dinhviet30_01

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu vấn đề toàn cầu hóa (TCH) một cách chỉnh thể và khái quát, nhằm làm rõ hơn thực chất của quá trình TCH. Nêu lên đặc điểm của TCH và tác động của TCH đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay. Phân tích diện mạo của truyền thống hiếu học (TTHH) Việt Nam và tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng và các giải pháp như: giáo dục TTHH cho nhân dân ta; kế thừa và phát huy các giá trị của Nho học để phục vụ cho xã hội hiện đại; Nhà nước cần quan tâm đầu tư cho giáo dục để giáo dục thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, tạo ra một cơ chế sử dụng lao động hợp lý, trọng người tài, tạo ra sự công bằng cho tất cả mọi người để có thể khuyến khích tinh thần học tập và làm việc của cả cộng đồng ; tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học trong tất cả các cấp học, bậc học; phát triển đội ngũ nhà giáo vừa có trình độ khoa học cao, vừa có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; cần có một quan niệm mới về dạy và học để có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học; mỗi cá nhân cần có quan điểm đúng đắn về việc học tập của bản thân, xem đó là một quá trình thường xuyên và suốt cuộc đời…nhằm phát huy TTHH của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước
đã hun đúc nên một bề dầy truyền thống vô cùng phong phú, đa dạng. Mỗi
nét sinh hoạt từ gia đình, làng xã, đến cộng đồng dân tộc, từ ăn uống, vui
chơi, giải trí đến lao động và học tập đều mang đậm sắc thái riêng của
người Việt và chỉ người Việt mới có. Một trong những truyền thống đã đi
cùng dân tộc suốt chặng đường lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và cả trong
tương lai là truyền thống hiếu học - một động lực đã giúp người Việt chúng
ta vươn lên dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhưng truyền thống đó dường như
đang bị cuốn vào vòng xoáy như vũ bão của hiện tại và để lại phía sau nó
cả những vệt sáng - tối lẫn lộn.
Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hoá nói chung đã và đang trở
thành một xu thế tất yếu, khách quan và hợp với quy luật của thời đại. Toàn
cầu hóa cũng là vấn đề thu hút được sự quan tâm to lớn và ngày càng tăng
của nhiều nhà nghiên cứu trên mọi lĩnh vực, ở bất kỳ một quốc gia, khu vực
nào. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nằm trong khu vực Châu Á
Thái Bình Dương - một trong những khu vực đang có nhiều biến động to
lớn. Cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, việc chúng ta tham gia
hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá là hoàn toàn tất yếu. Xu thế toàn cầu
hoá diễn ra trong sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ, sự áp dụng rộng rãi các thành tựu công nghệ hiện đại, sự bùng
nổ cách mạng thông tin trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hoá đã có khả
năng bao trùm lên mọi ngõ nhỏ nhất, hẻo lánh nhất, xa xôi nhất của hành
tinh chúng ta. Nó là cầu nối mọi quốc gia, dân tộc, nó phá vỡ rào cản không
gian giữa người với người, giữa các quốc gia với nhau. Thế nhưng, bên
cạnh đó, ta không thể hiểu một cách đơn giản, phiến diện như vậy về toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá là một quá trình phức tạp, đầy mâu thuẫn, có tính
chất hai mặt, bao chứa cả các yếu tố tích cực và tiêu cực, cả thời cơ và
thách thức đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là với các nước đang phát
triển và chậm phát triển.
Dân tộc Việt Nam đang mở cửa đón nhận những cơ hội, những chân
trời mới mà toàn cầu hoá đưa lại cho chúng ta. Chúng ta đã chủ động hội
nhập với khu vực và thế giới, ra nhập các tổ chức khu vực và quốc tế như
ASEAN, APEC, ASEM, WTO… Kết quả của quá trình mở cửa, hội nhập
đã làm thay đổi diện mạo đất nước, đời sống nhân dân được cải thiện, vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Nhưng chúng ta cũng
đang phải băn khoăn rất nhiều về cái được và cái mất khi tham gia hội nhập
vào quá trình đó. Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, toàn cầu hoá là cơ hội
để bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam với một nền văn hoá lâu đời, là cơ hội
cho nền văn hoá và các giá trị truyền thống của dân tộc được học hỏi, phát
huy. Song, chúng ta cũng e sợ rằng những thách thức của toàn cầu hoá
sẽ làm biến đổi hệ giá trị truyền thống của dân tộc ra sao?
Toàn cầu hoá có khả năng làm năng động hoá các giá trị truyền
thống của dân tộc, phát huy và kế thừa các giá trị ấy trong bối cảnh mới, bộ
mặt mới của dân tộc. Toàn cầu hoá cũng có khả năng đưa các giá trị truyền
thống của cha ông trong quá khứ về phục vụ cho đất nước ở hiện tại và
tương lai. Nhưng toàn cầu hoá cũng có khả năng làm rối loạn các giá trị
truyền thống của dân tộc, áp đặt các giá trị ngoại lai và đảo lộn cả hệ thống
giá trị của chúng ta. Truyền thống hiếu học cũng không nằm ngoài những
thách thức đó.
Là một người con của dân tộc, cũng có những băn khoăn, lo lắng
cùng dân tộc, ở luận văn này, tác giả trở lại vấn đề đã được các nhà nghiên
cứu đi trước đặt ra. Song, mỗi người đi tìm một lời giải đáp cho riêng mình và có cách lý giải của riêng mình. Từ trong hệ thống các giá trị truyền
thống vô cùng phong phú và quý báu của dân tộc, tác giả muốn bắt nguồn
từ một trong những truyền thống nổi trội - truyền thống hiếu học - truyền
thống mà nhờ đó, dân tộc Việt Nam đã đi những bước dài và có thể tiến xa
hơn nữa trong tương lai. Truyền thống đó giờ đây được chúng ta nâng niu,
phát triển và gìn giữ ra sao trong bối cảnh đất nước tham gia vào quá trình
toàn cầu hoá? Liệu nó có còn là một giá trị nổi trội của truyền thống dân
tộc? Nó còn đọng lại trong tiềm thức mỗi người ở mức độ nào và chúng ta
phải làm gì để “hiếu học” vẫn mãi là một trong những đức tính quý báu của
người Việt ở mọi nơi, mọi thời. Đó chính là lý do khiến tác giả lựa chọn đề
tài: “Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống hiếu học của dân tộc
Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu
Thuật ngữ “những vấn đề toàn cầu” xuất hiện cách đây không lâu,
vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng chúng đã được phổ biến
rộng rãi và thực tế đó không phải là điều ngẫu nhiên. Toàn cầu hoá là kết
quả của cả một quá trình lịch sử lâu dài, là xu hướng tất yếu trong lịch sử
nhân loại do vậy nó cũng là đề tài thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của rất
nhiều nhà nghiên cứu, trở thành chủ đề chính trong nhiều cuộc hội nghị có
tính chất quốc tế, khu vực cũng như của mỗi quốc gia riêng biệt.
Chúng ta đón nhận thông điệp về toàn cầu hóa từ rất nhiều nguồn thông
tin, sách báo khác nhau. Trong đó, trước tiên phải nói đến thông điệp mà
Thomas Friedman - tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng “Chiếc Lexus và cây Ô
liu” và “Thế giới phẳng” - đã đưa đến cho tất cả chúng ta. Trong hai cuốn
sách, tác giả đã đưa ra một nhận định mới mẻ và táo bạo rằng toàn cầu hóa là
một thế lực không gì ngăn cản nổi, được thúc đẩy bởi những bước tiến dài
trong các lĩnh vực công nghệ, truyền thông, tài chính… Đó là quá trình thế
Nam nhiều hơn… Còn người Việt Nam chúng ta băn khoăn làm sao để
toàn cầu hóa hiện nay không làm xáo trộn hệ giá trị truyền thống của dân
tộc đã được hình thành từ ngàn năm nay, làm sao để trong quá trình
phương Tây hóa mạnh mẽ như hiện nay, chúng ta có thể phát huy các giá
trị truyền thống và sẽ tiếp thu nhiều hơn tinh hoa văn hóa của thế giới mà
không bị đồng nhất [20, 100 - 101].
Nền văn hóa Việt Nam với bản sắc của mình, qua bao lần tiếp biến
không bị sai lạc, phai mờ, thậm chí qua bao lần đất nước bị xâm lăng, dân
tộc bị thôn tính nhưng bản sắc đó chưa bao giờ mất đi, nó ngày càng được
khẳng định và phát triển. Mỗi lần tiếp biến, văn hóa Việt Nam với bản lĩnh
và sức sống của mình đã gạn lọc, tiếp thu những tinh hoa tốt đẹp của các
nền văn hóa khác trên thế giới, làm giàu có, đậm đà thêm, phong phú thêm
cho bản sắc của mình. Với nghĩa đó, toàn cầu hóa hiện nay đang đem đến
những cơ hội mới cho nền văn hóa Việt Nam nói chung và cho việc kế
thừa, phát huy TTHH của dân tộc nói riêng.
Kế thừa là một nhân tố bên trong của sự phát triển. Không thể nói
đến sự phát triển mà tước bỏ đi tính kế thừa. Kế thừa chính là sự bảo tồn
những đặc điểm, đặc tính của một sự vật, hiện tượng cũ trong quá trình
phát triển. Phát triển là sự bảo tồn, phát huy, hoàn thiện những đặc tính vốn
có của sự vật, hiện tượng. Theo quan điểm duy vật biện chứng, đó chính là
sự kế thừa biện chứng, một đặc trưng cơ bản của quy luật phủ định của phủ
định. Kế thừa luôn gắn liền với lọc bỏ và đổi mới. Những yếu tố của cái cũ
phải có khả năng đem đến những giá trị cho con người trong hiện tại và
tương lai thì mới được con người chủ động kế thừa. Kế thừa giá trị truyền
thống trong toàn cầu hóa cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Kế thừa giá trị truyền thống thực chất là việc giữ lại, bổ sung, phát
triển những giá trị truyền thống tốt đẹp và loại bỏ những truyền thống đã
lạc hậu, lỗi thời của dân tộc trong giai đoạn lịch sử mới. Cùng với đó là việc chúng ta tiếp nhận những giá trị tinh hoa của các dân tộc khác và của
cả nhân loại làm phong phú thêm cho những giá trị truyền thống của dân
tộc mình. Công việc đó thuộc về chúng ta trong vai trò là chủ thể của lịch
sử, những con người làm chủ của đất nước. Việc kế thừa các giá trị truyền
thống sẽ giúp chúng ta bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn
cầu hóa, đồng thời giúp chúng ta khai thác các giá trị nội sinh của chính
mình, tạo nên sức mạnh và bản lĩnh để dân tộc bước vào tương lai.
Truyền thống hiếu học của dân tộc cũng đang đứng trước những cơ
hội và cả những thách thức mà toàn cầu hóa đang đặt ra. Điều đó đòi hỏi sự
quan tâm của toàn xã hội để chúng ta có thể phát huy được giá trị của
truyền thống hiếu học phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay.
“Việt Nam là một đất nước ngàn năm văn hiến, dân tộc Việt Nam vốn có
truyền thống hiếu học lâu đời. Người Việt Nam lấy sự học làm điều căn
bản để thực hiện đạo lý làm người, “nhân bất học bất tri lý”. Do đó, trong
suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm
của lịch sử, giáo dục luôn là một lĩnh vực được coi trọng và đề cao” [11].
Đó là một điều kiện quan trọng góp phần phát huy TTHH của người Việt
Nam chúng ta. Ở thời nào, chúng ta cũng có những tấm gương hiếu học
sáng ngời. Đặc biệt, từ khi có Đảng, nhất là sau thành công của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự học và xem học tập là
nhu cầu của cuộc sống đã thể hiện một cách nhất quán trong chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong lời kêu gọi nhân dịp
khai trường niên học 1955 - 1956, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “về mọi
mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân, phong
kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn
nữa. Trước hết, phải tẩy sạch ảnh hưởng của giáo dục nô dịch của thực dân,
phong kiến còn sót lại như: thái độ thờ ơ với xã hội, xa rời đời sống lao
động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy học theo lối nhồi
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top