meteor1237

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.Khái niệm:

- Thông tin bất cân xứng là trạng thái không có sự cân bằng trong việc nắm giữ thông tin giữa các bên tham gia giao dịch. Khi đó giá cả không phải là giá cân bằng của thị trường mà nó có thể thấp hơn hay cao hơn dẫn tới thị trường không đạt hiệu quả.
- Tình trạng thông tin bất cân xứng xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế như ngân hàng, trong thị trường nhà đất,thị trường lao động , thị trường hàng hóa,thị trường chứng khoán, thị trường đồ cũ…
2.Nguyên nhân:
Theo Joseph Stiglitz( nhà kinh tế học người Mĩ, đạt giải nobel năm 2001), có hai nguyên nhân gây ra thông tin bất cân xứng:
• Thứ nhất là do những chủ thể kinh tế khác nhau quan tâm tới những đối tượng khác nhau và lượng thông tin của họ về cùng một đối tượng sẽ khác nhau. Thường thì các chủ thể kinh tế hiểu mình rõ hơn là hiểu người khác. Mức độ chênh lệch về thông tin tùy thuộc vào cơ cấu, đặc trưng của thị trường.
• Thứ hai là do chủ thể kinh tế tham gia giao dịch có thể cố tính che giấu thông tin để đạt được lợi thế trong đàm phán giao dịch.
3.Hậu quả của thông tin bất cân xứng:
- Thông tin bất cân xứng gây ra ba hậu quả là lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức, vấn đề người ủy quyền – người thừa hành.
a.Lựa chọn bất lợi ( lựa chọn ngược):
- Nếu vấn đề thông tin bất cân xứng xảy ra từ trước khi giao dịch được bắt đầu, có nghĩa là thông tin bị che giấu thì sẽ dẫn tới lựa chọn bất lợi của bên giao dịch có ít thông tin hơn.
b. Rủi ro đạo đức ( tâm ly ỷ lại):
- Nếu khi giao dịch bắt đầu diễn ra thì mới xảy ra thông tin bất cân xứng, hành động của một phía giao dịch trong quá trình thực hiện bị che đậy dẫn tới cái gọi là rủi ro đạo đức ở phía giao dịch nhiều thông tin hơn và che giấu hành vi của mình.
Vd: người mua bảo hiểm thường có những hành động nhiều rủi ro vì họ không phải gánh chịu chi phí thiệt hại do họ gây ra. Như là không giữ gìn tài sản của mình một cách cẩn thận…
c. Người ủy quyền – người thừa hành:
Là trường hợp một bên ( người ủy nhiệm) thuê một bên khác ( người thừa hành) nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Đây được xem là một trường hợp đặc biệt vì nó bao gồm cả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức.
• Khi người ủy nhiệm giao quyền cho người thừa hành, họ sẽ không trực tiếp điều hành công việc do đó họ sẽ nắm được ít thông tin hơn người thừa hành, bên cạnh đó người thừa hành và ủy quyền có thể theo đuổi những mục tiêu không giống nhau, dẫn tới người thừa hành có những hành động không phục vụ lợi ích của người ủy quyền. vì có ít thông tin hơn người ủy quyền khó cưỡng chế thi hành, đánh giá hay khuyến khích công việc của người thừa hành, lựa chọn bất lợi của người ủy quyền.
• Lương của người thừa hành thông thường ít phụ thuộc vào những nổ lực của họ để đạt được mục tiêu của người ủy quyền. Do đó người thừa hành ít có động cơ để cố gắng đạt được mục đích này, xuất hiện rủi ro đạo đức của người thừa hành.

Thông tin bất cân xứng sẽ làm cho việc cung cấp hàng hóa của thị trường không đạt hiệu quả, dẫn tới tổn thất xã hội. tổn thất này có thể là tổn thất do cung cấp hàng hóa dưới mức hiệu quả hay trên mức hiệu quả xã hội,
VD: Thông tin bất cân xứng trên thị trường rau sạch gây ra tổn thất xã hội do việc cung cấp hàng hóa dưới mức hiệu quả xã hội. Nếu người tiêu dùng có đầy đủ thông tin để biết chắc rằng rau được bán trên thị trường là rau sạch, cầu của họ sẽ là D0, thị trường đạt cân bằng hiệu quả tại E với lượng rau tối ưu là QE , giá cân bằng là PE. Tuy nhiên, do người tiêu dùng không có đủ thông tin để biết rau được bán là rau sach hay không, họ chỉ sẳn lòng mua một lượng rau thể hiện trên đường cấu D1. Cân bằng thị trường lúc đó đạt tại điểm E’, lượng rau cung cấp là QE’, giá PE’.

Phần diện tích E’BE là tổn thất do việc tiêu dùng dưới mức hiệu quả gây ra.

B. HIỆN TRẠNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT
I/ Thực trạng cung cấp thông tin trong thị trường tín dụng tại Việt Nam:
1/Từ phía các tổ chức, cá nhân đi vay:
- Báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức, không chính xác cùng độ tin cậy không cao. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.
- Các tổ chức ,cá nhận không nằm trong đối tượng được vay ưu đãi, nhưng do có các môi quan hệ xã hội đã xin được giấy xác nhận nhằm trong đối tượng được vay.
- Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, doanh số cho HSSV vay ưu đãi tính đến ngày 30/4/2009 đạt 13.517 tỷ đồng. Dư nợ sau 2 năm triển khai là 13.669 tỷ đồng. Số hộ gia đình hiện đang vay vốn là 1.247 nghìn hộ với 1.335 nghìn HSSV. Tuy nhiên, nhiều địa phương đã thực hiện cho vay sai đối tượng lên tới 10 tỷ đồng với 913 hộ.
- Hơn 900 hộ khai man là cùng kiệt để vay vốn ưu đãi dành cho HSSV khó khăn và cũng đã xuất hiện trường hợp vay vốn xong rồi nghỉ học.
2/Từ các tổ chức, cá nhân cho vay:
- Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng.
- Như một sự việc đã xảy ra tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNN) Q.8 9 cán bộ thuộc Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT Q.8.Mặc dù là cán bộ tín dụng lâu năm của Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT Q.8 nhưng các cán bộ này đã móc nối hình thành đường dây "tín dụng chui" và được biết đến như một "trùm" cho vay. Trong bối cảnh đó, năm 1999, Giám đốc chi nhánh ngân hàng này đã ký hợp đồng liên kết với Ban quản lý chợ Bình Tây (Q.6) để triển khai chính sách cho vay ưu đãi đối với tiểu thương thì đã bị cán bộ tín dụng của thao túng. Các cán bộ này đã chỉ đạo cho các thuộc cấp lập giả chữ ký, lập hồ sơ khống "vay ké" của tiểu thương, sau đó chiếm đoạt tiền. Chưa dừng lại ở đó, các cán bộ này còn lập khống hàng loạt hồ sơ xin vay tiền bằng cách sử dụng các tờ chủ quyền sạp mà khách hàng đã trả hết tiền vay nhưng chưa lấy về, lấy mẫu hồ sơ xin vay rồi "đồ" chữ ký từ hồ sơ cũ để giả chữ ký vay tiền... Thậm chí từ năm 2002, sau một số sự cố không thu hồi được nợ, chi nhánh đã ngưng chương trình cho vay ưu đãi đối với tiểu thương khu vực chợ Bình Tây nhưng do Giám đốc "quên" thông báo cho Ban quản lý chợ biết nên các cán bộ này vẫn tiếp tục gian dối, lợi dụng danh nghĩa tiểu thương để rút tiền đưa ra ngoài ném vào thị trường tín dụng chui. Tổng số tiền các cán bộ này đã chiếm đoạt là hơn 20 tỉ đồng, trong đó chiếm đoạt trong việc cho tiểu thương vay ở chợ Bình Tây là hơn 18,6 tỉ đồng (thông qua 44 hồ sơ khống, 47 hồ sơ "vay ké") và chiếm đoạt thông qua các hồ sơ cho vay bên ngoài hơn 2,62 tỉ đồng.
- Nghiêm trọng hơn là các cán bộ này giải quyết cho vay 44 hồ sơ sai quy định, dư nợ hơn 82,7 tỉ đồng, đã nâng khống hồ sơ vay tiền để chiếm đoạt hơn 7 tỉ đồng.


Phân tích tính hiệu quả của thị trường

Hình 1: Trường hợp ngân hàng là bên thiếu thông tin về khách hàng.

- Ta có đường cầu về vốn là D, cung vốn nếu ngân hàng biết thông tin đầy đủ là S0 , và cung vốn nếu ngân hàng thiếu thông tin là S1
- Nếu thị trường đối xứng thông tin thì cung cầu về vốn cân bằng tại điểm E0(i0;K0)
- Nếu thị trườngbất cân xứng thông tin, khi khách hàng che dấu thông tin xấu để được vay nợ nhiều với lãi suất thấp, vì không biết nên ngân hàng sẽ có đường cung vốn là S1 và điểm cân bằng là E1(i1;K1)
- Thực tế ngân hàng không biết đầy đủ thông tin về khách hàng, vì vậy các ngân hàng thường cho vay nhiều hơn mức hiệu quả và lãi suất cũng thấp hơn mức hiệu quả.
- Tổn thất xã hội do cho vay quá mức là diện tích hình E0AE1

gặp nhiều khó khăn. Liệu ngân hàng có thể tin được khách hàng sẽ đảm bảo có đủ nguồn vốn "tự có" tham gia vào dự án như cam kết.
Thứ năm là thiếu các cán bộ tín dụng có đủ năng lực, và phẩm chất đạo đức.
- Tiến sĩ Đặng Ngọc Đức (ĐH Kinh tế quốc dân) cho biết nội dung đào tạo ở hầu hết các cơ sở này chủ yếu vẫn là lý thuyết. PGS-TS Nguyễn Thị Mùi (Học viện Tài chính) cho rằng có quá nhiều môn học cơ bản trong khi các môn chuyên ngành lại nặng về truyền đạt lý thuyết, thiếu các bài tập tình huống cũng như thực hành, giáo trình chậm được bổ sung cho phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn nước ta.
Thứ sáu là thiếu sự liên kết giữa các bộ phận cấp tín dụng trong ngân hàng.
- Tất cả các ngân hàng đều xây dựng cho mình quy trình tín dụng tách bạch giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Tuy nhiên với những vấn đề thực tế nêu trên, việc sàng lọc, lựa chọn khách hàng, dự án, có hiệu quả, đủ độ tin cậy, có mức độ rủi ro thấp, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng là một thách thức rất lớn đối với các tổ chức tín dụng. Độ tin cậy và tính chính xác trong kết quả đánh giá, thẩm định khách hàng, thẩm định dự án tại các tổ chức tín dụng còn rất nhiều điều phải bàn. Hầu như không có tổ chức tín dụng nào đủ tự tin quyết định cấp tín dụng chỉ dựa vào bảng kết quả này mà không dựa vào tài sản đảm bảo hay những căn cứ khác.
Thứ bảy là thiếu sự thông suốt trong thông tin nội bộ các tổ chức tín dụng
- Các doanh nghiệp được mở tài khoản ở rất nhiều các tổ chức tín dụng khác nhau và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hết sức đa dạng, rất khó phân biệt nên việc "qua mặt" các ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay sai mục đích là điều rất dễ xảy ra. hay trường hợp một dự án, hợp đồng có thể vay ở nhiều tổ chức tín dụng là điều rất hay xảy ra. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn ở mức rất cao. Đây chính là khó khăn rất lớn trong việc giám sát chi tiêu của người vay vốn vì để có thể kiểm tra giám sát, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải biết được dòng tiền vào và dòng tiền ra trong quá trình sử dụng vốn vay của bên vay.
III) Một số kiến nghị giải pháp
Thứ nhất là cần đẩy mạnh tính minh bạch trong hệ thống kế toán kiểm toán từ đó có thể lấy các báo cáo tài chính làm cơ sở chuẩn xác đáng tin cậy cho các ngân hàng trong vấn đề thẩm định doanh nghiệp cho vay. Việc áp dụng chuẩn kê toán IAS thay vì dùng chuẩn VAS như hiện nay sẽ giúp giảm thiểu được những sai lầm như trong chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế, lãi kinh doanh là các khoản lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, không bao gồm các khoản thu nhập và chi phí tài chính (chi phí lãi vay). Tuy nhiên, theo VAS 21 thì "Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh" bao gồm cả lợi nhuận và chi phí tài chính. Điều này khiến nhà đầu tư dễ nhầm lẫn.
Thứ hai là cần xây dựng một hệ thống thông tin chuẩn xác để làm nguồn tài nguyên cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các tổ chức tín dụng khi các tổ chức tín dụng muốn tìm hiểu về một doanh nghiệp hay công ty nào đó . Ở Việt Nam hiện nay Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một tổ chức có thể có khả năng đáp ứng các thông tin là nền tảng cho một hạ tầng thông tin tốt phục vụ cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng Việt Nam.
Thứ ba là đẩy mạnh nâng cao năng lực cho các cán bộ tín dụng ngân hàng nó giúp ích rất nhiều trong việc tăng độ chính xác trong việc thẩm định doanh nghiệp, dự án và giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp, làm giảm đi phần nào những dư nợ xấu do sự thiếu thông tin đem lại.
Thứ tư là nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho ngành ngân hàng với mục đích đẩy mạnh việc thực hiện các giao dịch qua hệ thống ngân giảm thiểu lượng tiền mặt trong giao dịch như hiện nay, việc này giúp các ngân hàng giám sát

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Ken

Member
Download Tiểu luận Hàng hóa công - Thông tin bất cân xứng trong tín dụng

Download Tiểu luận Hàng hóa công - Thông tin bất cân xứng trong tín dụng miễn phí





Ở Việt Nam, hệ thống tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS) vẫn còn những khác biệt so với với hệ thống tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS). Theo Nghị định về kiểm toán độc lập, trừ một số loại hình doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán như bảo hiểm, ngân hàng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, số còn lại (chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp), nhà nước chỉ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán các báo báo tài chính. Mặt khác, tại hầu hết các tổ chức tín dụng chưa yêu cầu khách hàng đến xin cấp tín dụng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.Khái niệm:
- Thông tin bất cân xứng là trạng thái không có sự cân bằng trong việc nắm giữ thông tin giữa các bên tham gia giao dịch. Khi đó giá cả không phải là giá cân bằng của thị trường mà nó có thể thấp hơn hay cao hơn dẫn tới thị trường không đạt hiệu quả.
- Tình trạng thông tin bất cân xứng xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế như ngân hàng, trong thị trường nhà đất,thị trường lao động , thị trường hàng hóa,thị trường chứng khoán, thị trường đồ cũ…
2.Nguyên nhân:
Theo Joseph Stiglitz( nhà kinh tế học người Mĩ, đạt giải nobel năm 2001), có hai nguyên nhân gây ra thông tin bất cân xứng:
Thứ nhất là do những chủ thể kinh tế khác nhau quan tâm tới những đối tượng khác nhau và lượng thông tin của họ về cùng một đối tượng sẽ khác nhau. Thường thì các chủ thể kinh tế hiểu mình rõ hơn là hiểu người khác. Mức độ chênh lệch về thông tin tùy thuộc vào cơ cấu, đặc trưng của thị trường.
Thứ hai là do chủ thể kinh tế tham gia giao dịch có thể cố tính che giấu thông tin để đạt được lợi thế trong đàm phán giao dịch.
3.Hậu quả của thông tin bất cân xứng:
- Thông tin bất cân xứng gây ra ba hậu quả là lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức, vấn đề người ủy quyền – người thừa hành.
a.Lựa chọn bất lợi ( lựa chọn ngược):
- Nếu vấn đề thông tin bất cân xứng xảy ra từ trước khi giao dịch được bắt đầu, có nghĩa là thông tin bị che giấu thì sẽ dẫn tới lựa chọn bất lợi của bên giao dịch có ít thông tin hơn.
b. Rủi ro đạo đức ( tâm ly ỷ lại):
- Nếu khi giao dịch bắt đầu diễn ra thì mới xảy ra thông tin bất cân xứng, hành động của một phía giao dịch trong quá trình thực hiện bị che đậy dẫn tới cái gọi là rủi ro đạo đức ở phía giao dịch nhiều thông tin hơn và che giấu hành vi của mình.
Vd: người mua bảo hiểm thường có những hành động nhiều rủi ro vì họ không phải gánh chịu chi phí thiệt hại do họ gây ra. Như là không giữ gìn tài sản của mình một cách cẩn thận…
c. Người ủy quyền – người thừa hành:
Là trường hợp một bên ( người ủy nhiệm) thuê một bên khác ( người thừa hành) nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Đây được xem là một trường hợp đặc biệt vì nó bao gồm cả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức.
Khi người ủy nhiệm giao quyền cho người thừa hành, họ sẽ không trực tiếp điều hành công việc do đó họ sẽ nắm được ít thông tin hơn người thừa hành, bên cạnh đó người thừa hành và ủy quyền có thể theo đuổi những mục tiêu không giống nhau, dẫn tới người thừa hành có những hành động không phục vụ lợi ích của người ủy quyền. vì có ít thông tin hơn người ủy quyền khó cưỡng chế thi hành, đánh giá hay khuyến khích công việc của người thừa hành, lựa chọn bất lợi của người ủy quyền.
Lương của người thừa hành thông thường ít phụ thuộc vào những nổ lực của họ để đạt được mục tiêu của người ủy quyền. Do đó người thừa hành ít có động cơ để cố gắng đạt được mục đích này, xuất hiện rủi ro đạo đức của người thừa hành.
Thông tin bất cân xứng sẽ làm cho việc cung cấp hàng hóa của thị trường không đạt hiệu quả, dẫn tới tổn thất xã hội. tổn thất này có thể là tổn thất do cung cấp hàng hóa dưới mức hiệu quả hay trên mức hiệu quả xã hội,
VD: Thông tin bất cân xứng trên thị trường rau sạch gây ra tổn thất xã hội do việc cung cấp hàng hóa dưới mức hiệu quả xã hội. Nếu người tiêu dùng có đầy đủ thông tin để biết chắc rằng rau được bán trên thị trường là rau sạch, cầu của họ sẽ là D0, thị trường đạt cân bằng hiệu quả tại E với lượng rau tối ưu là QE , giá cân bằng là PE. Tuy nhiên, do người tiêu dùng không có đủ thông tin để biết rau được bán là rau sach hay không, họ chỉ sẳn lòng mua một lượng rau thể hiện trên đường cấu D1. Cân bằng thị trường lúc đó đạt tại điểm E’, lượng rau cung cấp là QE’, giá PE’.
P
E’
D1
B
PE
PE’
E
S
D0
QE’
QE
Q
Tổn thất xã hội
PB
Phần diện tích E’BE là tổn thất do việc tiêu dùng dưới mức hiệu quả gây ra.
HIỆN TRẠNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT
I/ Thực trạng cung cấp thông tin trong thị trường tín dụng tại Việt Nam:
1/Từ phía các tổ chức, cá nhân đi vay:
- Báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức, không chính xác cùng độ tin cậy không cao. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.
- Các tổ chức ,cá nhận không nằm trong đối tượng được vay ưu đãi, nhưng do có các môi quan hệ xã hội đã xin được giấy xác nhận nhằm trong đối tượng được vay.
- Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, doanh số cho HSSV vay ưu đãi tính đến ngày 30/4/2009 đạt 13.517 tỷ đồng. Dư nợ sau 2 năm triển khai là 13.669 tỷ đồng. Số hộ gia đình hiện đang vay vốn là 1.247 nghìn hộ với 1.335 nghìn HSSV. Tuy nhiên, nhiều địa phương đã thực hiện cho vay sai đối tượng lên tới 10 tỷ đồng với 913 hộ.
- Hơn 900 hộ khai man là cùng kiệt để vay vốn ưu đãi dành cho HSSV khó khăn và cũng đã xuất hiện trường hợp vay vốn xong rồi nghỉ học.
2/Từ các tổ chức, cá nhân cho vay:
- Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng.
- Như một sự việc đã xảy ra tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNN) Q.8 9 cán bộ thuộc Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT Q.8.Mặc dù là cán bộ tín dụng lâu năm của Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT Q.8 nhưng các cán bộ này đã móc nối hình thành đường dây "tín dụng chui" và được biết đến như một "trùm" cho vay. Trong bối cảnh đó, năm 1999, Giám đốc chi nhánh ngân hàng này đã ký hợp đồng liên kết với Ban quản lý chợ Bình Tây (Q.6) để triển khai chính sách cho vay ưu đãi đối với tiểu thương thì đã bị cán bộ tín dụng của thao túng. Các cán bộ này đã chỉ đạo cho các thuộc cấp lập giả chữ ký, lập hồ sơ khống "vay ké" của tiểu thương, sau đó chiếm đoạt tiền. Chưa dừng lại ở đó, các cán bộ này còn lập khống hàng loạt hồ sơ xin vay tiền bằng cách sử dụng các tờ chủ quyền sạp mà khách hàng đã trả hết tiền vay nhưng chưa lấy về, lấy mẫu hồ sơ xin vay rồi "đồ" chữ ký từ hồ sơ cũ để giả chữ ký vay tiền... Thậm chí từ năm 2002, sau một số sự cố không thu hồi được nợ, chi nhánh đã ngưng chương trình cho vay ưu đãi đối với tiểu thương khu vực chợ Bình Tây nhưng do Giám đốc "quên" thông báo cho Ban quản lý chợ biết nên các cán bộ này vẫn tiếp tục gian dối, lợi dụng danh nghĩa tiểu thương để rút tiền đưa ra ngoài ném vào thị trường tín dụng chui. Tổng số tiền các cán bộ này đã chiếm đoạt là hơn 20 tỉ đồng, trong đó chiếm đoạt trong việc cho tiểu thương vay ở chợ Bình Tây là hơn 18,6 tỉ đ
Cậu ơi cho mình xin file với ạ. Mình Thank ạ.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top