rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

SẢN PHẨM DỰ THI
GIÁO ÁN TÍCH HỢP MÔN VẬT LÝ
Năm học 2014 – 2015
TÊN ĐỀ TÀI
TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN CHỦ ĐỀ “DÒNG
ĐIỆN KHÔNG ĐỔI – NGUỒN ĐIỆN” NHẰM PHÁT HUY TĨNH
CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA
HỌC SINH

Họ và tên giáo viên: Tô Thị Như Quỳnh
Đơn vị: Tổ Vật lý - Trường THPT Nguyễn Siêu
1
`
Hà Nội, Tháng 1 năm 2015
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Trường THPT Nguyễn Siêu

Địa chỉ: Phố Trung Kính - Phường Yên Hòa - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 04.3784.4889 / 3784.5062 / 3784.7433
Email: [email protected]
Họ và tên: Tô Thị Như Quỳnh
Ngày sinh: 04/07/1984
Môn: Vật lý
Điện thoại: 0915543236 Email: [email protected]
Nhóm giáo viên tích hợp:
Giáo viên môn Hóa: Lê Minh Thực
Giáo viên môn Sinh – Kĩ thuật nông nghiệp: Nguyễn Thị Duyên
Giáo viên môn Kĩ thuật công nghiệp: Nguyễn Văn Điểm
Giáo viên môn Địa lý: Nông Thị Chiến
Giáo viên môn Tin học: Nguyễn Văn Ban
2
`
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. Tên hồ sơ dạy học
Tiết 11-12. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI – NGUỒN ĐIỆN
II. Mục tiêu dạy học
Học xong chủ đề này học sinh đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
*Kiến thức trọng tâm của bài học :
- Nêu được định nghĩa dòng điện, chiều quy ước của dòng điện, các tác dụng của dòng
điện khi chạy qua vật dẫn.
- Phát biểu được định nghĩa và viết biểu thức của cường độ dòng điện, định nghĩa dòng
điện không đổi.
- Nêu được điều kiện để có dòng điện.
- Phát biểu định nghĩa và viết được biểu thức tính suất điện động của nguồn điện. Giải
thích được sự tồn tại của suất điện động đó.
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của pin điện hóa và acquy.
* Kiến thức liên hệ thực tiễn:
- Trình bày được vai trò quan trọng của năng lượng điện đối với đời sống, đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội; nêu được tình hình năng lượng điện của thế giới, tình trạng ô nhiễm
môi trường đang đe dọa sức khỏe và cuộc sống của con người. Nêu được các biện pháp sử
dụng an toàn và tiết kiệm điện.
- Nhận thức được nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường sống, biến đổi khí hậu toàn cầu
là do sản xuất và sử dụng năng lượng điện chưa hợp lí.
- Nêu được những phương án sản xuất điện từ những nguồn năng lượng sạch (sinh học,
gió, Mặt trời, sóng ) đang dần thay thế cho các nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn
kiệt và những nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường.

3
`
- Vận dụng kiến thức liên môn: vật lý, sinh học, công nghệ kỹ thuật, hóa học, ngoại ngữ để
thiết kế một nguồn điện từ nhiên liệu sạch phục vụ sinh hoạt hay sản suất.
2. Kĩ năng:
- Học sinh có kĩ năng tiến hành và quan sát thí nghiệm.
- Vận dụng kiến thức của bài học giải thích được hiện tượng thực tế, trong nghiên cứu
khoa học để thiết kế được một số nguồn điện từ nhiên liệu sạch.
- Kĩ năng tìm hiểu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn, xử lí thông tin từ các dạng khác
nhau (hình ảnh, bảng biểu, đồ thị,…) để rút ra kết luận (Về tầm quan trọng của năng lượng
điện, các hình thức và lĩnh vực sử dụng năng lượng điện, các nguồn năng lượng điện, sự
cạn kiệt các nguồn năng lượng hóa thạch, vấn đề môi trường sinh thái liên quan đến sản
xuất và sử dụng năng lượng điện, sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả,…
- Học sinh được rèn luyện kĩ năng thuyết trình, trình bày và bảo vệ sản phẩm nghiên cứu
khoa học trước tập thể.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề, nghiên cứu khoa học
+ Kiến thức vật lý: hiện tượng quang điện trong, chất bán dẫn khi nghiên cứu và thiết kế
nguồn điện Pin Mặt trời; cảm ứng từ khi nghiên cứu và thiết kế máy phát điện sử dụng
nhiên liệu gió, từ sự rơi dưới tác dụng của trọng lực, dinamo
+ Kiến thức môn hóa học: cứu các chất bán dẫn thông dụng dễ kiếm để chế tạo quang điện
trở hay pin quang điện; chất điện phân, sự phân li, phản ứng oxi hóa khử khi nghiên cứu
hoạt động của pin, acquy và thiết kế nguồn điện từ chanh, nước muối
+ Kiến thức sinh học: hiện tượng quang hợp của cây xanh, phản ứng hóa học khi quang
hợp khi nghiên cứu và thiết kế nguồn điện sinh học từ cây xanh.
+ Biết sử dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm thu thập thông tin qua mạng internet, kỹ
năng sưu tầm, chọn lọc tài liệu, kỹ năng soạn powerpoint.
+Kiến thức văn học: vận dụng những kĩ năng thuyết trình, giảng giải, giao tiếp khi giới
thiệu sản phẩm, trình bày kiến thức hay một nghiên cứu khoa học.
+Kiến thức môn kỹ thuật công nghiệp: tìm hiểu sơ đồ nguyên tắc hoạt động của máy phát
điện và từ đó thiết kế một nguồn điện phục vụ sinh hoạt hay sản xuất.
4
`
+ Kiến thức môn ngoại ngữ (tiếng anh): Vận dụng kiến thức đọc hiểu môn tiếng anh để
tìm hiểu tài liệu, tham gia nghiên cứu khoa học.
+ Kiến thức kinh tế học: tính toán chi phí hợp lí nhất cho mỗi sản phẩm khoa học có thể
đáp ứng được khả năng kinh thế của người sử dụng (người nghèo, dân tộc vùng cao, vùng
sâu, vùng xa ).
+ Kiến thức môn Địa lí: tìm hiểu đặc điểm địa lí, khí hậu, điều kiện kinh tế của địa phương
nơi có thể lắp đặt nguồn điện đã thiết kế.
3. Thái độ:
Sau bài học, người học:
- Có ý thức và trách nhiệm phải bảo vệ môi trường, sử dụng an toàn và tiết kiệm năng
lượng điện.
- Những ứng dụng to lớn của vật lý trong đời sống, khoa học, kỹ thuật, từ đó thêm yêu
thích môn vật lý.
- Yêu thích, say mê sáng tạo và nghiên cứu khoa học.
4. Năng lực:
Qua bài học, học sinh được phát triển các năng lực:
- Năng lực chuyên môn: học sinh vận dụng kiến thức liên môn (Lý, Hóa, Sinh, Kĩ thuật
công nghiệp…) để giải quyết vấn đề, từ đó phát triển năng lực sáng tạo, nghiên cứu khoa
học của học sinh.
- Năng lực phương pháp: với mỗi vấn đề, học sinh lựa chọn và đưa ra phương pháp giải
quyết hợp lý, tối ưu nhất (lên kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ, tiến hành giải
quyết, trình bày kết quả).
- Năng lực xã hội: học sinh được làm việc theo nhóm, từ đó phát triển khả năng giao tiếp
và khả năng trình bày, bảo vệ ý kiến trước tập thể.
- Năng lực cá nhân: học sinh có khả năng đánh giá kết quả học tập của cá nhân, có tinh
thần trách nhiệm khi làm việc cùng nhóm, cùng tập thể.
III. Đối tượng dạy học của bài học
Thực hiện dạy cho học sinh lớp 11 nhóm học sinh yêu thích nghiên cứu khoa học.
5
`
IV. Ý nghĩa của bài học
Dạy học tích hợp là một xu thế của toàn thế giới hiện nay, mỗi khoa học không còn
ở trạng thái cô lập mà luôn tạo thành một thể thống nhất cùng với các khoa học khác. Để
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc dạy học không thể chỉ dừng ở việc giảng
dạy ở đơn môn, mà đòi hỏi phải kết hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực khác nhau,
lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học. Đặc biệt là vận dụng
các kiến thức liên môn để giúp học sinh giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
Mọi sinh hoạt vật chất và tinh thần cũng như hoạt động sản xuất hiện nay đều cần
đến một nguồn năng lượng quan trọng bậc nhất đó là điện năng. Nhưng thực tế cho thấy
rằng, nhiên liệu hóa thạch sản xuất điện năng đang ngày cạn kiệt dần. Vậy chúng ta phải
làm gì? Bài học này giúp cho học sinh nhận thức được ý thức trách nhiệm sử dụng tiết
kiệm điện, ý thức bảo vệ môi trường khi tham gia sử dụng nguồn năng lượng điện, đồng
thời phát triển khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh nhằm tìm ra và thiết kế những
nguồn điện sạch, vô tận.
Như vậy, tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng
sáng tạo kiến thức kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện vào thực tiễn
cuộc sống.
V.Thiết bị dạy học
5.1.Chuẩn bị của giáo viên:
1. Giáo viên chuẩn bị: phấn, bảng, máy chiếu, mạng internet, thiết bị thí nghiệm.
2. Học sinh: nghiên cứu nội dung được phân công theo nhóm.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học (Mục B)
6
`
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP
1. Xu thế của nền giáo dục toàn cầu
Để phát triển nền kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, bên cạnh việc đầu tư cho sự phát
triển kinh tế một cách trực tiếp, thì việc đầu tư phát triển giáo dục, phát triển trí tuệ là một
sự đầu tư thông minh và có lãi cho mỗi quốc gia. Lực lượng lao động chính của xã hội –
con người cùng với tri thức và trí tuệ của mình làm cho khoa học ngày càng phát triển như
vũ bão đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin (mạng internet). Điều đó đã làm cho việc tiếp
thu kiến thức của con người trở nên đơn giản, tiên lợi, dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngày nay
việc học của con người nói chung và học sinh nói riêng không phải chỉ từ thầy cô giáo như
những năm trước đây, mà có thể tiếp thu kiến thức của nhân loại qua mạng internet như
bài giảng trực tuyến bằng tiếng Việt (E – learning; truongtructuyen.edu.vn….) hay tiếng
Anh (online learning…) với nhiều kiến thức mới nhất, nhanh nhất và kịp thời nhất.
Việt Nam trong bối cảnh muốn hội nhập quốc tế cần phát triển khoa học và
công nghệ mạnh mẽ để đưa đất nước thành một quốc gia công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Theo đuổi mục tiêu đó, Việt Nam cần xây dựng một nền giáo dục tiên tiến đủ mạnh để
cung cấp nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao, đáp ứng với yêu cầu phát triển của
đất nước. Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo thực hiện kế hoạch triển
khai nghiên cứu, xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện sau năm 2015
theo kết luận của Bộ Chính trị tại thông báo số 242 – TB/TW ngày 15/4/2009. Một trong
những nhiệm vụ quan trọng của kế hoạch này là Đổi mới hệ thống giáo dục trong đó có
những vấn đề về đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới các cấp học, bậc học, đổi mới công
tác quản lí giáo dục …
Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, thì người thầy phải tìm
cách để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi hơn nữa không chỉ về một môn chuyên
ngành mà phải thường xuyên nâng cao kiến thức về các môn khoa học (Toán học, Vật Lý,
Hóa học, Sinh học…) và các môn xã hội (Văn học, Nghệ thuật, Lịch sử…), đặc biệt chú
trọng học ngoại ngữ và công nghệ thông tin khi sống trong một thời đại hội nhập hơn bao
giờ hết với các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng, trên toàn thế giới nói chung.
Người thầy phải luôn đổi mới mình bằng việc đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng
7
`
nhu cầu của người học và nhu cầu của thời đại. Một trong những phương pháp đổi mới đó
là việc dạy học tích hợp.
2. Các môn khoa học là một chỉnh thể thống nhất
Từ khi xuất hiện xã hội loài người, khi tư duy của con người phát triển đến một
trình độ nhất định, có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa những tri thức riêng lẻ, rời
rạc thành những quy luật chung nhất khi nghiên cứu thế giới quan. Và nhiệm vụ của mỗi
ngành khoa học là nghiên cứu một dạng vật chất, một hình thức vận động của vật chất
trong bức tranh thế giới quan sinh động đầy màu sắc. Bản thân thế giới quan là một chỉnh
thể thống nhất, để tìm ra và giải thích được sự vận động và phát triển của các sự vật hiện
tượng trong thế giới ấy thì mỗi ngành khoa học không thể tự nghiên cứu cô lập một mình,
mà ngược lại nó đòi hỏi phải có sự kết hợp cùng nghiên cứu giữa các ngành khoa học. Từ
đó xuất hiện những khoa học liên ngành, giao ngành và hình thành những tri thức liên
ngành và giao ngành. Các ngành khoa học tự nhiên chuyển dần từ tiếp cận phân tích – cấu
trúc sang tiếp cận tổng hợp – hệ thống. Hiện nay chúng ta sống trong một thế giới trong
đó các bộ môn ngày càng thâm nhập vào nhau, trong đó ngày càng cần những nhóm làm
việc đa môn và đòi hỏi con người phải làm việc đa năng. Nếu từ khi còn nhỏ học sinh
quen với việc tiếp cận các khái niệm một cách rời rạc, học sinh có nguy cơ sau này tiếp tục
suy luận theo kiểu khép kín. Những công trình nghiên cứu Quốc tế đã chứng tỏ trên thế
giới có bao nhiêu người được gọi là “những người mù chữ chức năng”. Tức là những
người đã lĩnh hội kiến thức ở trường học nhưng không có khả năng sử dụng những kiến
thức đó vào cuộc sống hằng ngày. Và những người này rất khó có thể tìm được một chỗ
đứng trong một xã hội đang phát triển như vũ bão.
Trước vấn đề đó, mỗi quốc gia luôn trăn trở đâu sẽ là hướng đi phù hợp với xu thế
phát triển của thời đại cho nền giáo dục nói chung và cho các trường phổ thông nói riêng?
Đối với nước Việt Nam chúng ta, để theo kịp với xu thế phát triển của thời đại, xây
dựng một nền tri thức tiên tiến thì câu trả lời đối với mỗi giáo viên phải là Dạy học tích
hợp. Hiện nay Bộ Giáo dục - Đào tạo đã và đang chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy
học, kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phù hợp với năng lực của học sinh và phát huy
tính tích cực, tự học, sáng tạo của học sinh.
II. DẠY HỌC TÍCH HỢP LÀ GÌ?
8
`
Tháng 9/1968, Hội đồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học, với sự bảo trợ của
UNESCO, đã tổ chức tại Varna (Bungari) "Hội nghị tích hợp việc giảng dạy các khoa
học". Hội nghị này đặt ra 2 vấn đề:
- Dạy học tích hợp là gì?
- Vì sao phải dạy học tích hợp?
Tiếp theo, UNESCO lại tổ chức Hội nghị đào tạo giáo viên để dạy học tích hợp tháng
4/1973 tại Đại học tổng hợpMaryland.
1. Dạy học tích hợp là gì?
a. Theo UNESCO
UNESCO định nghĩa Dạy học tích hợp là "một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí
khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá
mạnh hay quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực KH khác nhau" (Hội nghị phối hợp
trong chương trình của UNESCO, Paris 1972).
Cần lưu ý rằng định nghĩa này nhấn mạnh cách tiếp cận (approach) các khái niệm và
nguyên lí khoa học chứ không phải là hợp nhất nội dung. UNESCO đã chú ý trước hết đến
việc giảng dạy khoa học ở cấp tiểu học và cấp sơ trung (THCS) và việc đào tạo giáo viên
cho hai cấp học này vì ở các nước đang phát triển đa số trẻ em chỉ có điều kiện học hết hai
cấp học này. Trong bối cảnh như vậy, việc giảng dạy khoa học không thể chỉ xem là việc
trang bị các kiến thức mở đầu, chuẩn bị cho các cấp học trên mà còn là kết thúc, chuẩn bị
cho đời sống trưởng thành.
b. Theo Hội nghị tại Maryland 4/1973
Dạy học tích hợp bao gồm cả việc Dạy học tích hợp với công nghệ học (technology).
Khoa học và công nghệ là hai lĩnh vực hoạt động của loài người có đặc trưng khác nhau và
liên quan với nhau. Hoạt động khoa học (a) đáp ứng nhu cầu muốn được hiểu biết về các
sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan hướng vào sự giải thích, dự đoán, tìm ra các
mối liên hệ nhân - quả. Hoạt động công nghệ (b) hướng vào việc không ngừng tìm kiếm
những phương pháp mới, hoàn hảo hơn để thoả mãn nhu cầu đạt những mục tiêu mong
muốn. Nếu (a) đặc trưng bởi quá trình tìm tòi, phát hiện tri thức mới, đi từ đơn nhất đến
cái chung thì (b) đặc trưng bởi quá trình nhận định, lựa chọn giải pháp, đi từ nguyên tắc
chung để giải quyết vấn đề cụ thể.
9
`
Một trong những bài học cơ bản của giáo dục các khoa học là phải chỉ ra sự phụ thuộc
lẫn nhau giữa hiểu biết và hành động. Dạy học tích hợp các khoa học với công nghệ
nghĩa là phải chỉ ra cách thức chuyển từ nghiên cứu khoa học sang triển khai ứng
dụng, làm cho các tri thức kĩ thuật - công nghệ trở thành một bộ phận quan trọng
trong đời sống xã hội hiện đại. Rất tiếc là hiện nay trong giáo dục phổ thông người ta
thường tách (a) và (b), coi trọng (a), xem nhẹ (b).
c. Theo Xavier Roegiers
Cũng theo hướng tích hợp dạy học các khoa học với công nghệ, gắn học và hành,
Xavier Roegiers cho rằng giáo dục nhà trường phải chuyển từ đơn thuần dạy kiến thức
sang phát triển ở học sinh các năng lực hành động, xem năng lực (compétence) là khái
niệm cơ sở" của khoa sư phạm tích hợp (pédagogie de l'intégration). Theo Xavier
Roegiers, sư phạm tích hợp (SPTH) là một quan niệm về quá trình học tập, trong đó toàn
bộ quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực cụ thể có dự tính
trước những điều kiện cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập sau
này hay nhằm hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Như vậy SPTH tìm cách làm
cho quá trình học tập có ý nghĩa.
Ngoài những hoạt động học tập riêng lẻ cần thiết cho các năng lực đó, SPTH còn tính
đến những hoạt động tích hợp trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến
thức, kĩ năng, thao tác đã lĩnh hội một cách rời rạc.
SPTH sàng lọc cẩn thận những thông tin có ích để hình thành các năng lực và mục tiêu
tích hợp".
2. Tại sao phải dạy học tích hợp?
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học (KH), kĩ thuật (KT) và công nghệ
(CN), tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng. Ước tính chỉ sau 7 năm khối
lượng tri thức đã tăng gấp đôi, nghĩa là đến năm 2007 sẽ gấp 2 lần năm 2000.
Không những thông tin ngày càng nhiều mà, với sự phát triển của các phương tiện
công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông
tin mới nhất.
Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên (GV)
là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là những kiến thức của từng môn khoa học riêng rẽ (lí,
10
`

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức tiết dạy hóa học theo phương pháp hoạt động nhóm Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức dạy học trải nghiệm chương động học chất điểm vật lí lớp 10 trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở Trường THPT Sơn La Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn vật lý ở trường phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương cơ sở của nhiệt động lực học vật lí 10 Luận văn Sư phạm 1
D Tổ Chức Dạy Học Tích Hợp Chủ Đề Dòng Điện Trong Chất Điện Phân Vật Lí 11 Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top