Download Tiểu luận Phân tích tình huống về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích tình huống về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản





MỤC LỤC
 
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Xác định tội danh cho hành vi của A. 1
A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140
BLHS. 1
2. B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu
của A hay không? Nếu có thì tội danh cho hành vi của B là gì?. 6
- Thứ nhất, nếu B hoàn toàn không biết gì về hành vi chiếm đoạt của A,
không biết số dầu A bán cho mình là bất hợp pháp, và không có bất kỳ
thỏa thuận nào với A. 6
- Thứ hai, nếu B hoàn toàn biết được số dầu mình mua của A là do A
chiếm đoạt được một cách trái pháp luật, nhưng giả vờ như không biết,
giữa A và B không hề có sự hứa hẹn hay thỏa thuận nào. 6
- Thứ ba, nếu giữa A và B có sự thỏa thuận trước với nhau. 7
C. LỜI KẾT. 8
 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển thì tình hình tội phạm cũng ngày càng gia tăng. Những tội phạm thực hiện hành vi trái pháp luật gây ra những hậu quả nguy hiểm cho các quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Để hiểu rõ hơn về loại tội phạm xâm phạm sở hữu – một loại tội phạm khá phổ biến, trong đó tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một ví dụ điển hình, từ đó có những giải pháp làm giảm thiểu tiến tới loại bỏ nó ra khỏi đời sống xã hội, sau đây em sẽ phân tích làm rõ tình huống trong đề bài số 1 như sau:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Hãy xác định tội danh cho hành vi của A
Hành vi của A cấu thành “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”
(Điều 140 BLHS):
Về dấu hiệu pháp lý:
Điều 140 BLHS quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm hai loại trường hợp sau:
* Thứ nhất, bằng thủ đoạn gian dối hay bỏ trốn, chiếm đoạt tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay mượn, thuê,…
* Thứ hai, sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê,… vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cấu thành tội khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:
Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên;
Gây hậu quả nghiêm trọng;
Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt;
Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Chủ thể của tội phạm:
Ngoài những điều kiện về tuổi và phải có năng lực trách nhiệm hình sự, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đòi hỏi chủ thể phải là những người đã được chủ tài sản tín nhiệm giao cho khối lượng tài sản nhất định. Cơ sở giao tài sản là hợp đồng, việc giao và nhận tài sản là hoàn toàn ngay thẳng. Chủ tài sản do tín nhiệm đã giao tài sản để người được giao:
Sử dụng ( hợp đồng vay, mượn, thuê);
Bảo quản ( hợp đồng trông giữ, bảo quản);
Vận chuyển ( hợp đồng vận chuyển);
Gia công ( hợp đồng gia công chế biến);
Sửa chữa ( hợp đồng sửa chữa) ...
Vì trong tình huống không đề cập đến bất kỳ sự đặc biệt, hay khác lạ nào khác của A như độ tuổi, mắc bệnh tâm thần hay một số bệnh khác… Như vậy, trong tình huống này A là chủ thể bình thường có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Vì A ký hợp đồng vận chuyển dầu nên A chắc chắn đã có bằng lái ô tô bởi vậy có thể khẳng định rằng, A có đủ điều kiện về tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong đề cũng nêu rõ “A ký hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho công ty”, như vậy A đã được công ty X tín nhiệm, giao cho việc vận chuyển dầu chạy máy thông qua hợp đồng vận chuyển.
Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản luôn là tài sản, giống như các tội có tính chất chiếm đoạt khác. Tuy nhiên, tội phạm này không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây là điểm khác biệt so với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản, tội cướp giật tài sản.
Trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không quy định những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản mà người phạm tội bị đuổi bắt, có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hay gây thương tích, hay tổn hại sức khỏe cho người khác thì tùy từng trường hợp người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hay tội cố ý gây thương tích, hay gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Trong tình huống này thì khách thể của tội phạm chính là lượng dầu mà A đã chiếm đoạt được sau nhiều lần thực hiện hành vi gian dối, tổng tài sản chiếm đoạt trị giá 100 triệu đồng.
Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi phạm tội:
Hành vi phạm tội của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hay một phần tài sản đã được giao trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết giữa chủ tài sản và người có hành vi chiếm đoạt.
Hành vi chiếm đoạt ở đây là những hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết. Những hành vi đó là những hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết:
- Không trả lại tài sản bằng thủ đoạn bỏ trốn hay bằng thủ đoạn gian dối (như giả tạo bị mất, đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản,…) hoặc
- Không trả lại được tài sản do không có khả năng vì đã sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp (như dùng vào việc buôn lậu, buôn bán hàng cấm hay đánh bạc...)
Hành vi gian dối của A đã được miêu tả kỹ trong đề bài : “Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần 200 lít. Sau đó A đổ đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang sẵn đúng 200 lít. Đến địa điểm giao hàng, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe”. Ban đầu sau khi nhận được dầu thật, A bí mật đem bán, sau đó A đổ nước vào thùng với khối lượng tương đương, đem tới công ty nhập kho, cuối cùng đổ nước đi và ra khỏi kho dầu.
A đã lợi dụng sự tín nhiệm của công ty X để kiếm lợi bằng cách lừa dối, chiếm dụng lượng dầu mỗi lần vận chuyển. Giữa A và công ty X đã có hợp đồng vận chuyển “A ký hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho công ty”. A đã có hành vi gian dối, tráo đổi tài sản, cụ thể là đổi dầu bằng nước.
Đối tượng của hành vi chiếm đoạt:
Đối tượng của hành vi chiếm đoạt trong tội này là những tài sản đã được giao ngay thẳng cho người phạm tội trên cơ sở hợp đồng. Trong đề bài đối tượng của hợp đồng chính là 200 lít dầu mỗi lần A được thuê vận chuyển.
Hậu quả:
Hậu quả của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Theo khoản 1 Điều 140 BLHS thì giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 4 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 4 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hay đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hay đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong tình huống đã cho thì hậu quả của hành vi chiếm đoạt của A đã quá rõ ràng, tổng trị giá tài sản mà A đã chiếm đoạt phi pháp có giá trị là 100 triệu đồng, thỏa mãn điểm d, khoản 2, Điều 140 BLHS “ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ
năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội l
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top