mouocxa

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất và một vài ý kiến đề xuất





MỤC LỤC

 

Trang

 

Lời mở đầu 1

Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

1.Đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất 3

2. Phân loại nguyên vật liệu 4

3. Tính giá thành nguyên vật liệu 6

Phần II: PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 10

1. Kế toán nguyên vật liệu với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên 10

1.1. Kế toán chi tiết NVL 10

1.1.1. Phương pháp thẻ song song (hay đối chiếu song song) 10

1.1.2 Phương pháp đối chiếu luân chuyển 12

1.1.3 Phương pháp sổ số dư 13

1.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 15

1.2.1. Tài khoản sử dụng 15

1.2.2. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu 16

2. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kì 18

Phần III: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 20

1. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 20

2. Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 22

3. Một số ý kiến đề xuất về công tác hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay 23

Kết luận 26

Tài liệu tham khảo 27

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


áp bảo quản, quản lý nguyên vật liệu sao cho phù hợp. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu ở qua trình cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất đó là phải,phản ánh một cách chính xác kịp thời đầy đủ tình hình thu mua,kinh doanh thu mua trên các mặt số lượng, chất lượng giá cả qui cách .Đồng thời phải tính được giá thành thực tế của các loại nguyên vật liệu mua về.Phản ánh và giám sát chặt chẽ tình hình bảo quản,sử dụng nguyên vật liệu theo nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. PHÂN LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU.
Để quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục,ổn định thì doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu có kích cỡ khác nhau, tính chất cơ lý hoá cũng khác nhau.Chính vì vậy mà mỗi loại nguyên vật liệu có một vai trò công dụng khác nhau.
Đối với qui trình công nghệ sản phẩm có thể chia nguyên vật liệu thành:
² Nguyên vật liệu chính:Là nguyên vật liệu khi tham ra vào quá trình sản xuất nó cấu tạo nên thực tế chính của sản phẩm.
² Nguyên vật liệu phụ:Là những nguyên vật liệu tham ra vào quá trình sản xuất nó không trực tiếp tạo ra sản phẩm mà kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi mầu sắc hình dáng bên ngoài của sản phẩm,làm tăng thêm chất lượng của sản phẩm.Kích thích thị hiếu người tiêu dùng,hay có thể làm quá trình sản xuất tiến hành thuận lợi hơn.
² Nhiên liệu: Là những nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó tạo ra nhiệt lượng phụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Ví dụ:Than, củi, xăng, dầu,...
² Phụ tùng thay thế:Là những bộ phận phụ ting chi tiết máy,doanh nghiệp mua vào để thay thế khi sửa chữa tài sản cố định.
² Vật liệu xây dựng: Cần thiết lắp ráp nguyên vật liệu mà Doanh nghiệp mua vào nhằm mục đính Đầu tư và xây dựng cơ bản.
+ Đối với Doanh nghiệp không có chức năng xây dựng cơ bản, nhưng mua nguyên vật liệu về xây dựng gọi là nguyên vật liệu xây dựng.
+ Với Doanh nghiệp mua máy cất vào kho sau đó thuê thợ lắp ráp,gọi là thiết bị lắp ráp.
² Các loại nguyên vật liệu khác: Là những nguyên vật liệu mang tính chất đặc thù mang tính chất riêng của nó trong một số doanh nghiệp ngoài các loại nguyên vật liệu kể trên ví dụ:bao bì đóng gói cần đóng gói,vật liệu sử dụng luân chuyển.
tuỳ từng trường hợp vào yêu cầu quản lý về kế toán chi phí của từng doanh nghiệp mà từng loại nguyên vật liêụ có thể chia thanh từng nhân chi tiết hơn Điều cần chú ý đó là khái niệm của nguyên vật liệu chính chỉ có ý nghĩa tương đổi trong phạm vi Doanh nghiệp.
Phân loại NVL theo nguồn gốc nhập NVL có
- NVL mua vào
- NVL được cấp
- NVL nhận vốn góp từ liên doanh
- NVL được viện trợ, biếu tặng
3. TÍNH GIÁ THÀNH NGUYÊN VẬT LIỆU:
* Tính giá thành đối với nguyên vật liệu nhập kho.
Giá trị nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá thưc tế.Tuỳ loại hình doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu mua vào để phục vụ cho hoạt động sản suất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng(VAT) theo theo phương pháp khấu trừ thuế:
Giá thực tế của NVL
=
Giá mua chưa có VAT
+
Chi phí khâu mua chưa có VAT
Trong trường hợp này thuế giá trị gia tăngmà doanh nghiệp phải nộp khi mua nguyên vật liệu sẽ được theo dõi riêng để khâu trừ so với thuê giá trị gia tăngphải nộp của những sản phẩm hàng hoá bán được trong từng kì kế toán.
v Với Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng hay chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
Giá thực tế của NVL
=
Giá mua theo giá thanh toán (cả thuế)
+
Chi phí khâu mua theo giá thanh toán
Chi phí thu mua thực tế gồm cả chi phí vận chuyển, bốc xếp, phân loại, bảo hiểm, chi phí thuê kho bãi, công tác phí của bộ phận thu mua
v Nguyên vật liệu tự sản xuất gia công:
Giá thực tế của NVL
=
Giá thành thực tế của NVL đã sản xuất
+
Giá gia công
v Nguyên vật liệu được cấp:
Giá thực tế của NVL
=
Giá ghi trên hóa đơn của bên cấp
v Nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh.
Giá thực tế của NVL
=
Kết quả đánh giá của HĐQT và sự thỏa thuận giữa các bên
v Nguyên vật liệu được biếu tặng viện trợ:
Giá trị thực tế của NVL
=
Giá mua thực trên thị trường
Ngoài ra ta chú ý tới:
+ Chiết khấu mua hàng là số tiền mà người bán giảm cho người mua do thanh toán tiền tiền mua hàng trước thời hạn, mà được qui định rõ trên hoá đơn bán hàng hay hợp đồng kinh tế.
+ Giảm giá bán hàng là số tiền mà người bán đã giảm trừ cho người mua trên giá đã thoả thuận,do hàng kém phẩm chất,không đúng qui cách thời hạn đã qui định hay ưu đãi cho khách hàng mua với khối lượng lớn.
Tuy nhiên còn có những nguyên vật liệu khi nhập vào người ta còn sử dụng giá hạch toán nguyên vật liệu nhập kho,chỉ được tính theo giá hạch toán.Khi có những nguyên vật liệu sử dụng ngay trong kỳ kinh doanh nhưng chưa biết giá thực tế của nguyên vật liệu nhập.
Giá hạch toán còn gọi là giá tạm tính hay giá kế hoạch:
Giá kế hoạch NVL nhập kho trong kì
=
Số lượng NVL nhập kho
x
Đơn giá hạch toán
Đối với kỳ cuối trên cơ ghi sổ hạch toán và giá thực tế đã biết, ta tính hệ số giá,tính giá trị nguyên vật liệu xuất sử dụng.
* Tính giá nguyên vật liệu xuất dùng.
Việc đánh giá nguyên vật liệu xuất dùng rất quan trọng. Nó có thể phân bổ chính xác họac không chính xác chi phí thực tế về nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh,tùy thuộc vào việc đánh giá nguyên vật liệu xuất dùng của ta có chính xác hay không. Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp,yêu cầu quản lý và nghiệp vụ của cán bộ kế toán Có thể sư dụng một trong các nguyên tắc nhất quán trong công tác kế toán.Nếu có thay đổi phải giải thích rõ ràng.
+ Phương pháp giá đơn vị bình quân:
Theo phương pháp này,giá thực tế nguyên vật liệu bình quân trong kì tính theo giá bình quân (Bình quân cả kì dự trữ,bình quân cuối kì trước hay bình quân mỗi lần nhập).
Giá thực tế NVL xuất kho
=
Số lượng NVL xuất dùng
x
Giá đơn vị bình quân
Đơn giá đơn vị bình quân cả kì dự trữ
=
Giá thực tế NVL tồn kho đầu kì + Giá thực tế NVL nhập kho trong kì
Số lượng NVL tồn kho đầu kì + Số NVL nhập kho trong kì
Đơn giá bình quân cuối kì trước
=
Giá thực tế NVL tồn kho đầu kì (hay cuối kì)
Lượng thực tế NVL tồn kho đầu kì (hay cuối kì)
Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập
=
Trị giá NVL tồn kho + Trị giá thực tế NVL nhập kho
Số lượng NVL tồn kho + Số lượng NVL nhập kho
+ Phương pháp nhập trước xuất trước:
NVL nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất
+ Phương pháp nhập sau xuất trước:
Phương pháp này giả định những NVL mua vào sẽ được xuất trước tiên. Phương pháp này thích hợp cho trường hợp lạm phát
+ Phương pháp trực tiếp:
Theo phương pháp này NVL được xác định đơn chiếc hay từng lô và giữ từ lúc nhập vào cho tới luc xuất ra. Khi xuất dùng NVL sẽ theo giá thực tế của NVL đầu vào
+ Phương pháp hạch toán:
Toàn bộ NVL trong kì được tính theo giá hạch toán. Cuối kì kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức
Giá thực tế NVL
=
Giá hạch toán NVL xuất dùng ( hay tồn kho cuối kì)
x
Số lượng NVL
Tuy nhiên mỗi phương pháp tính đều có những ưu nhựơc điểm của nó tuỳ vào hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, kế toán xác định định phương pháp sao cho phù hợ
PHẦN II
PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
1. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
1.1. Kế toán chi tiết NVL
1.1.1. Phương pháp thẻ song song (hay đối chiếu song song)
Phương pháp hoạch toán chi tiết vật liệu này khá đơn giản và được áp dụng phổ biến ở nước ta trong những năm trước 1970. Theo phương pháp thẻ song song, để hoạch toán nghiệp vụ nhập – xuất là tồn kho vật liệu, ở kho phải mở thẻ kho để ghi chép về mặt số lượng và ở phòng kế toán phải mở thẻ kế toán chi tiết vật liệuđể ghi chép về mặt số lượng và giá trị cụ thể.
* Ở kho: Thủ kho ghi chép lượng nhập – xuất của từng danh điểm vật liệu vào thẻ kho tương ứng. Thẻ kho được mở theo từng danh điểm vật liệu trong từng kho theo mẫu:
THẺ KHO
Ngày lập thẻ:
Tờ số:
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư:
Đơn vị tính:
Mã số:
Đơn vị tính:
Số TT
Chứng từ
Diễn giải
Ngày nhập, xuất
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
Số hiệu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
A
B
C
D
E
1
2
3
4
* Kế toán vật liệu: Mở thẻ kế toán chi tiết vật tư tương ứng với từng thẻ kho, nhưng có thêm cột giá trị để tính vật liệu:
THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT:
Số thẻ: Số tờ:
Tên vật tư:
Số danh điểm :
Đơn vị tính:
Chứng từ
Diễn giải
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, kiểm tra đối chiếu dễ dàng đến từng chứng từ. Tuy nhiên khối lượng công việc kế toán rất nhiều nếu như doanh nghiệp nào có nhiều danh điểm vật tư. Vì vậy phương pháp này thường được áp dụng trong các đơn vị có số lượng danh điểm vật tư ít.
1.1.2. Phương pháp đối chiếu luân chuyển
Theo phương pháp này trong tháng, khi kế toán nhận được chứng từ nhập – xuất sẽ tiến hành theo kho danh điểm, theo loại nhập – xuất. Đến cuối thán...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top