borain_2008

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
DANH MỤC BẢNG BIỂU
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG Ở CƠ QUAN BHXH HUYỆN CAO LỘC 3
1.1. Đặc điểm tình hình của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc 3
1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc 3
1.1.1.1. Đặc điểm huyện Cao Lộc 3
1.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển BHXH huyện Cao Lộc 3
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc. 4
1.1.2.1. Chức năng của BHXH huyện Cao Lộc. 4
1.1.2.2. Nhiệm vụ của BHXH huyện Cao Lộc. 5
1.1.2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc. 6
1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động của BHXH huyện Cao Lộc 8
1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện Cao Lộc. 8
1.2. Những thuận lợi, khó khăn. 8
1.2.1. Những thuận lợi. 8
1. 2.2. Những khó khăn. 9
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC 10
2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật 10
2.2. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc. 10
2.3. Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. 11
2.4. Tình hình thu, nộp BHXH. 11
2.5. Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động. 12
2.6. Công tác chi trả các chế độ cho người lao động. 12
2.7. Công tác quản lý tài chính quỹ BHXH. 14
2.8. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. 15
2.9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH. 15
2.10. Công tác tổ chức, quản lý hành chính và tuyên truyền 15
2.11. Công tác giám định y tế. 16
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 17
3.1. Nhận xét 17
3.1.1. Những mặt đạt được. 17
3.1.2. Những hạn chế 17
3.2. Kiến nghị 18

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN.

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THU BHXH 19
1.1. Một số vấn đề cơ bản về BHXH. 19
1.1.1. Khái niệm về BHXH. 19
1.1.2.1. Bản chất xã hội của BHXH. 19
1.1.2.2. Bản chất kinh tế của BHXH. 20
1.1.2.3. Bản chất chính trị, pháp lý. 20
1.1.3 Sự cần thiết khách quan của BHXH. 21
1.2. Một số lý luận cơ bản về thu BHXH. 21
1.2.1. khái niệm về thu BHXH. 21
1.2.2. Vai trò công tác thu BHXH. 22
1.2.3. Nội dung công tác thu BHXH 23
1.2.3.1. Đối tượng, căn cứ, cách thu BHXH. 23
1.2.3.2. Quy trình thu BHXH. 27
1.2.3.3. Tổ chức thu BHXH 27
1.2.3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH. 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN 31
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Cao Lộc. 31
2.2. Thực trạng công tác thu BHXH ở BHXH huyện Cao Lộc. 31
2.2.1. Đối tượng thu. 31
2.2.1.1. Người lao động. 31
2.2.1.2. Người sử dụng lao động. 33
2.2.2. cách và mức đóng BHXH ,BHYT. 35
2.2.2.1. cách đóng BHXH, BHYT. 35
2.2.2.2. Mức đóng BHXH, BHYT. 36
2.2.3. Quy trình thu. 37
2.2.4. Quản lý tổ chức thu 39
2.2.4.1. Phân cấp thu 39
2.2.4.2. Quản lý tiền thu 39
2.2.4.3. Thông tin, báo cáo 39
2.2.4.4. Kết quả thu 40
2.2.5. Thực trạng công tác lập và giao kế hoạch thu hàng năm. 42
2.3. Đánh giá chung. 42
2.3.1. Những mặt đạt được của BHXH huyện Cao Lộc. 42
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục. 43
2.3.3. Nguyên nhân 44
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ LÀM TĂNG NGUỒN THU BHCH HUYỆN CAO LỘC 45
3.1. Một số giải pháp nhằm tăng nguồn thu BHXH huyện Cao Lộc 45
3.1.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. 45
3.1.2. Tổ chức thực hiện 45
3.1.3. Tăng cường phối hợp với các ngành trong quá trình thực hiện. 46
3.1.4. Xây dựng nguồn nhân lực. 46
3.1.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác thu BHXH 47
3.1.6. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin. 48
3.2. Một số kiến nghị 48
3.2.1. Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật về BHXH 48
3.2.2. Tiến hành cải cách thủ tục hành chính. 49
3.2.3. Công nghệ thông tin. 49
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Sơ Đồ: sơ đồ tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc 6
Bảng 1.1: Số lao động tham gia BHXHBB (2007 - 2009). 10
Bảng 1.2: Tình hình thu, nộp BHXH ở BHXH huyện Cao Lộc năm (2007 – 2009) 11
Bảng 1.3: Tình hình chi trả chế độ BHXHBB của BHXH huyện Cao Lộc năm 2009 13
Bảng 1.4: Tình hình KCB ở BHXH huyện Cao Lộc năm 2009 16
Bảng 2.1. Số lao động tham gia BHXH ở huyện cao lộc (2007 – 2009) 32
Bảng 2.2: Số đơn vị tham gia BHXH, BHYT bắt buộc ở BHXH huyện Cao Lộc (2007 – 2009) 34
Bảng 2.3: Căn cứ thu BHXH, BHYT bắt buộc tại BHXH huyện Cao Lộc (2007 – 2009) 37
Bảng 2.4: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc ở BHXH huyện Cao Lộc(2007 – 2009). 40
Bảng 2.5: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc ở BHXH huyện Cao Lộc (2007 – 2009). 41
Bảng 2.6: Tình hình nợ đọng BHXH ở huyện Cao Lộc (2007 – 2009). 42

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHXHBB: Bảo hiểm xã hội bắt buộc
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHTN: Bảo hiểm tự nguyện
CNVC: Công nhân viên chức
CCVC: Công chức viên chức
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
HCSN: Hành chính sự nghiệp
KCB: Khám chữa bệnh
NSNN: Ngân sách Nhà nước
TE: Trẻ em
TBH: Thu bảo hiểm
TNLĐ – BNN: Tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động

LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng được các nước chú trọng và phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mình và pháp luật hóa trong hệ thống pháp luật của Nhà nước.
Đối với nước ta BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước được quy định trong Hiến pháp, trong các văn kiện của Đảng và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, nhằm mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, chết, gặp rủi ro và các khó khăn khác.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công bằng và phát triển xã hội một cách bền vững.
Với phương châm: “Học đi đôi với hành”, trường Đại học Lao động – Xã hội nhận thức thấy thực tập tốt nghiệp là khâu quan trọng của quá trình đào tạo, giúp sinh viên tiếp cận và liên hệ giữa kiến thức lý luận đã học ở trường với thực tiễn sinh động, đa dạng, phong phú. Vì vậy, trước khi tốt nghiệp với thời gian 12 tuần, Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh có thể làm quen với công việc, vận dụng những gì đã được học vào thực hành, đồng thời mở rộng tầm nhìn, hiểu biết thực tế.
Như chúng ta đã thấy, thu BHXH có vai trò quan trọng đặc biệt, không những có vai trò to lớn trong việc cân đối quỹ, thu BHXH còn đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH. Đặc biệt là sự tồn tại và phát triển của BHXH vận động theo cơ chế thị trường, không có sự bao cấp của ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực BHXH.
Nhận biết được tầm quan trọng của công tác thu Bảo hiểm xã hội nên trong quá trình tìm hiểu và thực tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Cao Lộc, với sự hướng dẫn của cô Đỗ Thùy Dung là giảng viên Khoa Bảo hiểm trực tiếp hướng dẫn, cùng các bạn và cô chú ở cơ quan BHXH huyện Cao Lộc giúp đỡ, em chọn cho mình chuyên đề “Thực trạng công tác thu BHXHBB ở BHXH Huyện Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn”.
Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp được chia làm hai phần chính:
Phần I: Tình hình thực hiện BHXH ở huyện Cao Lộc. Bao gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát đặc điểm, tình hình chung ở cơ quan BHXH huyện Cao Lộc.
Chương 2. Tình hình thực hiện BHXH ở huyện Cao Lộc.
Chương 3. Nhận xét và kiến nghị.
Phần II: Thực trạng công tác thu BHXH ở huyện Cao Lộc một số kiến nghị và giải pháp. Bao gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung.
Chương 2. Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Cao Lộc
Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị làm tăng nguồn thu BHXH huyện Cao Lộc.
Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành chuyên đề, do thời gian và nhận thức còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót, em rất mong thầy cô giúp đỡ, sửa sai giúp em hoàn thành tốt bài chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ LÀM TĂNG NGUỒN THU BHCH HUYỆN CAO LỘC

3.1. Một số giải pháp nhằm tăng nguồn thu BHXH huyện Cao Lộc
3.1.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền.
Với đặc điểm là một huyện miền núi, dân số chiếm đa phần là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hoá và nhận thức nói chung còn nhiều hạn chế. Nên việc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về các vấn đề BHXH đến từng người dân là rất quan trọng và cần thiết. Giúp mọi người hiểu sâu sắc, đúng đắn về mục đích của BHXH. Khi họ nhận thức rõ ràng về mục đích của BHXH, thấy rõ được quyền lợi thiết thực của mình, họ sẽ tự giác tham gia và coi việc tham gia BHXH là quyền lợi và trách nhiệm của mình đồng thời việc thay đổi thường xuyên của các chính sách, sự sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế nên cần thông tin kịp thời cho người tham gia để họ nắm vững và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chế độ chính sách cho các đối tượng.
Công tác thông tin tuyên truyền về BHXH cần thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh và truyền hình huyện, các xã, thị trấn, tuyên truyền tới các ban ngành đoàn thể ở huyện, xã, thị trấn bằng các hình thức như: panô, áp phích, khẩu hiệu, tờ rơi... phối hợp liên ngành tổ chức, cử cán bộ đến nói chuyện, giao lưu trực tiếp và giải đáp những thắc mắc của người lao động. Qua đó tác động đến nhận thức của cơ quan, đơn vị, tổ chức lao động nhằm góp phần mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Phối hợp với phòng văn hoá thông tin huyện tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nội dung của BHXH. Qua đó tăng cường thông tin hiểu biết cho người dân đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời góp phần tăng số lượng tham gia BHXH.
3.1.2. Tổ chức thực hiện
Cần tổ chức lại cơ cấu cán bộ, cơ cấu bộ máy, phân công theo lĩnh vực cụ thể đẩy mạnh đào tạo trình độ chuyên môn. Lập kế hoạch, chương trình làm việc cụ thể của từng bộ phận chuyên môn. Đề ra mục tiêu phấn đấu cho từng giai đoạn.
Đôn đốc hướng dẫn các đại lý thực hiện tốt công việc bàn giao, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cấp xã.
Bên cạnh đó cần có sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ngành, các cơ quan quản lý hành chính với cơ quan BHXH để giúp ngành BHXH thực hiện tốt nguyên tắc của công tác thu đó là: thu đúng, thu đủ, kịp thời, tránh tình trạng sảy ra thất thu tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
3.1.3. Tăng cường phối hợp với các ngành trong quá trình thực hiện.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành sẽ giúp ngành BHXH thực hiện tốt nguyên tắc của công tác thu đó là: thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, tránh tình trạng sảy ra thất thu. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Cần tăng cường hoạt động, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý hành chính và các cơ quan khác với nhau. Đồng thời cần phối hợp giữa việc điều tra dân số, lao động việc làm tại địa bàn huyện sẽ cung cấp thông tin cho BHXH huyện. Giúp BHXH nắm được một cách chính xác các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện cho việc theo dõi quản lý cũng như tăng cường mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Việc phối hợp của ngân hàng, kho bạc trong việc chuyển tiền thu và kiểm tra lại tổng quỹ lương xác minh chính xác số liệu của các đơn vị cung cấp, việc triển khai chế độ chính sách mới cần sự quan tâm của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân, phòng văn hoá thông tin huyện. Sự phối hợp của phòng Lao động- Thương binh- Xã hội huyện trong việc đối chiếu các đối tượng tăng giảm BHYT. Góp phần vào việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện, trong đó nghiệp vụ thu BHXH, BHYT thúc đẩy hoạt động của ngành BHXH có hiệu quả. Vì vậy chúng ta không ngừng đẩy mạnh việc thực hiện giải pháp này.
3.1.4. Xây dựng nguồn nhân lực.
Thường xuyên cử cán bộ đi tham gia các lớp tập huấn do Tỉnh tổ chức khi có sự thay đổi về các chế độ chính sách của BHXH.
Trẻ hóa đội ngũ cán bộ có trình độ, kiến thức chuyên môn. Phát huy phong trào thi đua giữa các cán bộ trong cơ quan. Cán bộ không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Xây dựng tác phong giao tiếp văn minh, lịch sự, có tinh thần thái độ phục vụ nhân dân đúng mực. Không gây phiền hà nhiễu sách.
Môi trường làm việc luôn xanh, sạch, đẹp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống tệ nạn xã hội trong đội ngũ cán bộ.
Các hoạt động đoàn thể, công đoàn cũng được quan tâm đúng mức và có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, công tác thể dục, thể thao, phong trào xây dựng cơ quan văn hóa cần được duy trì và phát huy để đạt kết quả tốt.
3.1.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác thu BHXH
Một trong những vấn đề nổi lên hiện nay của công tác thu BHXH đó là việc nợ đọng quỹ BHXH của các đơn vị. Nên để khắc phục tình trạng này cần có giải pháp thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu. Tăng cường thu nợ tồn đọng và hoàn thành chỉ tiêu do BHXH tỉnh giao cho. Cần gửi Công văn đến từng đơn vị để thông báo tình hình nợ đóng BHXH. Phối hợp với các cơ quan ban ngành như Ủy ban nhân dân huyện, phòng Lao động- Thương binh- Xã hội trong việc thực hiện công tác thu BHXH đồng thời có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm đôn đốc kiểm tra các đơn vị có tình trạng nợ đóng BHXH trong thời gian dài. BHXH cần tìm ra nguyên nhân vì sao các đơn vị để sảy ra tình trạng nợ đóng BHXH kéo dài từ đó có kiến nghị đối với các ban ngành khắc phục tình trạng trên. Riêng đối với các đơn vị cố tình trốn tránh nộp BHXHBB cho người lao động và các đơn vị cố tình chậm nộp BHXH, BHYT cần có biện pháp cứng rắn hơn đó là áp dụng các hình thức chế tài xử phạt hợp lý.
Thường xuyên cử cán bộ xuống cơ sở, đơn vị kiểm tra xem chủ sử dụng lao động đã thực hiện tốt Luật lao động hay chưa. Báo cáo kịp thời, đầy đủ số lao động tăng giảm theo định kỳ hay không, số liệu có đúng khớp giữa danh sách nộp cho cơ quan BHXH với số tăng thực thực tế tại đơn vị, trong đó việc thay đổi về tăng lương của người lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới mức thu BHXH. Vì vậy, trong quá trình kiểm tra cần xác định số lượng lao động tăng lương trong đơn vị, vì nó làm tổng quỹ lương tăng lên dẫn đến mức thu tăng. BHXH cần đôn đốc các đơn vị nộp BHXH, BHYT đầy đủ, đúng thời gian quy định, cán bộ thu cần có thái độ kiên quyết đối với các đơn vị nộp thiếu, nộp chậm. Có như vậy công tác thu mới tiến hành nhanh chóng đạt hiệu quả.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra cán bộ BHXH cần nắm vững tình hình và đưa ra nguyên nhân của tình trạng nợ đóng BHXH của các đơn vị có số nợ lớn kéo dài để từ đó tìm cách tháo gỡ khó khăn, nhằm giải quyết số nợ trong thời gian nhanh nhất. Đối với một số đơn vị cố tình trì hoãn việc đóng BHXH và đã gửi công văn thông báo nợ nhiều lần thì có thể áp dụng các chế tài xử phạt theo quy định. Nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng nợ kéo dài, từ đó góp phần tăng nguồn thu cho BHXH.
3.1.6. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất ngày càng được quan tâm vì thấy rõ lợi ích và tầm quan trọng của nó mang lại. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho việc quản lý và trao đổi thông tin giữa các thành viên được nhanh chóng, chính xác và dễ dàng hơn. Thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cán bộ giảm bớt được nhiều công việc, quản lý số liệu tốt hơn. Các cán bộ sử dụng thành thạo máy vi tính trong nghiệp cụ chuyên môn của mình sẽ đáp ứng nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao của ngành. Hơn nữa việc ứng dụng phần mềm còn giúp cán bộ thu hoàn thành báo cáo theo định kỳ một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó giúp BHXH tỉnh nắm rõ tình hình thực hiện công tác thu BHXH tại huyện thông qua đó có thể đưa ra phương hướng chỉ đạo phù hợp.
3.2. Một số kiến nghị
3.2.1. Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật về BHXH
Sự ra đời của Luật BHXH là đầu mốc quan trọng đánh dấu bước đầu sự hoàn thiện về văn bản pháp luật BHXH. Tuy nhiên, đang trong quá trình triển khai và thực hiện nên việc thẩm định, sửa đổi, bổ sung là việc không thể tránh khỏi nhằm ngày càng hoàn thiện hơn. Ngoài việc xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động BHXH nói chung để điều chỉnh các hành vi, các quan hệ liên quan trong quản lý và thực hiện chế độ, chính sách BHXH. Các nhà hoạch định BHXH cần nhận thấy những điểm chưa chặt chẽ, những điểm chưa rõ ràng trong chính sách để có những hướng dẫn cụ thể, để cơ quan BHXH hiểu và triển khai thực hiện.
Vấn đề đặt ra của nghiệp vụ thu BHXH hiện nay là các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn trốn đóng BHXH bằng cách kéo dài tình trạng ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hay tham gia BHXH không đủ số lượng thuộc đối tượng tham gia BHXHBB, hay đóng BHXH với mức thấp hơn mức tiền lương thực tế. Như việc đưa ra mức lương đóng BHXH thấp hơn mức lương ghi trong hợp đồng lao động. Việc chậm đóng hay trì hoãn, đối phó với cơ quan BHXH vẫn còn tồn tại. Mặc dù hiện nay đã có những quy định về chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm đó. Nhưng thực tế nó vẫn chưa đủ mạnh để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công tác thu BHXH. Vì vậy, kiến nghị đưa ra là cần có sự phối hợp thường xuyên của các cơ quan liên quan liên ngành trong việc phát hiện và xử lý vi phạm, từ đó có đề xuất với cấp trên về việc hoàn thiện các chế tài xử phạt. Đưa ra các hình thức xử lý vi phạm một cách nghiêm minh, hợp lý để các đơn vị tham gia BHXH thực hiện đúng quyền lợi và trách nhiệm của mình. Góp phần giảm bớt tình trạng vi phạm pháp luật BHXH từ đó làm tăng nguồn thu cho BHXH.
3.2.2. Tiến hành cải cách thủ tục hành chính.
Các thủ tục quy định về BHXH hiện nay còn nhiều điểm bất cập, rườm rà, chưa rõ ràng gây khó khăn cho người tham gia BHXH. Như việc làm các thủ tục giấy tờ hưởng chế độ ốm đau người lao động do không muốn làm nhiều thủ tục giấy tờ nên thường không hưởng chế độ này nếu ốm đau nhẹ. Việc này vừa ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động, vừa ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan BHXH, BHXH chưa thực hiện tốt vai trò của mình. Vì vậy, việc cải cách thủ tục hành chính cần nhanh chóng tiến hành, giảm bớt giấy tờ không cần thiết. Tránh gây khó khăn cho các đối tượng tham gia, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tham gia và thụ hưởng BHXH.
Các mẫu biểu thu BHXH cần được điều chỉnh thống nhất, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu để các đơn vị sử dụng lao động có thể đối chiếu với cơ quan BHXH, để có số liệu chính xác về quỹ lương và số lao động tham gia BHXH. Đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ thu BHXH nắm rõ các mẫu biểu thuận lợi trong quá trình thu và làm báo cáo gửi cấp trên.
3.2.3. Công nghệ thông tin.
Cơ quan BHXH cấn có ý kiến với lãnh đạo cấp trên tạo điều kiện cho cán bộ có trình độ nghiệp vụ còn hạn chế được thường xuyên tập huấn đào tạo ở mọi hình thức. Góp phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tin học nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

KẾT LUẬN

BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã và đang phát huy vai trò hết sức to lớn đối với người lao động, góp phần ổn định đời sống của hàng triệu người lao động và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro như ốm đau, bệnh tật, khó khăn trong cuộc sống.
Kể từ khi BHXH huyện Cao Lộc được thành lập đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, số đối tượng tham gia BHXH và số thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước. Việc quản lý, giải quyết chế độ BHXH đều được triển khai, thực hiện kịp thời, đúng điều lệ BHXH, cùng các văn bản quy định khác của BHXH Việt Nam, góp phần vào việc hoàn thiện kế hoạch chung của toàn ngành BHXH tỉnh Lạng Sơn và thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển. Phát huy được những ưu điểm đã đạt được khắc phục những mặt tồn tại trong công tác quản lý thu BHXH. BHXH huyện Cao Lộc cần có những giải pháp tích cực phù hợp với thực tiễn để mở rộng nguồn thu và hạn chế tối đa sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước.
BHXH huyện Cao Lộc đã góp phần ổn định Ngân sách Nhà nước, giảm gánh nặng cho Ngân sách, giúp Nhà nước tập trung vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giúp người lao động ổn định cuộc sống, an tâm lao động.
Cuối cùng em xin chân thành Thank các thầy cô giáo trong khoa Bảo hiểm - Trường Đại học Lao động – Xã hội đã truyền đạt cho em những kiến thức về chuyên ngành. Thank Các bác, các cô chú cơ quan BHXH huyện Cao Lộc giúp đỡ, đặc biệt Thank cô giáo Đỗ Thuỳ Dung đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top