daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

ĐỀ TÀI: Thực trạng quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại DN
A. LÝ THUYẾT CHUNG
1. Quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.

Khái niệm

Quản trị nói chung và quản trị tài chính nói riêng là một hiện tượng xã hội xuất hiện
cùng với quá trình tồn tại, hoàn thiện và phát triển của loài người. Ngay từ khi bắt đầu
hình thành những nóm người để thực hiện các mục tiêu mà mỗi người không thể thực
hiện được với tư cách cá nhân riêng lẻ thì quản trị trở thành một yếu tố quan trọng, cần
thiết đảm bảo sự phối hợp hành động dựa trên một nỗ lực chung. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế - xã hội, các mối quan hệ ngày càng đa dạng và phức tạp hơn nên
những nội dụng quản trị cũng phong phú hơn, các yêu cầu quản trị cũng đòi hỏi chặt
chẽ, chuẩn hóa hơn và con người cũng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng đặc biệt của
hoạt động quản trị.
Lúc đầu quản trị được hiểu là những thủe thuật, thủ pháp và cao hơn là một nghệ
thuật. Dần dần cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, quản trị trở thành
một môn khoa học độc lập và có vị trí ngày càng quan trọng trong hệ thống các môn
học về quản lý kinh tế.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành trong mối quan hệ giữa nhiều
bộ phận như: sản xuất, marketing, nhân sự, tài chính nên nhu cầu về quản trị cũng đòi
hỏi phải được tổ chức triển khai ở tất cả các bộ phận nêu trên. Vì vậy, đối tượng nghiên
cứu của quản trị tài chính là các hoạt động tài chính của doanh nghiệp được đặt trong
mối quan hệ giữa các bộ phận, các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp với môi
trường ngoài.
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm tổng thể các hoạt động của nhà quản trị trong
quá trình nghiên cứu, dự báo, phân tích, ra các quyết định tài chính và tổ chức thực
hiện các quyết định đó nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định.


1.2.

Mục tiêu

Mỗi hoạt động quản trị tài chính đều nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Quản
trị tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản sau:
• Mục tiêu dài hạn: Hoạch định các giải pháp tối ưu trong từng giai đoạn để thực hiện
mục tiêu của doanh nghiệp, cụ thể là:
+ Đưa ra các quyết định đầu tư đúng, hiệu quả.
+ Đưa ra các quyết định tài trọ hợp lý với chi phí sử dụng vốn thấp.
• Mục tiêu ngắn hạn: Đảm bảo năng lực thanh toán của doanh nghiệp với nguồn tài
chính tối ưu – thỏa mãn điều kiện đủ về số lượng, đúng về thời gian.
2. Khái niệm nguồn tài trợ ngắn hạn
Tài trợ ngắn hạn bao gồm các nguồn tài trợ có thời gian hoàn trả trong vòng một năm.
Tài trợ ngắn hạn được thể hiện chủ yếu dưới các hình thức như nợ tích lũy, mua chịu
hàng hóa, vay ngắn hạn (từ các tổ chức tín dụng, người lao động trong doanh
nghiệp…) và thuê hoạt động.
Các đặc điểm của nguồn tài trợ là ngắn hạn được thể hiện rõ trong bảng so sánh với
nguồn tài trợ ngắn hạn sau:
Tiêu thức
Thời gian hoàn trả
Lãi suất
Nguồn tài trợ nhận được

Ngắn hạn

Dài hạn

< 1năm

>1 năm

Thấp hơn

Cao hơn

Vay nợ

Vay nợ + vốn cổ phần


Khả năng trao đổi

Trên thị trường tiền tệ

Trên thị trường vốn

3. Vai trò của các nguồn tài trợ ngắn hạn trong doanh nghiệp
Tuy chỉ sử dụng trong khoảng thời gian ngắn hơn so với các nguồn tài trợ khác của
doanh nghiệp nhưng nguồn tài trợ đóng vai trò không hề nhỏ bé trong việc duy trì hoạt
động liên tục của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể sử dụng tạm thời nguồn tài trợ là nợ tích lũy một cách phù hợp
vào hoạt động kinh doanh của mình. Nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này một
cách khôn ngoan thì vừa không phải trả tiền lãi vừa có thể giảm bớt được nhu cầu huy
động các nguồn vốn dài hạn từ bên ngoài, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
Do đặc điểm tuần hoàn, lưu chuyển vốn khác nhau, trong những đơn vị sản xuất kinh
doanh, nên xảy ra sự không ăn khớp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đây là tình
trạng phổ biến của các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Tại một
thời điểm, trong khi một số nhà sản xuất có hàng hóa muốn bán thì số khác lại muốn

mua hàng hóa đó nhưng không có tiền. Từ đó phát sinh việc mua bán chịu giữa các đối
tượng này ngày càng phổ biến hơn. Đây cũng chính là cơ sở của tín dụng thương
mại.Và tín dụng thương mại đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu biết cách quan hệ tốt với các
doanh nghiệp là người bán hàng thì các doanh nghiệp với vai trò là người mua có thể
nhận được các điều kiện ưu ái nhất khi mua hàng, được sử dụng vốn của bạn hàng
trong một khoảng thời gian nhất định,… từ đó có thể dành tiền chi trả cho các hoạt
động khác cần thiết hơn.
Trong trường hợp các nguồn vốn nội tại của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu
cầu (ngắn và dài hạn) thì doanh nghiệp cần vay vốn từ bên ngoài. Ngân hàng là nơi lí
tưởng để thỏa mãn nhu cầu thiếu vốn đó của doanh nghiệp.Tín dụng ngân hàng là công
cụ tài trợ có hiệu quả cho nền kinh tế.Trong nguồn vốn của doanh nghiệp tham gia hoạt


động sản xuất kinh doanh bao gồm vốn tự có và vốn từ bên ngoài như ngân hàng,
doanh nghiệp khác... Song tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ có hiệu quả hơn cả bởi
vì nó thoả mãn nhu cầu về số lượng và thời hạn đồng thời chi phí sử dụng vốn tín dụng
ngân hàng thấp hơn các chi phí từ chủ thể khác.
Khi doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn là thuê vận hành, thì đây chính là
công cụ tài chính hữu hiệu giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các chi tiêu tài chính.
Thuê vận hành tài sản còn mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế về công nghệ,
thuế, chi phí quản lý... Khi thuê vận hành tài sản, bên đi thuê chỉ phải trả trước vốn đầu
tư ở mức thấp, các khoản thuế và phí liên quan đến thiết bị sẽ được tính gộp vào tiền
thuê và trả dần trong suốt thời gian thuê.
Với những lợi ích mà nguồn tài trợ ngắn hạn mang lại cho doanh nghiệp thì không có lí
do gì mà doanh nghiệp lại không sử dụng nó để làm lợi cho mình. Khi biết kết hợp và
sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ ngắn hạn trên thì không những doanh nghiệp có thể
tổ chức huy động vốn cho đầu tư và kinh doanh với chi phí thấp mà còn sử dụng chúng
hiệu quả, tiết kiệm.Từ đó đưa hoạt động của doanh nghiệp đi lên, giành được lợi thế
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

4. Các nguồn tài trợ ngắn hạn
4.1. Các khoản nợ tích lũy (nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn)
* Trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do nhiều
nguyên nhân, luôn nảy sinh những khoản nợ phải trả có tính chất chu kỳ. Những khoản
nợ này còn gọi là nợ tích luỹ, chúng phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh
doanh.Khi các khoản nợ này chưa đến kỳ hạn thanh toán thì các doanh nghiệp có thể
sử dụng tạm thời vào các hoạt động kinh doanh của mình.
Những khoản này thường bao gồm:


- Tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động, nhưng chưa đến kỳ trả. Thông
thường, tiền lương hay tiền công của người lao động trong các doanh nghiệp chi trả
hàng tháng thành 2 kỳ: kỳ tạm ứng thường diễn ra vào giữa tháng, và kỳ thanh toán vào
đầu tháng sau. Giữa 2 kỳ trả lương sẽ phát sinh những khoản nợ lương trong kỳ.
- Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp. Các khoản thuế phải nộp
hàng tháng như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp năm trước nộp vào
đầu năm sau, khi mà quyết toán được duyệt.v.v...
- Ngoài những khoản nợ có tính chất thường xuyên trên đây, còn có những khoản phát
sinh cũng mang tính chất như một nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tận dụng trước nhưng
không phải trả chi phí, là những khoản tiền tạm ứng trước của khách hàng, số tiền này
nhiều hay ít tuỳ từng trường hợp vào tính chất quan trọng của sản phẩm hàng hoá đó, tình hình
cung cầu trên thị trường, khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, yêu cầu và
điều kiện thanh toán của đôi bên.
* Ưu điểm nổi bật của nguồn vốn này là: Việc sử dụng nguồn vốn này khá dễ dàng
(nguồn vốn tự động phát sinh), và không phải trả tiền lãi như sử dụng nợ vay.Đặc biệt,
nếu doanh nghiệp xác định chính xác được quy mô chiếm dùng thường xuyên (còn
được gọi là nợ định mức) thì doanh nghiệp có thể giảm bớt được nhu cầu huy động các
nguồn vốn dài hạn từ bên ngoài, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Tuy nhiên, nguồn tài trợ này có hạn chế là thời gian sử dụng thường ngắn, quy mô
nguồn vốn chiếm dụng thường không lớn.

Tạo tính thanh khoản cao cho hàng hóa: Tính thanh khoản cao của hàng hóa, dự án là
điều luôn mơ ước của các doanh nghiệp. Công ty nên thực hiện “cuốn chiếu” các dự
án, làm tới đâu bán hết tới đó nhằm tạo tính thanh khoản cho các dự án để lấy vốn tiếp
tục tái đầu tư.
Bán tài sản: Công ty có thể bán một số tài sản mà công ty đang sở hữu như: nhà đất, xe
hơi, chứng khoán, vàng bạc đá quý… Những nguồn này cũng mang lại cho doanh
nghiệp một nguồn vốn không hề nhỏ để duy trì sản xuất và tiếp tục sinh lời trong các
dự án tiếp theo.
Thu nợ càng nhiều càng tốt: Nợ nần là điều luôn tồn đọng trong các doanh nghiệp.
Chắc chắn rằng các khoản nợ của công ty phải được thu về ở mức cao nhất và trong
thời hạn ngắn nhất. Vì khi vốn không tập trung mà phân tán ở mỗi khách hàng một ít là
điều không hề có lợi cho doanh nghiệp.
3.2.


Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị tài chính của Công ty Cổ phần Bibica

Công việc quản lý tài chính sẽ giúp giám đốc điều hành hoạch định chiến lược tài
chính ngắn hạn và dài hạn của công ty dựa trên sự đánh giá tổng quát, cũng như từng
khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của công
ty, bao gồm: chiến lược tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường
chứng khoán, xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của công
ty, mở rộng hay thu hẹp sản xuất... Thông qua đó đánh giá và đoán có hiệu quả các
dự án đầu tư, các hoạt động liên doanh liên kết, phát hiện âm mưu thôn tính công ty
của các đối thủ cạnh tranh, đề xuất phương án chia tách hay sát nhập… Việc nâng cao
hiệu quả hoạt động quản trị tài chính là một việc làm cần thiết. Cụ thể như sau:
Bộ phận quản lý tài chính hàng ngày dựa vào các báo cáo kế toán, báo cáo doanh thu,
chi phí, báo cáo nhân sự và tiền lương... do các bộ phận kế toán tài chính, kế toán quản
trị, thống kê cung cấp, kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại,
tổng, hợp, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty, so sánh kết quả phân


loại của kỳ này với kỳ trước của công ty với các với các công ty lớn khác trong lĩnh
vực sản xuất bánh kẹo. Từ đó, bộ phận quản trị tài chính có thể chỉ ra những mặt mạnh
cũng như những thiếu sót của công ty trong từng thời kỳ hoạt động.
Quản lý tài chính trong công ty phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn
vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời kỳ.
Quản lý tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối
với công ty, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ công ty và các cổ đông, vừa đảm bảo
được lợi ích hợp pháp cho nhân viên; xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối
này là nguồn quan trọng cho phép công ty mở rộng sản xuất kinh doanh hay đầu tư
vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho công ty có mức
độ tăng trưởng cao và bền vững.
Quản lý tài chính trong công ty còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản

trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.
3.3.

Tăng khả năng tiếp cận vốn với các nhà cung cấp và ngân hàng

Nguồn tài trợ ngắn hạn của công ty cổ phần Bibica chủ yếu là từ hai kênh là tín dụng
thương mại và tín dụng ngân hàng. Vì vậy việc tăng khả năng tiếp cận hai kênh này
một việc làm cần thiết. Cụ thể như:
+ Đa dạng hóa nhà cung cấp. Việc tìm nhiều nguồn hàng từ các nhà cung cấp khác
nhau sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn, có thể hưởng lợi từ việc giá cả cạnh
tranh. Tuy nhiên cũng cần chú trọng đến những nhà cung cấp quan trọng, chủ yếu của
công ty. Ưu tiên thanh toán tiền hàng cho những đối tác này trước trong những trường
hợp công ty có thể thanh khoản. Điều này giúp cho doanh nghiệp tạo chữ tín trong kinh
doanh. Nếu xảy ra tình huống cấp bách, doanh nghiệp có thể gia hạn thanh toán với đối
tác dễ dàng hơn.


+ Đối với ngân hàng: Hiện nay có rất nhiều ngân hàng thương mại, việc tiếp cận vốn
của công ty từ kênh tín dụng ngân hàng nên đa dạng hóa. Đặc biệt cần có sự tìm hiểu,
so sánh chi phí lãi vay, điều kiện cho vay, thời hạn thanh toán,… giữa các ngân hàng để
tìm được đối tác ngân hàng chiến lược cho công ty. Thêm vào đó, công ty cần chủ động
trong việc xây dựng dự án, cách đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công
nghệ và con người. Đặc biệt là cần minh bạch vấn đề tài chính để sử dụng nguồn
lực hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí, rủi ro. Từ đó, sẽ tạo “niềm tin” để ngân hàng rót
vốn cho công ty.
ĐỀ TÀI: Thực trạng quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại DN

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh thành phố Thái Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng quản lý biến động đất đai tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng quản trị kho hàng tại công ty cổ phần acecook việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm sợi tại Công ty Cổ phần dệt Vĩnh Phú Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng của việc quản trị nguồn tài trợ dài hạn tại công ty cổ phần FPT Luận văn Kinh tế 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top