daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................4
I. Cơ sở lý luận.........................................................................................................5
1. Khái niệm của quản trị sự thay đổi...................................................................5
2. Các cấp độ của quản trị sự thay đổi..................................................................5
2.1 Quản lý thay đổi cá nhân..................................................................................5
2.2 Quản lý thay đổi tổ chức/ sáng kiến ................................................................5
2.3 Quản lý thay đổi Doanh nghiệp.......................................................................6
3. Quy trình quản trị sự thay đổi ..........................................................................6
3.1. Đảm bảo sẵn sàng cho việc thay đổi ...............................................................6
3.2. Lập kế hoạch cho sự thay đổi .........................................................................6
3.3. Triển khai các thay đổi ..................................................................................7
3.4. Dự phòng các rủi ro .......................................................................................7
3.5. Đánh giá tiến độ và phân tích kết quả ...........................................................8
II. Quản trị sự thay đổi của công ty Thế giới di động ....................................... .8
1.Giới thiệu về cơng ty ........................................................................................8
1.1. Lịch sử hình thành .......................................................................................8

1.2. Một số thơng tin về cơng ty ...........................................................................9
1.3. Văn hóa doanh nghiệp và con người.............................................................10
2. Quản trị sự thay đổi về nâng cao trải nghiệm khách hàng............................11
2.1. Thực trạng về trải nghiệm khách hàng .......................................................11
2.2. Những thay đổi nâng cao trải nghiệm khách hàng ....................................13
2.3. Quản trị sự thay đổi để nâng cao trải nghiệm khách hàng .....................14
III. Giải pháp tạo thắng lợi ngắn hạn trong quản trị sự thay đổi ...................17

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, sự thay đổi là một điều tất yếu để các cơng ty có thể tiến
bộ và tồn tại trong một thị trường cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, quản trị sự thay
đổi trong công ty là một thách thức không hề đơn giản. Đó là lý do tại sao đề tài về
quản trị sự thay đổi trong công ty là một chủ đề được quan tâm và nghiên cứu rộng
rãi.
Trong bối cảnh này, việc quản trị sự thay đổi đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo của
các nhà quản trị. Các quyết định và hành động của họ phải được đưa ra một cách
nhanh chóng và chính xác, dựa trên những thơng tin chính xác và phân tích đầy đủ.
Bên cạnh đó, cần có sự tương tác và tham gia của các thành viên trong công ty để
đảm bảo sự thành công của quá trình thay đổi.
Trong đề tài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các phương pháp và cơng cụ quản trị sự
thay đổi trong công ty, từ việc phân tích nhu cầu đến triển khai các giải pháp thay
đổi. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ xem xét những thách thức và rủi ro có thể phát
sinh trong quá trình quản trị sự thay đổi, và cách để vượt qua chúng.
Hy vọng đề tài này sẽ đem lại những kiến thức hữu ích cho các nhà quản trị và giúp
họ quản trị sự thay đổi trong công ty một cách hiệu quả.

4



I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái niệm của quản trị sự thay đổi
Quản trị sự thay đổi (Change management) là quy trình hướng dẫn doanh nghiệp
chuẩn bị, lên kế hoạch và hỗ trợ các cá nhân áp dụng thành công sự thay đổi-nhằm
mục tiêu thúc đẩy thành công và cải thiện kết quả kinh doanh. Mỗi giai đoạn và
cơng ty có những đặc thù nhất định. Tuy vậy, nhiều thập kỷ nghiên cứu đã cho thấy
một số chiến lược doanh nghiệp có thể thực hiện để tác động đến q trình chuyển
đổi cá nhân nơi đội ngũ nhân viên.
2. Các cấp độ của quản trị sự thay đổi
Quản trị sự thay đổi bao gồm 3 cấp độ là: Quản lý cá nhân, Quản lý thay đổi Tổ
chức / Sáng kiến, và Quản lý thay đổi Doanh nghiệp.
2.1 Quản lý thay đổi cá nhân
Chống lại thay đổi là phản ứng tâm sinh lý tự nhiên của con người. Thế nhưng, khi
nhận được sự hỗ trợ hợp lý, mỗi chúng ta đều có thể học cách thích nghi và trở nên
thành cơng hơn.
Ở cấp độ cá nhân, quản trị sự thay đổi đòi hỏi cấp lãnh đạo – quản lý phải hiểu
được quá trình chuyển đổi nơi từng thành viên diễn ra như thế nào – cũng như
những “chất xúc tác” cần thiết cho quá trình này. Cụ thể hơn, lãnh đạo doanh
nghiệp cần xác định câu trả lời cho những vấn đề sau: Nhân viên cần nghe những
thông điệp nào, khi nào và từ ai.Thời điểm tối ưu để đào tạo nhân viên phát triển
một kỹ năng mới. Cách huấn luyện (coaching) và khai vấn (mentoring) nhân viên
thay đổi hành vi, cùng nguyên nhân dẫn đến sự chuyển đổi đó…
2.2 Quản lý thay đổi tổ chức/ sáng kiến
5


Quản trị sự thay đổi trong tổ chức là yêu cầu quan trọng đối với quản lý dự án – bắt
đầu bằng việc xác định các cá nhân/ đội nhóm nào cần thay đổi để đạt được kết quả
kinh doanh, và cụ thể là như thế nào. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cần xây dựng kế
hoạch chi tiết để đảm bảo các nhân viên đó phát triển được nhận thức, năng lực
lãnh đạo, huấn luyện và đào tạo cần thiết.
2.3 Quản lý thay đổi Doanh nghiệp
Năng lực Quản trị sự thay đổi của doanh nghiệp là yêu cầu tối quan trọng đối với
cấp lãnh đạo – nhằm mục tiêu mang lại lợi thế cạnh tranh và khả năng thích ứng
với những biến động liên tục của thế giới. Quá trình này bao gồm việc hồn thiện
các vai trị, cấu trúc, quy trình, dự án và năng lực lãnh đạo của tổ chức. Mục đích
cuối cùng là để các cá nhân nắm bắt sự thay đổi nhanh chóng và hiệu quả hơn,
doanh nghiệp phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của thị trường, nắm lấy các
sáng kiến chiến lược và áp dụng cơng nghệ mới kịp thời.
3. Quy trình quản trị sự thay đổi
Để có thể thực hiện sự thay đổi, doanh nghiệp cần lên kế hoạch, chiến thuật một
cách rõ ràng và tuân theo 5 bước chính sau:
3.1. Đảm bảo sẵn sàng cho việc thay đổi
Để có thể chuyển đổi thành công, doanh nghiệp – tức các thành viên trong tổ chức
đều phải chuẩn bị một tinh thần sẵn sàng để thay đổi và thích nghi. Họ phải nhận
thức được nhu cầu thiết yếu của sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào, tiêu
cực hay tích cực. Ở giai đoạn này, bậc lãnh đạo, quản lý cần cho nhân viên
hiểu những khó khăn mà cả tập thể đang phải đối mặt và nói rõ sự cần thiết của
việc thay đổi sẽ giúp cải thiện tình hình như thế nào? Việc giúp nhân viên nhận
thức và khuyến khích đưa ra phương án giải quyết sẽ tăng sự kết nối văn hóa doanh
nghiệp cũng như tránh phát sinh mâu thuẫn về sau.
3.2. Lập kế hoạch cho sự thay đổi
6


Quá trình quản lý sự thay đổi (Change Management) khi được diễn ra một cách
thuận lợi sẽ giúp bạn quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn. Khi sở hữu được một
nguồn lực lớn và chất lượng để xây dựng và phát triển các kế hoạch, lịch trình cũng
như các chiến lược kinh doanh hiệu quả, kế hoạch quản trị sự thay đổi trong doanh
nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển đi lên mà vẫn giữ được tầm nhìn cũng
như các hoạt động kinh doanh thường ngày. Một kế hoạch chi tiết sẽ mở ra cánh
cửa thành công cho doanh nghiệp.
3.3. Triển khai các thay đổi
Vấn đề con người luôn luôn phải được đặt lên hàng đầu trong sự phát triển của hầu
hết tất cả các doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi quản trị sự thay đổi – Change
Management điều cần thiết mà doanh nghiệp cần thực hiện đó là phát triển đội
ngũ nhân viên của mình trong quá trình thay đổi qua cách đào tạo phù hợp.
hay có thể hiểu đây là q trình chuyển tiếp các vị trí bởi nhân viên chính là nhân
tố có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự nghiệp của doanh nghiệp bạn.Tuy
nhiên, các nhà quản lý buộc phải có đủ năng lực và khẳng định được quyền lực của
mình thì mới có thể tiến hành thực hiện các thay đổi trong hoạt động kinh doanh.
Xét về lâu dài việc quản trị sự thay đổi – Change Management sẽ tạo cho nhân viên
một môi trường làm việc năng động và khuyến khích họ cống hiến hết mình cho
q trình phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Để đạt được tới mục tiêu thay đổi cao
nhất, doanh nghiệp cần sắp xếp từng nhân viên vào từng vị trí thích hợp, phù hợp
với trình độ, kỹ năng và khả năng của họ.
Trong quá trình triển khai, hãy trao quyền cho nhân viên và để họ tự quản lý và sắp
xếp thực hiện cơng việc. Việc thường xun nhấn mạnh về tầm nhìn và sứ mệnh
của doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên có cái nhìn chung về mục tiêu và đồng lịng
hướng đến mục đích chung của tổ chức.
3.4. Dự phịng các rủi ro
Trong quá trình thực thi và theo dõi tiến độ hoàn thành kế hoạch, với cương vị là
nhà quản lý, bạn cần quản lý, kiểm soát và ngăn chặn những tác động có thể
7


khiến mọi thứ quay về tình trạng “như lúc ban đầu”. Cơng việc này có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong quy trình. Đã gọi là quản trị sự thay đổi thì kết quả cuối cùng
phải có sự thay đổi trong đó, đảm bảo qua thời gian khơng xảy ra những biến động
khiến mọi thứ trở lại như cũ.
3.5. Đánh giá tiến độ và phân tích kết quả
Mặc dù đã lên kế hoạch kỹ lưỡng, các thành viên đều hoàn thành cơng việc, nhưng
điều này khơng có nghĩa là sự thay đổi này đã thành công. Doanh nghiệp cần
thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình, tiến độ, phân tích và đánh giá những
cơng việc thực tế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu kế hoạch. Quá trình này
giúp doanh nghiệp có được những đánh giá thiết thực và hiệu quả với mục tiêu
chiến lược cũng như rút kinh nghiệm khi thực hiện những thay đổi khác trong
tương lai.
Không chỉ giữ trách nhiệm theo dõi và đánh giá các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong quy trình thay đổi, các nhà quản lý cũng cần thiết phải tiến
hành kiểm tra, đánh giá quá trình thay đổi của từng cá nhân. Đồng thời ban lãnh
đạo cũng phải đánh giá được rõ ràng mức độ thay đổi thực tế trong khi hồn thành
cơng việc của mỗi người, dựa vào đó mà đưa ra những hướng dẫn cụ thể nhất. Nhờ
vậy, mỗi nhân viên đều có thể thực thi được các công việc theo đúng yêu cầu đã đề
ra, hoàn thành được đủ KPI. Bên cạnh thực tế trên, đội ngũ nhân viên cũng cần
được đầu tư và tạo điều kiện để điều chỉnh mục tiêu và cải thiện môi trường làm
việc để nâng cao hiệu suất.
II. QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI CỦA CÔNG TY THẾ GIỚI DI ĐỘNG
1.Giới thiệu về cơng ty
1.1. Lịch sử hình thành
Thế Giới Di Động có tên đầy đủ là Cơng ty cổ phần Thế Giới Di Động được
thành lập vào tháng 3 năm 2004. Đây là một tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam, lĩnh vực
kinh doanh chính là điện thoại di động, thiết bị số, điện tử tiêu dùng.
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Thế Giới Di Động:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top