daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
Lời mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và
thế giới thì vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động
ngày càng được coi trọng. Trên cơ sở coi người lao động là người trực tiếp làm ra
các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong thương mại quốc tế nên trước hết họ phải là
người được hưởng lợi, được chia sẻ thành quả của quá trình này. Nhận biết được
điều trên các nước phát triển là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
(World Trade Organization – WTO) đã nỗ lực để đưa các tiêu chuẩn lao động vào
trong các thỏa thuận thương mại song phương và khu vực. Nội dung các cam kết về
lao động, cơ chế thực thi và giải quyết tranh chấp cũng không ngừng được thúc đẩy
và quy định ngày càng cụ thể trong các thỏa thuận với mức độ ngày càng chặt chẽ.
Theo thống kê, từ năm 1993 đến nay, số lượng các Hiệp định thương mại tự do có
chứa điều khoản về lao động không ngừng tăng lên từ 4 Hiệp định năm 1995 lên 72
Hiệp định vào năm 2015.
Đối với Việt Nam , trong những năm gần đây Việt Nam cũng đã ký kết và tham
gia đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do. Như tham gia Hiệp định đối tác
tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương,…, và đặc biệt là sự ký kết Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu(EVFTA) đã giúp nền kinh tế Việt
Nam ngày phát triển và lớn mạnh hơn.Có thể nói Hiệp định thương mại EVFTA là
cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt
hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng
Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Với những cam kết dành đối xử cơng
bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của
nhau trong Hiệp định IPA cũng sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường
pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn đến từ
EU và các nước khác. Vậy nội dung các cam kết lao động trong hiệp định thương
mại EVFTA đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam như thế nào? Các
tác động của hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động trong doanh
nghiệp ở Việt Nam ra sao? Để tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi trên tôi
trọn lựa đề tài: “Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định

thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu.
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương
mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam


Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: nghiên cứu: Môi trường Quan hệ lao động của Doanh nghiệp tại
Việt Nam
Về thời gian: Số liệu , thông tin thứ cấp,nội dung nghiên cứu thu thập từ năm
2015-2019.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu:
Tổng quan những căn cứ lý luận quan hệ lao động và thực tiễn về cam kết lao
động của hiệp định thương mại EVFTA về quan hệ lao động , trên cơ sở phân tích
thực tế các tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến
quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, đề xuất một số giả pháp nhằm
hoàn thiện những tồn tại, hạn chế và tăng cường tác động tích cực của các cam kết
lao động đối với quan hệ lao động ở doanh nghiệp..
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quan hệ lao động và giới thiệu tổng quát hiệp định
thương mại EVFTA
Đánh giá thực trạng tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại
EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
Đề xuất một số giả pháp nhằm hoàn thiện những tồn tại, hạn chế và tăng cường
tác động tích cực của các cam kết lao động đối với quan hệ lao động ở doanh
nghiệp.
4.Phương pháp nghiên cứu:
Trong q trình nghiên cứu, tơi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ

bản như sau:
+ Phương pháp thống kê: Tổng hợp số liệu của cơng ty có liên quan đến tác động
của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại
các doanh nghiệp ở Việt Nam.
+ Phương pháp phân tích: Phân tích các báo cáo liên quan tác động của cam kết
lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh
nghiệp ở Việt Nam.

2


Chương 1 : Cơ sở lý luận về quan hệ lao động
trong doanh nghiệp và hiệp định thương mại
EVFTA
1.1.Tổng quan về Cơ sở lý luận về quan hệ lao động trong doanh nghiệp
Khái niệm quan hệ lao động:
Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung: quan hệ lao động là quan hệ giữa người
với người trong quá trình sản xuất. Cách hiểu này được tiếp cận phổ biến trong
những năm giữa thế kỷ XX và là một bộ phận cấu thành của hệ tư tưởng kể hoạch
hóa tập trung, phổ biến ở các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa. Hệ tư tưởng kinh tế
này không thừa nhận sự tồn tại của quan hệ mua bán sức lao động, không có quan
hệ chủ - thợ. Do đó, mọi người bình đẳng và làm việc vì lợi ích chung.
(Trích từ: Các nguyên lý Quan hệ lao động, NXB Lao động – Xã hội, TS.
Nguyễn Duy Phúc (2012).)
Trong nền kinh tế thị trường: Tổ chức lao động quốc tế( ILO) đưa ra định
nghĩa về quan hệ lao động là: “Những mối quan hệ cá nhân vaf tập thể giữa người
lao động và người sử dụng lao động tại nơi làm việc, cũng như các mối quan hệ
giữa các thay mặt của họ với nhà nước. Những mối quan hệ như thế xoay quanh các
khía cạnh luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý học và bao gồm cả những vấn đề
như tuyển mộ, thuê mướ, sắp xếp công việc, đạo tạo, kỹ thuật, thăng chức, buộc

thôi việc, kết thúc hợp đồng, làm ngoài giờ, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận, giáo
dục, y tế, vệ sinh, giải trí, chỗ ở, giờ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép , các vấn đề
phúc lợi cho người thất nghiệp, ốm đau, tai nạn, tuổi cao và tàn tật”
(Trích từ: Các nguyên lý Quan hệ lao động, NXB Lao động – Xã hội, TS.
Nguyễn Duy Phúc (2012).)
Tổng hợp từ các luồng tư tưởng, các định nghĩa khác nhau về quan hệ lao
động cho thấy chúng có cùng một cách hiểu thống nhất là:
Quan hệ lao động là hệ thống những mối quan hệ giữa người lao động và người
sử dụng lao động tại nơi làm việc hay giữa những tổ chức thay mặt của họ với nhau
và với nhà nước. Những mối quan hệ như vậy bị chi phối bởi lợi ích và xoay quanh
các vấn đề phát sinh thừ hoạt đọng thuê mượn lao động.
1.2 Tổng quan hiệp định thương mại EVFTA:
Diễn tiến

- Giai đoạn trước 10/2012: hai Bên thực hiện các hoạt động kỹ thuật (nghiên cứu khả
-

thi…) chuẩn bị cho đàm phán
Tháng 06/2012: hai Bên tuyên bố khởi động đàm phán
3


- Từ tháng 10/2012 – tháng 8/2015: hai Bên đã tiến hành 14 vịng đàm phán chính
-

thức và nhiều phiên đàm phán giữa kỳ
Ngày 4/8/2015: hai Bên tuyên bố Kết thúc cơ bản đàm phán EVFTA
Ngày 1/12/2015: hai Bên tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán EVFTA
Ngày 1/2/2016: hai Bên cơng bố văn bản chính thức của EVFTA
Tháng 06/2017: hai Bên hồn thành rà sốt pháp lý ở cấp kỹ thuật

Ngày 26/6/2018: hai Bên thống nhất tách EVFTA làm hai Hiệp định, một là Hiệp
định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); chính
thức kết thúc q trình rà sốt pháp lý đối với Hiệp định EVFTA
Tháng 08/2018: hai Bên cơng bố chính thức hồn tất việc rà sốt pháp lý đối với
Hiệp định EVIPA.
Ngày 17/10/2018: Ủy ban châu Âu chính thức thơng qua EVFTA và EVIPA
Ngày 30/6/2019: hai Bên chính thức ký kết EVFTA và EVIPA.
Ngày 12/2/2020: Nghị viện châu Âu chính thức thông qua EVFTA và EVIPA.
Ngày 8/6/2020: Quốc hội Việt Nam chính thức thơng qua EVFTA và EVIPA.
Đối với EVFTA, Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020. Đối
với EVIPA, về phía EU, Hiệp định sẽ còn phải được sự phê chuẩn tiếp bởi Nghị
viện của tất cả 27 nước thành viên EU (sau khi Vương quốc Anh hồn tất Brexit)
mới có hiệu lực.
Đối tác

- EU là một liên minh gồm 27 quốc gia ở khu vực châu Âu (sau khi Vương quốc Anh

-

hoàn tất Brexit) và là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có FTA nào với các quốc gia trong khu
vực này.
EU đã từng khởi động đàm phán FTA với khu vực ASEAN từ năm 2007, tuy nhiên
đến năm 2009 đàm phán đã bị dừng lại.
Về quan hệ song phương với từng quốc gia ASEAN, hiện EU đã ký kết FTA và IPA
với Singapore, chuẩn bị ký kết FTA và IPA với Việt Nam, và đang đàm phán FTA
với Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia.
Năm 2019, EU là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam, và là thị trường xuất
khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ. Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất
nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối

đầu trực tiếp.
Một số nội dung chính và các cam kết lao động trong hiệp định EVFTA
EVFTA là một FTA thế hệ mới, với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết
cao. Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ. Các
lĩnh vực cam kết chính trong EVFTA bao gồm:
 Thương mại hàng hóa, bao gồm:

+ các quy định chung (gọi là cam kết lời văn); và
+ các biểu cam kết thuế quan cụ thể (gọi là cam kết mở cửa thị trường)
 Quy tắc xuất xứ, bao gồm:
4


+ các nguyên tắc xác định xuất xứ chung
+ các quy tắc xuất xứ riêng cho những loại hàng hóa nhất định
 Hải quan và thuận lợi hóa thương mại
 Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật

(SPS)
 Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)
 Phòng vệ thương mại (TR)
 Thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị
trường):
+ Các quy định chung (gọi là cam kết lời văn); và
+ Các biểu cam kết mở cửa dịch vụ cụ thể (gọi là cam kết mở cửa thị
trường)
 Đầu tư:

+ Các nguyên tắc chung về đối xử với nhà đầu tư
+ Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài









-

Cạnh tranh
Doanh nghiệp nhà nước
Mua sắm của Chính phủ
Sở hữu trí tuệ
Thương mại và Phát triển bền vững (bao gồm cả môi trường, lao động),
Các vấn đề pháp lý – thể chế
Hợp tác và xây dựng năng lực

Trong đó bao gồm chương 13 về Thương mại và Phát triển Bền vững nêu các yêu
cầu về lao động và môi trường đã được cả hai bên cùng xác định.
EVFTA yêu cầu Việt Nam và EU “tái khẳng định cam kết của mình , phù hợp với
các nghĩa vụ trong khuôn khổ của ILO và Tuyên bố của ILO về các Nguyên tắc và
Quyền cơ bản trong lao động” năm 1998, sẽ tôn trọng, thúc đẩy và thực thi hiệu quả
các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động bao gồm:
Tự do hiệp hội và công nhân một cách thực chất quyền thương lượng tập thể;
Chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hay ép buộc
Loại bỏ một cách hiệu quả lao động trẻ em;
Chấm dứt phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp

Chương 2: Thực trạng tác động của cam kết lao

động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan
hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
5


2.1.Đặc trưng của quan hệ lao động ở Việt Nam
Quan hệ lao động trong các nước có nền kinh tế thị trường có những đặc trưng cơ
bản. Thứ nhất, QHLĐ là quan hệ vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã
hội; thứ hai, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn; thứ ba, vừa bình đẳng, vừa khơng bình
đẳng; thứ tư, vừa mang tính chất cá nhân, vừa mang tính chất tập thể.
Tuy nhiên, biểu hiện cụ thể các đặc trưng này ở các nước khác nhau có thể có
những điểm khác nhau. Đối với Việt Nam, về cơ bản, QHLĐ cũng mang đầy đủ 4
đặc trưng nêu trên. Song đây là vấn đề rất mới, đang trong quá trình hình thành,
phát triển với những đặc điểm rất đặc thù cần lưu ý nhằm phát triển QHLĐ vừa
tuân thủ những nguyên tắc của thị trường, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt
Nam. Các đặc điểm đó là :

- Thứ nhất: Việt Nam là nước từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp tồn tại

-

khá lâu trước đây, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa (XHCN) cho nên nhận thức của các chủ thể về QHLĐ còn ở mức độ khác
nhau. Nhất là nhận thức của NLĐ, tổ chức thay mặt của NLĐ và vai trò, trách nhiệm
của mình về QHLĐ trong cơ chế thị trường còn mờ nhạt, chậm đổi mới. Khả năng
thực hiện quyền tự thương lượng, thỏa thuận trong việc lựa chọn việc làm, nơi làm
việc và các vấn đề liên quan đến lợi ích của NLĐ cịn hạn chế.
Thứ hai: QHLĐ ở nước ta được thiết lập và thực hiện trong tình trạng mất cân đối

-


giữa cung và cầu lao động. Trạng thái của QHLĐ phụ thuộc rất nhiều vào tương
quan cung cầu trong thị trường lao động, tức là mối quan hệ giữa nguồn cung và
cầu sức lao động. Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cung lao động luôn nhiều
hơn cầu lao động, sự mất cân đối này không chỉ là về số lượng mà còn cả về chất
lượng sức lao động, đã tác động không nhỏ đến QHLĐ. Như vậy NLĐ ln ln ở
vai trị vị thế yếu hơn so với NSDLĐ trong việc thương lượng, thỏa thuận về các
vấn đề liên quan đến QHLĐ.
Thứ ba: Thể chế kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tuy đã

-

được thiết lập để tạo hành lang, khung khổ pháp lý cho QHLĐ hình thành và phát
triển, nhưng chưa được hoàn thiện, nhất là pháp luật về QHLĐ cịn có một số vấn
đề chưa phù hợp với kinh tế thi trường, hội nhập quốc tế và trong điều kiện kinh tế xã hội luôn vận động phát triển nên phải thường xuyên bổ sung, sửa đổi.
Thứ tư: Doanh nghiệp Việt Nam phát triển khá mạnh trong những năm gần đây,
nhưng có 98% là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, trình độ và năng lực cạnh
tranh cịn thấp, chưa có mối liên kết theo ngành để hình thành các chủ thể QHLĐ
của ngành. Lao động trong các doanh nghiệp những năm gần đây được tuyển dụng
chủ yếu từ nông thôn và nông dân, đội ngũ công nhân lành nghề cịn ít và chưa hình
thành đội ngũ công nhân nhiều đời, cha truyền con nối.
6


- Thứ năm: Thiết chế chính trị của Việt Nam cũng có những điểm khác với các nước.
Mặc dù mơ hình của Việt Nam là phát triển nền kinh tế thi trường định hướng xã
hội chủ nghĩa có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, song các thiết chế QHLĐ có
một số điểm khác với nguyên tắc thị trường, nhất là về thiết chế thay mặt người sử
dụng lao động và người lao động.
2.2 Thực trạng tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại

EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
2.2.1 Những bước tiến của Việt Nam và những việc cần làm:
• Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu phê chuẩn Công ước 98 của ILO về quyền tổ chức
và thương lượng tập thể vào tháng 6/2019 và phê chuẩn gia nhập Công ước số 105
của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức vào tháng 6/2020,
nâng tổng số Công ước cơ bản của ILO mà Việt Nam đã gia nhập lên 7 trên tổng số
8 Cơng ước.
• Việt Nam thơng qua Bộ luật Lao động sửa đổi vào tháng 11/2019, với các nội dung
tiệm cận hơn với các Cơng ước cơ bản của ILO.
• Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Việt Nam dự kiến phê chuẩn cơng
ước cịn lại, Cơng ước 87 về tự do hiệp hội và bảo vệ quyền tổ chức vào năm 2023.
2.2.2.Tác động đến chủ thể quan hệ lao động
Đây là nội dung mà hiệp định EVFTA tác động trực tiếp tới và là một trong
những tác động quan trọng đến tình hình QHLĐ trong doanh nghiệp ở Việt
Nam
Người lao động và Tổ chức thay mặt của NLĐ:
Với việc dự kiến phê chuẩn cơng ước cịn lại, công ước 87 về tự do hiệp hội và
bảo vệ quyền tổ chức vào năm 2023 đã tạo bàn đạp cho việc thành lập và phát triển
Cơng Đồn cơ sở một cách mạnh mẽ. Thể hiện qua số lượng CĐCS từ 48 nghìn
cơng đồn lên thành 126 nghìn cơng đồn, tăng 78 nghìn cơng đồn tương ứng xấp
xỉ 162% trong giai đoạn (2016-2018), cũng trong năm 2018 số đoàn viên và CĐCS
được thành lập theo phương pháp mới lần lượt là 97.231 và 1.010 ( Cơng đồn cấp
trên cơ sở sẽ khơng đứng ra thành lập Cơng đồn ở cơ sở mà do chính người lao
động trực tiếp tổ chức Ban vận động thành lập Cơng đồn cơ sở tại cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp và được Cơng đồn cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận động,
hướng dẫn, giúp đỡ); còn trong báo cáo quý III năm 2019 số Doanh nghiệp có tổ
chức Cơng đồn: ~ 10%. Đến q I của 2020 đã kết nạp mới 60000 đoàn viên cơng
đồn, thành lập 1688 CĐCS tại các doanh nghiệp có từ 25 công nhân, lao động trở
lên. ( Theo bảng 1.1; 1.2; 1.4)
Từ những số liệu trên ta thấy với số lượng cơng đồn được thành lập nhiều và

đặc biệt là việc thành lập CĐCS theo phương pháp mới đã tạo ra tác động mạnh mẽ
và trực tiếp đến: phúc lợi, việc được bảo vệ và một số quyền lợi, lợi ích của người
7


lao động trong quan hệ lao động. Từ đó người lao động cũng yên tâm, dễ dàng dược
giải quyết các vướng mắc hơn trong quan hệ lao động.
Từ việc ký kết hiệp định EVFTA Công ước 98 phê chuẩn. Công ước 98 bao gồm
ba cấu phần chính nhằm đảm bảo thương lượng tập thể giữa người lao động và
người sử dụng lao động có thể diễn ra một cách hiệu quả. Đó là: bảo vệ người lao
động và cán bộ cơng đồn khơng bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc, đảm bảo cho
các tổ chức thay mặt của người lao động và người sử dụng lao động không bị can
thiệp hay chi phối từ bên còn lại; và yêu cầu Nhà nước cần có các biện pháp về
pháp luật và thiết chế nhằm thúc đẩy thương lượng tập thể. Từ đó đã tạo nền tảng
cho tự do hiệp hội và công nhân một cách thực chất quyền thương lượng tập thể của
NLĐ kết hợp với việc CĐCS được thành theo phương pháp mới thì việc được thực
chất quyền thương lượng của NLĐ càng chắc chắn hơn.
Cam kết chấm dứt phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp của EVFTA đã
tạo một môi trường quan hệ lao động lành mạnh, tạo cơ hội phát triển bình đẳng
hơn cho nữ giới cũng như các công việc chưa được cơng nhận trước đây. Nó đã
được chứng minh dần qua các năm như trong báo cáo quý III năm 2019 nêu rằng có
25,16 triệu Lao động làm cơng hưởng lương (Tỷ lệ nữ ~47,75%). ( Theo bảng 1.3 )
Như vậy từ những tác động trên hiệp định EVFTA đã góp phần tạo cho người
lao động sự yên tâm và dễ dàng trao đổi giải quyết các vướng mắc hơn trong quan
hệ lao động.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chế biến, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa Y dược 1
D Nghiên Cứu Tổng Hợp Nano Bạc Từ Dung Dịch AgNO3 Bằng Tác Nhân Khử Dịch Chiết Cây Cỏ Bù Xít Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang xúc tác của hệ vật liệu graphitic carbon nitride Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top