daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP – TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ

Phạm Thị Thùy Trang*, Bùi Thị Thúy,
Nguyễn Thị Thu Thủy, Hoàng Trọng Hùng
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam
Tóm tắt: Dựa vào việc tiếp cận đa chiều trên kết quả phỏng vấn sâu với ban chủ nhiệm các khoa, phòng
của Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế, các doanh nghiệp (DN) đã liên kết và chưa liên kết với Trường
tại tỉnh Thừa Thiên Huế, bài báo phân tích thực trạng liên kết giữa Trường ĐH Kinh tế và các DN trên địa
bàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những khó khăn và thuận lợi của Trường ĐH Kinh tế trong việc liên
kết với các doanh nghiệp đã liên kết và các rào cản dẫn đến việc chưa liên kết của các DN với Trường. Từ
thực trạng trên, bài báo đã đề xuất 2 nhóm giải pháp chính, bao gồm: (1) nhóm nâng cao hoạt động liên
kết của Trường với các doanh nghiệp đã liên kết và (2) nhóm mở rộng các hình thức liên kết với các doanh
nghiệp chưa liên kết.
Từ khóa: liên kết, nhà trường, doanh nghiệp
1 Đặt vấn đề
Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trên thế giới và
được đánh giá là rất quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sinh viên được đào
tạo từ nhà trường (NT), đồng thời là nguồn nhân lực chất lượng đầu vào của doanh nghiệp
(DN). Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc phát triển
nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ bắt buộc và được sự quan tâm của ban lãnh
đạo các nhà trường cũng như các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Tổ chức Lao động quốc tế,
chưa đến 20% lực lượng lao động của Việt Nam được đào tạo chuyên môn và kỹ năng không
phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Doanh nghiệp cần người lao động có chất lượng cao, trong
khi đó số sinh viên ra trường lại chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của doanh nghiệp.
Đó là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp và nhà trường [6].
Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế đang ngày càng đổi mới phương pháp dạy và học, trên cơ
sở đáp ứng thực tế yêu cầu việc làm ngoài xã hội. Trường có chiến lược, định hướng giáo dục,
đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho sinh viên, kết hợp rèn luyện kỹ năng và thái độ để sinh
viên có thể đạt được khung năng lực chuẩn sau khi ra trường. Bên cạnh đó, Trường ĐH Kinh tế,
ĐH Huế còn tích cực mở rộng mối quan hệ hợp tác với các DN trên địa bàn Thừa Thiên Huế
nhằm tạo cơ hội cho các sinh viên được tham quan, thực tập, rèn luyện chuyên môn và có cái
nhìn thực tế rõ ràng, có chiều sâu. Tuy nhiên, để tìm được DN hợp tác bền chặt và sự giúp đỡ
tận tình với Trường lại là thách thức lớn và đang còn nhiều mặt hạn chế. Nhiều DN còn e ngại
việc cho sinh viên thực tập vì sợ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời gian
thực tập ngắn hạn cũng dẫn đến DN không thể hướng dẫn sinh viên được nhiều. Vì vậy, việc
tìm hiểu mối liên kết giữa Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế và DN một cách sâu sắc hơn là vấn đề
hết sức cần thiết. Việc làm này giúp tìm hiểu các khó khăn, rào cản trong hoạt động liên kết
giữa Nhà trường và các DN trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp cho hai
bên nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác này.
2 Tổng quan lý thuyết
2.1 Liên kết giữa trường ĐH và DN
Liên kết giữa trường ĐH và DN là phản ánh các mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn
nhau giữa trường ĐH và DN để hướng đến một mục đích chung nào đó. Tính hướng đích là
tiêu điểm, là cơ sở và động lực của mối liên kết hai bên [1].
2.2 Lợi ích của việc liên kết
Đối với các doanh nghiệp: Việc hợp tác giúp DN có thể tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều
sinh viên, có điều kiện để theo dõi, đánh giá tác phong làm việc cũng như kiến thức và năng lực
của sinh viên một cách chính xác nhất. Qua đó, doanh nghiệp có hướng tuyển dụng, lựa chọn
nhân sự phù hợp và góp phần quảng bá hình ảnh của mình [2]. Hơn nữa, việc liên kết này còn
hỗ trợ tuyển dụng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Hàng năm, các doanh nghiệp đều có nhu
cầu về tuyển dụng lao động, lao động thời vụ và việc liên kết với trường đại học sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong vấn đề này. Ngoài ra, việc liên kết với nhà trường giúp
DN tiếp cận những kết quả nghiên cứu hiện đại nhất, cập nhật nhất và có thể ứng dụng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình [2].
Đối với nhà trường: Việc hợp tác với DN mang lại lợi ích quan trọng đầu tiên là nguồn
tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, hoạt động đào tạo và công tác sinh viên nhờ việc mở rộng
mối quan hệ với các đối tác có uy tín. Sinh viên của nhà trường được cải tiến trải nghiệm học
tập qua các đợt thực tập tại DN hay tham quan DN. Kỹ năng và kiến thức của sinh viên tốt
nghiệp cũng được tăng cường qua các hoạt động hợp tác. Các hoạt động liên kết NT và DN như
tổ chức cho sinh viên (SV) tham quan DN, sinh viên được lựa chọn môi trường thực tập nghề
nghiệp uy tín của chương trình thực tập sinh cung cấp nhiều giá trị cho các sinh viên và chất
lượng chuyên môn và thực tế của sinh viên cũng được nâng cao hơn [5].
Thứ tư, DN tham gia các hoạt động khác cùng nhà trường: Ngoài các hoạt động trên, các
doanh nghiệp có thể đóng góp vào quá trình đào tạo sinh viên thông qua các hoạt động như
đóng góp vào quỹ khuyến học, trao học bổng, tham gia tài trợ các cuộc thi và sân chơi cho sinh
viên, cùng kết hợp nhà trường đánh giá sinh viên [1, 4].
Từ phía nhà trường
Cùng với cách hợp tác từ phía doanh nghiệp, nhà trường có thể thúc đẩy mối
quan hệ hợp tác thông qua các hoạt động như sau (Hình 2):
Thứ nhất, NT quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp: Nhà trường có thể đưa các thông tin
về doanh nghiệp tới sinh viên về cơ hội thực tập, thông tin tuyển dụng ứng viên,… [3, 4].
Thứ hai, NT hỗ trợ tuyển dụng nguồn nhân lực: Hàng năm, các doanh nghiệp đều có nhu
cầu về tuyển dụng lao động, lao động thời vụ. Vì vậy, nhà trường có thể hỗ trợ các doanh
nghiệp trong việc đưa thông tin đến sinh viên hay giới thiệu sinh viên vào làm việc, thực tập
tại các doanh nghiệp [4, 5].
Ngoài ra, NT có thể cung cấp thông tin và tài liệu về các chương trình đào tạo, gắn kết
đào tạo sinh viên theo yêu cầu của doanh nghiệp với chương trình đào tạo của nhà trường theo
các chuyên ngành; tạo điều kiện thuận tiện cho doanh nghiệp tiếp cận với các tài liệu nghiên
cứu về chuyên ngành cũng như cập nhật các xu hướng mới nhất về ngành trong khu vực và
trên thế giới, hợp tác nghiên cứu khoa học cùng doanh nghiệp [4].
nghiệp HBI: ”Ban giám hiệu nhà trường cũng như Ban chủ nhiệm Khoa nhiệt tình hỗ trợ tốt trong quá
trình làm việc.”
Một số doanh nghiệp cũng rất cởi mở, chia sẻ kinh nghiệm cho sinh viên khi có lời mời
của các khoa. Ví dụ, ngày 11/12/2018, khoa Tài chính – Ngân hàng đã tổ chức Seminar về Quản
lý thuế do bà Âu Thị Nguyệt Liên – Trưởng phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế (Cục
Thuế Thừa Thiên Huế) trình bày. Bà đã chia sẻ những định hướng nghề nghiệp cũng như
những yêu cầu, kỹ năng cần có trong lĩnh vực kế toán và thuế cho sinh viên. Từ đó, sinh viên
của Trường Đại học Kinh tế có thái độ học tập đúng đắn cũng như hiểu được yêu cầu thực tế từ
phía nhà tuyển dụng.
Mối quan hệ cá nhân: Một số giảng viên của các khoa có nhiều năm công tác nên thiết lập
được nhiều mối quan hệ với ban lãnh đạo các doanh nghiệp. Mối quan hệ thân thuộc cũng
được thiết lập với các cựu sinh viên. Theo thay mặt ban chủ nhiệm khoa QTKD: ”Việc thiết lập
mối quan hệ với doanh nghiệp, chủ yếu là từ các thầy cô đã có kinh nghiệm trong công tác làm việc, có uy
tín, tạo sự tin tưởng với doanh nghiệp, thông qua mối quan hệ cá nhân.”
4.3 Những khó khăn trong việc kết nối với các doanh nghiệp đã liên kết
Tài chính nhà trường
Mức thu học phí từ sinh viên khá thấp, các nguồn hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Nhà nước
cũng chưa nhiều nên các hoạt động liên kết chưa diễn ra sâu sắc và bền vững. Nguồn quỹ cho
hoạt động liên kết từ nhà trường chưa có nhiều, trong khi các hoạt động tổ chức hợp tác, sự
kiện để tăng cường mối quan hệ NT – DN luôn cần nhiều kinh phí. Điều này dẫn tới khó khăn
trong sự kết hợp, mở rộng mối quan hệ hợp tác hai bên.
Nguồn nhân lực giữa 2 bên
Về phía nhà trường, số lượng giảng viên trẻ còn nhiều, kinh nghiệm hợp tác với doanh
nghiệp còn hạn chế dẫn tới việc liên kết với DN cũng gặp không ít khó khăn. Đại diện BCN
khoa QTKD chia sẻ: “Đa phần đội ngũ giảng viên trong khoa còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên
chưa hiểu hết được tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và DN. Vì vậy, các hoạt
động liên kết NT – DN chưa được một số thầy cô giáo chưa chú trọng, đó là một trong những khó khăn
để tăng cường hoạt động liên kết giữa NT và DN.”
Về phía các doanh nghiệp, nguồn nhân sự của công ty vừa đủ đáp ứng nhu cầu công
việc. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì các nhân viên lúc nào cũng phải làm
việc áp lực, công việc nhiều, vì vậy khi NT cần hợp tác và tổ chức các sự kiện cho sinh viên thì
DN gặp khó khăn khi phân bổ nguồn lực để tham gia cùng. Chẳng hạn, thay mặt công ty Ames
chia sẻ: “Nhân viên đều có công việc của mình, không có nhiều thời gian để triển khai các hoạt động liên
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng nhằm phát triển kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hà Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại Công ty xây dựng số 4 Luận văn Kinh tế 0
G Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ cho nhà chung cư cao tầng tại chi nhánh Luận văn Kinh tế 0
P Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường Khoa học Tự nhiên 0
N Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại t Khoa học Tự nhiên 0
L Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản ở Công ty xây dựng số 4 Luận văn Kinh tế 0
B Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Công ty cổ phần May Lê Trực” Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty may ChiếnThắng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top