minhcuong050103

New Member
Download miễn phí Luận văn Tội lạm dụng tín nhiệm nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ luật hình sự 1999



MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ CỦA NHÀ NƯỚC TA ĐỐI VỚI TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 3
1.1 Khái niệm chung về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 3
1.2. Một số nét về lịch sử lập pháp hình sự của Nhà Nước ta đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 5
1.2.1 Giai đoạn 1945-1954 6
1.2.2 Giai đoạn từ 1954-1975 7
1.2.3 Giai đoạn 1975-1985 10
1.2.3 Giai đoạn 1985 đến nay 11
CHƯƠNG 2: TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 18
THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 140 BLHS 1999 18
2.1. Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 18
2.1.1. Về khách thể của tội phạm. 18
2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm 21
2.1.3. Chủ thể của tội phạm 29
2.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm 31
2.2. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm khác có dấu hiệu gần gũi 34
2.2.1 Phân biệt với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 34
2.2.2. Phân biệt với tội tham ô tài sản. 36
2.3 Về hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 37

CHƯƠNG 3: MỘT SÔ VẤN ĐỀ VỀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 49
3.1. Thực tiễn xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản những năm gần đây 49
3.1.1. Các số liệu thống kê về tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 49
3.1.2 Một số vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 BLHS mấy năm gần đây. 50
3.2. Nguyên nhân của vướng mắc và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của thực tiễn áp dụng Điều 140 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 57
3.2.1. Nguyên nhân của vướng mắc 57
3.2.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của thực tiễn áp dụng Điều 140 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 58
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước mà thực chất đó là cuộc cải cách sâu sắc bắt đầu bằng cải cách kinh tế đã làm thay đổi theo hướng tích cực mọi mặt của đời sống xã hội. Sự chuyển đổi kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước theo định hướng XHCN đã hình thành nhiều thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Bên cạnh những thành tựu rất đáng tự hào đã đạt được vẫn còn tồn tại những biểu hiện tiêu cực do mặt trái của cơ chế thị trường mang lại mà nổi cộm lên là vấn đề tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp, nhiều loại tội phạm gia tăng, tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm hơn.Và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm xảy ra khá phổ biến trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay. Tội phạm xảy ra đã gây nhiều biến động trong xã hội, làm thiệt hại đến tài sản Nhà Nước, tổ chức cũng như tài sản của công dân, cản trở sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên việc xét xử loại tội phạm này trong thực tiễn còn rất nhiều sai sót, vấn đề sai lầm trong việc xác định tội danh và hình phạt, vấn đề "hình sự hóa" các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế và "phi hình sự hóa" trong đấu tranh chống tội phạm kinh tế trong mấy năm gần đây tuy đã giảm đi rõ rệt nhưng vẫn chưa thực sự chấm dứt và vẫn còn thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành và dư luận xã hội thông qua những buổi tọa đàm. Những vấn đề trên còn tồn tại một phần là do chưa nhận thức đúng đắn quy định của luật pháp về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác dẫn đến việc các cơ quan áp dụng pháp luật còn tỏ ra lúng túng trong việc xác định tội danh, hình phạt làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm. Vướng mắc này đặt ra cho các nhà nghiên cứu luật hình sự nhiệm vụ là phải làm rõ về mặt lý luận cũng như bản chất và ranh giới của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản làm cơ sở cho nhận thức thống nhất về vấn đề này trong thực tiễn.
Với ý nghĩa phục vụ cho công tác nghiên cứu, với động lực tìm hiểu pháp luật để góp một phần lý luận cho việc nhận thức đúng đắn, thống nhất về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản giúp ích cho công tác đấu tranh phòng và chống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong tình hình mới, tui chọn "Tội lạm dụng tín nhiệm nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ luật hình sự 1999" làm đề tài luận văn tốt nghiệp Đại học Luật của mình.
Nội dung của luận văn là nghiên cứu một cách hệ thống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam và một số vấn đề thực tiễn áp dụng, qua đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện luật.
Để hoàn thành luận văn, chúng tui đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, dựa trên các văn kiện Đại hội Đảng, các văn bản của Nhà nước. Đồng thời luận văn cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: hệ thống hóa, so sánh, thống kê số liệu, phân tích thuần túy quy phạm pháp luật.
Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, luận văn được trình bày với cơ cấu như sau:
Chương 1: Lịch sử lập pháp hình sự của Nhà nước ta đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Chương 2: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHSVN năm 1999.
Chương 3: Một số vấn đề về thực tiễn xét xử tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.


CHƯƠNG 1
LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ CỦA NHÀ NƯỚC TA ĐỐI VỚI TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

1.1 Khái niệm chung về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, với xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa khiến các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại diễn ra một cách thường xuyên, nhiều chiều. Việc nhận diện đúng ranh giới giữa giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại với hành vi phạm tội hình sự, từ đó có biện pháp điều chỉnh bằng pháp luật một các hữu hiệu. Điều này có một ý nghĩa to lớn, nhằm làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, loại bỏ tình trạng được gọi là “hình sự hóa” các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại hay “dân sự hóa” các hành vi phạm tội, cũng như sự nhầm lẫn giữa một số tội phạm có cấu thành gần gũi. Muốn vậy chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ khái niệm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu rõ khái niệm về tội phạm. Tội phạm là một khái niệm phổ biến được rất nhiều ngành khoa học đề cập đến, trong đó khoa học luật hình sự đặc biệt chú trọng nghiên cứu.
Điều 8 Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội khóa 10 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2000 (sau đây gọi tắt là BLHS): “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm các lĩnh vực khác của đời sống xã hội”(10)
Khái niệm tội phạm được đề cập tại Điều 8 BLHS đã thể hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà Nước ta về tội phạm: đó là hành vi (của một hay một nhóm người) nguy hiểm cho xã hội, đã vi phạm các quy định của BLHS, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, phá vỡ trật tự bình thường của hoạt động trong xã hội, gây hậu quả xấu cho lợi ích xã hội và cần bị trừng trị. Khái niệm tội phạm trên đây đã khái quát được đầy đủ 4 yếu tố của tội phạm: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xét về cấu trúc cũng có đủ 4 yếu tố nêu trên tạo thành.
Trên cơ sở quy định của Điều 140 BLHS có thể định nghĩa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản một cách chung nhất như sau: hành vi phạm tội của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt một phần hay toàn bộ tài sản đã được giao trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết giữa chủ tài sản và người có hành vi chiếm đoạt
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một trong các tội đặc xâm phạm sở hữu. Ở tội này người phạm tội đã không dùng bất cứ thủ đoạn nào để lấy tài sản đang từ trong tay của chủ sở hữu hay người có trách nhiệm. Chỉ sau khi nhận được tài sản ngay thẳng từ chủ sở hữu hay người có trách nhiệm thông qua hợp đồng dân sự, kinh tế người phạm tội mới có hành vi chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt ở đây là hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết, bao gồm các hành vi: vay, mượn, nhận tài sản bằng các hình thức hợp đồng rồi chiếm đoạt tài sản đó hay sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không trả được nợ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigia

Member
Trích dẫn từ bebekute2210:
Mình đang cần tài liệu này, ad có thể gửi cho mình được ko?

Link download đã có,
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top