daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................2
1.1. Khái niệm về tiền lương trong khu vực công............................................................2
1.2. Sơ lược về thang lương, bảng lương........................................................................2
1.3. Vai trò của hệ thống thang bảng lương trong khu vực công.....................................3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG TRONG KHU
VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.........................................................................5
2.1. Tổng quan về hệ thống thang bảng lương trong khu vực công hiện nay..................5
2.2. Thực trạng hệ thống thang bảng lương trong khu vực công hiện nay......................5
2.3. Đánh giá chung về hệ thống thang bảng lương trong khu vực công hiện nay........10
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN HỆ THỐNG THANG
BẢNG LƯƠNG TRONG KHU VỰC CÔNG...............................................................13
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 15
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................27


Tiền lương khu vực công

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế
- xã hội. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhất là do chiến tranh và
điều kiện kinh tế, Nhà nước ta vẫn luôn chú trọng đến các chính sách tiền lương, thường
xuyên tiến hành cải tiến các chế độ chính sách liên quan đến vấn đề tiền lương, góp phần
tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và cải thiện đời sống của cán bộ, công nhân, viên

chức. Chế độ tiền lương mới gần đây (tháng 10-2004) đến nay đã hơn 10 năm và trong 10
năm đó nền kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi, kinh tế tăng trưởng mạnh, đời sống
người lao động ngày càng được nâng cao. Mặc dù trong giai đoạn đầu, chế độ tiền lương
mới đã phát huy được những tác dụng nhất định, nhưng càng về sau nó càng trở nên lạc
hậu, bộc lộ nhiều nhược điểm và trở thành yếu tố kìm hãm động lực làm việc của người
lao động. Các nghiên cứu, đánh giá gần đây về các chính sách tiền lương hiện hành đã chỉ
ra những hạn chế, như: quá nhiều thang, bảng lương, nhiều bậc treo, thang, bảng lương
không khuyến khích người lao động nâng cao trình độ. Vì thế, cải tiến chính sách tiền
lương nói chung và hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp nói riêng ở nước ta đã
trở thành đòi hỏi khách quan, nhu cầu cấp bách của toàn xã hội.
Để có cơ sở cải cách tiền lương trong giai đoạn tới đòi hỏi phải nghiên cứu về lý
luận cũng như thực tiễn. Đề tài: “Phân tích và đánh giá hệ thống thang bảng lương
trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay.” được thực hiện để nhằm đáp ứng yêu cầu đó.
Mục tiêu tui nghiên cứu đề tài này là xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để thiết
kế hệ thống thang, bảng lương mới theo chương trình cải cách tiền lương nhà nước giai
đoạn 2004 - 2017. Phân tích và làm rõ thực trạng hệ thống thang bảng lương trong khu
vực công hiện nay ở Việt Nam. Đánh giá sơ lược mặt đạt được và những hạn chế còn tồn
đọng. Từ đó khuyến nghị một số ý kiến nhằm cải thiện hệ thống thang bảng lương.
 Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thang bảng lương.
 Phạm vi nghiên cứu: Trong khu vực công Nhà nước Việt Nam.
 Phương pháp nghiên cứu: Bài viết này sử dụng các phương pháp như
nghiên cứu và phân tích dữ liệu, phương pháp thu nhập thông tin.

1


Tiền lương khu vực công

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm về tiền lương trong khu vực công
Tiền lương trong khu vực công là số tiền mà các cơ quan, tổ chức của Nhà nước trả
cho người lao động theo cơ chế, chính sách của Nhà nước và được thể hiện trong hệ thống
thang, bảng lương do Nhà nước quy định.

1.2. Sơ lược về thang lương, bảng lương
Thang lương: là hệ thống thước đo, dung để đánh giá chất lượng lao động của các
loại lao động cụ thể khác nhau, đó là một bảng quy định một số bậc lương (mức lương),
các mức độ đãi ngộ lao động theo bậc từ thấp đến cao, tương ứng với tiêu chuẩn cấp bậc
nghề của công nhân.
Thang lương được thiết kế với nhiều bậc lương phân biệt theo trình độ chuyên môn
khác nhau để áp dụng đối với công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất – kinh doanh, gắn với
tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề, khi mà tính chất và mức độ phức tạp của công việc
được phân chia rõ ràng.
Mỗi thang lương được kết cấu gồm: Nhóm mức lương, số bậc lương, hệ số lương
và bội số lương.


Nhóm mức lương: thang lương thiết kế theo chế độ tiền lương năm 1993 có từ 1
đến 4 nhóm mức lương và theo chế độ tiền lương 2004 là 1 đến 3 nhóm mức
lương. Nó phản ánh điều kiện và tính chất phức tạp của lao động. Trong cùng một
thang lương thì điều kiện lao động càng khó khăn, càng phức tạp thì được xếp ở
nhóm mức lương cao hơn.



Số bậc lương: số bậc trong thang lương nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ phức tạp
của nghề và được xác định trên cơ sở tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề.




Hệ số lương: là hệ số so sánh về mức lương ở bậc bất kỳ với mức lương bậc 1
trong thang lương. Nó chỉ rõ mức lương của công nhân ở bậc nào đó được trả cao
hơn mức lương bậc 1 bao nhiêu lần.



Bội số lương: là hệ số phản ánh mức lương bậc cao nhất gấp mức lương bậc thấp
nhất bao nhiêu lần.
2


Tiền lương khu vực công

Bảng lương: là một bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những người
lao động cùng nghề theo từng chức danh nghề nghiệp.
Bảng lương được xây dựng để xếp lương cho công nhân gián tiếp hay trực tiếp
sản xuất làm việc ở những nghề mà tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề khó hay không
phân chia ra nhiều mức rõ rệt, hay do đặc điểm của công việc được bố trí công nhân theo
cương vị và trách nhiệm công tác. Lúc này trình độ tay nghề của người lao động thường
được đánh giá dựa vào kinh nghiệm và thâm niên nghề nghiệp của họ.
Để xây dựng thang, bảng lương phải tiến hành xác định các yếu tố: Xây dựng chức
danh nghề của thang, bảng lương; xác định bội số thang, bảng lương; xác định mức lương
thấp nhất trong thang, bảng lương; xác định số bậc và xác định hệ số lương của mỗi bậc.
Phân loại bảng lương trong khu vực công:


Bảng lương trong khu vực Quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể;




Bảng lương trong khu vực Hành chính sự nghiệp;



Bảng lương trong khu vực lực lượng vũ trang.

1.3. Vai trò của hệ thống thang bảng lương trong khu vực công
Thang bảng lương có vai trò hết sức quan trọng đối với các cơ quan, doanh
nghiệp trong tổ chức, quản lý lao động một cách có hiệu quả, đảm bảo việc trả lương cho
người lao động gắn với mức độ hoàn thành công việc mà họ đảm nhận. Ở nước ta, hệ
thống thang lương, bảng lương có các vai trò chủ yếu sau:
 Đối với cơ quan, doanh nghiệp
Là cơ sở để thỏa thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động
Tùy theo tính chất, mức độ phức tạp, tầm quan trọng của công việc đảm nhận và
mức lương hình thành trên thị trường lao động, người sử dụng lao động và người lao
động lựa chọn mức lương nhất định trong thang lương, bảng lương để thỏa thuận và
ghi trong hợp đồng lao động. Hệ thống thang, bảng lương là thang giá trị thống nhất
đảm bảo trả lương công bằng đối với mọi người lao động có trình độ chuyên môn – kỹ
thuật, tay nghề và đảm nhận công việc giống nhau trong phạm vi một cơ quan, doanh
nghiệp, ngành.
Là cơ sở để xác định hệ số lương và phụ cấp lương bình quân tính trong đơn giá
và chi phí tiền lương
Trên cơ sở số lao động làm việc trong doanh nghiệp và hệ số lương cấp bậc,
3


Tiền lương khu vực công

chuyên môn, nghiệp vụ, người sử dụng lao động tính mức tiền lương bình quân và phụ

cấp bình quân để xác định đơn giá tiền lương đối với các sản phẩm, công việc cụ thể
để khoán cho người lao động. Đồng thời, người sử dụng lao động dùng để xác định chi
phí tiền lương trong chi phí chung của doanh nghiệp.
Là cơ sở để thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao
động và thỏa ước lao động tập thể
Để khuyến khích người lao động nâng cao trình độ, đóng góp nhiều vào kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cơ quan, hằng năm
dựa vào các thang, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chuyên môn
nghiệp vụ, nhu cầu công việc, đòi hỏi doanh nghiệp tổ chức nâng bậc lương, nâng
ngạch lương cho người lao động.
Là cơ sở để đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Theo quy định của pháp luật lao động, hệ thống thang, bảng lương được dùng để
đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và giải quyết một số chế độ khác cho người
lao động.
 Đối với Nhà nước
Thang, bảng lương là thang đo giá trị, làm cở để Nhà nước tính toán, thẩm định chi
phí đầu vào đối với các doanh nghiệp Nhà nước; làm cơ sở để xác định và tính toán khoản
thu nhập chịu thuế; là căn cứ để Nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế
độ đối với người lao động; đồng thời giúp xử lý, giải quyết các tranh chấp về tiền lương.

4


Tiền lương khu vực công

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG TRONG
KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tổng quan về hệ thống thang bảng lương trong khu vực công hiện nay
Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004; phạm vi điều chỉnh: đối với cán

bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, cán bộ
chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ
quan, chiến sỹ, công nhân trong các cơ quan , đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (gồm công
an, quân đội).
Quy định 7 bảng lương sau: (Xem chi tiết tại phụ lục đính kèm)


Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.



Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các
cơ quan nhà nước.



Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các
đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.



Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và
các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.



Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.



Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan công an nhân dân.



Bảng 7: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên
môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.

2.2. Thực trạng hệ thống thang bảng lương trong khu vực công hiện nay
Với mức lương tối thiểu chung được quy định tại Khoản 2, Điều 1, Nghị định số
203/2004/NĐ-CP của Chính phủ là 290.000 đồng/tháng.1

 Đối với bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp
1 Chính phủ, 2004. Nghị định số 203/2004/NĐ-CP về Quy định mức lương tối thiểu.

5


Tiền lương khu vực công

Áp dụng đối với các đối tượng không giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm)
trong các lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn
hoá - nghệ thuật.
Hệ số lương cao nhất là 9.40 (Bậc 2), thấp nhất là 8.80 (Bậc 1). Chênh lệch giữa hệ
số lương cao nhất và thấp nhất là 0.6.
Mức lương thực hiện từ 01/10/2004 cao nhất là 2.726.000 đồng (Bậc 2), thấp nhất là
2.552.000 đồng (Bậc 1), mức chênh lệch giữa hai mức lương là 174.000 đồng.
 Thang bảng lương trong khu vực Quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể
Trong nhóm này bao gồm 2 bảng:
Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức

trong cơ quan Nhà nước.
Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường , thị trấn.

 Đối với bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức
trong cơ quan Nhà nước.
Áp dụng với nhóm ngạch: Công chức loại A3, Công chức loại A2, Công chức loại
A1, Công chức loại A0, Công chức loại B và Công chức loại C. Mỗi nhóm lại bao gồm
các đối tượng cụ thể khác nhau. (Xem chi tiết tại phụ lục đính kèm)
Hệ số lương của các ngạch công chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều
kiện lao động cao hơn bình thường.


Công chức loại A3 có 6 bậc lương, dù có ít bậc lương nhất nhưng hệ lương và mức
lương thực hiện lại cao nhất trong tất cả các nhóm công chức (Bậc 6 ở nhóm A3.1,
nhóm A3.2 có hệ số lương lần lượt là 8.00 và 7.55 tương ứng với các mức lương là
2.320.000 và 2.189.500 đồng).



Công chức loại B và C có 12 bậc lương, nhóm có nhiều bậc lương nhất và hệ số
lương thấp nhất trong các loại công chức. Cụ thể bậc lương thấp nhất là bậc 1
(công chức loại C1) là 1,65 với mức lương là 478.500 đồng; công chức loại C2 có
hệ số lương 1.50 với mức lương là 435.000 đồng và công chức loại C3 có hệ số
lương 1.35 với mức lương tương ứng là 391.500 đồng.
Mức chênh lệch giữa các bậc lương liền kề và hệ số lương cụ thể ở:

+ Công chức loại A3 là 0,36 hệ số lương là 104.400 đồng.
+ Công chức loại A2 là 0,34 hệ số lương là 98.600 đồng.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH IMC của bột GIẶT OMO và PHÁC THẢO CHƯƠNG TRÌNH IMC Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích môi trường Singapore và phương thức xâm nhập cho cà phê hạt Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Kỹ thuật phân tích và kiểm soát chất Bia thành phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐKD của CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích liên minh chiến lược của apple: case study với microsoft và paypal Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top