daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiên hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ
TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT
KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY
TNHH MAY TINH LỢI
1.1. Tính cấp thiết đề tài
Trước xu hướng vận động toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại tạo cơ hội cho
hoạt động thương mại quốc tế đã phát triển rất mạnh mẽ. Trong đó, hoạt động gia công
xuất khẩu là loại hình kinh doanh phát triển nhanh chóng và phù hợp với quốc gia
đang phát triển điển hình như ở Việt Nam. Ngày nay quá trình phân công lao động
quốc tế rất sâu sắc và trao đổi mậu dịch quốc tế cũng rất thuận lợi đặc biệt là đối với
các nước thành viên của WTO, do có sự chuyên môn hóa sản xuất nên hoạt động này
đòi hỏi một lực lượng lao động rất lớn không chỉ của một nhà nước mà là của tất cả
các nước tham gia vào hoạt động gia công. Ở Việt Nam, hoạt động này đã giải quyết
được rất nhiều công ăn việc làm cho một bộ phận lao động dư thừa trong xã hội, góp
phần cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, mở rộng thị
trường .
Ngành dệt may là một ngành hàng truyển thống, là một ngành công nghiệp mũi
nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Sản xuất tăng trưởng nhanh,
KNXK toàn ngành dệt may năm 2011 đạt 15,6 tỷ USD, tăng gần 38% so với năm
2010. Với kết quả đó, ngành tiếp tục giữ vị trí số 1 trong hoạt động xuất khẩu của cả
nước. Trong đó hàng dệt may Việt Nam XK sang Nhật Bản đạt kim ngạch 1,6 tỷ USD,
chiếm 15,6% thị phần, tăng 46,41% so với năm 2010. Kim ngạch thị trường Nhật Bản
khá cao nhưng thị phần còn thấp, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản còn gặp nhiều
rủi ro: một thị trường khó tính có yêu cầu cao về hàng hóa NK, thị trường hay gặp
thiên tai ảnh hưởng tới việc vận chuyển hàng hóa làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng
hóa. Trong khi đó, doanh nghiệp các ngành dệt may Việt Nam hầu hết đều thực hiện
hợp đồng gia công may mặc nên đảm bảo yêu cầu chất lượng càng quan trọng, nhưng
hoạt động quản trị rủi ro trong các Công Ty chưa được chú trọng. Vậy, vấn đề đặt ra là
phải quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc XK sao
cho có hiệu quả. Trong thời gian thực tập tại Công Ty TNHH may Tinh Lợi , em nhận
thấy Công Ty thường gặp rất nhiều rủi ro trong thực hiện HĐGC gây ảnh hưởng đến

doanh thu của Công Ty nên em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“ Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiên hợp đồng gia công hàng may mặc
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi”.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Qua quá trình tìm hiểu em được biết đề tài: “Quản trị rủi ro trong quá trình
thực hiên hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
của Công Ty TNHH may Tinh Lợi” vẫn chưa được nghiên cứu. Tuy vậy, tại trường
ĐH Thương Mại, đã có một số tài liệu, đề tài nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro thực
hiện hợp đồng XNK. Trong đó, một số đề tài luận văn tại trường ĐH Thương Mại:
1
LVE. 1187: “ Quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện HĐNK thang máy từ
Italia của Công Ty CP Gama Việt Nam” – LVTN/ SV Nguyễn Thị Thanh Xuân – Th.s
Lê Thị Thuần hướng dẫn, 2011.
LVE.1186: “ Quản trị rủi ro trong quy trình chuẩn bị sản phẩm hạt điều xuất
khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Công Ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản nông sản
Hà Nội – AGREXPORT” –LVTN/ SV Vũ Thanh Thủy- PGS.TS Doãn Kế Bôn hướng
dẫn, 2011.
LVE. 1188: “ Quản trị rủi ro trong thực hiện HĐXK hàng nông sản sang thị
trường Mỹ của chi nhánh – Tổng Công Ty thương mại HN” - LVTN/ Đặng Thị Mai
Lan – Th.S Mai Thanh Huyền hướng dẫn, 2011.
Các đề tài trên đều liên quan đến quản trị rủi ro thực hiện hợp đồng xuất nhập
khẩu tại các doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu nhưng chưa
phân tích rõ ràng quy trình quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng xuất hay nhập
gồm những bước như thế nào, các luận văn trên chỉ quản trị cho hợp đồng xuất khẩu
hay nhập khẩu ở một số ngành nghề trong khi đó ngành may mặc của Việt Nam là
ngành chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao, các hợp đồng thực hiện chủ yếu đều là hợp đồng
gia công hàng may mặc thì chưa đề cập tới quản trị rủi ro để thực hiện hợp đồng có
hiệu quả hơn. Có thể nói đề tài : “Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiên hợp đồng
gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH
may Tinh Lợi” là một đề tài mới so với các đề tài trước.

1.3. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của vấn đề nghiên cứu bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
• Hệ thống hóa lý luận về các nội dung cơ bản hợp đồng gia công, quá trình
thực hiện hợp đồng gia công( HĐGC) xuất khẩu và hoạt động quản trị rủi ro trong
thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu.
• Nghiên cứu quá trình thực hiện HĐGC XK hàng may mặc của Công Ty
Tinh Lợi thông qua đó nhằm mục đích nhận dạng, phân tích, tìm hiểu nguyên nhân các
rủi ro, trong quá trình thực hiện HĐXK của Công Ty đã gặp phải.
• Tìm hiểu về các giải pháp mà Công Ty đã thực hiện.
• Thông qua việc nghiên cứu này, em muốn đóng góp một số những đề xuất,
kiến nghị của mình nhằm giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình thực hiện
2
HĐGC của Công Ty Tinh Lợi cũng như cơ quan Nhà Nước có được những phương
hướng phòng ngừa hiệu quả những rủi ro trong quá trình thực hiện HĐGC trong thời
gian tới.
1.4. Đối tượng nghiên cứu.
Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất
khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi.
1.5. Phạm vi nghiên cứu.
• Về không gian: giới hạn nghiên cứu tại phòng Xuất- nhập khẩu của Công
Ty TNHH may Tinh Lợi.
• Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2009- 2011 tập trung nghiên cứu về mặt
hàng quần áo dệt kim sang thị trường Nhật Bản.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
• Nguồn bên trong Công Ty: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011; Báo
cáo số liệu xuất nhập khẩu của Công Ty , Hợp đồng thương mại, vận đơn đường biển
và các chứng từ liên quan.
• Nguồn bên ngoài Công Ty: Các tài liệu về TMQT như giáo trình, báo tạp
chí chuyên ngành, tài liệu về quản trị rủi ro trong hoạt động ngoại thương, một số

website về ngoại thương, giao nhận vận tải, một số văn bản, chính sách pháp luật liên
quan đến hoạt động XNK, của chính phủ, cơ quan hữu quan và Luận văn của khóa
trước…
1.6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
• Qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH may Tinh Lợi, các dữ liệu thu
được bằng việc quan sát các nghiệp vụ và hoạt động gia công của Công Ty để tìm hiểu
những rủi ro công tác quản trị rủi ro tại công ty trong quá trình thực hiện hợp đồng gia
công.
1.6.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
• Phương pháp thống kê: thống kê và tổng hợp các kết quả tổng kết và quan
sát được.
• Phương pháp so sánh: so sánh kết quả kinh doanh nói chung và tình hình
xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản và nhập khẩu nguyên liệu của Công Ty.
3
• Phương pháp tư duy logic: sử dụng tư duy logic trong phân tích hoạt động
quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng và đề xuất các giải pháp.
1.7. Kết cấu của khóa luận
Đề tài được trình bày thành 4 chương không kể phần tóm lược, lời cảm ơn, mục
lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, danh mục từ viết tắt, các tài liệu tham khảo
và các phụ lục:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện
hợp đồng gia công xuất khẩu
Chương 3: Phân tích thực trạng rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng
gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH
may Tinh Lợi.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, khắc
phục rủi ro trong quá trình thực hiện HĐGC hàng may mặc xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi.
Chương 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ

TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm hợp đồng Thương mại quốc tế và hoạt động gia công quốc tế
a. Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế
Theo điều 1 Công ước Lahaye 1964 ( Công ước về mua bán hàng hóa hữu hình):
Hợp đồng TMQT hay họp đồng ngoại thương là tất cả các văn bản được kỹ kết bởi
các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hóa được chuyển từ nước
này qua nước khác. hay việc trao đổi ý chí ký kết HĐ giữa bên ký kết được lập ở các
nước khác nhau.
Theo điều 1 công ước Vienna 1980 ( Công ước Liên hợp quốc về mua bán hàng
hóa quốc tế): Hợp đồng TMQT là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên ký kết
hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.
Theo giáo trình Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế do PGS.TS Doãn Kế
Bôn chủ biên:
• Hợp đồng thương mại quốc tế được hiểu là: “ hoạt động thương mại quốc tế là
sự thỏa thuận về thương mại giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia
khác”.
Như vậy bản chất của hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bán hàng
hóa và dịch vụ, là sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng.
Chủ thể của hợp đồng là Bên bán ( Bên XK) và bên mua ( bên NK). Họ có trụ sở
kinh doanh ở các nước khác nhau. Bên bán giao một giá trị nhất định, và để đổi lại,
bên mua phải trả một đối giá cân xứng với giá trị đã được giao.
b. Khái niệm về gia công quốc tế
4
Gia công là một cách khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của
nhiều quốc gia trên thế giới. Gia công là sự cải tiến đặc biết các thuộc tính riêng của
đối tượng lao động là nguyên liệu hay bán thành phẩm được tiến hành một cách sáng
tạo và có ý thức nhằm tạo cho sản phẩm một giá trị sử dụng nào. Khi hoạt động gia
công vượt ra khỏi biên giới quốc gia gọi là gia công quốc tế. Tức là bên đặt gia công
hay bên nhận gia công phải có quốc tịch khác nhau hay có trụ sở chính ở hai quốc

gia khác nhau.
Theo giáo trình Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế do PGS.TS Doãn Kế
Bôn chủ biên:
• Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia
công sử dụng một phần hay toàn bộ nguyên liệu, vật liệu, vật chất của bên đặt gia
công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của
bên đặt gia công để hưởng thù lao. Gia công quốc tế là hình thức gia công thương mại
mà bên đặt gia công hay bên nhận gia công là thương nhân nước ngoài.
2.1.2. Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro.
a. Khái niệm rủi ro
Nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro, chưa thống nhất thành một định nghĩa
chung nên có thể xem xét qua các tài liệu:
• Frank Knight, một học giả người Mỹ trong lĩnh vực bảo hiểm và quản trị rủi ro,
cho rằng: “ Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.( Risk and management, Frank
Knight, Prentice Hall,1998, tr.23). Theo ông, các loại bất trắc không thể đo lường
được thì gọi là bất trắc còn các loại bất trắc có thể đo lường được hay không. Tuy
nhiên trên thức tế, không phải bất trắc nào cũng có thể đo lường hoàn toàn.
• Trong giáo trình TMQT: “ rủi ro là những sự kiện bất bất lợi, bất ngờ đã xảy ra
gây tốn thất cho con người”.
• Theo Nguyễn Anh Tuấn ( 2006) trong cuốn: “ Quản trị rủi ro trong kinh doanh
ngoại thương”. NXB Lao động – Xã hội: “ Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ gây
ra tổn thất cho con người”, theo cách tiếp cận này thì rủi ro liên quan tới thái độ của
công người. Những biến cố ngoài mong đợi thì được xem là rủi ro còn những biến cố
mong đợi không phải là rủi ro. Rủi ro phải là những bất trắc hậu quả cho con người,
còn những bất trắc không gây tổn thất thì phải không phải là rủi ro.
• Rủi ro trong kinh doanh XNK: theo “ Quản trị rủi ro và khủng hoảng” của
PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân: “ Rủi ro trong kinh doanh XNK là những sự kiện bất
trắc có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất mất mát, thiệt hại hay làm
mất đi những cơ hội sinh lời, tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hay làm mất đi
những cơ hội sinh lời, những cũng có thể đưa đên những lợi ích, cơ hội thuận lợi trong

hoạt động XNK”. Theo định nghĩa này rủi ro trong kinh doanh XNL vừa mang tính
5
tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát, nguy
hiểm… cho con người, nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội. Nếu tích cức
nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp
phòng ngừa, hạn chế rủi ro tiêu cực, tận dụng mặt tích cực của nó.
b. Phân loại rủi ro.
• Dựa vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro:
- Rủi ro cơ bản: là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhên ngoài tầm kiểm
soát của con người.
- Rủi ro riêng biệt: là những rủi ro phát sinh từ các biến cố chủ quan và khách
quan liên quan đến hành vi của con người.
• Dựa vào các yếu tố tác động của môi trường vĩ mô:
- Rủi ro kinh tế: Do các yếu tố kinh tế gây ra.
- Rủi ro chính trị: Do các yếu tố thuộc về thể chế chính trị gây ra.
- Rủi ro pháp lý: Do sự thay đổi pháp luật, các quy tắc, tập quán . . .
- Rủi ro cạnh tranh: Do sự thay đổi thị hiếu, sự xuất hiện sản phẩm mới . . .
- Rủi ro thông tin: Do thiếu các thông tin về thị trường, về đối tác . . .
• Dựa vào phạm vi được bảo hiểm:
 Căn cứ vào phạm vi được bảo hiểm rủi ro được chia thành:
- Rủi ro được bảo hiểm: là những rủi ro sẽ không được các công ty bảo hiểm bồi
thường khu có tốn thất xảy ra, được chia thành rủi ro loại trừ và rủi ro không thỏa
thuân.
- Rủi ro không được bảo hiểm: là những rủi ro được ghi trong các hợp đồng bảo
hiểm, được chia thành rủi ro thông thường và rủi ro đặc biệt.
• Dựa vào thời điểm phát sinh rủi ro trong quy trình tác nghiệp thương mại quốc
tế:
 Căn cứ vào thời điểm phát sinh trong quá trình tác nghiệp chia rủi ro thành:
- Rủi ro trong lựa chọn đối tác đàm phán và ký kết hợp đồng: là những rủi ro
xảy ra trong giai đoạn lựa chọn đối tác, đảm phán và ký kết hợp đồng thương mại quốc

tế.
- Rủi ro trong chuẩn bị hàng xuất khẩu: là những rủi ro xảy ra trong giai đoạn
chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, gồm các thu gom, sản xuất, gia công, tái chế.
- Rủi ro trong giao nhận hàng hóa: là những rủi ro xảy ra trong quá trình giao
nhận.
- Rủi ro trong vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa:
- Rủi ro trong thanh toán tiền hàng: là những rủi ro xảy ra trong quá trình quá
trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tiền hàng, tiền tạm ứng.
6
- Rủi ro trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại: là những rủi ro xảy ra trong
quá trình thực hiện khứu nại và giải quyết các khiếu nại trong thương mại quốc tế và
các rủi ro khác.
2.1.3. Khái niệm và phân loại tổn thất.
a. Khái niệm tổn thất.
• Theo Bộ môn quản trị (ĐH Thương mại): “ tổn thất là những thiệt hại, mất mát
về tài sản, cơ hội có thể được hưởng, về tinh thần, thể chất do rủi ro gây ra.
• Theo giáo trình Thương mại quốc tế: “ tổn thất là những thiệt hại, mất mát về
tài sản, cơ hộ mất hưởng; về con người, tinh thần sức khỏe và sự nghiệp của họ do
những nguyên nhân từ rủi ro gây ra.
b. Phân loại tổn thất
• Dựa vào mức độ tổn thất:
- Tổn thất toàn bộ: là tổn thất hoàn toàn đối tượng như mất kiện hàng, hư hỏng
hay bị phá hủy tất cả hàng hóa.
- Tổn thất bộ phận: là tổn thất một phần của đối tượng như đổ vớ một số lượng
nhất định hàng hóa, hàng bị ẩm mốc một phần.
• Dựa vào tính chất của tổn thất
- Tổn thất riêng: là những tổn thất của đối tượng bảo hiển của từng bên tham gia
bảo hiểm như tổn thất của hàng khi bị mất hàng hóa vận chuyển, tổn thất về con tàu
của chủ tàu
- Tổn thất chung: là tổn thất hay những chi phí do hành động cố ý của người

chuyên chở, thuyền trưởng.
• Dựa vào đối tượng bị thiệt hại
- Tổn thất hữu hình: là những thiệt hại về tài sản, hàng hóa tiền bạc
- Tổn thất vô hình: là những tổn thất về tinh thần, uy tín trong kinh doanh
2.1.4. Khái niệm quản trị rủi ro.
a. Khái niệm quản trị rủi ro.
• Theo Bộ môn Quản trị của trường Đại học Thương mại:Quản trị rủi ro là quá
trình bào gồm các hoạt đồng nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro, để từ đó
tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh
doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong kinh doanh.
• Theo cuốn quản trị rủi ro trong kinh doanh thì: “Quản trị rủi ro là quá trình bao
gồm các hoạt động nhằm hạn chế, loại bỏ các rủi ro hay khắc phục các hậu quả mà
rủi ro gây ra đối với hoạt động kinh doanh. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử
7
dụng tối ưu các nguồn lực, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại của doanh
nghiệp”.
• Theo Giáo trình Quản trị thương mại quốc tế: Quản trị rủi ro trong tác nghiệp
thương mại quốc tế là hệ thống các nghiệp vụ nhằm nhận dạng, đánh giá, đối phó với
những nguyên nhân và hậu quả của các rủi ro trong quá trình tiến hành các tác nghiệp
thương mại quốc tế”.
• Theo báo doanh nhân Sài gòn: “ Quản trị rủi ro là một quy trình được thiết lập
nhằm xác định nhằm sự vụ có nguy cơ dẫn đến những hệ quả xấu cho doanh nghiệp,
để từ đó chủ động đưa ra những giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời”.
Như vậy, quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện
và có hệ thống nhằm vận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất
mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
2.2. Một số lý thuyết của quá trình nghiên cứu.
2.2.1. Tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro.
• Quản trị rủi ro giúp tổ chức, doanh nghiệp đạt được mục tiêu, kết quả kinh
doanh như mong muốn thông qua việc hạn chế, loại bỏ những thiệt hại của rủi ro.

• Quản trị rủi ro giúp tổ chức nắm bắt hiệu quả các cơ hội kinh doanh, biến cơ
hội kinh doanh thuận lợi thành hiệu quả kinh doanh tốt lợi nhuận cao.
• Quản trị rủi ro giúp nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức, cá nhân, giúp doanh
nghiệp gặp thuận lợi với các đối tác, thu hút tốt hơn thực hiên thành công các hoạt
động kinh doanh mạo hiểm.
2.2.2. Quy trình quản trị rủi ro
Biểu 2.1. Quy trình quản trị rủi ro
• Thiết lập các điều kiện, giả thiết.
Dựa trên các rủi ro đã xảy ra trong thực tế hay các thồn tin thu thập được các
nhà quản trị có thể xây dựng các điều kiện, giả thiết các rủi ro có thể xảy ra với các tác
nghiệp hay các khâu trong hoạt động kinh doanh. Các nhà quản trị sẽ xây dựng các bối
8
Thiết lập các điều kiện, giả thiết
Kiểm

tra
giám
sát và
điều
hành
Nhận dạng rủi ro
Phân tích rủi ro
Đo lường rủi ro
Thực hiện các biện pháp kiểm
soát và tài trợ.
cảnh có thể xảy ra với mỗi trường hợp để tiến hành phân tích, đưa ra các nguyên nhân
có thể gây rủi ro, đoán tổn thất và đưa ra các phương pháp phòng ngừa hay khác
phục.
• Nhận dạng rủi ro:
 Khái niệm: Là quá trình xác định một cách liên tực và có hệ thống các rủi ro có

thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nhận dạng rủi ro tập
trung xem xét một số vấn đề cơ bản:
• Mối hiểm họa: gồm các điều liện tạo ra hay làm tăng mức tổn thất của rủi
ro.
• Mối nguy hiểm: Là nguyên nhân của tổn thất.
• Nguy cơ rủi ro: là một tình huống có thể tạo nên ở bất kỳ lúc nào, có thể gây
nên những tổn thất ( hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không thể
tiên đoán được.
 Cơ sở nhận dạng:
• Dựa trên các số liệu thống kê.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top