daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

B. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................5
Chương 1: Khái quát về Ban Dân vận tỉnh ủy Thành Phố Cao Bằng............5
1.1.Chức năng ....................................................................................................................5
1.2.Nhiệm vụ ......................................................................................................................5
1.3 Cơ cấu tổ chức của cơ quan: ........................................................................................6
1.3.1 Lãnh đạo ban..............................................................................................................7
1.3.2 Các phòng chuyên môn..............................................................................................7
1.3.3 Thẩm quyền và trách nhiệm của trưởng ban, phó trưởng ban, trưởng phòng, phó
trưởng phòng, chánh văn phòng, phó chánh văn phòng, cán bộ, chuyên viên...................8
1.3.4 Chế độ làm việc của lãnh đạo ban, phòng................................................................10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ CỦA
BAN DÂN VẬN TỈNH ỦY THÀNH PHỐ CAO BẰNG...............................12
2.1 Hoạt động quản lý......................................................................................................12
2.2 Hoạt động nghiệp vụ ..................................................................................................15
2.2.1 Công tác văn thư......................................................................................................15
2.2.1.1 Soạn thảo và trình ký văn bản...............................................................................15
2.2.1.2 Quản lý văn bản đi................................................................................................16
2.2.1.3 Quản lý văn bản đến..............................................................................................17
2.2.1.4 Quản lý và sử dụng con dấu..................................................................................17
2.2.1.5. Lập và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ hiện hành:......................................................18
2.2.2 Công tác lưu trữ.......................................................................................................19
2.2.2.1 Lập hồ sơ và nộp hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan:.......................................................19
2.2.2.2 Thu thập tài liệu vào lưu trữ..................................................................................20
2.2.2.3 Công tác bảo quản tài liệu lưu trữ ........................................................................20

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC

VĂN THƯ LƯU TRỮ CỦA BAN DÂN VẬN TỈNH ỦY THÀNH PHỐ
CAO BẰNG........................................................................................................21


3.1. Một vài nhận xét đánh giá về thực trạng công tác văn thư lưu trữ của Ban Dân vận
Tỉnh ủy thành phố Cao Bằng............................................................................................22
3.1.1. Ưu điểm...................................................................................................................22
3.1.2. Hạn chế...................................................................................................................22
3.2. Giải pháp:...................................................................................................................23
3.3. Kiến nghị....................................................................................................................24

C. PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................25
D. PHỤ LỤC......................................................................................................27


LỜI NÓI ĐẦU
Công tác lưu trữ ra đời là do đòi hỏi khách quan đối với việc bảo quản và
tổ chức sử dụng tài liệu. Nhà nước ta luôn coi công tác này là một ngành hoạt
động trong công tác quản lý nhà nước đồng thời là mắt xích không thể thiếu
trong bộ máy quản lý của mình. Ngày nay, những yêu cầu mới của công tác
quản lý nhà nước, quản lý xã hội, công tác lưu trữ có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với các các lĩnh vực của đời sống xã hội bởi thông tin trong tài liệu lưu trữ là
loại thông tin có độ tin cậy cao do nguồn gốc hình thành, do đặc trưng pháp lý
và tính chất làm bằng chứng lịch sử của tài liệu lưu trữ quy định. Vai trò của
công tác lưu trữ đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện
trên những khía cạnh cụ thể sau: 1. Công tác lưu trữ có vai trò quan trọng đối
với việc xây dựng thể chế hành chính nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả, hiệu lực của hệ thống thể chế hành chính. Thứ nhất, việc khai thác
thông tin phục vụ soạn thảo, ban hành văn bản quản lý nhà nước có thể từ nhiều
nguồn khác nhau nhưng nguồn thông tin từ tài liệu lưu trữ có vai trò quan trọng

vì tính chính xác, độ tin cậy cao, thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm. Vai trò quan
trọng của tài liệu lưu trữ thể hiện ngay khi định hướng nội dung, xác định nhu
cầu ban hành văn bản quản lý nhà nước cần nghiên cứu các chủ trương,
đường lối của Đảng liên quan đến vấn đề đó thông qua các tài liệu lưu trữ.
Nghiên cứu hệ thống văn bản quản lý nhà nước đã quy định về cùng vấn đề đó,
để xác định vấn đề đã được điều chỉnh, giải quyết chưa, điều chỉnh, giải quyết
bằng cách nào, hiệu quả như thế nào, nhằm bảo đảm tính hệ thống, tính khả thi,
sát hợp với thực tế của văn bản. Nghiên cứu thực trạng xã hội được phản ánh
qua các tài liệu lưu trữ để văn bản đang soạn thảo phù hợp với thực tế phát triển
của đời sống xã hội . vì rằng toàn bộ nguồn thông tin văn bản sử dụng để nghiên
cứu đều đã qua các khâu xử lý nghiệp vụ của công tác lưu trữ: thu thập, tra tìm,
lựa chọn, tổ chức khai thác sử dụng văn bản. Thứ hai, dựa trên những thông tin
được lưu trữ để nghiên cứu tìm ra quy luật vận động, từ đó dự báo về xu hướng
phát triển của vấn đề trong tương lai, nhất là sự vận động của đối tượng chịu sự
tác động của văn bản đang soạn thảo; tìm hiểu đối tượng của văn bản đã hiểu và
1


quan tâm, chờ mong gì về vấn đề đó; đoán phản ứng của họ khi nhận được
văn bản .Từ đó tìm ra cách thức tác động phù hợp với quy luật vận động của đời
sống xã hội và định hướng Thứ ba, cùng với việc nghiên cứu các văn bản pháp
luật hiện hành, trong quá trình xây dựng một văn bản, cần nghiên cứu pháp
luật liên quan đến nội dung văn bản của giai đoạn trước, nhằm đánh giá những
thành công, thất bại của từng văn bản, từng quy định; tìm hiểu nguyên nhân để
kế thừa những hạt nhân hợp lý, phát huy giá trị tích cực, hạn chế đến mức thấp
nhất những tác động tiêu cực, những thiệt hại có thể xảy ra cho xã hội của văn
bản mới. Khi ban hành văn bản áp dụng pháp luật, phải tiến hành nghiên cứu hệ
thống các quy phạm pháp luật đã được ban hành (hệ thống các văn bản đó được
lưu giữ ở lưu trữ hiện hành là phổ biến) để bảo đảm văn bản áp dụng pháp luật
đó là đúng thẩm quyền, và có nội dung phù hợp với pháp lụật hiện hành. Quá

trình thu thập thông tin từ tài liệu lưu trữ không qua nhiều khâu trung gian, được
thực tiễn kiểm nghiệm, nguồn thông tin diện rộng, phong phú, nhanh chóng, tiết
kiệm sẽ phục vụ đắc lực cho việc xây dựng hệ thống thể chế nền hành chính nhà
nước. Như vậy, làm tốt các khâu nghiệp vụ của công tác lưu trữ góp phần thúc
đẩy cho hoạt động hệ thống hoá pháp luật (tập hợp hoá và pháp điển hoá) được
tốt, góp phần loại bỏ những quy phạm lỗi thời, làm giảm sự chồng chéo giữa các
văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả cho hệ thống thể chế
nền hành chính nhà nước, bảo đảm cung cấp thông tin cho hoạt động xây dựng
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói riêng và văn bản quản lý nhà nước nói
chung. 2. Làm tốt công tác lưu trữ góp phần thúc đẩy công tác văn thư và hành
chính, văn phòng đạt hiệu quả; nâng cao hiệu quả hoạt động của nền hành chính
Công tác Lưu trữ góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, giữ gìn bí mật và an ninh quốc gia (các tài liệu lưu trữ chứng minh
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam,…). Điều đó đã được chứng minh qua
những cứ liệu lịch sử, tài liệu khoa học lưu trữ, những hình ảnh sinh động về
phim ảnh…qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, là cơ sở để cung cấp những thông tin cần thiết, quan trọng làm tư liệu lịch
sử cho thế hệ hôm nay cũng như mai sau.
2


Để thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết đi đôi với
thực tế” và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội đã tổ chức đợt kiến tập để sinh viên có thể hiểu rõ hơn về
công tác Văn thư – Lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức. Dựa vào kế hoạch đào tạo
của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã ban hành Kế hoạch đào tạo bậc Đại học
hệ chính quy khóa học 2013 – 2017, Khoa Văn thư – Lưu trữ đã tổ chức đợt
kiến tập ngành nghề bậc Đại học cho sinh viên chuyên ngành Lưu trữ học hệ
chính quy khóa học 2013 – 2017.
Thời gian kiến tập từ ngày 1 tháng 6 đến ngày 17 tháng 6 năm 2016.

Trong quá trình tìm hiểu và được tư vấn, em đã đăng ký kiến tập tại Ban
dân vận tỉnh ủy thành phố Cao Bằng và được tiếp nhận kiến tập tại đây.
Địa chỉ cơ quan: số 001, Đường Hoàng Như, phường Hợp Giang, Thành
phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng.
Những thuận lợi, khó khăn trong thời gian kiến tập:
Trước khi bước vào đợt kiến tập ngành nghề, bản thân em đã có một số
thuận lợi đó là đã được đào tạo tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội – nơi có bề
dày kinh nghiệm về công tác văn thư – lưu trữ. Và quan trọng hơn nữa là được
thầy cô dạy giỗ, trau dồi kinh nghiệm, trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ tốt.
Cuối cùng đó là sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các cô chú, các anh chị ban
dân vận tỉnh ủy thành phố Cao Bằng.
Tuy nhiên, khi thực hiện đợt kiến tập em cũng gặp một số khó khăn như:
chưa được tiếp xúc thực tiễn công tác văn thư – lưu trữ, kinh nghiệm thực tế còn
non nớt, nhiều hạn chế. Do thời gian kiến tập khá là ngắn và không đúng đợt chỉnh
lý tài liệu của Ban nên em chưa thật sự được tìm hiểu kỹ các khâu nghiệp vụ.

3


LỜI CẢM ƠN…!
Sau 1 tháng kiến tập tại Ban dân vận Tỉnh ủy thành phố cao bằng, với sự
hướng dẫn tận tình của Ban lãnh đạo, các cô, chú, anh chị trong cơ quan đã
giúp em tiếp xúc với thực tế công tác lưu trữ, học hỏi, tiếp thu, bổ sung thêm
nhiều kiến thức mới đã được khẳng định vào thực tế công tác. Những kinh
nghiệm quý báu phục vụ cho việc học tập và công việc sau này của mình một
cách dễ dàng hơn.
Xin chân thành gửi lời Thank sâu sắc đến toàn thể Lãnh đạo Ban Dân
vận nói chung và cùng với những cô chú, anh chị đã trực tiếp hướng dẫn, dìu
dắt tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em kiến tập trong thời gian qua đồng
thời có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này.

Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo nhà
trường, Khoa Văn thư – Lưu trữ và cô giáo chủ nhiệm đã tạo điều kiện tốt nhất
để em tiến hành đợt kiến tập ngành nghề một cách thuận lợi nhất.
Trong quá trình kiến tập tại Ban dân vận tỉnh ủy thành phố Cao Bằng, em
vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ và sai sót, kính mong lãnh đạo ban cảm thông và góp
ý, chia sẻ để em có thể hoàn thành tốt đợt kiến tập ngành nghề này.
Em xin chân thành cảm ơn!

4

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top