái quát đƣợc những mô hình tổng quát.
2.3. Bài viết "Ngữ nghĩa các hƣ từ: Nghĩa của cặp từ" [17], Nguyễn Đức Dân đã dùng
phƣơng pháp phân tích, chứng minh, khái quát hóa để đi đến xác định ý nghĩa của các từ hƣ
trong các kiểu câu trúc, các kiểu quan hệ giữa hai vế (X và Y), (nhân quả hay nghịch nhân
quả). Chính nhờ xác định đƣợc nghĩa của những cặp từ mà chúng ta dễ dàng định hƣớng
đƣợc nghĩa của những bộ phận trong câu trúc câu phức chứa đựng các cặp từ đó. Nhƣ vậy,
chúng ta có thể giả thích nghĩa của câu chính xác hơn, chặt chẽ hơn và "thấy đƣợc bản chất
nhiều hiện tƣợng ngôn ngữ thú vị".
2.4. Trong một bài khác, Nguyễn Đức Dân - Trần Thị Chung Toàn đã tìm hiểu chức
năng luận cứ của các từ "cũng - chính - cả - ngay" [25]. Bài báo này đề cập hai vấn đề:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 4
- "cũng" là một từ dùng để đối chiếu.
- Con đƣờng hƣ hóa và những nét khác biệt về sắc thái nhấn mạnh của các từ: Cả -
ngay - chính.
Qua phân tích các ví dụ cụ thể, vấn đề thứ nhất đã khái quát đƣợc cấu trúc dùng
"cũng" để đối chiếu, vấn đề thứ hai đƣợc chứng minh bằng cách so sánh các câu có chứa các
từ: " Chính - cả - ngay" với các câu không chứa các hƣ từ đó để vạch ra con đƣờng hƣ hóa
của các hƣ từ đó và vai trò nhấn mạnh của nó. Những vấn đề đƣợc đặt ra và giải quyết trong
bài viết đã giúp chúng ta giải thích đƣợc các hiện tƣợng phong phú của ngôn ngữ.
2.5. Toán học ngày càng thâm nhập vào tất cả các ngành khoa học, trong đó có ngôn
ngữ học. Cuốn giáo trình " logich ngữ nghĩa cú pháp " của GS Nguyễn Đức Dần [19] đã trình
bày những kiến thức cơ bản về logich học và một số phƣơng pháp mô tả ngôn ngữ tự nhiên
nhằm cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức cơ bản để tiếp cận và nắm bắt đƣợc các công
trình ngôn ngữ học hiện đại. Có thể đây là cuốn sách đầu tiên của giới Việt ngữ học đã trình
bày một cách có hệ thống các khái niệm cơ bản về logich học và mối quan hệ của nó với
ngôn ngữ. Đó là những tri thức cần thiết cho những ngƣời nghiên cứu ngôn ngữ học nói
chung và ngữ nghĩa cú pháp nói riêng. Trong giáo trình này, tác giả đã vận dụng các qui luật
của Logich học để nghiên cứu về lĩnh vực ngữ nghĩa cú pháp.
2.6. Trong bài " Logich các từ nối" [22], Giáo sƣ Nguyễn Đức Dân đã đi sâu tìm hiểu
cơ sở logich của sự hình thành nghĩa của các từ " trên, dƣới, trong, ngoài, trƣớc, sau" theo hai
hƣớng phƣơng thức cơ bản: Theo quan hệ không gian giữa hai đối tƣợng và theo quan điểm
nhìn trong khi nói, những yếu tố ảnh hƣởng đến quan hệ không gian, con đƣờng tạo nên sự
chuyển nghĩa của các từ này. Thông qua phân tích các ví dụ cụ thể, tác giả rút ra cơ chế hay
có thể nói là qui luật sử dụng các từ đó. Cách giải quyết các vấn đề rõ ràng, khúc chiết có sức
thuyết phục cao.
2.7. Trong cuốn sách "tiếng cƣời thế giới" [24], khi phân tích các phƣơng pháp gây
cƣời, tác giả Nguyễn Đức Dân đặc biệt chú ý đến cơ sở logich và vai trò của ngôn ngữ trong
việc gây nên tiếng cƣời trong các truyện cƣời của thế giới.Theo tác giả "Có những truyện
cƣời dựa trên cơ sở logich, ở đó ngƣời ta cƣời vì những tình huống, sự kiện thể hiện sự mâu
thuẫn, một bản chất tức cƣời nào đó... Có những truyện cƣời vai trò của ngôn ngữ trở nên đặc
biệt quan trọng, ngƣời ta nhận ra các tình huống, sự kiện tức cƣời nhờ có công cụ của ngôn
ngữ".Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 5
Bàn về vai trò của ngôn ngữ trong nghệ thuật gây cƣời, tác giả đặc biệt chú ý đến vai
trò của các cấu trúc ngữ pháp, nghệ thuật biểu hiện hàm ý và xây dựng các lối nói mơ hồ.
2.8. Cuốn "logich và Tiếng Việt" [23], xuất bản năm 1996. Đây là cuốn sách đề cập
một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản của logich cổ điển và logich hiện đại, mối quan
hệ giữa logich với ngôn ngữ. Đặc biệt GS Nguyễn Đức Dân đã vận dụng quan điểm của
Logich học để khảo sát và giải thích các hiện tƣợng tiếng Việt. Ở đây, nhiều hiện tƣợng về
ngôn ngữ và logich đƣợc tác giả phân tích lý giải và phân định một cách khá rạch ròi làm cơ
sở cho việc vận dụng để nghiên cứu tiếng Việt. Chúng tui cho rằng cuốn sách là một tài liệu
quí giá cho những ai đang có nhu cầu học tập và nghiên cứu tiếng Việt nói riêng và ngôn ngữ
nói chung, đặc biệt là lĩnh vực logich ngữ nghĩa.
3. GS Đỗ Hữu Châu là một trong những nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã vận dụng
khái niệm tiền giả định trong địa hạt ngữ nghĩa" ( Nguyễn Đức Dân) và dụng học. Có thể đề
cập một số công trình nghiên cứu của ông về vấn đề này:
3.1. Bài "Các yếu tố dụng học của tiếng Việt" [8] đã đƣa yếu tố dụng học vào tọa độ
thứ 4 trong hệ qui chiếu ba tọa độ để xem xét các sự kiện ngôn ngữ. Trên cơ sở khái niệm
dụng học đã đƣợc xác định, dựa vào ý kiến của Fill more [Tổng quát một câu thƣờng có hai
thành phần nghĩa M - p (M là thành phần hình thái, p là lõi miêu tả ], tác giả Đỗ Hữu Châu
cho rằng trong P cũng chứa các yếu tố dụng học xuất hiện trong giao tiếp, nhƣng chính các
tín hiệu dụng học mới tạo nên các M của ngữ nghĩa của câu. Phân tích M để vạch ra các loại
tín hiệu dụng học, bƣớc đầu tác giả nêu lên 4 loại tín hiệu. Đó là các tín hiệu định vị chức
năng, biểu thị thái độ trí tuệ , biểu hiện các hành vi ngôn ngữ và các động từ ngữ vi. Có thể
nói chức năng dụng học là một hƣớng nghiên cứu mới mẻ của nghĩa học tiếng Việt so với
truyền thống.
3.2 Cuốn giáo trình "Đại cƣơng về ngôn ngữ học tập II".[12] phần V. GS Đỗ Hữu
Châu đã tập trung giới thiệu về dụng học (chƣơng I), phân tích các hành vi ngôn ngữ (chƣơng
IV) và ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tƣờng minh (hiển ngôn) (chƣơng V). Có thể coi đây là một
trong những công trình vận dụng lý thuyết ngữ dụng học của các nhà ngôn ngữ học thế giới
để nghiên cứu dụng học của tiếng Việt một cách tƣơng đối hệ thống. Chƣơng I, tác giả giới
thiệu một cách khái quát về dụng học, một vấn đề khá mới mẻ và lý thú. Chƣơng II phân tích
các hành vi ngôn ngữ. Bản thân các đơn vị ngôn ngữ có tính trừu tƣợng, không hiện thực. Nó
chỉ trở thành hiện thực khi ta nói (viết), tức là khi phát ngôn.Tìm ra bản chất hành
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 6
động của ngôn ngữ, AuStin đã mở ra một hƣớng nghiên cứu mới cho ngôn ngữ - hành vi
ngôn ngữ.
Lý thuyết lập luận (chƣơng III) là một lĩnh vực mới trong ngôn ngữ học thế giới. Đối
với Việt Nam nó lại càng mới mẻ hơn. Đi vào lý thuyết lập luận đã mở ra một hƣớng nghiên
cứu mới không chỉ đối với lĩnh vực ngữ dụng mà còn góp phần phát hiện ra những đặc trƣng
mới trong cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ Việt Nam.
Mặc dù chƣa có điều kiện để nghiên cứu một cách toàn diện về lý thuyết hội thoại,
nhƣng những điều mà tác giả nêu ra trong chƣơng IV đã giới thiệu cho chúng ta những tri
thức cơ bản về cấu trúc và chức năng hội thoại của Tiếng Việt. Đó là cơ sở để đi sâu vào lĩnh
vực mới mẻ này.
Chƣơng V tác giả đã giới thiệu về bản chất của một phát ngôn gồm 2 phần: Phần ý
nghĩa nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ gọi là ý nghĩa tƣờng minh và phần ý nghĩa
đƣợc suy ra từ các yếu tố ngoài ngôn ngữ gọi là ý nghĩa hàm ẩn. bẳn chất của vấn đề phải
đƣợc hiểu bắt đầu từ khái niệm ý nghĩa không tự nhiên, khái niệm tiền giả định và hàm ngôn.
4.1. Tác giả Lê Đông cũng có nhiều bài nghiên cứu về hƣ từ đăng trên tạp chí ngôn
ngữ. Bài " Ngữ nghĩa - ngữ dụng của hƣ từ tiếng Việt: Ý nghĩa đánh giá của các hƣ từ" [27],
tác giả đã đề cập đến thuộc tính đánh giá của hƣ từ, đƣợc cụ thể hóa qua phẩm chất ngữ nghĩa
- ngữ dụng của các thành phần mà nó dạng thức hóa và chế định trong cấu trúc. Với ý nghĩa
đánh giá của chúng, hƣ từ là phƣơng tiện để đƣa vào câu vào văn bản những nội dung hàm ẩn
khác nhau, tham gia vào việc tạo nên chiều sâu của văn bản và tổ chức, liên kết các nội dung
hiển ngôn. Tác giả đã vạch ra các kiểu nghĩa đánh giá (6 kiểu). Theo tác giả các kiểu ý nghĩa
đánh giá của hƣ từ nhiều khi không tồn tại một cách tách rời mà có thể đan bện vào nhau
nhiều kiểu ý nghĩa đánh giá. Nhƣ vậy, theo quan điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng, tác giả đã miêu
tả và xác định khá rõ ý nghĩa đánh giá của hƣ từ và vai trò của nó trong việc hình thành các
hàm ẩn.
4.2. Với hƣớng nghiên cứu đó,bài "Ngữ dụng - ngữ nghĩa của hƣ từ: Siêu ngôn ngữ và
hƣ từ tiếng Việt" [28], tác giả Lê Đông đã sử dụng khái niệm siêu ngôn ngữ để miêu tả ngữ
dụng, ngữ nghĩa của hƣ từ và các cấu trúc khác có chứa nó trong hệ thống tiếng Việt. Tác giả
đã chứng minh hƣ từ có thể đóng vai trò tác tử mang thông tin siêu ngôn ngữ, nói cách khác
hƣ từ đóng vai trò một tác tử cấu tạo nên kiểu phát ngôn siêu ngôn ngữ. Ở đây tác giả có sự
phân biệt các loại siêu ngôn ngữ: Siêu ngôn ngữ nội hƣớng - ngoại hƣớng, siêu ngôn ngữ
hiện thực và siêu ngôn ngữ tiềm tàng. Theo tác giả, hƣ từ ngoài việc tham gia tạo nên các
phát ngôn siêu ngôn ngữ đồng thời còn góp phần chế định luôn vị trí, vai trò tƣơng đốiLuận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 7
của phát ngôn trong văn bản, tham gia vào việc chỉ ra quan hệ logich - ngữ nghĩa - ngữ dụng
của các phát ngôn, chỉ ra dòng vận động của đối thoại" (trang 50 - ngôn ngữ số 2 -92). Chỉ ra
chức năng siêu ngôn ngữ của hƣ từ đã giúp chúng ta chủ động hơn trong việc sử dụng từ ngữ,
trong việc miêu tả các câu và mối quan hệ của nó trong đối thoại.
5.1. Nguyễn Anh Quế là một trong những nhà ngôn ngữ học có những đóng góp trong
lĩnh vực nghiên cứu hƣ từ của tiếng Việt. Bài "Về vấn đề phân định hƣ từ trong tiếng Việt"
[67], tác giả đã đề xuất cách phân định căn cứ vào khả năng của từ tham gia vào việc hình
thành câu, hình thành đoản ngữ để phân chia vốn từ theo trật tự hai bƣớc sau đây:
- Bƣớc 1: Căn cứ vào khả năng tham gia tổ chức đoản ngữ để phân thành hai loại:
(a). Loại có khả năng làm thành tố đoản ngữ .
(b). Loại không có kha năng làm thành tố đoản ngữ.
- Bƣớc 2: Chuyển từ đoản ngữ lên câu có 2 loại:
(a) Những từ làm trung tâm đoản ngữ, làm thành phần câu bao gồm các thực từ.
(b) Những từ không làm trung tâm đoản ngữ, không làm thành phần câu đó là những
từ hƣ.
Gặp những từ tùy thuộc vào bối cảnh mới xác định nó là hƣ từ hay không thì phải
xem xét cụ thể.
Hƣớng phân định hƣ từ trong tiếng Việt của Nguyễn Anh Quế đã khắc phục đựơc
những hạn chế của cách phân loại trên cơ sở ý nghĩa ngữ pháp - ý nghĩa từ vựng.
5.2. "Một số vấn đề hƣ từ trong tiếng Việt hiện đại" [68] là luận án Phó tiến sĩ nghiên
cứu có hệ thống về hƣ từ tiếng Việt. Cái mới của luận án, về lý luận, tác giả đã đề xuất một
quan niệm về hƣ từ dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí nhất quán, chặt chẽ và hợp lý hơn. Về
thực tiễn tác giả đã phát hiện đƣợc những nét nghĩa, mô tả các nét nghĩa một cách chi tiết. Xu
hƣớng nghiên cứu của Nguyễn Anh Quế là mở rộng phạm vi nghiên cứu hƣ từ ra cả lĩnh vực
lời nói, kết hợp giữa ý nghĩa và chức năng, ngôn ngữ và lời nói. Bản luận án đã đi sâu vào
các vấn đề sau:
a. Khái quát về hƣ từ và hƣ từ về tiếng Việt.
b. Phân định và phân loại hƣ từ tiếng Việt.
c. Ý nghĩa chức năng của hƣ từ và vấn đề hƣ hóa.
d. Một số kết quả khảo sát hƣ từ với chức năng là một tín hiệu ngôn ngữ.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 8
Có thể nói rằng: Nhờ tiếp thu quan điểm của những ngƣời đi trƣớc, đồng thời điều
chỉnh hƣớng nghiên cứu nên bản luận án đã khái quát đƣợc tất cả các hƣ từ. Ở đây, tác giả
không chỉ phân tích ý nghĩa và chức năng của hƣ từ trong các kết cấu mà còn xem xét cả hoạt
động của chúng trong giao tiếp, đề xuất những tiêu chí nhận diện hƣ từ, khảo sát kỹ vấn đề hƣ
hóa và tìm hiểu mối liên hệ có tính qui luật giữa chức năng và ý nghĩa của hƣ từ. Bản luận án
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong công tác nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt.
6.l.Tác giả Lê Xuân Thai với bài "Về việc hiện thực hóa tiền giả định tổ hợp của động
từ và tính từ (trên cứ liệu tiếng Việt" [74] đã chủ yếu đề cập việc hiện thực hóa tiền giả định
tổ hợp. Tiền giả định tổ hợp của động từ, tính từ có hai loại: Tiền giả định khái quát và tiền
giả định đơn loại. Tiền giả định tổ hợp đƣợc hiện thực hóa theo hai hình thức: hiển minh và
không hiển minh. Nói chung, khi hiện thực hóa, tiền giả định tổ hợp đơn loại thƣờng mang
hình thức hiển minh còn tiền giả định khái quát thƣờng mang hình thức phi hiển minh. Vấn
đề đặt ra là tại sao tiền giả định tổ hợp lại cần hiện thực hóa trong câu. Theo tác giả, việc
hiện thực hóa tiền giả định là do nguyên nhân về ngữ nghĩa, về ngữ pháp và về sự phân đoạn
thực tại của câu (nguyên nhân về thông báo). Mục đích của hiện thực hóa là để đáp ứng đòi
hỏi của sự phân đoạn thực tại. Nó đƣợc dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Sự
hiện thực hóa tiền giả định tổ hợp do nguyên nhân thông báo có thể tạo ra những câu đồng
nghĩa với câu không có hiện thực hóa đó. Rõ ràng việc nghiên cứu tiền giả định của động từ -
tính từ nhằm hiểu sâu hơn, đúng nghĩa hơn động từ - tính từ. Đó là cơ sở để hiểu rõ ngữ nghĩa
của câu.
6.2. Bài "Mấy nhận xét về các phƣơng tiện tổ hợp cú pháp trong tiếng Việt" [ 75], Lê
Xuân Thai đã nêu ra một số nhận xét về khả năng hành chức của trật tự từ, hƣ từ và ngữ điệu
trong tiếng Việt và mối quan hệ tƣơng tác giữa chúng với tƣ cách là những phƣơng tiện tổ
hợp cú pháp. Qua phân tích các sự kiện ngôn ngữ cụ thể, tác giả đã đi đến kết luận: "Trong
tiếng Việt có một sự phân công giữa các phƣơng tiện tổ hợp cú pháp: trật tự từ giữ vai trò
chính yếu biểu thị các phạm trù thuần tuy chức năng, còn hƣ từ thì phụ trợ trong việc biểu thị
các phạm trù ngữ pháp, cú pháp" (trang 38 - Ngôn ngữ số 1 - 85). Nhƣ vậy, mặc dù mỗi
phƣơng tiện cú pháp tổ hợp có chức năng riêng nhƣng giữa chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn
nhau. Chẳng hạn, trật tự từ với tƣ cách giữ vai trò chính yếu trong các phƣơng tiện cú pháp tổ
hợp nhƣng tự thân nó cũng không đảm bảo đƣợc trọn vẹn chức năng chính yếu của nó mà cần
có sự "giúp sức" của các phƣơng tiện khác.Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 9
7. GS Hoàng Tuệ qua bài viết " Hiển ngôn với hàm ngôn, một vấn đề thú vị trong
chƣơng trình lớp 11 PTTH hiện nay" [85] đã giúp cho các giáo viên cũng nhƣ học sinh nhận
thức đƣợc rằng đây là một vấn đề đang hấp dẫn các nhà ngôn ngữ và lần đầu đƣợc đƣa vào
giảng dạy ở bậc phổ thông, vấn đề thì thú vị nhƣng không đơn giản. Để hiểu đƣợc bản chất
vấn đề, chúng ta dựa vào phƣơng pháp lƣờng phân của Ducrot để chia đôi nghĩa phát ngôn
thành nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn. Muốn hiểu một phát ngôn, văn bản, ngƣời đọc (nghe)
phải hiểu đƣợc hiển ngôn, hàm ngôn, ẩn ý, tiền giả định và những yếu tố ngoài ngôn ngữ. Có
thể nói rằng, nếu qua giáo viên học sinh đƣợc trang bị đầy đủ khái niệm hiển ngôn, hàm ngôn
thì bản thân họ sẽ đễ dàng hơn trong việc tiếp nhận văn bản và cảm thụ văn chƣơng.
8. Bài "Ngữ nghĩa và chức năng của các từ: đƣợc, bị, phải trong tiếng Việt hiện đại"
[73] của Tác giả Vũ Thế Thạch đã trình bày một kiến giải về đặc điểm ngữ nghĩa - chức năng
của chúng. Ba từ "đƣợc, bị, phải" đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập nhƣng chƣa có ý kiến
thống nhất. Trong bài này, Vũ Thế Thạch từ góc độ phân tích cấu trúc - ngữ nghĩa - chức
năng đã rút ra nhận xét: " Đƣợc, bị, phải là những từ chỉ thuộc tính. Khi đứng trƣớc và sau
các từ chỉ thuộc tính khác nghĩa của chúng bị hƣ hóa. Khi đứng trƣớc các từ chỉ thuộc tính
nét nghĩa "tiếp nhận" mang tính khái quát cao. Khi đi sau các từ chỉ thuộc tính nét nghĩa này
bị lƣợc bỏ. Với mức độ hƣ hóa khác nhau trong những trƣờng hợp khác nhau chúng có thể
coi là hƣ từ hay không phải hƣ từ nhƣng nghĩa của chúng vẫn nằm trong môi quan hệ chặt
chẽ"
9. Trong lĩnh vực văn học, Lê Thị Đức Hạnh là ngƣời có nhiều bài nghiên cứu về nhà
văn Nguyễn Công Hoan, trong đó có những bài đi sâu tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn
của ông. Chẳng hạn:
9.1. Bài " Nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan" [37]. Bài viết này
trình bày qua nghệ thuật hiện thực, những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện ngắn,
nghiên cứu nghệ thuật trào phúng, sở trƣờng của nhà văn. Nói về ngôn ngữ của Nguyễn Công
Hoan, tác giả cho rằng: "Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ của quần chúng , có
chọn lọc và nâng cao nên có đậm hƣơng của Ca dao, tục ngữ... Những chữ dùng của ông
thƣờng giản dị, giàu hình ảnh cụ thể hay so sánh, ví von làm cho ngƣời đọc dễ có những liên
tƣởng thú vị". Nhìn chung ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan trong sáng, chính xác... có đƣợc
bản sắc tốt đẹp của tiếng nói dân tộc.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 10
9.2. "Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan" [36]. Trong
bài viết này tác giả gần nhƣ đã thống kê đƣợc những nét đặc sắc của nghệ thuật trào phúng
trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Qua hàng loạt nét đặc sắc đƣợc tác giả nêu lên,
chúng ta nhận thấy Nguyễn Công Hoan đã vận dụng sáng tạo các phƣơng pháp gây cƣời độc
đáo của truyện cƣời dân gian Việt Nam và thế giới [dựa trên cơ sở logich, khai thác ngôn ngữ
nhân vật, các biện pháp tu từ...]. Nhờ vậy nghệ thuật trào phúng của truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan mang nhiều cung bậc: mức khôn hài với nụ cƣời thỏa mái → nụ cƣời ngộ nghĩnh
→ trào phúng mỉa mai, châm chích, diễu cợt, tố cáo → đả kích sâu độc gây cho ngƣời đọc
thái độ căm phẫn khinh miệt hơn là hài hƣớc → có lúc nụ cƣời lắng đọng, thấm sâu vào bên
trong nhƣng mà cay đắng xót xa.
10. Nguyễn Thanh Tú có bài: Lời văn mỉa mai trong "Đồng hào có ma" của Nguyễn
Công Hoan in trên báo Giáo dục và Thời đại [85]. Bài vết này, tác giả đã phân tích quan niệm
nghệ thuật độc đáo, tài sử dụng thứ ngôn ngữ suồng sã để "lật ngửa", "lộn trái" đối tƣợng, tài
sử dụng nguyên tắc tổ chức lời văn nhằm mục đích mỉa mai, phê phán đối tƣợng trong truyện
ngắn "Đồng hào có ma". Âm hƣởng chủ đạo của câu chuyện là giọng điệu mỉa mai, "đan
bện" với các "sắc điệu chỉ trích", "sắc điệu phê phán tố cáo".
Tất cả các bài viết thuộc lĩnh vực nghiên cứu văn học, các tác giả chủ yếu tập trung
phân tích về tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan chứ không đi sâu phân tích, khảo
sát hiện tƣợng ngôn ngữ cụ thể trong truyện ngắn của nhà văn
11. Cơ sở lý luận cho việc phân tích Tiếng Việt về những vấn đề trên đây đều bắt
nguồn từ những thành tựu của giới ngôn ngữ học thế giới, tiêu biểu nhƣ C.J.Fill More, O.
Ducrot, Austin, Krice, Kerbrat Orecchioni... Từ cuối những năm 70, một số nhà ngôn ngữ
học Việt nam đã tập trung nghiên cứu ngữ nghĩa - ngữ dụng tiếng Việt và bƣớc đầu đã đạt
đƣợc những thành tựu đánh kể. Những thành tựu đó đã mở ra một hƣớng mới đầy triển vọng
trong việc nghiên cứu tiếng Việt. Là vấn đề mới mẻ và phức tạp nên nhiều nội dung, phƣơng
pháp cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, bàn bạc để làm sáng tỏ. Trong khuôn khổ luận án
này, chúng tui chủ yếu tập trung tìm hiểu vai trò của hƣ từ trong việc hình thành hàm ý trong
ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan.Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 11
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Giới thuyết khái niệm.
1.1 Khái niệm về hư từ
1.1.1 Định nghĩa: "Hƣ từ là từ không có khả năng độc lập làm thành phần câu, đƣợc
dùng để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ"(1).
- "Hƣ từ là một tập hợp không lớn về số lƣợng các từ, bản chất của ý nghĩa hƣ từ là
tính chất ngữ pháp, là phƣơng tiện biểu đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tƣ duy theo
cách thức phản ánh bằng ngôn ngữ của ngƣời bản ngữ. Bản chất đó qui định các hƣ từ không
làm trung tâm đoản ngữ, chỉ làm thành phần phụ một cách hạn hữu, còn đa số hƣ từ đƣợc làm
yếu tố liên kết và "xúc tác" của các đơn vị cấu trúc ngữ pháp"(2).
Nêu lên hai trong số nhiều định nghĩa về hƣ từ của tiếng Việt, chúng ta có thể dễ dàng
nhận thấy: mặc dù còn có những tiểu dị nhƣng trên đại thể đều gặp nhau ở những điểm sau
đây:
- Không có khả năng độc lập làm thành phần trung tâm của đoản ngữ, không làm
thành phần chính của câu.
- Dùng làm yếu tố liên kết biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ.
- Hƣ từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp. Hƣ từ là từ loại đối lập
với thực từ.
1.1.2. Phân loại. Hƣ từ tiếng Việt bao gồm hai tập hợp: hƣ từ từ pháp (từ phụ diễn các
ý nghĩa ngữ pháp của thực từ ) và hƣ từ cú pháp (chức năng liên kết) gọi là quan hệ từ (liên từ
- giới từ).
Hƣ từ từ pháp có chức năng diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp của thực từ. Trong quan hệ
cấu trúc chúng chuyên dùng làm thành tố phụ trong các đoản ngữ.
Các hƣ từ cú pháp không đƣợc dùng để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay
thực từ khác mà dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa thực từ với thực tƣ. Vì vậy hƣ từ cú pháp
là công cụ diễn đạt các quan hệ logich, các quan hệ trong cách thức phản ánh của ngƣời bản
ngữ. Các hƣ từ chỉ là phƣơng tiện liên kết chứ không làm trung tâm, không làm thành tố phụ
của đoản ngữ. Hƣ từ cú pháp là liên từ và giới từ.
(1) Từ điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - 1992
(2) Đinh Văn Đức [32], tr. 43
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 12
Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có những nhóm từ vừa mang tính chất quan hệ từ, vừa
mang tính chất từ loại. Có thể nêu hai nhóm tiêu biểu.
- Nhóm từ chỉ hƣớng: ra, vào, lên, xuống...
- Nhóm từ chỉ vị trí: trƣớc, sau, trong, ngoài, giữa...
Đối với nhóm này việc xác định phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Đây là
một vấn đề lý thú nhƣng còn nhiều ý kiến chƣa thống nhất.
Việc phân chia quan hệ từ theo ngữ pháp truyền thống đƣợc chia thành: liên từ và giới
từ. Tuy nhiên để xác định ranh giới liên từ và giới từ một cách triệt để là một vấn đề hết sức
khó do tính chất đa chức năng của các yếu tố. Do vậy giải pháp thỏa đáng là tất cả các hƣ từ
cú pháp tập hợp trong một phạm trù chung gọi là kết từ hay từ nối. Quan hệ từ có thể chia
thành: Các liên từ thuần tuy và các liên giới từ.
Trên đây là quan niệm truyền thống về hƣ từ. Quan niệm đó chỉ mới đề cập đến quan
hệ ngữ pháp thuần tuy mà chƣa đả động đến ngữ nghĩa của hƣ từ với tƣ cách là những yếu tố
phát ngôn. Hƣớng nghiên cứu hƣ từ trong quan hệ với ngữ nghĩa của câu sẽ khắc phục đƣợc
tình trạng phiếm khuyết của ngữ pháp truyền thống.
1.2. Khái niệm về hàm ý.
12.1. Định nghĩa.
Nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích hàm ý nhƣng để đi đến một định nghĩa trọn vẹn thì
thật không đơn giản.
- Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - 1992) định nghĩa: "Hàm ý”
(1) Có chứa đựng một ý nào đó bên trong.
(2) Ý đƣợc chứa đựng ở bên trong, không diễn đạt ra trực tiếp”(1)
- Đỗ Hữu Châu quan niệm:"Hàm ý là những ý nghĩa hàm ẩn nằm trong ý định truyền
báo của ngƣời nói"(2).
- Về thuật ngữ: Theo Đỗ Hữu Châu "Hàm ngôn không tự nhiên và tiền giả định không
tự nhiên đƣợc gọi chung là các hàm ý của phát ngôn"(3).
1-2.2. Phân loại.
Grice đã chia hàm ý (hàm ẩn) thành 2 loại: Hàm ý ngôn ngữ (qui ƣớc) và hàm ý hội
thoại.
(a) Hàm ý ngôn ngữ có nhiều phƣơng tiện ngôn ngữ tạo ra hàm ý, nghĩa là cứ dùng
phƣơng tiện ngôn ngữ nhất định sẽ tạo ra một hàm ý nhất định.
Phát ngôn trên cũng có dạng "A nhƣng B", từ " nhƣng" ở đây ngoài việc thể hiện mối
liên kết tƣờng minh giữa hai vế đôi lập, còn thể hiện mối liên kết hiển ngôn với hàm ngôn.
Nghĩa là có sự so sánh đối chiếu giữa hai con chó đối lập nhau, một con "cơm thịt ngon lành
nhƣng không dám ăn vì chủ chƣa cho phép" đƣợc nêu lên một cách hiển ngôn, còn một con
khác " thấy thức ăn là vồ ăn ngay không cần ai cho phép" là một hàm ngôn. Qua mối liên kết
giữa hiển ngôn và hàm ngôn trên đây, chúng ta rút ra đƣợc hàm ý của câu (8) là: Nhà chủ
đang khoe khoang với khách về con chó khôn ngoan của mình.
9. (a) Nhà nghèo, làm ăn vất vả, kiếm chẳng đủ ăn, nhƣng bà ấy chẳng nhẫn tâm bỏ
đứa bé thơ ngây trả nhà chồng để đi bƣớc nữa.
Tƣơng tự nhƣ các câu 7,8, từ "nhƣng" trong câu 9(a) ngoài chức năng biểu hiện mối
liên kết tƣờng minh giữa hai vế đối lập A và B còn thể hiện mối liên kết so sánh ngầm giữa
ngƣời đàn bà đƣợc nêu trong câu 9(a) với những ngƣời đàn bà khác trong câu 9(b), 9(c).
9(b). Nhà nghèo, làm ăn vất vả, kiếm chẳng đủ ăn nên bà ấy phải nhẫn tâm bỏ đứa bé
thơ ngây trả nhà chồng để đi bƣớc nữa.
9(c). Nhà nghèo, làm ăn may mắn, cuộc sống đầy đủ, nhƣng bà ấy vẫn nhẫn tâm bỏ
đứa bé thơ ngây trả nhà chồng để đi bƣớc nữa.
Đối chiếu so sánh ngƣời đàn bà đƣợc nêu lên một cách hiển ngôn trong câu 9(a) với
hai ngƣời đàn bà khác [9b,9c] không đƣợc nêu lên một cách hiển ngôn nhằm hàm ý:
(1) Ca ngợi ngƣời đàn bà thƣơng con, chung thủy với chồng
(2) Phê phán những ngƣời con bất hiếu (Đối xử tệ bạc với chính bà mẹ đã sinh ra
mình).
b. cách liên kết hai hàm ngôn.
Cơ chế vẫn là sự liên kết giữa hai vế đối lập nhƣng nội dung ý nghĩa của phát ngôn lại
đƣợc rút ra từ các hàm ngôn. Ví dụ:
10. Đa tạ ông, nhƣng tui không yên.
Câu trên có cấu trúc "A nhƣng B", trong đó, A có hàm ý: biết ơn tấm lòng tốt của ông,
B có hàm ý: từ chối lời đề nghị (sự giúp đỡ) của ngƣời đối thoại. Do cơ chế dùng từ "nhƣng"
trong cấu trúc "A nhƣng B" nến chúng ta có thể suy ra hàm ý của câu 10 là chấp nhận ý của
B: [lời từ chối một cách tế nhị] trƣớc một ngƣời khác.
Tương tự có các câu 11, 12.Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 105
11. Bờ hồ rầm rập những ngƣời thật, nhƣng bọn nào đi hai ngƣời, họ cũng trèo lên xe
điện cả.
Trong câu 11, A có hàm ý: Đông khách đi lại, B có hàm ý: không có ai gọi xe kéo để
đi. Hàm ý chung của câu 11 là: lời phàn nàn của ngƣời xe kéo vì một đêm không gặp may
mắn.
12. Cho nó ra tiếp các quan cũng không làm sao nhƣng rồi sợ nó quen đi, quan ạ.
Trong câu này, A có hàm ý: cũng có thể chấp nhận yêu cầu của quan, B có hàm ý đối
lập: từ chối việc làm mà quan đề nghị. Theo cấu trúc "A nhƣng B câu 12 chấp nhận hàm ý
của B, nghĩa là từ chơi khéo léo lời đề nghị của ngƣời đối thoại [Ông quan ]
Qua các ví dụ 10, l1, 12, ý nghĩa của câu nói đƣợc suy ra từ các hàm ý. Điều đó chứng
tỏ từ "nhƣng" không phải bao giờ cũng chỉ liên kết các biểu thức ngôn ngữ trên hiển ngôn,
mà nó còn biểu hiện mối liên kết đối lập giữa các hàm ngôn.
1.3. Từ "nhƣng" xuất hiện nhằm điều chỉnh lại hành vi ngôn ngữ của ngƣời đối thoại
cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện giao tiếp. Ví dụ:
13. A: Mày làm ăn thế nào mà chả có giọt nƣớc nào rửa chân thế ! Muốn sống đi gánh
về mau không ?
B: Khốn nhƣng còn phải mổ gà để nấu cháo.
Trong ví dụ trên, A sử dụng hành vi trách cứ và ra lệnh "Phải đi gánh nƣớc ngay".
Điều kiện cần để thực hiện hành vi ra lệnh của A là B phải rảnh rỗi, hay có việc nhƣng việc
đó chƣa cần lắm. Khi điều kiện đó không đƣợc thỏa mãn, B đã đáp lại một hành vi xác tín
rằng mình còn bận "mổ gà để nấu cháo", đây là công việc không thể chậm đƣợc, nhằm điều
chỉnh hành vi của A, hay từ chối thực hiện hành vi ra lệnh của A.
14. A: Bà ở lại tui về một mình kẻo lỡ việc.
B: Nhƣng hai ly nặng lắm, mang thế nào nổi?
Qua phát ngôn của A, B thấy điều kiện mà A nêu ra sẽ khó thực hiện đƣợc. Vì vậy B
đã dùng một câu hỏi chất vấn để bác bỏ nhằm điều chỉnh ý định của A.
15. A: Nhờ cụ bẩm với quan hộ, một bách thì không sao lo đƣợc. tui xin tạ một nửa.
B:... nhƣng ít ra anh cũng lo lấy bát thập, còn thập nguyên, cho đằng này ăn với chứ.
Trong ví dụ 15, khi điều kiện của A đƣa ra không thể nào chấp nhận đƣợc, B đã bác
bỏ nhằm điều chỉnh lời đề nghị của A.
Qua phân tích các ví dụ trên đây, chúng ta có nhận xét chung là: từ "nhƣng" bao giờ
cũng xuất hiện trƣớc phát ngôn B nhằm thể hiện hành vi ngôn ngữ của B điều chỉnh lại hành
vi ngôn ngữ của A.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 106
1.4. Từ "Nhưng"còn thể hiện quan hệ nghịch nhân quả. Dạng thức ngôn ngữ
chung nhất để biểu hiện quan hệ nghịch nhân quả là:
(I) Tuy... nhƣng
Tuy...Song
hoặc
Dầu
(II) Dù A Nhƣng (mà) cũng Vẫn B
Dẫu Song Phải
(III) Mặc dầu A Nhƣng (mà) cũng vẫn B
Mặc dù Song
Khảo sát tập truyện ngắn " Ngựa ngƣời và ngƣời ngựa" của Nguyễn Công Hoan,
Chúng tui gặp 10 câu có cấu trúc dạng thức (I) và 5 câu có dạng thức ( II). Ví dụ:
16. Nghe câu ấy, bác Lan tuy trong bụng lép kẹp, nhƣng thấy nhƣ đƣợc no một nửa
vậy.
Theo qui luật thông thƣờng ( A → B ), nghĩa là bụng lép kẹp thì cảm giác đói. Nhƣng
trong trƣờng hợp của câu 16 lại trái ngƣợc với lẽ thông thƣờng ấy: [bụng lép kẹp nhƣng thấy
nhƣ đƣợc no] và chúng ta gọi đó là quan hệ nghịch nhân quả. Cặp từ " tuy... nhƣng" đã biểu
hiện mối quan hệ đó.
Tương tự có:
17. Tuy đất hẹp, nhƣng mùa nào thức ấy, thu hoạch quanh năm cũng có đồng ra đồng
vào.
18. Đèn tuy sáng, nhƣng cũng không hiểu mình ngồi tạm nhà ai.
19. Dù khôn ngoan khéo léo hơn ngƣời, ông chủ nhà này cũng mắc phải bệnh ấy.
20. Các chức sự, dù ai mặc dầu, cũng phải theo lệ ấy.
21. Dẫu chánh phó tổng vào quan, cũng phải tụt giày từ đằng xa.
Các câu 19,20,21, tác giả Nguyễn Công Hoan đã lƣợc bỏ từ "nhƣng", vì vậy ta dễ
dàng khôi phục nó.
Qua các ví dụ trên đây, chúng ta nhận thấy rằng trong cấu trúc câu có chứa từ
"nhƣng" thì bản thân từ "nhƣng" ngoài việc biểu thị quan hệ đối lập, còn chỉ ra phần đứng sau
"nhƣng" là điều có ý nghĩa quan trọng, là vân đề chính đáng chú ý hơn cả. Từ các dạng thức
liên kết khác nhau do từ "nhƣng" thể hiện mà chúng ta có thể rút ra đƣợc ý nghĩa sâu xa (hàm
ý ) của lời nói.Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 107
Đó là những trƣờng hợp chỉ có hƣ từ "nhƣng" thể hiện, còn trong các trƣờng hợp có
những hƣ từ khác đi kèm với "nhƣng" thì ý nghĩa của phát ngôn có thay đổi gì không? chúng
ta tiếp tục khảo sát để làm sáng tỏ vấn đề đó.
2. Vai trò thứ tự và điểm nhấn có liên quan đến hư từ đặt trước và sau "nhưng".
Theo giáo sứ Nguyễn Đức Dân, "trong một câu điểm nhấn mạnh rơi vào từ nào thì
trọng tâm thông báo sẽ rơi vào từ đó. Điểm nhấn mạnh trở thành tiêu điểm của câu đã cho"(1).
Đây là một dấu hiệu quan trọng để xác định thứ tự và điểm nhấn có liên quan đến từ hƣ đặt
trƣớc và sau từ " nhƣng" trong một phát ngôn.
2.1. Từ hư đứng trước từ "nhưng ".
Trong tập truyện ngắn "Ngựa ngƣời và ngƣời ngựa", chúng tui chỉ tìm thấy một câu
duy nhất có từ hƣ đứng trƣớc từ " nhƣng" là:
22. Thế nhƣng anh Tam tuy hơi tức đầy lên cổ, mà cũng nén ngay. Lôgích câu 22 là:
- A
- Thế nhƣng B
Từ " thế" dùng để thay thế cho A, từ " nhƣng" liên kết giữa pháp ngôn A và B. Sau từ
"nhƣng" là một phát ngôn có cấu trúc nghịch nhân quả [Anh Tam tuy hơi tức đầy lên cổ,
(nhƣng) mà cũng nén ngay ], mà nghĩa của nó chịu sự tác động của yếu tố sau [ cũng nén
ngay ], nghĩa của từ NÉN chính là nghĩa của phần B. Trong câu 22 trên đây, từ "nhƣng" bị
lƣợc đi, còn lại từ "mà" có chức năng liên kết hai vế đối lập và nhấn mạnh yếu tố đứng sau
nó.
Xét từ "thế" ngoài đại từ làm chức năng thay thế nó còn có chức năng nhấn mạnh yếu
tố đứng sau từ "nhƣng" nhằm thể hiện thái độ của ngƣời nói là thông cảm với B nhƣng không
đồng tình A. Nếu lƣợc bỏ từ " thế" và thay vào đó một yếu tố khác, chẳng hạn [ mặc dù bị
đánh ] thì câu 22 sẽ thay đổi về sắc thái nghĩa.
2.2. Hư từ được đặt sau từ "nhưng".
Qua 26 truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, chúng tui tìm đƣợc 86 câu dùng 38 hƣ
từ khác nhau đứng sau từ "nhƣng". Tuy nhiên, tần số xuất hiện của chúng có sự khác nhau, có
những hƣ từ xuất hiện nhiều lần cũng có những hƣ từ chỉ xuất hiện một hai lần. Trong phần
này, chúng tui chỉ tập trung vào một số hƣ từ chỉ xuất hiện với tần số cao. Chẳng hạn:
(1)
(1) Nguyễn Đức Dân [19], tr. 85
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 108
2.2.1. Nhưng mà. ( X. Đ 2.5.4, chương II).
2.2.2. Nhưng chẳng.
Khảo sát các câu sau đây
23. Nhƣng chẳng may gặp phải cái tối xúi quẩy thế này, thì biết làm thế nào ?
24. Nhƣng chẳng nắm nó cũng chẳng chạy đƣợc.
25. Nhƣng chẳng ai thụi nhau ở trƣớc mặt anh, mà bỗng nhiên anh cũng nao nao nhƣ
buồn nôn.
Bản chất cấu trúc của những câu 23-25 là:
• Từ "nhƣng" liên kết phát ngôn trƣớc và sau.
• Sau từ "nhƣng" lại là một cấu trúc liên kết hai yếu tố, mà nghĩa của nó chịu sự tác
động của yếu tố sau.
Cấu trúc tổng quát:
- A
- Nhƣng B
B = Chẳng may gặp phải cái tối xúi quẩy thế này, thì biết làm thế nào? (23) B = [Nếu]
chẳng nắm [thì] nó cũng chẳng chạy đƣợc. (24)
B = [Tuy] chẳng ai thui nhau ở trƣớc mặt anh, [ nhƣng ] mà bỗng nhiên anh cũng nao
nao nhƣ buồn nôn. (25)
Từ "chẳng" trong các câu trên đây chỉ trực tiếp tác động vào từng vế (a hay b) của
phần B sau từ "nhƣng", còn nghĩa của B đồng thời cũng là nghĩa của cả câu lại chịu sự tác
động của vế sau ( b). Chẳng hạn:
- Nghĩa của câu 24 là thái độ chán nản, đành chấp nhận của ngƣời nói:
- Nghĩa của câu 25 là thể hiện sự phủ định [ không chạy đƣợc].
- Nghĩa của câu 26 là sự mệt mỏi, khó chịu của ngƣời phu kéo xe.
Rõ ràng vai trò của từ "chẳng" của các câu trên tƣơng đƣơng nhƣ từ "không" nhƣng
mạnh mẽ và dứt khoát hơn.
2.2.3. Nhưng không.
Cấu trúc phủ định đối lập với phát ngôn trƣớc đó, tƣơng tự nhƣ " nhƣng chẳng",
nhƣng mức độ dứt khoát và tính nhấn mạnh yếu hơn.
2.2.4 Nhưng vẫn.
Khảo sát các câu sau đây:
34. Nhƣng vẫn không dám để tai đến những lời bàn tán về nó, sau lƣng nó.
35. Nhƣng vẫn thản nhiên, anh cu coi nhẹ nghĩa vợ chồng, tình cha con.
36. Nhƣng vẫn trừng trừng nhìn vợ ngài gắt.
37. Ngƣời ta đã nhiều lần thắp lại cả hƣơng lẫn nến,nhƣng vẫn tắt nhƣ thƣờng.
Các ví dụ trên đây, từ " nhƣng" biểu hiện mối quan hệ tƣơng phản (đối lập), nghĩa là
điều sắp nói ra ngƣợc với điều vừa nêu trƣớc đó. Thông thƣờng từ “nhƣng" trực tiếp tác động
vào cụm từ: [ không dám ]; [ thản nhiên ]; [ trừng trừng nhìn ]; [ tắt] và biến nó trở thành tiêu
điểm thông báo của câu. Nhƣng trong cácLuận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 109
câu trên đây, đứng trực tiếp sau từ "nhƣng" là hƣ từ "vẫn" cho nên điểm nhấn của câu lại rơi
vào "vẫn" và do vậy nó trở thành ý nghĩa thông báo chính của câu nói. Nghĩa là điều ngƣời ta
muốn nói (nhấn mạnh) trong các phát ngôn trên là nhằm biểu thị sự tiếp tục, tiếp diễn của
hành động đã có trƣớc đó chứ không có gì thay đổi, nhƣng với mức độ cao hơn. Nét nghĩa
[tiếp tục, tiếp diễn] do từ "vẫn" tạo nên, do đó nó chi phối toàn bộ ý nghĩa của phát ngôn.
Thay đổi bằng cách lƣợc bỏ từ "vẫn" thì nét nghĩa [tiếp tục, tiếp diễn] của các câu không còn
nữa và ý nghĩa thông báo sẽ thay đổi, mặc dù nội dung thông báo cơ bản vẫn giữ nguyên. So
sánh với các câu 38 → 41:
38. Nhƣng không dám để tai đến những lời bàn tán về nó, sau lƣng nó.
39. Nhƣng thản nhiên, anh cụ coi nhẹ nghĩa vợ chồng tình cha con.
40. Nhƣng trừng trừng nhìn vợ, ngài gắt.
41. Ngƣời ta nhiều lần thắp lại cả hƣơng lẫn nến, nhƣng tắt nhƣ không. Qua đó,
chứng tỏ vai trò,tác dụng chi phối của từ "vẫn" rất rõ nét và thông qua tiền giả định của từ
"vẫn" mà ngƣời nghe tiếp nhận đƣợc ý nghĩa thông tin của phát ngôn một cách đầy đủ và
chính xác.
2.2.5. Nhưng cũng.
Khảo sát các phát ngôn sau:
42. Nguyên thầy quản trông thấy rừng tranh, có lẽ biết là hiếm dây, nhƣng cũng
cứ sai Ván - Cách tìm.
43. Đèn tuy sáng, nhƣng cũng không hiểu mình ngồi tạm nhà ai.
44. Anh không muốn mất lòng ai, nhƣng cũng không muốn để ai ngăn trở công
việc mình.
45. Nhƣng cũng chỉ năm phút sau, ông sếp đã đến trƣớc mặt anh.
Trong những phát ngôn trên, nghĩa của từ "nhƣng" cơ bản không có gì thay đổi so với
từ "nhƣng" bình thƣờng, biểu thị nét nghĩa đối lập so với trƣớc đó. Tuy nhiên nét nghĩa cụ thể
của từng phát ngôn lại có sự khác nhau so với các phát ngôn không có hƣ từ sau "nhƣng"
hay có các hƣ từ khác không phải là "cũng". Nét nghĩa cụ thể và khác nhau này là do từ
"cũng" tạo nên. Cách lý giải tƣơng tự nhƣ từ "vẫn" trên đây. Từ "cũng" trong các câu 42 - 45
có chức năng nhấn mạnh và hàm chứa tiền giả định tạo nên nét nghĩa [ đánh giá, so sánh, đối
chiếu ] của đối tƣợng trong câu đối với các đối tƣợng khác. Cụ thể:
Câu 42 từ "cũng" có nét nghĩa là nhận định chủ quan của ngƣời nói nhằm so sánh với
các trƣờng hợp khác. Đó là sự cố tình bắt buộc một ngƣời nào đó phải thực hiện một công
việc trong một hoàn cảnh và điều kiện khác thƣờng mà biết trƣớc khả năng không thực hiện
đƣợc và nếu có thực hiện đƣợc thì rất khó khăn.
Câu 43 từ "cũng" mang nét nghĩa so sánh kết quả lúc đèn sáng với lúc chƣa có đèn để
nói lên, trong hoàn cảnh thuận lợi, bà mẹ đã cố gắng hết sức mà
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 110
vẫn không nhận ra nhà của con mình. Qua đó, hàm ý phê phán những ngƣời con đối xử bất
hiếu với mẹ.
Câu 44, từ "cũng" mang nét nghĩa so sách tình huống khó khăn phức tạp với tình
huống thuận lợi. Đó là sự bắt buộc đồng thời phải giải quyết hai yêu cầu trái ngƣợc nhau xảy
ra trong cùng một hoàn cảnh. Qua đó, chúng ta rút ra đƣợc hàm ý của câu "thái độ khó xử của
một con ngƣời nào đó đối với những ngƣời xung quanh".
Câu 45, từ "cũng" lại mang nét nghĩa so sánh trƣờng hợp cụ thể này với những trƣờng
hợp khác có tính thông lệ trƣớc đây. Nghĩa là ở đây ngƣời cần việc đã không phải chờ lâu thì
sếp đã xuất hiện. Hàm ý là khoảng thời gian chờ đợi rất ít thì điều anh cần đã đƣợc thực hiện
ngay.
Các câu 42 - 45 là những câu tƣờng thuật có chứa từ "cũng" dùng trong tình huống
đối chiếu, so sánh nên có một đặc điểm chung là dễ dàng thêm các yếu tố " à, ƣ, sao, phải
không..." để trở thành câu nghi vấn.
2.2.6. Nhƣng đã.
Trong các phát ngôn có chứa " nhƣng đã", điểm nhấn của câu rơi vào từ " đã" ( cách
phân tích nhƣ tƣơng tự nhƣ hợp từ " vẫn" ) nên sắc thái biểu cảm của thông tin chủ yếu là do
sự tác động của từ "đã" tạo nên, còn từ "nhƣng" vẫn là từ biểu thị nét nghĩa đối lập. Ví dụ:
46. Nhƣng đã một tháng nay, anh ta không diễn đâu cả.
47. Nhƣng đã mua xe, anh đành phải kéo để kiếm tiền cho khỏi lỗ vốn vậy
48. Bà sai con gánh nƣớc, nhƣng đã có lúc nào đi đƣợc đâu.
Từ "đã" trong các câu trên đây là trợ từ có chức năng nhấn mạnh đối tƣợng sau nó,
đồng thời góp phần tạo nên nét nghĩa mới trong câu. Đó là nét nghĩa khẳng định về một
khoảng thời gian trôi qua đã lâu (46), hay về một hành động đã rồi không thể thay đổi đƣợc
nữa ( 47), hay nhấn mạnh về khoảng thời gian ít ỏi mà công việc quá nhiều nên mặc dù đã
cố gắng vẫn không thực hiện đƣợc (48).
Nếu ta lƣợc bỏ từ "đã" thì chức năng nhấn mạng trong câu không còn và do đó sắc
thái ý nghĩa của các phát ngôn theo đó cũng có sự thay đổi. So sánh các câu sau đây:
49. Nhƣng hơn một tháng nay, anh đã không diễn đâu cả.
50. Nhƣng mua xe, anh đành phải kéo để kiếm tiền cho khỏi lỗ vốn.
51. Bà sai con gánh nƣớc, nhƣng có lúc nào đi đƣợc đâu.
Đó là những câu thông báo bình thƣờng, không còn sắc thái nhấn mạnh, nét nghĩa
đánh giá, khẳng định trong câu mờ nhạt hơn so với các câu có chứa từ "đã". Điều đó, phần
nào chứng tỏ từ "đã "có mang sắc thái nghĩa.Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý….”.
Trang 111
2.2.7. Nhưng bỗng.
Khảo sát các câu sau:
52. Nhƣng bỗng vẳng nghe ở đâu kêu cƣớp, rồi trống đánh liên thanh, tiếng khóc
nhƣ ri...
53. Nhƣng bỗng một hồi chuông rung mạnh.
54. Nhƣng bỗng chiếc quan tài đứng sững lại không xuống đƣợc nữa.
55. Nhƣng bỗng ngƣời ta lại nói.
Phụ từ "bỗng" trong các câu trên mang nét nghĩa biểu thị một hành động, một quá
trình xẩy ra một cách tự nhiên và bất ngờ không lƣờng trƣớc đƣợc. Đó cũng chính là nét
nghĩa chủ yếu mà các câu 52 → 55 muốn thể hiện. Tiền giả định của từ "bỗng" sẽ dễ dàng
giúp ta xác định nét nghĩa đó. Nếu dùng phƣơng pháp so sánh bằng cách lƣợc bỏ từ "bỗng"
trong các câu trên thì sẽ làm mất đi nét nghĩa[ bất ngờ, không lƣờng trƣớc ] và do đó nó chỉ là
những thông tin về các hành động, quá trình xảy ra bình thƣờng, không có gì đặc biệt.
2.2.8. Nhưng rồi.
56. Nhƣng rồi ngƣời ta lắc đầu với nhau.
57. Nhƣng rồi Sinh cũng ngủ đƣợc, mà ngủ một giấc thiếp đi đến tận hai giờ rƣỡi.
58. Cho nó ra tiếp các quan cũng không làm sao, nhƣng rồi sợ nó quen đi quan ạ.
Trong các câu trên, trợ từ "rồi" đi kèm sau "nhƣng" mang nét nghĩa biểu thị ý nhấn
mạnh về điều coi nhƣ đã có thể khẳng định dứt khoát, đồng thời nó cũng biểu thị mối quan hệ
kéo theo: nghĩa là điều vừa nói đến có thể dẫn đến điều sắp nói ra sẽ có nội dung đối lập. Đó
chính là tiền giả định của "rồi" chi phối tạo nên Logich ngữ nghĩa của phát ngôn.
Tƣơng tự, qua khảo sát tập truyện ngắn "Ngựa Ngƣời và Ngƣời Ngựa" của Nguyễn
Công Hoan, chúng ta còn tìm thấy nhiều câu có chứa các hƣ từ khác đi kèm sau từ "nhƣng",
mặc dù tần số xuất hiện của mỗi loại rất ít, chỉ có một đến hai lần. Chẳng hạn: Nhƣng những,
nhƣng chỉ, nhƣng còn, nhƣng đến, nhƣng thôi, nhƣng nào, nhƣng cứ, nhƣng hễ, nhƣng vì,
nhƣng chắc, nhƣng liền, nhƣng cả, nhƣng thề, nhƣng rất, nhƣng chƣa, nhƣng may, nhƣng
chính, nhƣng bao nhiêu, nhƣng lại, nhƣng chợt, nhƣng nếu, nhƣng cùng.
Qua phân tích một số cấu trúc các câu chứa từ hƣ đứng trƣớc và sau từ "nhƣng",
chúng tui rút ra một số kết luận sau đây:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top