daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế nhà nước nắm những ngành, những lĩnh vực then chốt; là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Nhưng hiện nay, trong thực tế khu vực doanh nghiệp nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của Kinh tế nhà nước vẫn hoạt động kém hiệu quả, chỉ khoảng 20% số doanh nghiệp nhà nước thực sự có lãi. Vì vậy làm thế nào để doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội nói riêng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội để “xây dựng Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vị trí là trung tâm của cả nước, đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.
Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn đề tài luận văn thạc sỹ "Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp”.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam đề tài về doanh nghiệp nhà nước nói chung đã được nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình được công bố, các kết quả nghiên cứu có tác dụng nhất định đối với thực tiễn đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước như:
- "Đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam" của Viện sĩ Võ Đại Lược
- "Điều hành doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường" của Phạm Thanh Hải.
- "Vai trò của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế nhiều thành phần" của PTS Nguyễn Thị Thanh Hà.
- “Cải cách doanh nghiệp nhà nước thực tiễn ở Việt Nam và kinh nghiệm thế giới” của Phan Văn Tiệm, Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Văn Huy
- “Cải cách doanh nghiệp nhà nước so sánh với Việt Nam” của Viện sĩ Võ Đại Lược...
Ngoài ra, còn nhiều bài viết về doanh nghiệp nhà nước của nhiều tác giả đăng trên các tạp chí Trung ương và chuyên ngành. Các bài viết đã đề cập đến vấn đề bức xúc nhất trong thời gian gần đây của tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước như: Đổi mới tổ chức quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, những lực cản cơ bản của tiến trình cổ phần hoá, về lao động dôi dư, xử lý công nợ, xác định giá trị doanh nghiệp trong cải cách doanh nghiệp nhà nước...
Nhưng những vấn đề thuộc về doanh nghiệp nhà nước địa phương ở các tỉnh thành thì chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và cơ bản. Mà đây là lĩnh vực nghiên cứu phức tạp và có khó khăn nhất định. Vì vậy, tui quyết định chọn đề tài nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích môi trường kinh tế tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội trong 10 năm qua (1992 - 2002).
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất những phương hướng, giải pháp đặc biệt là vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội; đồng thời nêu lên một số kiến nghị đề xuất với Trung ương để thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thủ đô Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là thực trạng và các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của:
+ Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội thuộc lĩnh vực công ích.
+ Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội thuộc lĩnh vực sản xuất - kinh doanh.
Tuy nhiên do khả năng và thời gian có hạn, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào một số lĩnh vực: công nghiệp dệt, cơ khí, ngành da - giầy và một số lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp công ích... và đề tài được nghiên cứu chủ yếu giai đoạn từ 1992 đến tháng 8 năm 2002.
5. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng các phương pháp chung của kinh tế chính trị: là các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh ... kết hợp với các bảng biểu minh hoạ làm rõ mục đích yêu cầu của luận văn.

6. Một số đóng góp của luận văn
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước; phân tích đặc điểm thực trạng và những vấn đề cần giải quyết của khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Thành phố Hà Nội, luận văn sẽ đóng góp:
- Góp phần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm đưa ra giải pháp đồng bộ để thúc đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội, từ đó có thể vận dụng cho các địa phương khác.
- Làm tài liệu để giảng dạy và học tập cho sinh viên phần kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa ở nhà trường.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Doanh nghiệp nhà nước và đặc điển của doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp để phát triển doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG Ở HÀ NỘI
1.1. Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của nó trong nền kinh tế nước ta
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước: Hiện nay tiêu thức cụ thể để phân loại và nhận biết về doanh nghiệp nhà nước ở nhiều nước trên thế giới còn rất khác nhau:
Liên Hợp quốc quan niệm: doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp do Nhà nước nắm toàn bộ hay một phần vốn tại doanh nghiệp và Nhà nước có quyền kiểm soát tới một mức độ nhất định quá trình đưa ra những quyết sách của doanh nghiệp.
Ngân hàng thế giới: doanh nghiệp nhà nước như là một thực thể kinh tế thuộc sở hữu hay thuộc quyền kiểm soát của Nhà nước mà phần lớn thu nhập của họ được tạo ra thông qua việc bán hàng hoá và dịch vụ.
Ở Pháp, doanh nghiệp nhà nước được xác định là những doanh nghiệp thoả mãn đủ 3 điều kiện: Thứ nhất: tính công hữu của quyền sở hữu doanh nghiệp, nhờ đó có thể xác định được địa vị lãnh đạo của Nhà nước đối với doanh nghiệp; thứ hai: có địa vị pháp nhân độc lập, nghĩa là nó có địa vị pháp lý như các doanh nghiệp pháp nhân khác trong cùng hoạt động kinh tế; thứ ba, là tổ chức kinh tế có hạch toán lỗ lãi chứ không phải là đơn vị hành chính sự nghiệp của Chính phủ.
Các nước khác như Phần Lan, Thuỵ Điển, Brazin, Tây Ban Nha, Australia... đều xác định các doanh nghiệp trong đó Nhà nước chiếm trên 50% vốn là doanh nghiệp nhà nước [33, tr8-9]
Nhưng có một số nước xác định tỷ lệ này thấp hơn, ví dụ Hàn Quốc : 10%; Italia: 25%; Malaysia: 20%; Ấn Độ xác định: tất cả các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong các ngành công nông nghiệp và dịch vụ tính giá thành được do Chính phủ là người chủ sở hữu chủ yếu đều thuộc doanh nghiệp nhà nước, hay còn gọi là xí nghiệp công doanh. Chính phủ bao gồm cả Chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương [33, tr9].
Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy những tiêu chí tiêu biểu trong các định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước do các nước, các tổ chức đưa ra, đó là:
- Chính phủ là cổ đông chính trong doanh nghiệp hay có thể kiểm soát những chính sách chung của doanh nghiệp và bổ nhiệm hay bãi chức ban quản lý doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất hay bán hàng hoá và dịch vụ cho công chúng, hay cho các doanh nghiệp khác.
- Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy các tiêu chí cụ thể để nhận biết, phân biệt doanh nghiệp nhà nước trên thế giới còn khác nhau, ví dụ như theo tiêu chí về quyền sở hữu của Nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước.
Ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp nhà nước được đề cập từ Đại hội giữa nhiệm kỳ khoá VII (1-1994), nó được hoàn thiện và sử dụng thống nhất từ khi Luật Doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua, ban hành ngày 20-4-1995.
Quan niệm về doanh nghiệp nhà nước được quy định trong Điều 1 - Luật Doanh nghiệp nhà nước như sau:
- “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.
- Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý.
- Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam.” [42,5-6]
Tóm lại, những quan niệm trên ít nhiều có sự khác nhau, tuỳ theo sự nhấn mạnh một số tiêu chí nhất định, nước này thì xem đó là doanh nghiệp nhà nước, nước khác lại xem đó là doanh nghiệp tư nhân. Thậm chí ngay trong một nước cũng có những quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến có sự đánh giá khác nhau về vị trí, vai trò, hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, cần xác định rõ tiêu chí về doanh nghiệp nhà nước để có sự đánh giá thống nhất cũng như có cơ chế quản lý phù hợp với điều kiện nước ta.
Gắn với thực tiễn Việt Nam, chúng ta thấy xác định là doanh nghiệp nhà nước cần hội đủ một số tiêu chí sau: mức độ sở hữu của Nhà nước về vốn tại doanh nghiệp, khả năng thực hiện quyền sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp, tính chất, hoạt động và địa vị pháp lý của doanh nghiệp.
Về mức độ sở hữu của Nhà nước về vốn tại doanh nghiệp không nhất thiết phải là 1 tỷ lệ cố định là lớn hơn 50% tổng số vốn của doanh nghiệp, mà là một tỷ lệ có thể nhỏ hơn 50% tuỳ từng trường hợp, từng thời điểm cụ thể, đủ để Nhà nước nắm giữ tỷ lệ vốn cổ phần chi phối doanh nghiệp đó, bảo đảm cho Nhà nước có vai trò quyết định khi thông qua các quyết sách quan trọng của doanh nghiệp.
Còn trong các doanh nghiệp mà cổ đông tư nhân nắm nhiều cổ phần có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp đến mức Nhà nước không còn khả năng kiểm soát các quyết định quan trọng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó không còn là doanh nghiệp nhà nước.
Về tính chất hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là sản xuất - kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hạch toán lỗ lãi. Điều này phân biệt doanh nghiệp nhà nước với cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà nước.
Về địa vị pháp lý, doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân độc lập, điều này khẳng định quyền và nghĩa vụ dân sự mà doanh nghiệp tham gia các quan hệ pháp lý, khả năng tự chủ về vốn, có tên giao dịch, con dấu riêng và nơi đặt trụ sở chính.
Do đó, để có thể kết luận một doanh nghiệp có phải là doanh nghiệp nhà nước hay không phải dựa vào những tiêu chí cơ bản, chứ không thể chỉ dựa vào một trong các tiêu chí đó.
* Phân loại doanh nghiệp nhà nước: có nhiều cách phân loại doanh nghiệp nhà nước khác nhau.
- Xét theo cơ cấu sở hữu vốn nhà nước.



3.2.2. Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội.
3.2.2.1. Cổ p hần hoá doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội.
Trong cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một giải pháp ưu việt mang tính đột phá, giải quyết vấn đề cơ bản là quyền sở hữu doanh nghiệp, và do đó tạo ra một động lực giúp các doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần có tốc độ tăng trưởng một cách toàn diện.
Thực tế tại Hà Nội, với hơn 80 doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá, sau khi chuyển đổi đều phát triển tốt: về vốn hoạt động, thu nhập của người lao động, lợi nhuận, cổ tức... Nhưng tốc độ cổ phần hoá chỉ diễn ra khả quan trong năm 1998 và 1999, song năm 2000 và 2001 tốc độ cổ phần hoá diễn ra rất chậm chạp.
Ngoài lý do các doanh nghiệp làm ăn tốt, dễ thưc hiện cổ phần hoá đã được chọn để thực hiện trong các năm trước, theo ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp nhà nước thì nguyên nhân cơ bản làm chậm tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội vẫn là việc bán cổ phần, đánh giá doanh nghiệp, giải quyết công nợ, phân cấp phê duyệt phương án cổ phần hoá vẫn còn cứng nhắc ... Từ đó, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Hà Nội đưa ra một số đề nghị với Trung ương để khắc phục những tồn tại này như:
Việc bán cổ phiếu ưu đãi giảm giá cho người lao động không nên khống chế ở mức vốn nhà nước, không phân biệt lãnh đạo hay người lao động mà theo hướng có thời gian thâm niên công tác như nhau thì phần ưu đãi phải như nhau; hay việc xử lý các khoản nợ nên cho phép khoanh nợ giao cho công ty cổ phần theo dõi và sau đó, các cơ quan quản lý sẽ tiếp tục xử lý các khoản nợ này...
Nhìn chung những đề xuất kiến nghị với Trung ương của Ban Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp và cũng là những kiến nghị của địa phương khác, về cơ bản đã được Chính phủ giải quyết khá đồng bộ và dứt khoát, với các Nghị định và Thông tư hướng dẫn như Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần để thay thế Nghị định 44/1998/NĐ-CP ; Nghị định 41/2002 NĐ-CP ngày 11/4/2002 về chính sách đối với lao động; Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước; Thông tư 85/2002/TT -BTC ngày 9/9/2002 qui định rất cụ thể: hướng xử lý triệt để các khoản nợ...
Tuy nhiên, kết quả tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội trong giai đoạn mới (2002-2005) còn phụ thuộc lớn vào sự quyết tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội; Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Hà Nội, và các Sở, ban, ngành, các doanh nghiệp.
Do đó, để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội, Thành phố cần tập trung chú trọng một số công tác sau đây:
* Thứ nhất, về xác định đối tượng cổ phần hoá.
Khi thành lập danh sách các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hoá nhất thiết phải được tiến hành trên cơ sở quyết định 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ “về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước” đồng thời phải xem xét đến tình hình thực tế của doanh nghiệp nhà nước địa phương, đặc điểm cơ cấu kinh tế Thủ đô, hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của Thành phố. Danh sách các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hoá là một trong những cơ sở để xây dựng đề án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước của Thành phố giai đoạn (2002 - 2005). Do vậy, việc tiến hành phân loại doanh nghiệp phải được tiến hành khẩn trương hơn nữa.
Uỷ ban nhân dân giao cho các sở và các quận (huyện) có quản lý doanh nghiệp, lập danh sách các doanh nghiệp cần cổ phần hoá (trong đó qui định rõ thời hạn) do mình quản lý. Song không nên chạy theo số lượng, chỉ tiêu để báo cáo.
Trong dự thảo đề án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Hà Nội có 54 doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá và kế hoạch năm 2002 là cổ phần hoá 14 doanh nghiệp. Nhưng nếu xét theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước của Quyết định 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ thì con số này phải cao hơn rất nhiều. Đành rằng, cần có sự kết hợp hài hoà giữa tiêu chí do chính phủ đề ra và tình hình thực tế tại doanh nghiệp địa phương, nhưng cũng không nên dựa vào Nghị định 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành

Doanh nghiệp nhà nước địa phương ở Thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0
D thúc đẩy hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp Luận văn Sư phạm 0
D Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa ở các tỉnh miền Trung Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Luận văn Kinh tế 0
reul Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay Sinh viên chia sẻ 0
Y Vấn đề lao động, việc làm trong bối cảnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong ngành, cơ sở thực t Luận văn Kinh tế 0
M Một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 2007 - 2010 Luận văn Kinh tế 2
T Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
S Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả kinh doanh Đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh La Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top