rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................8
3. Giả thuyết khoa học........................................................................................................8
4. Nhiệm vụ của đề tài ........................................................................................................8
5. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................................9
6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................9
7. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................9
8. Đóng góp của đề tài.........................................................................................................9
9. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ
PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC THEO HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
NHÓM ........................................................................................................................ 11
1.1. Một số vấn đề về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học .........11
1.1.1. Phương pháp dạy học ............................................................................................11
1.1.2. Định hướng đổi mới PPDH...................................................................................15
1.2. Tính tích cực trong học tập [50] ...............................................................................21
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và các mức độ của tính tích cực trong học tập của học sinh
.........................................................................................................................................21
1.2.2. Biểu hiện của tính tích cực trong học tập của học sinh.........................................23
1.2.3. Đánh giá tính tích cực trong học tập của học sinh ................................................23
1.2.4. Các biện pháp phát huy tính tích cực học tập của HS...........................................24
1.3. Tính tự lực trong học tập ..........................................................................................24
1.3.1. Tính tự lực .............................................................................................................24
1.3.2. Tính tự lực trong học tập.......................................................................................25
1.4. Tổ chức dạy học theo nhóm ......................................................................................25
1.4.1. Khái niệm dạy học theo hình thức tổ chức hoạt động nhóm (gọi tắt là Dạy học
theo nhóm).......................................................................................................................25
1.4.2. Nguyên tắc cần thực hiện khi tổ chức hoạt động nhóm [28] ................................26
1.4.3. Dạy học Vật lí theo hướng tổ chức hoạt động nhóm ............................................27
1.5. Thiết kế phương án dạy học từng đơn vị kiến thức cụ thể [35].............................48
1.5.1. Lập sơ đồ cấu trúc nội dung và tiến trình xây dựng từng đơn vị kiến thức ..........48
1.5.2. Diễn đạt mục tiêu dạy học kiến thức cụ thể ..........................................................48
1.5.3. Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học từng đơn vị kiến thức cụ thể .....................49
1.6.Thực trạng của việc dạy học theo hình thức tổ chức hoạt động nhóm ở một số
trường THPT thuộc thành phố Hồ Chí Minh................................................................50
1.6.1 Mục đích điều tra...................................................................................................50
1.6.2 Đối tượng điều tra .................................................................................................50
1.6.3 Kết quả điều tra .....................................................................................................51
1.7. Kết luận chương 1......................................................................................................53
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC
CHƯƠNG “DAO ĐỘNG CƠ” VẬT LÍ 12 THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG NHÓM ........................................................................................................... 55
2.1. Phân tích cấu trúc nội dung và mục tiêu cần đạt được khi dạy chương “Dao
động cơ” .............................................................................................................................55
2.1.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “ Dao động cơ” .................................................55
2.1.2. Mục tiêu về kiến thức............................................................................................56
2.1.3. Mục tiêu về kĩ năng...............................................................................................59
2.1.4. Mục tiêu về tình cảm thái độ.................................................................................60
2.2. Thiết kế tiến trình dạy học phần kiến thức .............................................................60
2.3. Kết luận chương 2......................................................................................................84
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................ 86
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ..................................................86
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm..............................................................................86
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm........................................................................86
3.4. Thời điểm làm thực nghiệm sư phạm ......................................................................87
3.5. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................87
3.5.1. Tiêu chí để đánh giá ..............................................................................................87
3.5.2. Diễn biến thực nghiệm sư phạm............................................................................87
3.5.3. Hiệu quả của tiến trình dạy học đối với việc phát huy tính tích cực, tự lực và kĩ
năng hoạt động nhóm của học sinh .................................................................................94
3.5.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm...............................................................................95
3.6. Kết luận chương 3....................................................................................................100
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 102
KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG MỞ RỘNG ĐỀ TÀI .................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 104 Nhận xét: Việc tính điểm cá nhân căn cứ trên sự đóng góp của mỗi TV trong nhóm đã
hạn chế được tình trạng ăn theo, HS tích cực và nỗ lực hoạt động. Tuy nhiên, do tập trung
thời gian cho chủ đề của nhóm nên các chủ đề khác các em chỉ thực sự tìm hiểu khi các
nhóm báo cáo trên lớp, vì thế một số em vẫn chưa hiểu rõ hết các vấn đề nhưng nhìn chung
các em đều rất cố gắng và đạt được các yêu cầu đã đề ra.
3.5.3. Hiệu quả của tiến trình dạy học đối với việc phát huy tính tích cực, tự lực và
kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh
Chúng tui tiến hành thực nghiệm trên đối tượng học sinh đã được học tập theo phương
pháp mới. Các em đã quen với việc học tập theo nhóm nhưng thường chỉ giải quyết các
phần việc nhỏ trong một bài học với sự định hướng rõ ràng của thầy cô. Ở bài 1, các em
hoạt động nhóm theo hình thức quen thuộc thì các em cũng sôi nổi nhưng vẫn có thành viên
ngồi chơi, ỉ lại vào các bạn, không có em nào hỏi lại chúng tui một vấn đề gì, mặc dù kiến
thức về dao động điều hòa hoàn toàn mới đối với các em.
Đến bài 2, chúng tui thông báo sẽ tiến hành hoạt động nhóm theo cấu trúc ghép hình
(nhóm chuyên gia), có nghĩa là đầu tiên các em làm việc như những chuyên gia, sau đó các
em trở về nhóm, mỗi em là một thầy cô giáo để giảng giải cho các bạn nghe về kiến thức mà
mình phụ trách. Chúng tui nhận thấy các em tỏ ra rất vui vẻ và hào hứng.
Khi chúng tui giao nhiệm vụ, phát phiếu học tập và công cụ thí nghiệm, các em rất hăng
hái tìm hiểu công cụ thí nghiệm, tranh luận xem công cụ này để làm gì, bố trí như thế nào.
Các em rất thích tự làm việc và yên tâm vì luôn được chúng tui khuyến khích, giúp đỡ nên
khi tìm hiểu được vấn đề, các em tỏ ra rất phấn khởi. Các em cũng đã mạnh dạn hỏi chúng
tui về những điều mà các em chưa hiểu và khi được giúp đỡ, động viên, các em tiến bộ rõ
rệt. Chúng tui nhận thấy không khí học tập trong lớp rất sôi nổi, thoải mái, mọi học sinh đều
làm việc. Vì mỗi em còn có nhiệm vụ về giảng bài cho các bạn trong nhóm hợp tác của
mình nên các em đều cố gắng tìm hiểu cho rõ kiến thức mà mình phụ trách, không em nào
dám trở thành người “ăn theo” hay “hành khách” trong nhóm chuyên gia. Đến khi trở về các nhóm hợp tác các chuyên gia đều cố gắng giảng giải cho các bạn
hiểu về kiến thức mà mình phụ trách, mỗi em có một nhiệm vụ riêng nên không em nào ỉ lại
vào bạn được, cũng không em nào làm hết việc của các bạn khác.
Ở bài 3, khi báo cáo sản phẩm tại lớp thì tất cả các em đều rất hào hứng, các em chú ý
lắng nghe nhóm bạn báo cáo, tích cực thảo luận và đặt câu hỏi cho nhóm bạn. Vì vậy mà
không khí lớp học rất sôi nổi. Với hình thức học tập này giúp cho các em phát triển tốt các
kĩ năng giao tiếp như: lắng nghe, thuyết phục, chất vấn, …
Cuối cùng, ở tiết ôn tập chương, khi GV tổ chức cho các nhóm thi đấu với nhau thì các
em đều rất thích thú và cố gắng nỗ lực hết sức để giành chiến thắng cho nhóm mình.
Qua 4 bài học chúng tui rút ra nhận xét:
- Vì thường xuyên trao đổi, thảo luận nên học sinh đã hình thành thói quen dám nói ra
và bảo vệ ý kiến của mình trước người khác. Đồng thời cũng phát triển ở học sinh khả năng
suy nghĩ, xử lí tình huống một cách nhanh nhạy.
- Qua cách học tập này học sinh đã biết sử dụng ngôn ngữ vật lí để diễn đạt, mô tả, giải
thích một hiện tượng. Biết hình thành một kiến thức vật lí theo con đường nhận thức khoa
học.
- Đặc biệt qua tiến trình dạy học này học sinh đã phát triển được ngôn ngữ viết, đã biết
cách tự ghi chép những kiến thức cần thiết trong bài, biết nhận ra phần nào quan trọng để
tiện cho việc học tập.
3.5.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Chúng tui xác định rằng cách đánh giá tốt nhất là theo dõi, đánh giá hoạt động của học
sinh ngay trong quá tình tiếp nhận kiến thức mới. Chúng tui đã căn cứ vào các câu trả lời
trong phiếu học tập, kết quả hoạt động học tập của học sinh trong quá trình dạy học để đánh
giá hiệu quả của tiến trình dạy học đã soạn thảo. Kết hợp với cách đánh giá này, chúng tôi
căn cứ vào bài kiểm tra viết để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh.
Chúng tui soạn thảo đề kiểm tra trắc nghiệm (xem Phụ lục 12) tiến hành trong 60 phút sau
khi học xong chương 1 cho cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đánh giá được kiến thức
và kĩ năng các em thu được sau khi dạy học bằng hình thức tổ chức hoạt động nhóm.
Nội dung bài kiểm tra giúp chúng tui đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kĩ năng
của học sinh ở ba mức độ khác nhau:
- Hiểu các kiến thức đã học (câu 2, 6, 8, 10, 14, 16, 19, 20, 22, 25, 28, 33, 35 ở đề
kiểm tra)
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức tiết dạy hóa học theo phương pháp hoạt động nhóm Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức dạy học trải nghiệm chương động học chất điểm vật lí lớp 10 trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở Trường THPT Sơn La Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn vật lý ở trường phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương cơ sở của nhiệt động lực học vật lí 10 Luận văn Sư phạm 1
D Tổ Chức Dạy Học Tích Hợp Chủ Đề Dòng Điện Trong Chất Điện Phân Vật Lí 11 Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top