Stilleman

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương i
lí luận chung về hoạt động
hướng dẫn du lịch trong kinh doanh lữ hành
1. Khái quát chung về hoạt động hướng dẫn du lịch và vai trò của hướng dẫn viên
Hiện tượng du lịch đã xuất hiện từ rất lâu và được phát triển nhanh chóng.ở thời cổ đại, hiện tượng du lịch dễ nhận biết là du lịch tôn giáo hành hương đến các thánh địa, chùa chiền, đến các nhà thờ Kitô giáo... Đến thời trung đại xuất hiện thêm hình thức du lịch công vụ, du lịch thăm quan với các cuộc công du của các hầu tước, bá tước của các kỵ sỹ đi từ lãnh địa này sang lãnh địa khác, của các thương nhân đi tìm con đường tơ lụa, hồ tiêu.. bước sang thời cận đại những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đã giúp con người sản xuất được máy hơi nước, ô tô, tàu hoả. Tốc độ vận chuyển nhờ đó tăng vọt. dòng thác du lịch phát triển nhanh chóng nhưng đại bộ phận những người đi du lịch là các nhà tư bản, các nhà giàu. số đông quần chúng không có điều kiện đi du lịch. Vào thời kỳ hiện đại đặc biệt từ thập kỷ 60 trở lại đây khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 đem lại những thành quả to lớn thì cũng là lúc du lịch bùng nổ trên phạm vi toàn thế giới.
Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng pháp : “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Tourist” là người dạo chơi. để hiểu rõ hơn hiện tượng này ta có thể xem xét định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới về hoạt động du lịch: “hoạt động du lịch bao gồm mọi hoạt động của một cá nhân đi đến và lưu lại tại những điểm ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong thời gian không quá 12 tháng với mục đích nghỉ ngơi công vụ và những mục đích khác”.
Như vậy hoạt động du lịch chỉ bao gồm những hoạt động của du khách ở ngoài nơi ở, làm việc thường xuyên của họ. nó bao gồm hoạt động vận chuyển bởi vì trong mọi trường hợp đi du lịch đều có sự tham gia của hình thức giao thông nào đó và hoạt động du lịch cũng chính là hoạt độngcủa các cơ sở vật chất khác nhằm thoả mãn các nhu cầu được khơi dậy trong quá trình du lịch của khách.
Khác hơn một chút so với hoạt động du lịch, hoạt động lữ hành nghĩa là việc thực hiện 1 chuyến đi từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ phương tiện nào vì bất kỳ lí do gì có hay không trở về lúc xuất phát ban đầu. Tuy nhiên ta cũng có thể tiếp cận hoạt động lữ hành dưới 2 góc độ : rộng và hẹp.
Hiểu theo nghĩa rộng : hoạt động lữ hành bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người cũng như hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Với cách tiếp cận này thì hoạt động du lịch có bao hàm các yếu tố lữ hành nhưng không phải tất cả hoạt động lữ hành là du lịch. Tại các nước phát triển đặc biệt là các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ lữ hành và du lịch được hiểu một cách tương tự vì thế người ta có thể dùng thuật ngữ lữ hành du lịch để ám chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác có liên quan tới các chuyến đi vói mục đích du lịch. Hiểu theo phạm vi hẹp hơn để phân biệt hoạt động kinh doanh du lịch trọn gói với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như : khách sạn, vui chơi giải trí.. người ta giới hạn hoạt động lữ hành chỉ bao gồm hoạt động tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là 2 định nghĩa của tổng cục du lịch Việt Nam về hoạt động lữ hành như sau:
Kinh doanh lữ hành ( tour operation business) là việc thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch này một cách gián tiếp hay trực tiếp thông qua các trung gian hay các văn phòng đại diện, tổ chức các mạng lưới lữ hành kinh doanh đại lí lữ hành là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng kí nơi lưu trú, vận chuyển hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành cung cấp thông tin và tư vấn cho khách du lịch nhằm hưởng hoa hồng.
1.1. khái quát về hoạt động hướng dẫn du lịch
trong lịch sử ra đời tồn tại và phát triển của du lịch buổi ban đầu, hướng dẫn du lịch chưa hình thành đồng thời. Khách du lịch chủ yếu tự tìm hiểu thoả mãn những nhu cầu của chuyến đi theo mục tiêu đã định. Sau đó thường là tại các điểm du lịch những người địa phương đảm nhiệm vai trò giới thiệu cho khách từ những hiểu biết của mình. Cùng thời gian, dòng khách lớn lên kéo theo sự đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Hoạt động hướng dẫn du lịch cũng ra đời ngày càng có vị trí quan trọng và cần thiết trong kinh doanh du lịch nói chung. Hoạt động này từ chỗ là hoạt động kết hợp ở những chủ dịch vụ, những nhà khoa học và những người có hiểu biết cụ thể về một hay nhiều lĩnh vực nhất định về một hay nhiều đối tượng tham quan tại điểm du lịch nhất định được thuê mướn đến chỗ trở thành hoạt động đặc trưng của ngành du lịch. Hướng dẫn du lịch ra đời đòi hỏi khách quan đòi hỏi nghề nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu hiểu biết của du khách. Thông thường hướng dẫn du lịch để thoả mãn nhu cầu nhủ yếu của khách du lịch, mà vì những nhu cầu đó họ sử dụng thời gian rãnh rỗi và tiền bạc cho nó. Hoạt động hướng dẫn du lịch nó còn góp phần quan trọng vào kinh doanh du lịch nói chung. Thông qua hoạt động hướng dẫn, các dịch vụ du lịch cơ bản như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển được thực hiện chu đáo hơn, phong phú hơn do có sự phối hợp của hướng dẫn viên. Những nhu cầu của khách du lịch về các dịch vụ này thường được đáp ứng một cách chính xác, nhanh chóng, đầy đủ hơn. Ngoài ra từ hoạt động hướng dẫn du lịch, khách du lịch cũng góp phần làm cho các dịch vụ bổ xung thêm sôi động. Bởi lẽ qua các hướng dẫn viên du lịch các cơ sở kinh doanh du lịch sẽ nắm bắt thị hiếu, tâm lí, đặc tính và cả trạng thái sức khoẻ... của khách du lịch để kịp thời có những điều chỉnh đáp ứng tốt hơn cho khách và do đó dịch vụ du lịch sẽ phát triển và doanh thu cao hơn.
các tổ chức kinh doanh du lịch hiện nay nói chung đều có hoạt động hướng dẫn du lịch. Các tổ chức kinh doanh lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa càng cần thiết có hoạt động hướng dẫn du lịch. Việc thiết kế tours, quảng cáo, tiếp thị, môi giới trung gian, phải ngắn với yêu cầu hướng dẫn du lịch. Vì hoạt động hướng dẫn du lịch được thực hiện tốt hay không sẽ góp phần rất cơ bản vào việc bán tour, vào kinh doanh du lịch tại các tổ chức này và nói chung vào hoạt động du lịch.
Hoạt động hướng dẫn du lịch không chỉ thoả mãn những nhu cầu của khách du lịch theo mục đích của chuyến du lịch của loại hình du lịch họ lựa chọn, của những đối tượng mà họ cần tìm hiểu, cần sử dụng mà còn góp phần giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình du lịch của họ. Có rất nhiều vấn dề và nhiều tình huống khác nhau xảy ra trong qúa trình thực hiện các chuyến du lịch của khách tại nơi làm thủ tục xuất nhập cảnh, nơi lưu trú, nơi nghỉ dưỡng, trên phương tiện vận chuyển qua các vùng, điểm du lịch ... mà khách du lịch cần tới hoạt động hướng dẫn giúp khách. Và cũng chính từ đòi hỏi đó vốn ngày càng trở nên quen thuộc trong du lịch, hoạt động hướng dẫn du lich ngày càng vị trí không thể thiếu trong toàn bộ hoạt động kinh doanh du lịch.
Tóm lại hoạt động hướng dẫn ra đời sau quá trình tham quan du lịch trong lịch sử của ngành nhưng đã có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch. Hoạt động hướng dẫn du lịch luôn là một loại dịch vụ rất cơ bản và là dịch vụ đặc trưng của du lịch. Hoạt động hướng dẫn du lịch là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của du lịch và góp phần to lớn vào doanh thu từ du lịch.
Ngày nay trình độ dân trí của người dân trên thế giới không ngừng tăng lên. Văn hoá đã và đang chuyển thành mục đích chủ yếu của các cuộc hành trình du lịch. Điều này cho thấy hoath động hướng dẫn thực sự cần thiết, nó làm tăng giá trị tài nguyên để thu hút khách và hơn nữa để du khách hiểu biết sâu sắc về truyền thống lịch sử. Thực chất hướng dẫn du lịch là hoạt động của các tổ chức thông qua giải quyết toàn bộ những vấn đề phát sinh trong quá trình đi du lịch nhằm thực hiện các mong muốn nguyện vọng của họ theo một chương trình du lịch cá nhân tự chọn hay theo chương trình du lịch đã được định trước trên cơ sở thoả thuận hợp đồng dã được ký kết.
Như vậy, có thể nói gần như toàn bộ nội dung của công tác hướng dẫn du lịch trực tiếp thực hiện và

Chương i 1
lí luận chung về hoạt động 1
hướng dẫn du lịch trong kinh doanh lữ hành 1
1. Khái quát chung về hoạt động hướng dẫn du lịch và vai trò của hướng dẫn viên 1
1.1. khái quát về hoạt động hướng dẫn du lịch 2
1.2. Khái niệm,chức năng và nhiêm vụ của hướng dẫn viên. 5
1.2.1 khái niệm hướng dẫn viên. 5
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của hướng dẫn viên. 6
1.3. Vai trò của hướng dẫn viên trong kinh doanh du lịch. 7
2. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. 8
2.1. những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động hướng dẫn du lịch. 8
2.2. Quy trình công tác của hướng dẫn viên. 9
2.3. Quy trình thuyết minh . 15
2.3.1.Phương pháp hướng dẫn xem xét đối tượng tham quan. 15
2.3.2. Yêu cầu bài thuyết minh : 17
2.3.3. Cấu trúc bài thuyết minh. 17
2.3.4. Phương pháp thuyết minh : 18
Chương II 20
Thực trạng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại trung tâm vận chuyển du lịch và lữ hành quốc tế hạ long- ttc 20
1. Khái quát chung về Hạ Long TTC. 20
1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của trung tâm. 20
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm. 20
1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý, tổ chức doanh nghệp. 21
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 24
2. Tình hình điều hành hướng dẫn du lịch tại trung tÂm. 26
2.1. Tình hình chung về công tác hướng dẫn du lịch trong cả nước. 26
Du lịch quốc tế 26
Du lịch nội địa 27
2.2. Tình hình công tác hướng dẫn khách ở Trung tâm Hạ Long-TTC. 2.2.1. Thực trạng về đội ngũ hướng dẫn viên tại Trung tâm. 27
2.2.2. Thực trạng công tác điều hành tour tại Trung tâm Hạ Long-TTC. 28
Phiếu đIều tour 31
3. Nhận xét, đánh giá về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại trung tâm Hạ Long – TTC: 3.1. Những thuận lợi và khó khăn: * Thuận lợi: 36
3.2. Ưu nhược điểm. 37
Chương 3. 38
Một số đề xuất nhằm hoàn thiện nghiệp vụ hướng dẫn du lịch để nâng câo hiệu quả sản xuất kinh doanh tại hạ long-ttc 38
1. Những căn cứ của đề xuất nhằm hoàn thiện nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại Hạ Long –TTC. 38
1.1.Xu hướng phát triển của thị trường du lịch Việt Nam. 38
1.2. Phương hướng phát triển kinh doanh dịch vụ của Hạ Long-TTC. 40
1.2.1.Định hướng kinh doanh dịch vụ năm 2001 của Hạ Long - TTC. 40
1.2.2. Phương hướng nâng cao nghiệp vụ hướng dẫn tại Hạ Long -TTC. 40
2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại Hạ Long-TTC. 41
2.1.Đối với cơ quan hữu quan: 41
2.1.1.Hoàn thiện công tác quản lý hướng dẫn viên: 41
2.1.2. Vấn đề đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên. 43
2.1.3. Vấn đề xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên . 43
2.1.4. Tổng cục du lịch phối hợp với Bộ công an xây dựng đội cảnh sát du lịch. 44
2.1.5. Hàng năm tổng cục du lịch nên tổ chức các cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch. 44
2.2 Đối với trung tâm Hạ Long-TTC. 44
2.2.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức. 44
2.2.2 Đào tạo bồi dưỡng xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên của Trung tâm. 45
2.3. Hoàn thiện công tác hướng dẫn du lịch của Trung tâm. 49


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top