daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT QUA BÀI BÁO CÁO:
I/ Tổng quan về TPP?
Trả lời cho câu hỏi TPP là gì? Những tác động chính của TPP đến nền kinh tế Việt
Nam?.
II/ Tác động của TPP đến ngành dệt may Việt Nam trên góc độ phân tích của những
nhà kinh tê Việt Nam.
Như chúng ta đã biết dệt may là một ngành mà Việt Nam có lợi thế trong việc xuất khẩu
như vậy trong điều kiện kí kết thành công TPP chúng ta có thể có những đoán về con
số sự thay đổi của ngành dệt may?
Trên cơ sở lí luận thực tiễn thì ngành dệt may đang đứng trước những cơ hôi và thách
thức như thế nào?
Những giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam để có thể tận dụng những cơ hôi và loại
bỏ những thách thức.
III/ Một số quan điểm nhận định của nhóm về tác động của TPP đến ngành dệt may
Việt Nam.
1
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ TPP.
A.TPP là gì?
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, tên tiếng Anh: "Trans-
Pacific Strategic Economic Partnership Agreement", viết tắt: TPP, là một hiệp định
thương mại tự do nhiều bên, được coi như một hiệp định thương mại tự do thế hệ thứ 2
với mục tiêu thiết lập một mặt bằng tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái
Bình Dương.
Phạm vi điều chỉnh của TPP rất rộng, một thoả thuận toàn diện bao quát tất cả các khía
cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do bao gồm trao đổi hàng hoá, các quy định
về xuất xứ, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của
chính quyền về vấn đề môi trường, lao động, chống tham nhũng
Hiệp định này được ký kết ngày 3-6-2005, có hiệu lực từ 28-5-2006 giữa 4 nước
Singapore, Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4). Tháng 9-
2008, Hoa Kỳ tỏ ý định muốn đàm phán để tham gia TPP. Sau đó, tháng 11-2008, các
nước khác là Australia, Peru, Việt Nam cũng thể hiện ý định tương tự. Ngày 13-11-2010,
Việt Nam tuyên bố tham gia TPP với tư cách thành viên đầy đủ. Hiện nay, có 12 quốc gia
đang đàm phán TPP, ngoài 8 quốc gia có tên trên, còn thêm các nước Malaysia, Mexico,
Canada và Nhật.
Vớisự tham gia của các nền kinh tế lớn trên thế giới (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia ),
TPP trở thành khu vực kinh tế hơn 790 triệu dân, đóng góp 40% GDP và chiếm 1/3
thương mại toàn cầu.
Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước
thành viên trước ngày 01 tháng 01, 2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đây là
một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương
mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ
thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền
Hiện 12 nước thành viên TPP đang tiếp tục bàn thảo nhằm đạt sự thống nhất rộng rãi vào
tháng 10 và sẽ ký Hiệp định vào cuối năm nay.
B.Tại sao gia nhập TPP?
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế, khi tham gia "sân
2
chơi" này, Việt Nam sẽ là một trong những nước có lợi nhiều nhất vì mục tiêu chính của
TPP là giảm thuế và những rào cản hàng hoá cho dịch vụ. Khi các dòng thuế giảm xuống,
Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu quần áo, giày dép và nhiều mặt hàng khác vốn là thế
mạnh của mình vào các thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ mà không phải cạnh
tranh với sản phẩm của một số nước khác.
Đánh giá tác động của TPP, theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, những nước mức
phát triển thấp hơn sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Trong nhiều nghiên cứu định
lượng của chuyên gia nước ngoài, Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi lớn từ
TPP (phần lớn các nước có lợi khoảng 1-2 điểm % từ TPP, riêng Việt Nam khoảng 5%).
Tuy nhiên theo ông Thành, đánh giá này cũng chưa tính được đầy đủ những chuyển biến
thể chế của cải cách trong nước,những cải cách có thể hỗ trợ cho quá trình này.
Bên cạnh đó, trong số 11 đối tác đang đàm phán với Việt Nam, hiện có 7 đối tác có
quan hệ thương mại tự do với nước ta; 4 đối tác còn lại (Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru),
chưa thiết lập quan hệ thương mại tự do nên cơ hội chủ yếu của Việt Nam sẽ mở rộng ở 4
thị trường này.
Điều đáng nói Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, nếu xét theo cơ cấu kinh tế của
các nước đang đàm phán với Việt Nam, họ có cơ chế kinh tế mang tính bổ sung cho Việt
Nam nhiều hơn. Vì vậy, tác động cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam có thể có nhưng
không lớn như ta lo ngại.
Cũng theo ông Trần Quốc Khánh, qua một số nghiên cứu mang tính định tính cho
thấy ngành hàng trong nước có thể gặp khó khăn đầu tiên là ô tô nếu chúng ta mở cửa thị
trường hoàn toàn cho Hoa Kỳ và Nhật Bản. Cùng với đó, ngành nông nhiệp với các mặt
hàng thịt gà , lợn, bò là ngành lợi thế của Hoa Kỳ hay mặt hàng đường là thế mạnh của
Australia thì các ngành hàng tương ứng của ta cũng có thể gặp khó khăn.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh Hiệp định TPP rất rộng, vì thế các vấn đề
được đề cập không chỉ gói gọn trong phạm vi biên giới mà còn phải tính toán cả các vấn
đề sau biên giới. Điều quan trọng là cần đưa ra chínhsách minh bạch và điều này sẽ mang
lại lợi ích vô cùng to lớn cho doanh nghiệp trong nước.
PHẦN II. TÁC ĐỘNG CỦA TPP ĐẾN NGÀNH DỆT MAY TRÊN QUAN ĐIỂM
CỦA NHỮNG NHÀ KINH TẾ.
3
A. SO SÁNH NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM CHỊU VÀ KHÔNG CHỊU TÁC
ĐỘNG CỦA TPP
1. Ngành dệt may Việt Nam không chịu tác động của TPP
1.1. Tình hình tăng trưởng chung
Trong Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/04/2007 về phê
duyệt “Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn
2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, ngành dệt may được lựa chọn là ngành mũi nhọn
trong xuất khẩu của Việt Nam, bởi vậy Nhà nước cũng đã có những chính sách ưu tiên để
phát triển của ngành dệt may. Bên cạnh đó, từ tháng 3 năm 2007 Việt Nam bắt đầu thực
hiện các cam kết với WTO.Theo Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam, trong toàn
bộ biểu thuế gồm 10.689 dòng thuế, Việt Nam sẽ cắt giảm khoảng 3.800 dòng, chiếm
34,5% số dòng thuế của biểu thuế. Những yếu tố trên góp phần tác động lớn vào ngành
dệt may Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

petterpacker

New Member
Re: [Free] Tác động của hiệp định TPP đến nghành dệt may việt nam

Vâng. Thank you chủ thớt rất nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top