daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI




I.Môi trường vĩ mô 4
1.Yếu tố thuộc môi trường kinh tế 4
2.Yếu tố chính trị pháp luật 7
3.Yếu tố dân số, văn hóa- xã hội 8
4.Yếu tố công nghệ 10
a.Yếu tố công nghệ thuộc về nội tại của Công ty 10
b.Yếu tố Khoa học – Công nghệ bên ngoài 10
5.Yếu tố môi trường tự nhiên 11
II.Môi trường ngành 11
1.Nhà cung cấp 11
2.Sản phẩm thay thế và sức ép của những sản phẩm thay thế 13
4.Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: 16
5.Đối thủ cạnh tranh hiện tại 17


I. Môi trường vĩ mô
1. Yếu tố thuộc môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng tới việc tiêu thụ các sản phẩm bánh kẹo. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, thu nhập của người dân cao, đời sống vật chất được đảm bảo thì các nhu cầu nâng cao dinh dưỡng, nhu cầu biếu tặng các loại thực phẩm cao cấp, trong đó có bánh kẹo cũng tăng. Nếu nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, thu nhập của người dân sụt giảm, không đảm bảo những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hàng ngày thì ngành sản xuất bánh kẹo chắc chắn bị tác động.
a. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trung bình từ 5-7%, kéo theo đó là cơ sở hạ tầng, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và tăng lên.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Cuối năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, sự kiện này đã đánh dấu nhiều sự thay đổi trong nước, nền kinh tế phát triển mạnh, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước, nhưng cũng vì thế mà đất nước có dự biến động theo nền kinh tế của nền kinh tế của thế giới.
Thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng gần đầy, cho thấy mức sống tăng cao và nhu cầu con người tăng mạnh sẽ thúc đẩy doanh số cho các doanh nghiệp. Điều này là một cơ hội lớn đối với các ngành tiêu dùng nói chung và với ngành bánh kẹo nói riêng. Đặc biệt với Hữu Nghị, doanh nghiệp chiếm tỉ trọng khá lớn trên thị trường. Những năm gần đây nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đã hồi phục tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng trở lại, thu nhập của người dân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể tính theo sức mua tương đương năm 2015 của Việt Nam là 6985 USD theo công bố của IMF điều này giúp tiêu dùng trong nước bùng nổ, các hình thức bán lẻ phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện cho sản phẩm của Hữu Nghị đến tay của người tiêu dùng nhiều hơn.



Thị phần bánh kẹo Việt Nam
(Theo doanh thu năm 2014) nguồn Vũ Ánh Nguyệt, báo cáo ngành Viettinbanksc ngành bánh kẹo Việt Nam.
Bên cạnh những cơ hội, Hữu Nghị phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Trong giai đoạn 2006-2016, cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008 kéo dài đến năm 2009, khiến cho hoạt động của các doanh nghiệp nhiều quốc gia gặp khó khăn sức mua sụt giảm trong khi thu nhập của đại đa số người dân chững lại và giá các mặt hàng thiết yếu tăng cao. Các yếu tố này làm cho người tiêu dùng cân nhắc kỹ hơn trước khi mua.
b. Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008, mặc dù đã phục hồi nhưng hệ quả vẫn còn. Theo thống kê của ADB, CPI của tháng 6 năm 2010 đã tăng lên 8,75% so với cùng kỳ 2009. Lãi suất huy động vốn tăng cao, đỉnh điểm là cuối 2008 lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cơ bản lên tới 14%. Sau nhiều biến động thất thường đó cũng đã gây nhiều tổn thất đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung cũng như Hữu Nghị nói riêng ( làm giảm khả năng huy động vốn, giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân). Mặt khác số dư nợ xấu ở các ngân hàng hiện nay vẫn rất cao cho nên điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cho vay của các NH các khoản cho vay có độ rủi ro lớn sẽ phải gánh lãi suất cao hơn và chịu kiểm soát khắt khe hơn từ phía ngân hàng.
Theo dự báo năm 2017 lãi suất cho vay sẽ từ khoảng 6-9% với các khoản vay NH, và 9-11% với các khoản vay trung và dài hạn. Điều này sẽ gây khó khăn lớn đối với Hữu Nghị trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để đầu tư trang thiết bị sản xuất trong khi nhu cầu hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi công nghệ để tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng hơn.
c. Chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái
Sản phẩm của Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Hồng Kông, Myanmar, Úc .v.v. cùng với chiến lược định hướng xuất khẩu sang thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai. Sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm do một số nguyên vật liệu Công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, hầu hết máy móc thiết bị của Công ty đều mua từ nước ngoài, do đó các dự án đầu tư mới cũng phải gánh chịu rủi ro từ những thay đổi trong tỷ giá hối đoái.
Cuộc khủng hoảng kinh tế làm tỷ giá VND/USD tăng, làm mất giá đồng nội tệ làm cho tình hình nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Đồng Việt nam mất giá tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài thúc đẩy sản phảm của mình vào thị trường Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh. Hữu Nghị cũng như các doanh nghiệp trong nước đứng trước thềm mất đi thị phần của mình.

Vị thế cạnh tranh số 1 và làm chủ thị trường bánh mỳ mặn tại miền bắc và miền trung. Mở rộng thị trường miền Nam, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống phân phối tại các tỉnh thành miền nam.
5.4. Khó khăn
Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài như Big C, Metrol, Wallmart…đầu tư mạnh vào Việt Nam làm cho chiết khấu cao và tín dụng lớn. Ngoài ra hệ thống siêu thị lớn như Coopmart, Hapro…cũng tham gia vào thị trường này.
Hệ thống các nhà phân phối truyền thống gặp nhiều khó khăn về trình độ quản lý, nguồn vốn và cách thức triển khai thị trường.
Công tác bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam còn yếu kém, các công ty tư nhân nhái mẫu mã hàng hóa, giá rẻ, chất lượng sản phẩm không tốt ảnh hưởng đến sản lượng và uy tín công ty.
Môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam và nền kinh tế thế giới mấy năm gần đây không ổn định giá lương thực thực phẩm không ổn định làm cho chi phí đầu vào gia tăng mạnh.
5.5. Thông tin về đối thủ cạnh tranh
a. Công ty bánh kẹo Bibica
Địa chỉ: 443-445, Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình
Tiền thân là công ty bánh kẹo Biên Hòa. Bibica đang dịch chuyển dần sang mục tiêu phục vụ phân khúc thị trường từ bình dân sang cao cấp và hướng tới xuất khẩu.
Bibica tập trung vào 5 nhóm sản phẩm: bánh chiếm 40% thị phần, kẹo 35% thị phần, nhóm nha, nhóm socola và nhóm sản phẩm dinh dưỡng.
Vị thế: 14 năm liền đạt danh hiệu hàng Viêt Nam chất lượng cao, khẳng định vị thế trên thương trường, tạo dựng được lòng tin từ khách hàng. Bibica có lợi thế là có mối quan hệ mật thiết với công ty Đường Biên Hòa. Hệ thống phân phối trải rộng 64 tỉnh, 91 đại lý và trên 30000 điểm bán lẻ.
Khó khăn: hệ thống máy móc, công nghệ nhập khẩu bên ngoài nên chịu rủi ro về tỷ giá lớn. Bibica còn cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại và các sản phẩm thay thế như trái cây, nước uống trái cây…
Điểm mạnh: hệ thống phân phối trên khắp 64 tỉnh thành, giá trị xuất khẩu chiếm 5% doanh thu trên các thị trường lớn :Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan…
b. Công ty bánh kẹo Hải Hà
Địa chỉ: 25 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tiền thân là xưởng sản xuất nước mắm và magi. Đến nay Hải Hà trở thành doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn thứ ba với sản lượng 15000 tấn/năm.
Các nhóm sản phẩm chính của Hải Hà: bánh xốp, bánh quy, bánh Cr-acker, kẹo CHEW HAIHA, kẹo Jelly CHIP HAIHA, kẹo trái cây Hải Hà, bánh xốp cuộn MINIWAF, dòng bánh mềm cao cấp phủ Chocolate với các nhãn hiệu: Long-pie, Long-cake, Hi-pie, Lolie.
Đối tượng khách hàng chính Hải Hà phục vụ là bình dân, chính vì thế mà mức độ cạnh tranh so với các công ty khác là khá thấp.
Khó khăn: mặt hàng bánh quy và Cr-acker chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty lớn. Chi phí nguyên vật liệu biến động, không tự chủ được nguồn cung, ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top