Download miễn phí Chuyên đề Ứng dụng phương pháp TCM để định giá giá trị cảnh quan tại Thung lũng tình yêu





MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG CHUYÊN ĐỀ 5
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG CHUYÊN ĐỀ 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài. 7
2. Mục đích nghiên cứu 9
3. Phạm vi nghiên cứu. 9
4. Các phương pháp nghiên cứu. 9
5. Tóm tắt chuyên đề. 10
NỘI DUNG 14
PHẦN CHƯƠNG I: TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG. 14
1.1. Hàng hóa chất lượng môi trường. 14
1.1.1. Khái niệm. 15
1.1.2. Giá trị kinh tế của hàng hóa chất lượng môi trường: Tổng giá trị kinh tế (TEV)
. 15
1.2. Đánh giá chất lượng môi trường. 18
1.2.1. Sự cần thiết phải đánh giá chất lượng môi trường. 18
1.2.2. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường. 18
1.3. Phương pháp chi phí du lịch TCM sử dụng cho đánh giá chất lượng môi trường. 20
1.3.1. Khái niệm: 20
1.3.2. Các cách tiếp cận. 22
1.3.2.1. Phương pháp chi phí du lịch cá nhân (ITCM : Individual Travel Cost Method) 22
1.3.2.2. Phương pháp chi phí du lịch vùng (ZTCM : Zonal Travel Cost Method) 23
1.3.3. Các bước thực hiện 24
1.3.4. Ưu điểm 27
1.3.5. Hạn chế 28
1.4. Tiểu kết chương I. 29
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH THUNG LŨNG TÌNH YÊU Ở LÂM ĐỒNG. 30
2.1. Đặc điểm chung 30
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên: 30
2.1.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng. 33
2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn. 34
2.1.1.4. Hệ động, thực vật 35
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 36
2.2. Thực trạng về hoạt động du lịch. 36
2.2.1.Tiềm năng du lịch. 36
2.2.2. Thực trạng du lịch. 37
2.2.2.1. Lượng khách du lịch. 37
2.2.2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch. 38
2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch. 39
2.3. Những hoạt động bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường. 40
2.3.1. Nghiên cứu khoa học. 40
2.3.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng. 40
2.3.3. Công tác tôn tạo cảnh quan. 42
2.3.4. Công tác phát triển kinh tế vùng đệm. 42
2.4. Tiểu kết chương II. 43
CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TCM ĐỂ ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN TẠI THUNG LŨNG TÌNH YÊU. 44
3.1. Sử dụng ZTCM để xác định giá trị cảnh quan cho khu du lịch Thung lũng tình yêu. 44
3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin. 45
3.2.1. Đối với thông tin sơ cấp. 45
3.2.1.1. Thiết kế bảng hỏi. 45
3.2.1.2. Tiến hành điều tra lấy mẫu. 46
3.2.2. Đối với thông tin thứ cấp 47
3.3. Tổng quan về đặc điểm mẫu nghiên cứu 48
3.3.1. Đặc điểm của du khách tham gia phỏng vấn 48
3.3.2. Các hoạt động tại Thung lũng tình yêu của du khách tham gia phỏng vấn. 54
3.3.3. Số ngày lưu trú và các chi phí du lịch của khách du lịch. 57
3.4. Xác định mô hình hàm cầu du lịch cho Thung lũng tình yêu. 57
3.4.1. Phân vùng khách du lịch 57
3.4.2. Xác định chi phí cho một chuyến đến Thung lũng tình yêu 59
3.4.2.1. Chi phí đi lại của du khách 59
3.4.2.2. Chi phí thời gian. 61
3.4.2.3. Chi phí sinh hoạt: bao gồm chi phí ăn ở, vé vào cửa, mua sắm đô lưu niệm 63
3.4.2.4. Tổng hợp chi phí 64
3.5. Xây dựng đường cầu giải trí 65
3.51. Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát 65
3.5.2. Xác định hàm cầu và đường cầu giải trí 66
3.5.3. Xác định thặng dư và giá trị giải trí 69
3.5.4. Nhận xét, đánh giá 71
3.6. Những hạn chế trong quá trình thực hiện ZTCM tại Thung lũng tình yêu. 72
3.7. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại Thung lũng tình yêu 73
3.8. Tiểu kết chương III. 74
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ình yêu). Sinh viên Viện Ðại học Ðà Lạt nhận thấy thung lũng ở đập III Ða Thiện là nơi hẹn hò lý tưởng của thanh niên nên cũng đặt tên là Thung lũng Tình yêu.
- Hướng đạo sinh thường cắm trại ở thung lũng Ða Thiện và đặt tên Thung lũng Tình yêu với ý nghĩa tình yêu thiên nhiên, đất nước.
Từ trên đồi cao nhìn xuống, Thung lũng Tình yêu và hồ Ða Thiện tựa như một bức tranh thủy mặc. Xa xa là đỉnh Lang Biang ẩn hiện trong sương mù. Mặt hồ phẳng lặng, thấp thoáng những chiếc buồm nhỏ xinh với nhiều màu sắc rực rỡ. Hồ nước uốn lượn qua những quả đồi nối tiếp nhau, rợp bóng thông mát rượi. Những thung lũng với cỏ xanh mềm cùng con đường đất đỏ uốn lượn ôm gọn lấy lòng hồ và len giữa ngàn thông cây lá.
Sau năm 1975, Thung lũng tình yêu được giao cho Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Ðà Lạt khai thác và kinh doanh du lịch. Từ một thắng cảnh hoang sơ ban đầu, thời gian qua, những cán bộ trẻ ở đây đã có nhiều cố gắng để tôn tạo cho thiên đường tình ái này thêm sinh động. Vườn hoa, cây cảnh, đội canô đưa du khách đi dạo trên hồ, đồng thời xây tượng đôi uyên ương, nhà giải khát, các kiosque bán quà lưu niệm. Mặc dù tất cả hãy còn đơn giản, song với vẻ quyến rũ của hồ Ða Thiện - Thung lũng tình yêu vào những ngày đẹp trời hay các dịp lễ tết, khách du lịch thập phương vẫn nườm nượp kéo về nơi đây nhằm tận hưởng những giây phút sảng khoái khi con người hòa nhập với thiên nhiên. Nếu như năm 1991 chỉ có 132.044 lượt du khách đến tham quan Thung lũng tình yêu thì trong năm 1997, đã tăng lên 219.831 lượt người, năm 2008 là 467.585 lượt khách. Doanh thu của khu du lịch cũng đã tăng từ 2,92 tỷ (năm 2006) lên 3,2 tỷ đồng (năm 2008).
Năm 1998, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã ký quyết định công nhận hồ Ða Thiện - Thung lũng tình yêu là thắng cảnh cấp quốc gia. Cũng trong thời gian này dự án tôn tạo và phát triển khu vực thắng cảnh này đã được thiết lập.
Hình 2.1: Bản đồ vị trí khu du lịch Thung lũng tình yêu.
Thung lũng tình yêu
Nguồn : http:// google.com.vn.
2.1.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng.
Cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m).
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
+ Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m.
+ Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m).
Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m.
Thung lũng tình yêu thuộc loại bậc địa hình thấp, độ dốc bình quân từ 15-30 độ, hướng nghiêng của địa hình là hướng đông và đông nam. Đất ở đây là đất feralit vàng đỏ phát triển trên nền đá kết tinh chua, đất thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất dày trung bình từ 30- 80 cm, tỷ lệ đá lẫn dưới 20%, có kết cấu hơi chặt ( được xếp vào cấp đất II theo tiêu chuẩn phân hạng ). Thung lũng tình yêu có dạng như một lòng chảo, nó được bao bọc bởi đồi thông ngút ngàn. Vì vậy để xuống được tận thung lũng không phải là chuyện dễ dàng..
2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn.
Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt nói chung và thung lũng tình yêu nói riêng mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C.
Ở đây có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá.
Lượng mưa trung bình năm là 1662 mm và độ ẩm 87%.
Đặc biệt nơi này không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn.
Khí hậu Đà Lạt nói chung và khu du lịch Thung lũng tình yêu nói riêng quanh năm mát mẻ rất thuận lợi cho việc đi du lịch và nghỉ dưỡng. Nhiệt độ và độ ẩm trung bình tương đối thấp so với các tỉnh phía Nam và có kiểu khí hậu khá giống các tỉnh phía Bắc vào mùa đông.Ở đây thời tiết lạnh nhưng tương đối ít mưa, thường là mưa nhỏ, lượng mưa trung bình thấp hơn mức trung bình của cả nước. Chính vì vậy đây là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch vào tất cả các tháng trong năm.
Bảng 2.1: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình trong năm.
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Nhiệt độ trung bình (độ C)
17.9
18
17.8
18.3
18.1
Độ ẩm trung bình (%)
86
88
87
87
86
Lượng mưa trung bình (mm)
2356
1619
1654
1817
1710
Nguồn: http\\www.dalat.gov.vn
2.1.1.4. Hệ động, thực vật
Khu du lịch Thung lũng tình yêu nằm trong Vườn quốc gia Bi Đúp – Núi Bà. Ở đây có tài nguyên động thực vật phong phú.
- Thực vật gồm 1.468 loài thực vật có mạch thuộc: 161 họ, 673 chi, với 91 loài đặc hữu, 62 loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam, 28 loài đặc hữu được Latinh hóa.
Đất có rừng chiếm hơn 91%, gòm nhiều hệ sinh thái rừng khác nhau như: rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín hỗn hợp cây lá rộng – lá kim, rừng lùn đỉnh núi, rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp, kiểu phụ rừng rêu, trảng cỏ, rừng hỗn giao lá rộng và tre nứa.
Trữ lượng rừng: chiều cao vút ngọn bình quân là 18,8 m; đường kính ngang ngực bình quân là 21,95 cm; mật độ bình quân trong lâm phần là 1.268 cây/ ha; trữ lượng bình quân là 377m3/ha.
- Động vật gồm 4 lớp là lớp thú, lớp chim, lớp bò sát và lớp ếch nhái thuộc: 27 bộ, 95 họ, 382 loài. Trong đó có:36 loài trong sách đỏ Việt Nam, 26 loài trong sách đỏ IUCN.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
Thung lũng tình yêu là nơi sinh sống của 50 hộ dân, chủ yếu là người Kinh ( chiếm 90%) còn lại là dân tộc Tày, Nùng, Mường…với số dân trên 240 người phân bố không đồng đều. Trước khi giải phóng người dân tộc sống chủ yếu ở đây, nhưng sau này người Kinh vào làm ăn kinh tế dần đẩy lùi người dân tộc vào vùng sâu xa hơn.
Kinh tế Đà Lạt có thế mạnh về du lịch, trồng hoa và rau. Phần lớn diện tích trồng hoa chuyên nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tập trung tại Đà Lạt. Tổng cộng diện tích canh tác nông nghiệp của Đà Lạt vào khoảng 9.978 ha. Sản lượng rau hằng năm vào khoảng 170.000 tấn, trong đó có 35.000 tấn được xuất khẩu sang các nước Đông Bắc châu Á và ASEAN. Sản lượng hoa Đà Lạt hằng năm vào khoảng 540 triệu cành, trong đó xuất khẩu vào khoảng 33,3 triệu cành hoa.
Tuy nhiên ở Thung lũng tình yêu do đất lẫn đá nhiều, tỷ lệ đất màu mỡ ít lại...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top