daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
TÓM TẮT
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ..................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3
1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ...................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 4
1.5. Kết cấu bài nghiên cứu .............................................................................. 5
CHƢƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƢỚC ĐÂY ........................................................................................................... 6
2.1. Cổ tức và các lý thuyết về chính sách cổ tức ............................................. 6
2.1.1. Khái niệm về cổ tức và các hình thức chi trả cổ tức ............................. 6
2.1.2. Các lý thuyết về chính sách cổ tức ........................................................ 6
2.2. Hiệu ứng thông tin của thanh khoản cổ phiếu và chi trả cổ tức .............. 12
2.2.1. Khái niệm về thanh khoản cổ phiếu .................................................... 12
2.2.2. Hiệu ứng thông tin của thanh khoản cổ phiếu có thể hình thành chính
sách chi trả cổ tức ............................................................................................. 13
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tính thanh khoản cổ phiếu
đến chi trả cổ tức ................................................................................................... 15
2.4. Kết luận .................................................................................................... 19
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 22
3.1. Mẫu nghiên cứu và các biến .................................................................... 22
3.1.1. Biến phụ thuộc (Payout) ...................................................................... 22
3.1.2. Biến giải thích (Liquidity) ................................................................... 23
3.1.3. Biến kiểm soát (Controls) .................................................................... 24
3.1.4. Biến để đo lường tác động của hiệu ứng thông tin .............................. 25
3.1.5. Tổng hợp các biến chính trong bài nghiên cứu ................................... 26
3.2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 28
3.2.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 28
3.2.2. Phương pháp ước lượng mô hình ........................................................ 29
3.3. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................... 29
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ............................ 31
4.1. Thống kê mô tả các biến .......................................................................... 31
4.2. Ma trận tương quan giữa các biến ........................................................... 33
4.3. Kết quả hồi quy về tác động của thanh khoản đến chi trả cổ tức ............ 35
4.3.1. Kết quả hồi quy chỉ sử dụng các biến chính ........................................ 35
4.3.2. Kết quả hồi quy mô hình đầy đủ ......................................................... 37
4.4. Kết quả hồi quy về tác động của bất cân xứng thông tin lên mối tương
quan giữa thanh khoản cổ phiếu và chi trả cổ tức................................................. 41
4.5. Kết quả hồi quy về tác động của vấn đề thay mặt lên mối tương quan giữa
thanh khoản cổ phiếu và chi trả cổ tức ................................................................. 43
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN .................................................................................... 47
5.1. Kết luận .................................................................................................... 47
5.2. Thảo luận về đề tài nghiên cứu ................................................................ 48
5.3. Hàm ý của đề tài nghiên cứu ................................................................... 49
5.4. Hạn chế của đề tài nghiên cứu ................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu tiến hành xem xét tác động về mặt hiệu ứng thông tin của thanh
khoản cổ phiếu đối với việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Sử dụng mẫu là các công
ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
trong giai đoạn 2012-2016, tác giả tìm thấy mối tương quan đồng biến giữa thanh
khoản cổ phiếu và chi trả cổ tức, chiều hướng tác động vẫn giữ nguyên sau khi thêm
vào các biến kiểm soát. Nói cách khác, tính thanh khoản của cổ phiếu càng cao thì
tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao và công ty có khuynh hướng trả cổ tức.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, tính thanh khoản của cổ phiếu cao hơn cho phép
nhà đầu tư giao dịch bằng thông tin riêng và thu thập thêm thông tin về động thái
của cổ đông kiểm soát trong giá cổ phiếu, và do đó thúc đẩy cổ đông kiểm soát trả
cổ tức nhiều hơn. Nghiên cứu của tác giả đóng góp vào các nghiên cứu về cách thức
mà thanh khoản cổ phiếu tác động đến chi trả cổ tức, và nhấn mạnh vai trò tích cực
của thanh khoản cổ phiếu trong việc giảm các vấn đề thay mặt thông qua giảm bất
cân xứng thông tin.
Danh mục từ khóa: Chính sách cổ tức, quyết định cổ tức, thanh khoản cổ phiếu,
hiệu ứng thông tin, bất cân xứng thông tin, vấn đề đại diện.
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở trong và ngoài nước đều chú trọng
vào nghiên cứu tác động của chính sách cổ tức lên thanh khoản cổ phiếu, còn tác
động của thanh khoản cổ phiếu đến việc chi trả cổ tức hiếm khi được kiểm tra.
Không những thế, các kết quả nghiên cứu cũng khác biệt tại các môi trường nghiên
cứu khác nhau và ở những khoảng thời gian nghiên cứu khác nhau. Vì vậy, cần có
nhiều nghiên cứu về chủ đề này hơn nữa nhằm làm rõ về tác động của thanh khoản
cổ phiếu đối với chính sách cổ tức, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam khi chủ đề
này vẫn đang còn bỏ ngỏ.
Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu về tác động của thanh khoản cổ phiếu đến
việc chi trả cổ tức thể hiện rõ nét trong các nghiên cứu trước đây. Miller và
Modigliani (1961) là hai nhà nghiên cứu đầu tiên đề cập đến tác động của thanh
khoản cổ phiếu đến chính sách cổ tức. Nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách cổ tức là
độc lập, trong thế giới không có ma sát thì sự giàu có của cổ đông chỉ được xác định
bởi cơ hội đầu tư của công ty và không phụ thuộc vào chính sách chi trả. Thị trường
tài chính thực tế tồn tại ma sát giao dịch, ý nghĩa của nghiên cứu là những công ty
có thanh khoản cổ phiếu cao hơn sẽ chi trả cổ tức ít hơn trong điều kiện các yếu tố
khác cân bằng, vì tính thanh khoản của cổ phiếu cho phép nhà đầu tư khi họ cần tiền
mặt có thể tự tạo thu nhập bằng cách bán đi một lượng cổ phần mà họ đang nắm giữ
(Jiang & cộng sự, 2017). Nghiên cứu tại Hoa Kỳ, Banerjee, Gatchev và Spindt
(2007) nhận thấy, công ty có thanh khoản cổ phiếu thấp thường trả cổ tức bằng tiền
và ngược lại, ủng hộ quan điểm cho rằng thanh khoản thị trường chứng khoán và cổ
tức thay thế cho nhau. Nghiên cứu của Jiang, Ma và Shi (2017) lại cho thấy mối
tương quan đồng biến: thanh khoản của cổ phiếu làm tăng việc chi trả cổ tức nhờ
giảm thiểu vấn đề bất cân xứng thông tin giữa nhóm cổ đông kiểm soát và cổ đông
thiểu số.
Trong các nghiên cứu trên, Banerjee và cộng sự (2007) đã sử dụng dữ liệu Hoa Kỳ,
nơi chính sách cổ tức ổn định và kỳ vọng về chính sách cổ tức của cổ đông bên
ngoài cũng ổn định; các vấn đề như quản trị công ty, luật pháp và các quy định
được thiết lập tốt. Chính sách cổ tức vì vậy có thể hợp lý hơn. Tại các quốc gia phát
triển như vậy, thanh khoản mặc dù có thể mang thông tin nhưng thật sự không dễ
thay đổi chính sách cổ tức. Trong khi đó, nghiên cứu của Jiang và cộng sự (2017)
sử dụng dữ liệu Trung Quốc, nơi mà luật pháp và các quy định quản trị công ty còn
yếu, chính sách cổ tức cũng phụ thuộc nhiều vào người nội bộ. Công ty niêm yết tại
Trung Quốc lại có môi trường thông tin mờ, quyền sở hữu tập trung trong tay của
cổ đông kiểm soát (Allen & cộng sự, 2005; Giang & Kim, 2015). Điều này làm cho
hiệu quả thông tin của thanh khoản đối với cổ tức có thể có ý nghĩa quan trọng ở
Trung Quốc hơn các nước phương Tây (Jiang & cộng sự, 2017).
Tương tự Trung Quốc, thị trường Việt Nam cũng tồn tại các vấn đề bất cân xứng
thông tin và vấn đề thay mặt (như thị trường chứng khoán không có hiệu quả thông
tin, thông tin công bố không có giá trị thiết thực với nhà đầu tư, quản trị công ty tồn
tại trên luật lệ nhiều hơn là trong áp dụng và triển khai, trách nhiệm của hội đồng
quản trị không cao, công ty có quản lý sở hữu cổ phần nhiều thì chi trả cổ tức thấp
(Nguyễn Chí Cường & Hoàng Trọng, 2012; Nhâm Phong Tuân & Nguyễn Anh
Tuấn, 2013; Võ Xuân Vinh, 2015)) nên Việt Nam có thể cũng là môi trường tốt để
nghiên cứu về hiệu ứng thông tin của thanh khoản cổ phiếu đến việc chi trả cổ tức.
Theo đó, tác giả tiến hành kiểm tra hiệu ứng thông tin của thanh khoản cổ phiếu lên
quyết định chi trả cổ tức theo hướng nghiên cứu của Jiang và cộng sự (2017) sử
dụng dữ liệu Việt Nam. Nghiên cứu về chủ đề này là một vấn đề rất mới trên thế
giới, trong đó nghiên cứu của Jiang và cộng sự công bố năm 2017 là nghiên cứu đầu
tiên chỉ ra cơ chế này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn này kiểm tra tác động về mặt hiệu ứng thông tin của thanh khoản cổ phiếu
đối với việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch
Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu tập trung làm rõ những câu
hỏi sau:
Thứ nhất, liệu có tồn tại mối tương quan giữa thanh khoản cổ phiếu và việc chi trả
cổ tức của công ty hay không? Chiều hướng tác động là gì?
Thứ hai, mối tương quan giữa thanh khoản cổ phiếu và việc chi trả cổ tức của công
ty liệu có khác biệt giữa các công ty có mức độ bất cân xứng thông tin khác nhau
hay không?
Thứ ba, mối tương quan giữa thanh khoản cổ phiếu và việc chi trả cổ tức của công
ty liệu có khác biệt khi mâu thuẫn giữa cổ đông kiểm soát và cổ đông thiểu số trở
nên rõ ràng hơn?
1.3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng dữ liệu bảng với mẫu dữ liệu của 278 công ty phi tài chính niêm
yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với khoảng
thời gian nghiên cứu là từ năm 2012 đến năm 2016, tổng cộng nghiên cứu gồm 872
quan sát theo năm.
Bài nghiên cứu sử dụng giá đóng cửa và giá trị giao dịch cổ phiếu hằng ngày để tính
toán thanh khoản của cổ phiếu; sử dụng 3 thay mặt cho việc chi trả cổ tức là tỷ lệ
thanh toán cổ tức trên thu nhập, tỷ lệ thanh toán cổ tức trên dòng tiền và công ty có
khuynh hướng sẽ trả cổ tức. Ngoài ra, các đặc điểm công ty có tác động đến chính
sách cổ tức được sử dụng để làm biến kiểm soát trong mô hình hồi quy.
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN
5.1. Kết luận
Với mẫu nghiên cứu bao gồm tổng cộng 872 quan sát giai đoạn năm 2012-2016, tác
giả xem xét tác động của tính thanh khoản cổ phiếu đến tỷ lệ chi trả cổ tức và khuynh
hướng chi trả cổ tức của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Ở bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng 3 yếu tố để đại
diện cho chi trả cổ tức, là tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt trên lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp (DVE), tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt trên dòng tiền hoạt động kinh doanh
(DVC) và khuynh hướng trả cổ tức (DVP), là biến phụ thuộc chính trong mô hình.
Biến giải thích là tính thanh khoản của cổ phiếu (được thể hiện qua tỷ số kém thanh
khoản Amihud). Tác giả sử dụng các đặc điểm công ty làm các biến kiểm soát, bao
gồm: quy mô (Size), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ đòn bẩy tài chính
(Lev), lượng tiền mặt nắm giữ (Cash), tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn nhất
(Top1) và số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập (Independence).
Kết quả hồi quy chính cho thấy tính thanh khoản cổ phiếu có mối tương quan đồng
biến với tỷ lệ chi trả cổ tức và khuynh hướng có trả cổ tức. Nói cách khác, tính thanh
khoản của cổ phiếu càng cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao và công ty có khuynh
hướng trả cổ tức. Và chiều hướng tác động vẫn giữ nguyên sau khi thêm vào các biến
kiểm soát.
Ngoài ra, tác giả còn xem xét tới mối tương quan của thanh khoản cổ phiếu và chi trả
cổ tức trong trường hợp có bất cân xứng thông tin giữa cổ đông kiểm soát và cổ đông
thiểu số. Sử dụng biến Big4_audit làm thay mặt cho sự bất cân xứng thông tin, tác giả
phát hiện ra rằng mối tương quan giữa tính thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức
sẽ mạnh hơn khi công ty được kiểm toán bởi các đơn vị kiểm toán không thuộc nhóm
Big Four.
Bên cạnh đó, tác giả cũng kiểm tra mối tương quan giữa tính thanh khoản cổ phiếu và
thanh toán cổ tức có khác biệt hay không khi tồn tại vấn đề thay mặt giữa cổ đông kiểm
soát và cổ đông thiểu số. Với việc sử dụng biến công ty Nhà nước (SOE) làm đại diện
cho vấn đề đại diện, tác giả không tìm thấy bằng chứng cho thấy mối tương quan đồng
biến giữa tính thanh khoản và tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ mạnh hơn tại các công ty Nhà nước
(SOE).
Nói chung, tác giả tìm thấy tính thanh khoản của cổ phiếu cao hơn cho phép nhà đầu tư
giao dịch bằng thông tin riêng và thu thập thêm thông tin về động thái của cổ đông
kiểm soát trong giá cổ phiếu, và do đó thúc đẩy cổ đông kiểm soát trả cổ tức nhiều hơn.
Nghiên cứu của tác giả đóng góp vào các nghiên cứu về cách thức mà thanh khoản cổ
phiếu tác động chi trả cổ tức, và nhấn mạnh vai trò tích cực của thanh khoản cổ phiếu
trong việc giảm bất cân xứng thông tin.
5.2. Thảo luận về đề tài nghiên cứu
Jiang và cộng sự (2017) lần đầu tiên nghiên cứu về cơ chế tác động của hiệu ứng thông
tin của thanh khoản cổ phiếu lên thanh toán cổ tức tại thị trường Trung Quốc và nhận
thấy mối tương quan đồng biến: thanh khoản cổ phiếu làm tăng chi trả cổ tức nhờ giảm
thiểu bất cân xứng thông tin giữa cổ đông kiểm soát và cổ đông thiểu số.
Kiểm tra cơ chế này đối với thị trường Việt Nam, nghiên cứu của tác giả cho ra kết quả
tương đồng với Jiang và cộng sự. Thanh khoản cổ phiếu có thể làm giảm bất cân xứng
giữa cổ đông bên trong và bên ngoài công ty bằng cách giảm bất cân xứng thông tin và
vì vậy gia tăng chi trả cổ tức. Tuy nhiên, mức độ giải thích cơ chế tại thị trường Việt
Nam không cao như tại Trung Quốc.
5.3. Hàm ý của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu của tác giả cho thấy cách thức mà thanh khoản cổ phiếu tác động đến chi
trả cổ tức và nhấn mạnh vai trò tích cực của thanh khoản cổ phiếu trong việc giảm các
vấn đề đại diện.
Cụ thể, nghiên cứu đề cập đến chính sách cổ tức và ghi nhận rằng thanh khoản của cổ
phiếu cao hơn làm tăng việc chi trả cổ tức, thanh khoản có thể hạn chế quyền kiểm soát
của cổ đông nội bộ trong việc sử dụng lợi nhuận giữ lại của công ty vì lợi ích cá nhân
bằng cách giảm bất cân xứng thông tin giữa họ và cổ đông thiểu số và do đó gia tăng
khuyến khích cổ đông kiểm soát chi trả cổ tức.
5.4. Hạn chế của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu của tác giả cho thấy thanh khoản cổ phiếu có thể làm giảm vấn đề đại diện
giữa cổ đông bên trong và bên ngoài công ty bằng cách giảm bất cân xứng thông tin và
vì vậy gia tăng động cơ thanh toán cổ tức. Tuy nhiên, mức độ giải thích cơ chế này
chưa cao. Kết quả nghiên cứu chưa đủ bao quát và tính vững chưa cao vì sử dụng ít
thước đo. Cụ thể, chưa bổ sung các phương pháp thay thế biến giải thích là tính thanh
khoản của cổ phiếu, sử dụng ít biến thay mặt cho bất cân xứng thông tin và vấn đề đại
diện.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng lý thuyết thông tin không đối xứng phân tích về những tác động của thông tin không đối xứng trong lĩnh vực tín dụng Luận văn Kinh tế 0
K Phân tích nhận thức về các phương tiện tiến công đường không và tác động của các thành tựu khoa học Khoa học Tự nhiên 2
R Thực trạng công tác thanh tra về vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại tập đoàn công nghiệp than – kho Luận văn Kinh tế 4
D Một số nhận xét về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của công ty cổ phần Lilama 10 Luận văn Kinh tế 0
L Tác động phát xạ của việc khai thác, xử lý phần V, một số nghiên cứu về chế biến và xử lý thải Luận văn Kinh tế 0
B Tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán Lao động - Tiền lương và các khoản trích theo lương ở Trung t Luận văn Kinh tế 0
S Tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán Lao động- Tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Luận văn Kinh tế 0
V Tìm hiểu về thực trạng công tác Bảo hộ lao động trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
B Nghiên cứu về Đánh giá tính dễ bị tổn thương và tác động của Biến đổi khí hậu tại thành phố Đà Nẵng Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top